Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

KhoaLuanTotNghiep hoangmanhtruong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 64 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đã dần khẳng định được vai trò
quan trọng và là một phần tất yếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đối với doanh nghiệp, công nghệ thông tin là một yếu tố góp phần quan trọng
trong việc đổi mới phương thức quản lý, sản xuất cũng như kinh doanh.
Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại hay còn
gọi là thương mại điện tử ra đời đã và đang trở thành xu thế mới dần thay thế phương
thức kinh doanh truyền thống với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện
lợi hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động theo hướng làm sao bán
được càng nhiều hàng hóa càng tốt mà không quan tâm đến việc xử lý khách hàng và
chăm sóc các khách hàng cũ. Việc này thực sự rất nguy hiểm và vì doanh nghiệp sẽ
phải luôn duy trì một kinh phí lớn cho việc quảng cáo trong suốt cả quá trình kinh
doanh mà không tạo được niềm tin từ khách hàng, hình ảnh về doanh nghiệp và
thương hiệu trên thị trường là yếu. Điều này sớm muộn sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình
trạng khốn đốn. Vì vậy, việc quản trị khách hàng là một việc làm không thể thiếu được
đối với mọi loại hình doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện tại.
Tuy nhiên, bài toán đặt ra là bộ nhớ con người là giới hạn, một lực lượng bán
hàng hùng hậu nhất cũng không thể lưu lại và xử lý tất cả các nhu cầu của thị trường.
Trong một thị trường cạnh tranh và rộng lớn, cơ hội của ta đang nằm ở đâu đó mà ta
chưa nhận ra nếu ta không có sự phân tích tỉ mỉ.
Ví dụ thực tiễn: “nếu bạn đã từng mua sản phẩm nước hoa của Calvin Klein tại
www.drugstore.com, thì chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ bởi thường xuyên nhận được thư
chào hàng mỗi khi hãng này giới thiệu một loại hương liệu mới, hay Calvin Klein sẽ
gửi cho bạn một e-mail kèm theo lời chào mời khuyến mãi hấp dẫn khi bạn mua hàng
trở lại.”
Thật ra, không có gì là ngạc nhiên cả. Ngày nay, tất cả công việc trên đều được
thực hiện tự động nhờ hệ thống Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer
relationship management - CRM). Xu hướng sử dụng CRM để tạo dựng và duy trì các
mối liên hệ với khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến trong kinh doanh ngày
nay. Việc hàng nghìn khách hàng cùng lúc nhận được những lá thư thăm hỏi cũng như


những lời mời giảm giá hấp dẫn không còn là điều gì xa lạ nữa.
Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, việc quản trị khách hàng giờ đã trở nên
đơn giản hơn. Mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến đã mang lại cho các doanh
nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh. Bên cạnh việc sử dụng mạng Internet để quảng bá


thương hiệu, bán hàng trực tuyến, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng Internet như một
công cụ quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả (e-CRM). Có thể nói e- CRM là sự phối
kết chặt chẽ giữa CRM (quản trị quan hệ khách hàng) và Thương mại điện tử (eCommerce).
Dựa trên những nghiên cứu thực tế về hệ thống quản trị quan hệ khách hàng ( eCRM ) và hệ thống thương mại điện tử ( e- Commerce ), em nhận thấy hai hệ thống
này không thống nhất với nhau về mặt cơ sở dữ liệu nên việc sử dụng chúng như hai
hệ thống song song (hoặc xây dựng tích hợp hệ thống e-CRM vào hệ thống thương
mại điện tử) tốn kém rất nhiều nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và thời gian cho việc
bổ sung, cập nhật dữ liệu đồng thời trên cả hai hệ thống. Chính vì lẽ đó, ý tưởng
nghiên cứu một giải pháp đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu giữa 2 hệ thống này được em nghĩ
tới và có tính thực tiễn nhất định trong vấn đề nâng cao tương tác giữa doanh nghiệp
và khách hàng.
Nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp.
Chương 2: CRM - Giải pháp quản lý, phân tích thông tin và chăm sóc khách
hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
Chương 3: Giải pháp đồng bộ hóa dữ liệu giữa website thương mại điện tử
và hệ thống CRM.
Cụ thể, Chương 1 sẽ lần lượt giới thiệu một số thông tin chung về khái niệm,
quá trình phá triển, tình hình hoạt động của thương mại điện tử, một số nền tảng hỗ trợ
xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp cũng như những lợi ích mà
thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp. Nhằm minh họa cho những tiện ích mà
một website thương mại điện tử có thể mang lại cho việc kinh doanh của doanh
nghiệp, chương này sẽ giới thiệu những nét tổng quan về Magento, nền tảng mã nguồn
mở phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, chương này cũng sẽ chỉ ra những hạn chế trong

