Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cái cười tết của tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.2 KB, 3 trang )

Cái cười tết của Tú Xương
Posted on Tháng Một 10, 2015by Trần Đình Sử

Cái cười tết của Tú xương
(Đọc Năm mới chúc nhau của Trần Tế Xương)
Trần Tế Xương có lẽ là nhà thơ thích đùa nhất trong các nhà thơ Việt Nam. Trong tập Thơ văn
Trần Tế Xương có 150 bài thì đã gần ba mươi bài mang những nhan đề như “Tự cườimình”,
“Chế ông đốc học”, “Đùa ông phủ”, “Giễu ông đội”, “Bỡn ông ấm Điền”, “Chế gái đĩ”,
“Giễu người thi đỗ”, v.v… Bất luận nhan đề ấy là do nhà thơ đặt hay do người sau đặt cho thì cái
sự đùa bỡn, giễu cợt đối với Tú Xương là một điều hầu như thường trực. Và nhiều bài thơ không
có nhan đề ấy vẫn là thơ đùa. Cái đùa của Tú Xương là đùa tếu, đùa hiểm, đùa ác, đùa khinh
bạc, đặc biệt là đối với các hiện tượng xấu xa, tầm thường, thì tiếng cười của ông như tiếng chửi.
Tuy nhiên, nói về thơ trào phúng Tú Xương, người ta thường nhấn mạnh tới khía cạnh phê phán,
lên án, mà ít quan tâm tới khía cạnh cười, đùa. Hai khía cạnh này liên quan nhau nhưng không
phải là một. Có những bài thơ sắc sảo ở sự phê phán mà không gây được tiếng cười. ở Tú Xương
hai khía cạnh này hài hòa làm một, bởi ông là kẻ thích đùa. Ông là Azit Nexin trong thơ Việt.
Năm mới chúc nhau là một bài thơ trào phúng rất gây ấn tượng. Xuân Diệu nhấn mạnh : “Đây
là một bài đả kích rất hay, tất cả cái cáu gắt trong lòng Tú Xương đối với cái xã hội mà tiêu
chuẩn để ước mơ giành giật chỉ là “phúc, lộc, thọ, khang, ninh”. Tú Xương chửi cả nút !”[i].
Nguyễn Tuân thì lại nhấn mạnh đến tiếng cười : “Cái cười tết của Tú Xương”[ii] .
Năm mới chúc nhau trước hết là bài thơ giễu lời chúc tết. Trong tập tục truyền thống ngày tết là
(2)

ngày dành để chúc nhau, cầu mong cho nhau những điều tốt lành trong năm mới. Đó là một
phong tục tốt đẹp. Bao nhiêu hiềm khích năm cũ quên đi, hướng tới một năm mới tốt lành. Tuy
nhiên trong những tiếng chúc vô tư xởi lởi và phóng khoáng đến dễ dãi [iii]ấy nhiều khi cũng
vang lên những lời “chúc nhau” mang tính chất ích kỷ, tham lam, vô nghĩa lý mà không phải
ai cũng nhận ra. Những lời chúc xa xỉ, xả láng đâm ra ảo tưởng, giả dối đến buồn cười ! Tú
Xương đã làm phép “hóa ảo thành thật” để tạo thành hiệu quả cười.
Thật vậy, nếu lời chúc mà có sức mạnh phù phép biến lời nói thành sự thật thì chúng ta sẽ có
một cảnh tượng hết sức buồn cười : Nếu mọi người được chúc đều sống “trăm tuổi bạc đầu râu”


cả thì dù điều đó cói rất tốt, xã hội chỉ tăng thêm số lượng “người giã trầu” mà thôi ! Cũng vậy
nếu ai được chúc cũng “mua quan bán tước” để làm quan tốt thì chỉ tăng thêm số người có
điều kiện tham nhũng cần che lọng ! Nếu ai cũng giàu như lời chúc bỗng chốc có “trăm, nghìn,
vạn, mớ” (mớ là ức) cả thì đồng tiền sẽ không còn quý nữa, sẽ mất giá và người ta sẽ vung vãi
khắp nơi. Cũng vậy nếu ai cũng “Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn”, đẻ nhiều như súc vật, thì
phố phường không nơi chứa chấp, phải bồng bế nhau lên ở trên non ! Vậy là lời chúc dễ dãi trên
cửa miệng, đứng trên quy mô xã hội đã trở thành một cái gì phi lý, dị dạng đến buồn cười.
Nhưng Tú Xương không chỉ “hóa ảo thành thật” mà còn “hóa toàn bộ thành phiến diện”. Các cụ
già sống lâu trăm tuổi tất nhiên có thể đem phúc cho con cháu, nhưng Tú Xương chỉ nói tới
một mặt : sống lâu chỉ để “giã trầu”. Đó chính là điểm khổ tâm của các cụ mà nhà thơ Nguyễn
Khuyến trong bài Than già có viết :
Còn một nỗi này thêm chán ngán
Đi đâu giở những cối cùng chày.
Tú Xương lại là người dị ứng với các thứ quan :


