Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đôi nét về các ngày lễ lớn trong năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.06 KB, 21 trang )

.
MỘT SỐ NGÀY LỄ LỚN TRONG NĂM .
1. NHỮNG MỐC LỊCH SỬ LỚN .
• Ngày 02- 9 : ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam .
• Ngày 05- 9 : ngày toàn dân đưa trẻ tới trường .
• Ngày 20-10 : ngày thành lập liên hiệp phụ nữ Việt Nam .
• Ngày 20-11: ngày nhà giáo Việt Nam .
• Ngày 22-12 : ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam .
• Ngày 09-01 : ngày học sinh sinh viên .
• Ngày 03-02 : ngày thành lập Đảng CSVN .
• Ngày 08- 3 : ngày quốc tế phụ nữ .
• Ngày 26- 3 : ngày thành lập đoàn TNCS HCM.
• Ngày 30-4 : ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước .
• Ngày 01-5 : ngày quốc tế lao động.
• Ngày 15-5 : ngày thành lập đội TNTP HCM .
• Ngày 19-5 : ngày sainh chủ tòch Hồ Chí Minh .
• Ngày 01-6 : ngày quốc tế thiếu nhi .
• Ngày 27-7 : ngày thương binh ,liệt só .
.
A. QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2-9-1945.
Cách mạng tháng 8 thành công . Trung ương Đảng phái đồng chí Lê Đức Thò lên chiến
khu đón chủ tòch Hồ Chí Minh về Hà Nội . Ngày 25-8-1945 người về đến ngoại thành nghỉ lại
thôn Phú Gia xã Phú Thượng Từ Liêm . Sau đó Người về số nhà 48 hành ngang Hà Nội .
Chính phủ lâm thời họp theo đề nghò của Người một chính phủ thống nhất toàn quốc thể
hiện chính đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân , các Đảng phái yêu nước và những nhân só
tiến bộ được thành lập .
Buổi trưa ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội trước cuộc miết tinh của trên 50
vạn nhân dân Hà Nội và các Tỉnh lân cận chào mừng chính phủ . Chủ tòch Hồ Chí Minh đã thay
mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới :
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời .
Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra biønh đẳng . Dân tộc nào cũng có quyền sống


,quyền sung sướng và quyền tự do …
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay , một dân đã gan góc
đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay dân tộc đó phải được tự do , dân tộc đó phải
được độc lập .
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập , và sự thật đã thành một nườc tự do ,độc
lập .
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để
giữ vững quyền tự do và độc lập ấy "
Tuyên ngôn độc lập do chủ tòch Hồ Chí Minh viết là sự phát triển của bản yêu cầu mà
người đã gửi cho hội nghò hòa bình Vécxây năm 1919 là sự phát triển của chương trình Việt Minh
mà Người soạn thảo năm 1911 . Nó kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng tha
thiết nhất của dân tộc Việt Nam và nói lên tâm hồn trong sáng , khí phách hào hùnh của dân tộc
ta .
" Ban tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao máu đã đổ vào và bao nhiêu tính mạng đã hy
sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù ,trong trại tập trung trong những
hải đảo xa xôi , trên máy chém , trên chiến trường .
Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng gắng sức và tin tưởng của hơn 20
triệu nhân dân Việt Nam " ( Trần Dân Tiên - những mẩu chuyện của Hồ Chủ Tòch ).
Ngày độc lập 2-9-1945 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam ta . Nó chấm dứt chế độ thực
dân và phong kiến ở nước ta và đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới , kỉ nguyên nhân dân ta tự
mình làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập tự do và hạnh phúc . Từ đó ngày 2-9
trở thành ngày quốc khánh của nước Việt Nam DCCH ,nay là nước CHXHCNVN.
.
B. NGÀY THÀNH LẬP LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 20-10-1930
Từ nghò quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ ( 10-1930) đến các nghò quyết mới
đây của Đảng về công tác phụ nữ, cũng như trong các bài nói của Chủ tòch Hồ Chí Minh và các
đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước ta đều gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng loài người .
Đảng ta đa kiên trì giáo dục vận động theo đường lối trên và đã đưa lại cho phụ nữ một tổ
chức nằm trong mạng lưới thống nhất của các tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng : Hội phụ

