Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tổng quan về các định hướng lớn trong lĩnh vực y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.37 KB, 6 trang )

Chương 2: Tổng quan về các định hướng lớn trong lĩnh vực y tế
Chương 2: Tổng quan về các định hướng lớn trong lĩnh
vực y tế
1. Bối cảnh
Trong 5 năm tới, sự vận hành và phát triển của hệ thống y tế Việt Nam sẽ diễn ra trong
bối cảnh cả nước tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... với những thuận lợi to lớn
đan xen với những yêu cầu và thách thức mới.
Về các thuận lợi:
Đảng, Quốc hội, Chính phủ ngày càng xác định rõ vai trò quan trọng của công tác chăm
sóc sức khỏe trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đầu
tư cho sức khỏe là đầu tư trực tiếp cho phát triển bền vững.
Nhận thức và sự tham gia của người dân, các cấp ủy đảng, chính quyền vào công tác
CSSK ngày càng sâu rộng; sự phối hợp liên ngành trong CSSK ngày càng rộng rãi và hiệu quả.
Kinh tế tăng trưởng
1
sẽ góp phần nâng cao mức sống và cải thiện tình hình sức khỏe
của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để Chính phủ tăng đầu tư cho công tác CSSK [1].
Mặc dù Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình (thấp), nhưng nguồn viện trợ
nước ngoài (ODA và NGO) và hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác quốc tế trong CSSK vẫn tiếp tục gia
tăng, tạo cơ hội thuận lợi cho ngành Y tế tiếp tục phát triển.
Về các thách thức:
Nhu cầu CSSK của nhân dân ngày càng tăng. Mô hình bệnh tật thay đổi với sự gia tăng
các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thương tích, nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm có xu
hướng quay trở lại, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó lường.
Các yếu tố nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe có xu hướng gia tăng, như ô nhiễm môi
trường, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, biến đổi khí hậu,
các vấn đề về lối sống, biến động dân số...
Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ còn thấp [1], chưa đáp ứng được yêu
cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa,


vùng dân tộc thiểu số. Nhiều cơ sở y tế xuống cấp; CBYT còn thiếu, trình độ chưa cao, cơ cấu
và phân bổ CBYT mất cân đối.
Thách thức trong việc hoạch định chính sách, chiến lược và cơ chế hoạt động để đáp
ứng yêu cầu đổi mới và tăng cường hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển và
chất lượng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với nhiều chính sách tác động đa chiều đến
hoạt động y tế và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng.
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011- 2015 sẽ là 7,0 - 7,5%/năm. Năm 2015, GDP bình quân đầu
người khoảng 2.000 USD;... Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/năm, tỉ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm
dần, dự kiến năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so
với năm 2010.
1
Chương 2: Tổng quan về các định hướng lớn trong lĩnh vực y tế
2. Văn kiện Đại hội XI của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ của ngành y
tế
Năm 2011 là năm mở đầu việc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng ở
tất cả các ngành, các địa phương.
Những định hướng lớn về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, cũng như những
phương hướng, nhiệm vụ về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã được xác
định tại Đại hội XI của Đảng mà ngành y tế cần dựa vào để triển khai các hoạt động của ngành
trong 5 năm tới, bao gồm:
2.1. Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: “... đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; ...
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.”
Để thực hiện mục tiêu trên, cùng với việc tạo các nền tảng về kinh tế, văn hoá, phát
triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, quốc phòng, an ninh, phát huy
dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đại hội XI nhấn
mạnh nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực” và “tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân.”