ở phố Hàng Song thật lắm quan !
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang.
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố,
Đậu lạy quan xin nọ chú Hàn.
(Phố Hàng Song)
Cho nên trong bài thơ này Tú Xương chỉ nhìn quan ở một khía cạnh : Làm quan không nhằm
ích quốc lợi dân, mà chỉ để “làm sang” với hàng phố. Mà muốn sang thì phải có lọng. Thì ra
quan chỉ là thứ người được che lọng !
Cũng vậy người ta chúc giàu thì nhà thơ chỉ thấy khía “nhiều tiền” về số lượng, mà ở đây
“lượng” tăng thì “chất” giảm ! Sự lắm con đối với Tú Xương cũng chỉ là “lắm người chật đất”.
Hóa thành phiến diện làm cho sự vật trở nên méo mó, buồn cười.
Sau hai phép tu từ nói trên Tú Xương đã làm hiện ra cái bản chất rởm đời, phù phiếm, vô nghĩa
lý của đám người mà ông gọi bằng “nó”. Cả bốn khổ thơ, ông đều gọi bằng nó một cách khinh
bỉ. Nhà văn Nguyễn Tuân viết : “Nó đây là ai ? Nếu tôi hiểu không sai lắm, thì nó đây tức là cái

bọn rởm, cái lũ hợm, cái đám hách, cái tầng lớp hãnh tiến, cái mặt trái của khẩu hiệu “phú,
quý, thọ, khang, ninh” đương thời. Cho nên, có vị độc giả nào thích chấm điểm cho hạnh kiểm
thi nhân, cũng không nên máy móc mà kêu Tú Xương là khinh bạc. Không khinh bạc với cái
đám điêu bạc ấy thì rồi ra dành cái phần trung hậu với ai đấy !” . Nguyễn Tuân đã chí lý, ông
(1)

vừa bênh nhà thơ, mà cũng vừa bênh cho mình !Những người khinh bạc hiểu nhau lắm.
Nhưng nghệ thuật cười của Tú Xương còn có một phép tu từ nữa ! Ông tưởng tượng mình trong
thế giới hư ảo đó : ông sẽ đi buôn ! Phi thương bất phú mà ! Nhà nho vốn ghét nhà buôn, mặc
dù biết thế. Nhưng ông “quyết đi buôn” không phải để làm giàu, mà để lỡm bọn hãnh tiến, rởm
đời. Phải có thứ “mặt hàng thời thượng” đúng thị hiếu mới phơi bày cái nhu cầu kỳ cục :
– Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
– Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng !
Cái “cối” nó giễu cái tuổi già chán ngắt của các cụ xưa, cũng như cái lọng nó “chửi” các thứ
quan mua. “Vừa chửi vừa la mà cũng đắt hàng” thì đủ biết lũ làm sang vô sỉ đến chừng nào !
Những người mua không ai tự ái, tức giận cả cũng là sự lạ ! Bởi họ đã đứt hết dây thần kinh xấu
hổ rồi.
Ông lại tưởng tượng một thế giới “gà ăn bạc”, đồng tiền đều vô nghĩa “Đồng rụng, đồng rơi lọ
phải cầu” thì thật thú. Nhà nho vốn ghét đồng tiền, ghét mùi hôi tanh của nó, cho nên “vô hiệu
hóa” nó.
Người xưa có mong muốn “phồn thực” con đàn cháu đống thật. Không lẽ Tú Xương lúc đó đã có
tư tưởng kế hoạch hóa gia đình ? Chính Tú Xương cũng có “đủ năm con” kia mà ? Có phần chắc
là Tú Xương sợ sự phồn thực của cái giống rởm, giống hách ấy. Chỉ một phố Hàng Song mà đã


lắm quan rồi, giờ chúng lại “Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn” nữa thì cả thành Nam, cả nước
Nam dân se sống ở đâu ?
Ngày đầu năm người ta thường dự đoán, dự báo triển vọng năm tới. Cả bài thơ Năm mới chúc

nhau cũng đầy dự đoán. Người ta dựa vào các thứ số liệu để dự báo, còn nhà thơ Tú Xương thì
dựa vào lời chúc mà dự đoán ! Ôi lời chúc, lời mong của con người. Khi vui nhất, đắc ý nhất
người ta thường vô ý để lộ chân tướng. Tú Xương tinh đời đã chộp được chân tướng ấy và làm
nên bài thơ bất hủ. Cho nên lời chúc đầu năm nghe giống nhau mà khác nhau lắm thay !
Trong bài thơ cười này nhà thơ Tú Xương đâu có cười. Ông làm việc quan sát, hơn lúc nào hết,
cần một sự yên tĩnh :
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
rồi :
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Dù cho ông chán tai, không phải vì sự lặp lại, mà vì thế thái nhân tình, mỗi chữ “lại” là một lần
lộn tiết :
– Nó lại mừng nhau cái sự giàu…
– Nó lại mừng nhau sự lắm con…
Nhưng cuộc sống tự nó là một nụ cười. Các phép tắc nghệ thuật trong bài thơ chỉ là những “hư
chiêu” mà nhà thơ tung ra để nụ cười khách quan nó được vang lên to hơn !
Cái cười tết của Tú Xương nói chung không được tươi. Trong số 151 bài văn thơ Tú Xương trong
tập in năm 1970 có mười sáu bài làm về tết, hầu như bài nào cũng vui gượng : “Thiên hạ xác
rồi còn đốt pháo, Nhân tình trắng thế lại bôi vôi”,”Thôi cũng được, rượu có, nem có, bánh
chưng cũng có, thừa chơi !”, “Năm mới khác gì năm cũ, Vạn người bán muối với mua vôi”,
“Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo”, “ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ, Cho nên con tự mới thòi ra !”…
Cái nghèo, cái hận đã làm thơ ông nhuốm màu mặc cảm, tội nghiệp. Chỉ có bài Năm mới chúc
nhau này tư thế nhà thơ bỗng hiện lên cao vọi, sừng sững, và tiếng cười của ông vốn bị dồn
nén, héo hắt bấy lâu, như tìm được đột phá khẩu mà nở tung ra, cười tan mọi thứ giả dối, rởm
đời, điêu bạc, một nụ cười khoái trá.
[i] Thơ Tú Xương, trong sách Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, H, 1970, tr.53.
[ii] Nguyễn Tuân. Chuyện nghề, NXB Tác phẩm mới, H, 1986, tr.168.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×