nữ phản đế, (20-10-1930) . Đoàn phụ nữ cứu quốc (16-6-1941) . Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(20-10- 1946 với Đoàn phụ nữ cứu quốc làm nòng cốt, 4-1950 hợp nhất đoàn phụ nữ cứu quốc vào
hội LHPNVN) . Hội phụ nữ giải phóng (8-3-1961, ở miền Nam trong thời kì chống Mỹ ,tháng 6 -
1976 ,hợp nhất vào hội LHPNVN)
Dù tên gọi có thay đổi theo năm tháng và tình thế , dù rộng hẹp có lúc khác nhau , mềm
mại trong sách lược, nhưng nhất quán trong mục tiêu, trước sau vẫn là tổ chức trung kiên của phụ
nữ Việt Nam được Đảng ,tổ chức và lãnh đạo để làm cách mạng và chă, lo quyền lợi phụ nữ ,
thực hiện nam nữ bình đẳng .
Trước cách mạng tháng 8 , trong điều kiện hoạt động không hợp pháp , phụ nữ Việt Nam
cùng toàn dân tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền lợi hàng ngày , chò em phụ nữ đã phát huy
tinh thần và trí tuệ của mình, bảo vệ cơ sở cách mạng ,tham gia binh vận ,khởi nghóa từng phần và
tổng khởi nghóa giành chính quyền trong cả nước .
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa , phụ nữ Việt Nam đã hăng hái
tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ,ra sức sản xuất ở hậu phương ,thay thế
chồng con chiến đấu ở ngoài tiền tuyến ,tổ chức các phong trào ủng hộ bộ đội ,chăm sóc thương
binh ,nuôi con khỏe dạy con ngoan ,xây dựng đời sống mới ,tích cực gây cơ sở sau lưng đòch góp
phần tiêu diệt giặc đói ,giặcdốt ,giặc ngoại xâm ,đưa cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm
lược đến thắng lợi vẻ vang .
Trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước ,phụ nữ cả hai miền Nam Bắc đã anh dũng chiến
đấu vì sự nghiệp bảo vệ ,giải phóng miền Nam ,thống nhất tổ quốc . Phong trào '' ba đảm đang " ở
miền Bắc nổi lên song song với phong trào " phụ nữ năm tốt ". '' Phong trào đấu tranh chính trò
của phụ nữ Việt Nam ,mà tiêu biểu là đội quân tóc dài đã hợp thành lực lượng mạnh mẽ của phụ
nữ cả nước tiến công kẻ thù xâm lược ,góp phần vẻ vang giành toàn thắng cho dân tộc .
Phụ nữ Việt Nam rất xứng đáng với lời khen của chủ tòch Hồ Chí Minh '' anh hùnh ,bất
khuất ,trung hậu ,đảm đang ''.
Qua các thời kì hoạt động cách mạng Hội liên hiệp hpụ nữ Việt Nam đã trưởng thành
nhanh chóng và đóng góp một vai trò tích cực trong mặt trận tổ quốc Việt Nam .
.
C. NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 -1982
Cách đây trên một phần tư thế kỉ , tháng 8 /1957 , hội nghò quốc tế các nhà giáo họp lại tại