Định hướng trên cho thấy ngành y tế cần tiếp tục a) “đổi mới toàn diện”, góp phần thực
hiện công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống; b) tạo nền tảng
về các mặt cho những bước phát triển mới của hệ thống y tế, khi nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; c) nâng cao chất lượng (chất lượng nguồn nhân lực, chất
lượng dịch vụ), nâng cao hiệu quả hoạt động, huy động và sử dụng có hiệu quả
nguồn lực.
2.2. Phát triển sự nghiệp y tế là một trong các yếu tố để bảo đảm thực hiện có hiệu quả
tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển
Đây là một định hướng đã được nêu trong các kỳ Đại hội Đảng trước đây và trong
Nghị quyết 46 năm 2005 của Bộ Chính trị,
2
mà ngành y tế cần tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện.
Trong Nghị quyết 46 này, các nhiệm vụ giao cho ngành y tế là: a) nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khoẻ nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ
bà mẹ, trẻ em; b) tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHYT để bảo đảm an sinh xã hội.
Theo định hướng này, cần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân
dân ngay trong các điều kiện còn hạn hẹp hiện nay và tính công bằng phải thể hiện trong các cơ
chế, chính sách cụ thể của ngành y tế, cả về tài chính y tế, cung ứng dịch vụ y tế, nhân lực y
tế... cũng như trong chính sách thuộc các bộ/ngành khác có liên quan để nâng cao tính công
bằng trong y tế.
2.3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 được thông qua tại Đại hội XI xác
định: “Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc
sức khoẻ nhân dân”
Các nhiệm vụ cụ thể của công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được nêu trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 thể hiện quan điểm nhất quán về đổi mới hệ thống y
2 NQ 46: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội
thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù
hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”
2
Chương 2: Tổng quan về các định hướng lớn trong lĩnh vực y tế

tế theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển, mà ngành y tế cần tiếp tục thực hiện, trong đó
nhấn mạnh yêu cầu “nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân”. Văn kiện Đại
hội XI của Đảng cũng chỉ rõ dịch vụ y tế và công nghiệp dược là những ngành dịch vụ và công
nghiệp có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có tiềm năng đóng góp vào tăng
trưởng GDP, cần được tập trung phát triển.
Cụ thể là:
 Về phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế:
phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ
chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh có
tầm cỡ khu vực. Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành
lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao.
 Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo
hướng tự chủ, công khai, minh bạch.
 Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với
tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
 Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và
viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
 Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người
nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
 Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phường có
bác sĩ.
 Phát triển mạnh y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Tiếp tục kiềm chế và
giảm mạnh lây nhiễm HIV. Tiếp tục giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Nâng cao
chất lượng và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
 Phát triển nhanh công nghiệp dược và thiết bị y tế. Phát triển mạnh y học dân tộc
kết hợp với y học hiện đại. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh dược
phẩm.
 Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh thay
thế, bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.

 Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình...
3. Dự thảo Chiến lược chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch 5 năm ngành y tế 2011-2015
Mục tiêu chung là tiếp tục xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng,
hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa
dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử
vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng dân số góp phần vào cải thiện chất lượng nguồn nhân
lực, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đóng góp
tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
4. Tham khảo và thực hiện các định hướng của các tổ chức quốc tế
Trong quá trình đổi mới và cải thiện hệ thống y tế, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các
cam kết quốc tế, đồng thời rất coi trọng tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm của các
3
Chương 2: Tổng quan về các định hướng lớn trong lĩnh vực y tế
nước, trong đó có nhiều bài học và kinh nghiệm đã được Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ
chức quốc tế khác tổng hợp và khuyến cáo.
Trong những năm tới chúng ta cần tham khảo và vận dụng những khuyến cáo của Tổ
chức Y tế thế giới về hệ thống y tế nói chung, cũng như những phương hướng tiếp cận và giải
quyết những vấn đề quan trọng của hệ thống y tế, như cung ứng dịch vụ y tế, dân số và
CSSKSS, thông tin y tế, nhân lực y tế, dược và công nghệ y tế..., trước hết phải kể đến các
khuyến cáo có tính định hướng sau đây.
4.1 Thực hiện Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG)
Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc
đề ra, trong có các mục tiêu thuộc lĩnh vực y tế, như: a) giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em (Mục tiêu
4): giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015; b) cải thiện
sức khỏe bà mẹ (Mục tiêu 5): giảm ba phần tư tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990-2015
và đến năm 2015, phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản; c) phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và
các bệnh dịch khác (Mục tiêu 6): chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS vào
năm 2015, chặn đứng và bắt đầu giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét cũng như các bệnh dịch khác vào
năm 2015; d) nước sạch vệ sinh môi trường (MDG 7): giảm một nửa tỷ lệ người không có khả

năng tiếp cận bền vững nguồn nước uống an toàn và vệ sinh cơ bản.
4.2. Khung thức hành động để tăng cường hệ thống y tế, cải thiện kết quả nâng cao sức
khỏe nhân dân
Việt Nam đang và sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận theo khung hệ thống y tế với 6 cấu
phần, do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo [2], trong xây dựng kế hoạch 5 năm, theo dõi đánh
giá việc thực hiện, nhằm bao quát và xem xét được đầy đủ các mối quan hệ phức tạp của các
yếu tố cấu thành hệ thống y tế, phù hợp với đặc điểm Việt Nam.
4.3 Đổi mới về quan niệm và cách tiếp cận trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
Trong Báo cáo y tế thế giới 2008 [3], Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bốn nội dung cải
cách của CSSKBĐ:
• Cải cách về bao phủ chăm sóc toàn dân nhằm nâng cao công bằng trong CSSK: là sự
đổi mới hệ thống y tế hướng tới tiếp cận cho toàn dân, được thể hiện qua việc đảm bảo
tính sẵn có của dịch vụ y tế, loại trừ được các rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế của
người dân và thực hiện bảo đảm an sinh sức khỏe xã hội.
• Cải cách về cung ứng dịch vụ y tế làm cho hệ thống y tế hướng tới con người (people-
centered): là cải cách, tổ chức lại hệ thống cung ứng dịch vụ y tế trong đó có các dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu hướng tới nhu cầu và mong đợi của người dân. Tổ chức
lại mạng lưới CSSKBĐ (a) gần hơn với người dân; (b) đáp ứng được nhu cầu CSSK
của từng nhóm đối tượng dân cư.
• Cải cách về chính sách công cộng nhằm tuyên truyền và bảo vệ sức khỏe của cộng
đồng thông qua việc lồng ghép các hoạt động y tế công cộng với CSSKBĐ và hướng
tới các chính sách công cộng có lợi cho sức khỏe mang tính liên ngành.
• Cải cách sự lãnh đạo: thay thế hình thức lãnh đạo kiểu hành chính mệnh lệnh hoặc
hình thức phó mặc cho tư nhân tự kinh doanh bằng hình thức lãnh đạo toàn diện, dân
chủ (dựa vào cộng đồng) và có sự đàm phán với các bên liên quan.
4
Chương 2: Tổng quan về các định hướng lớn trong lĩnh vực y tế
4.4 Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính để thực hiện “bao phủ dịch vụ toàn
dân”
Trong Báo cáo y tế thế giới 2010 [4], Tổ chức Y tế thế giới nêu ra vấn đề “bao phủ dịch

vụ toàn dân” (universal coverage), trong đó khuyến cáo các quốc gia
 Nâng cao hiệu quả huy động tài chính; ưu tiên dành ngân sách nhà nước cho y tế
 Loại bỏ rủi ro tài chính, giảm bớt lệ thuộc vào chi trả trực tiếp; khuyến cách chi trả
trước (BHYT bắt buộc); mở rộng độ bảo phủ dịch vụ
 Sử dụng hiệu quả nguồn lực và giảm bớt lãng phí, nâng cao hiệu quả bệnh viện;...
4.5 Một số khung lý thuyết quan trọng khác cần áp dụng trong lĩnh vực y tế
 Chính sách quốc gia về thuốc đòi hỏi phải làm rõ các mục tiêu của ngành dược và
áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó [5].
 Chính sách nhân lực y tế yêu cầu phải xem xét việc đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu
suất lao động và quản lý sự tiêu hao về nhân lực, sự lãnh đạo mạnh mẽ để nâng cao
hiệu năng lao động, dự báo tương lai, và có được năng lực cần thiết cho phát triển
và quản lý nhân lực y tế trong tương lai [6].
 Tổ chức Mạng lưới đo lường y tế (Health Metrics Network) đã xây dựng một
khung khổ hữu ích để tăng cường hệ thống thông tin quản lý y tế quốc gia, dựa trên
các hệ thống thông tin quốc gia và từng bước hướng tới một tầm nhìn về thông tin
phục vụ các nhu cầu thông tin quốc gia [7].
 Để tăng cường vai trò của các thiết bị y tế nhằm đạt được mục tiêu quốc gia, Diễn
đàn toàn cầu lần thứ nhất đã được tổ chức vào năm 2010 [8] và đã đưa ra các
khuyến nghị hành động, bao gồm 5 nhóm vấn đề: a) vai trò của các thiết bị y tế đối
với việc cải thiện việc cung cấp dịch vụ y tế; b) an toàn , dễ tiếp cận và giá cả phải
chăng của thiết bị y tế; c) giám định công nghệ y tế; d) quản lý công nghệ y tế; e)
các quy chế về công nghệ y tế.
5

×