Vácsava (Ba Lan ) đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết đònh lấy ngày 20/11 hàng
năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo .
Nghò quyết của hội nghò đã được nhanh chóng phổ biến đến tất cả các trường học ,cơ quan
quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bào ,giáo giới ,học sinh miền Nam .Ngày 20-11 - 1958 ,ngày
quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền bắc ở nước ta .
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ,được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng và chính quyền ,được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân ,các bậc cha mẹ học sinh ,ngày
20-11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước . Ngày 20-11 dần dần khắc sâu vào trí nhớ ,tình
cảm của mọi người,trở thành hành động chủ động và tự giác của mọi tầng lớp nhân dân ,được tổ
chức đều đặn hàng năm , mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày quốc tế hiến chương các
nhà giáo nữa .
Ngày 20-11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên , cán bộ ngành giáo dục biểu thò sự
nhất trí hoàn toàn với lối cách mạng của Đảng , với các chủ trương lớn của nhà nước . Đó cũng là
ngày động viên cổ vũ các thầy giáo cô giáo thực hiện tới đường lối và chủ trương giáo dục của
Đảng và nhà nước . Đó còn là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy giáo ,cô giáo
. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20-11 hàng năm bằng những hoạt động tỏ lòng q mến
,biết ơn thầy giáo cô giáo ,cố gắng học tập , rèn luyện đạo đức .Các bậc cha mẹ học sinh ,các cấp
chính quyền đoàn thể ở đòa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các giáo viên hoặc tổ
chức trao đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ .
Ngày 20-11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền
thống nhà giáo Việt Nam
Quyết đònh số 167-HĐBT ngày 28-9-1982 của hội đồng bộ trưởng lấy ngày 20-11 từ nay
làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20-11 đã qua , hoàn toan phù
hợp với nguyện vọng của các nhà giáo . quyết đònh đó có ý nghóa đặc biệt quan trọng thể hiện
quan điểm của Đảng , của nhà nước về vò trí , vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp
người mới xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc . Để ngi nhận công lao ,đề cao vò trí xã hội và động
viên khuyến khích các nhà giáo , ngày 30 -5-1985 chủ tòch hội đồng nhà nước đã kí lệnh công bố
pháp lệnh qui đinh giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước cho các công trình thuộc
lónh vực khoa học kó thuật , văn hóa nghệ thuật … ( trong đó có các sách giáo khoa cho các trường
học) và pháp lệnh qui đònh danh hiệu vinh dự nhà nước '' nhà giáo nhân dân '' , '' nhà giáo ưu tú ''

để tặng các cô nuôi dạy trẻ ,giáo viên mẫu giáo , giáo viên phổ thông ,giáo viên bổ túc văn
hóa ,giáo viên dạy nghề ,cán bộ giảng dạy đại học ,cao đẳng và trung học chuyên nghiệp…. có
thành tích xuất sắc .
.
D. THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22-12-1944.
Năm 1941 , chủ tòch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam . Tháng
5 -1941 , người chủ tọa hội nghò trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó . Hội nghò quyết đònh thành lập
mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là " Việt Nam độc lập đồng minh hội '' gọi tắt là Việt Minh
,xây dựng các tổ chức chính trò sâu rộng của quần chúng , thành lập các căn cứ đòa cách mạng
,xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang để chuẩn bò tranh thủ thời cơ , đi từ '' khời nghóa
từng phần trong từng đòa phương'' để '' mở đưởng cho một cuộc tổng khởi nghóa to lớn giành chính
quyền trong cả nước '' .
Sau hội nghò ấy ,đội du kích Bắc Sơn được đổi tên là cứu quốc quần . Ngày 15-9 -1941 ,
trung đội cứu quốc quân hai được thành lập tại rừng Khuôn Mánh ,xã Trăng Xá , châu Vũ Nhai ,
tỉnh Lạng Sơn . Đầu năm 1944 , căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai mở rộng sang châu Sơn Dương ( Tuyên
Quang ) và trung đội cứu quốc quân ba được thành lập ngày 25-2 -1944 ở Khuồi Kòch . Sơn Dương
( tỉnh Hà - Tuyên ngày nay ) .
Giữa năm 1944 , tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mau lẹ . Hồng quân Liên Xô
chuyển sang phản công thắng lợi trên nhiều mặt trận . Tháng 8 / 1944 trung ương Đảng kêu gọi
nhân dân '' Cầm vũ khí ,đuổi thù chung '' . Không khí chuẩn bò khởi nghóa sôi sục khắp nơi . cuối
năm 1944 ,nhân dân vùng Cao -Bắc -Lạng sẵn sàng hưởng ứng khởi nghóa .
Tháng 10 năm 1944 , sau một thời gian ở nước ngoài ,Chủ tòch Hồ Chí Minh về nước chỉ
thò hoãn cuộc khởi nghóa của Cao -Bắc - Lạng . Người nói '' Thời kì cách mạng hòa bình phát triển
đã qua , nhưng thời kì toàn dân khởi nghóa chưa tới … Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức
chính trò tiến lên hình thức quân sự . Song hiện nay ,chính trò còn trọng hơn quân sự . Phải tìm ra
một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy "phong trào tiến lên " .
Để đáp ứng yêu cầu đó . Chủ tòch Hồ Chí Minh chỉ thò thành lập đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân .Trong chỉ thò ghi rõ : '' Tên đội Viêt Nam tuyên truyền giải phóng quân
nghóa là chính trò trọng hơn quân sự ,sẽ chọn lọc trong hành ngũ các đội du kích Cao -Bắc -
Lạng ,số cán bộ đội viên kiên quyết , hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra

quân đội chủ lực …
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh , mong cho chóng có
những đội đàn em khác .
Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ , nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang … Nó có thể đi suốt
tư øNam chí Bắc khắp đất nước chúng ta …
Chấp hành chỉ thò của chủ tòch Hồ Chí Minh , ngày 22-12-1944 , đội Việt Nam tuyên
Truyền giảiphóng quân được thành lập tại châu Nguyên Bình , Cao Bằng , trong một khu rừng
nằm giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo . Trung ương Đảng và Chủ tòch Hồ Chí
Minh đã giao cho đồng chí Võ Nguên Giáp tổ chức lãng đạo vàtuyên bố thành lập đội. Đội gồm
34 người ( có 3 nữ ) chia thành 3 tiểu đội . Có chi bộ Đảng lãng đạo … Vũ khí của đội gồm có 34
khẩu súng khác loại . Sau lễ thành lập , toàn đội đã ăn một bữa cơm nhạt , không rau không muối
để tượng trưng cho tinh thần chòu đựng gian khổ của người chiến só cách mạng .
Năm 1990 ,theo nghò quyết 02 của Bộ chính trò . Ngày 22-12 hàng năm trở thành ngày hội
quốc phòng toàn dân .
.
E. NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH - SINH VIÊN VIỆT NAM 09- 01- 1950.
Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu trang của thanh niên học sinh ,sinh
viên chống chủ nghóa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ ,chống "độc lập " giả hiệu ,chống
khủng bố đàn áp ,đòi đảm bảo an ninh cho học sinh ,đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ …. Đã diễn ra
rầm rộ ,liên tục ,rộng khắp từ Bắc vào Nam .
Ngày 09-01-1950,Đoàn thanh niên cứu quốc và đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận
động và tổ chức cho hơn 2000 học sinh sinh viên các trường Pe-Rơ -Ruyt-Kí Gia Long Nguyễn
Văn Khuê Huỳnh Khương Ninh, Trường đại học Y dược, pháp lý, các trường chuyên nghòêp vô
tuyến điện ,công chính kó thuật,khoa học … cùng nhiều giáo viên và 7000 nhân dân Sài Gòn -Chợ
Lớn biểu tình đòi bào đảm an ninh cho sinh viên học sinh học tập và trả tự do cho những học
sinh ,sinh viên bò bắt . Đoàn biểu tình kéo đến nha học chính và dinh thư hiến bù nhìn đưa yêu
sách . Bọn cảnh sát và lính lê dương xông ra đàn áp dã man đoàn biểu tình . Trần Văn Ơn,người
thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh của học sinh,sinh viên đã bò chúng giết
hại .
Tại Sài Gòn,ngày 12 tháng 1 năm 1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc

biểu tình thò uy của 5 vạn người đi đưa đám và 10 vạn người đứng trên hè phố tiễn đưa anh
.Thanh niên,học sinh ,sinh viên cả nước đã tham gia lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn .
Phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh sinh viên đã gây tiếng vang trong cả nước và
được sự ủng hộ hưởng ứng của các tổ chức thanh niên tiến bộ trên toàn thế giới .
Đại hội liên đoàn thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ đòa Việt Bắc đã lấy ngày
09-01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh sinh viên Việt Nam
.
F. NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 03-02-1930
Ngày 1-5-1929 Đại hội toàn quốc Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội họp ở
Hương Cảng .Đoàn đại biểu Bắc kì với người đại biểu xuất sắc nhất là đồng chí Ngô Gia Tự đưa
ra đề nghò giải tán Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ,thành lập đông dương cộng sản
Đảng .Đề nghò đó không được đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc kì bỏ đại hội ra về .Đến
ngày 17/6/1929 Đông dương cộng sản được thành lập .
Tháng 10 /1929 kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội họp đại hội tuyên bố
giải tán Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và thành lập An Nam cộng sản Đảng
Tháng 1/ 1930 thành lập đông dương cộng sản liên đoàn .
Trong vòng nửa năm 3 tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời .Nhận được tin có 3 tổ chức cộng
sản ra đời ở Việt Nam ,Quốc tế cộng sản đã gửi thư kêu gọi các nhóm cộng sản này thống nhất lại
. Đồng chí Nguyễn i Quốc chủ trì ,có hai đại biểu của đông dương cộng sản ,2 đại biểu của An
Nam cộng sản Đảng tham dự . Đông dương cộng sản liên đoàn không kòp cử đại biểu đến họp .
Tổng số Đảng viên lúc này có 211người .
Sau 5 ngày ( từ 3-7/2 /1930 ) Hội nghò đã nhất chí tán thành thống nhất các tổ chức cộng
sản thành lập Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam ,thông
qua chính cương sách lược ,điều lệ tóm tắt của Đảng và điều lệ tóm tắt các đoàn thể quần chúng .
Hội nghò hợp nhất có giá lòch sử như đại hội thành lập Đảng ,chấm dứt tình trạng phân tán
của phong trào cộng sản làm cho sức mạnh của hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng tăng lên
gấp bội và từ ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam đã thực sự là người đạo tổ chức mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam .
.
G. NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 -1910.

Cuối thế kỉ 19 CNTB phát triển mạnh ở Hoa Kì ,nền kó nghệ công nghiệp phát triển đã thu
hút đông đảo phụ nữ kể cả trẻ em vào làm việc trong các nhà máy .Nhưng bọn tư bản trả lương rẻ
mạt .Đời sống của phụ nữ và trẻ em vô cùng khốn khó ,điêu đứng .Căm phẫn trước sự bóc lột
khốc liệt của chế độ tư bản ,ngày 8-3-1899 nữ công nhân ngành dệt ngành may tại thành phố
Sicagô và Nưu ước đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm .Mặc dầu bọn tư bản thẳng
tay đàn áp bắt bớ ,đuổi một số phụ nữ ra khỏi nhà máy nhưng chi em vẫn đoàn kết chặt chẽ bền
bỉ đấu tranh buộc bọn chủ phải nhượng bộ .
Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Sicagô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của phụ
nữ lao động thế giới nhất là phụ nữ lao động nước Đức .Trong phong trào đấu tranh giai cấp ở
Đức lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến só cách mạng lỗi lạc là Cơ-la-va Giết kin ( người Đức ) và bà
Rô gia lúcxămbua (người Ba lan ) .Hai bà đã phối hợp với bà Krutxcaia (vợ lãnh tụ Lênin ) vận
động thành lập ban thư kí phụ nữ quốc tế để lãnh đạo phong trào phụ nữ .
Năm 1910 hội nghò quốc tế phụ nữ có đại biểu của 17 nước tham gia ,họp tại Copanhagơ
(thủ đô Đan Mạch ) đã quyết đònh lấy ngày 8-3 làm ngày quốc tế phụ nữ ,ngày đoàn kết đấu tranh
của lao động thế giới với những khẩu hiệu .
* Ngày làm việc 8 giờ .
* Việc ngang nhau tiền ngang nhau
* Bảo vệ người mẹ và trẻ em .
Từ đó ngày 8-3-1910 trở thành ngày hộicủa phụ nữ lao động toàn thế giới đoàn kết đấu
tranh để tự giải phóng và thực hiện quyền nam nữ bình đẳng .
Ở Việt Nam ngay từ khi thành lập Đảng đã lãnh đạo phụ nữ liên tục tổ chức kỉ niệm ngày
8-3 tổ chức cho phụ nữ học tập ý nghóa ngày hội đấu tranh của phụ nữ lao động thế giới ,sự
nghiệp giải phóng dân tộc ,giải phóng phụ nữ .

×