việc quản lý, phân tích thông tin, quan hệ khách hàng mà các website thương mại điện
tử nói chung thường vướng phải, để từ đó yêu cầu đặt ra là cần phải sớm nghiên cứu,
đưa vào sử dụng các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) chuyên nghiệp.
Chương 2 sẽ tập trung giới thiệu những vấn đề cơ bản liên quan đến CRM như
khái niệm CRM, những lợi ích không nhỏ mà CRM mang lại cho doanh nghiệp, giới
thiệu 10 dịch vụ phần mềm tốt nhất hiện nay trên thế giới để từ đó đề xuất một giải
pháp CRM cụ thể, phù hợp với các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng
vẫn có thể sử dụng một cách hiệu quả đó là vTigerCRM.
Cuối cùng, Chương 3 sẽ giải quyết một trong những vấn đề còn sót lại nhằm
giúp doanh nghiệp giảm chi phí nguồn lực tối đa đó là “giải pháp đồng bộ hóa dữ liệu
tự động giữa website thương mại điện tử và hệ thống CRM” khi không còn phải bố trí
một nguồn lực đáng kể cả về tài chính, nhân lực và thời gian cho việc bổ sung, cập


nhật dữ liệu đồng thời trên cả hai hệ thống khi sử dụng song song website thương mại
điện tử và hệ thống CRM.
Với lượng kiến thức còn hạn chế, chắc chắn bản khóa luận này không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết, em mong rằng bài khóa luận của mình sẽ nhận được nhiều
sự quan tâm, góp ý của thầy, cô, bạn bè để em có thể có những góc nhìn toàn diện, sâu
sắc hơn về những vấn đề mình đã trình bày.
Cuối cùng, để có thể hoàn thành bản khóa luận này, em vô cùng biết ơn thầy Lê
Minh Tuấn người thầy đã hết lòng tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho em trong suốt
thời gian qua. Em cũng chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong và ngoài khoa
đã tận tình dạy dỗ cho em trong suốt 4 năm trên giảng đường đại học.
Hà Nội, ngày 8 tháng 11 năm 2015
Tác giả


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP 4
1.1.

Khái niệm về thương mại điện tử

4

1.2.

Quá trình phát triển thương mại điện tử

5

1.2.1.

Giai đoạn 1: Thương mại thông tin (i-commerce)

5

1.2.2.

Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch (t-commerce)

5

1.2.3.

Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác (c-Business) 5


1.3.
Nam

Tình hình hoạt động thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt
6

1.4.

Những chức năng cơ bản của website thương mại điện tử 7

1.4.1.

Quản trị danh mục sản phẩm

1.4.2.

Giỏ hàng điện tử

1.4.3.

Quản trị thông tin thành viên/khách hàng 8

1.4.4.

Quản trị và xử lý đơn hàng 8

1.4.5.

Tích hợp thanh toán trực tuyến


1.4.6.

Hệ thống báo cáo, thống kê 9

1.5.

7

8

8

Năm lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 9

1.5.1.

Dễ dàng mở rộng phạm vi quảng bá sản phẩm tới một lượng khác hàng
đông đảo hơn9

1.5.2.

Cắt giảm chi phí

1.5.3.

Maketing toàn cầu với chi phí cực kì thấp9

1.5.4.

Mang lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng:


10

1.5.5.

Gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường:

10

Các nền tảng thương mại điện tử phổ biến

10

1.6.

9

1.7.
Tại sao nên sử dụng nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở
miễn phí?
16
1.8.
Magento - Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở miễn phí
hàng đầu
17
1.8.1.

Các tính năng cơ bản mà Magento cung cấp

18


1


1.8.2.
1.9.

Một số hạn chế của Magento hay hạn chế của các website thương mại
điện tử21
Kết luận

21

CHƯƠNG 2.
CRM - GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, PHÂN TÍCH THÔNG TIN
VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CHO DOANH
NGHIỆP 23
2.1.

Giới thiệu chung về CRM23

2.2.

Những lợi ích không nhỏ CRM mang lại cho doanh nghiệp

27

2.2.1.

Tại sao doanh nghiệp phải cần tới sự trợ giúp của CRM?


2.2.2.

Tại sao CRM có thể trở thành thị trường được đầu tư hàng tỉ USD? 29

2.3.

Những tính năng cơ bản và nâng cao của hệ thống CRM 30

2.3.1.

Những tính năng cơ bản của hệ thống CRM

2.3.2.

Những tính năng nâng cao của hệ thống CRM 31

2.4.

27

30

Mười dịch vụ phần mềm CRM tốt nhất trên thế giới

2.4.1.

Microsoft Dynamics CRM 32

2.4.2.


Salesforce

32

2.4.3.

Zoho CRM

33

2.4.4.

Oracle Sales Cloud 33

2.4.5.

SugarCRM

2.4.6.

Workbooks CRM

2.4.7.

Insightly

34

2.4.8.


Nimble

35

2.4.9.

NetSuite CRM

32

33
34

35

2.4.10. vTigerCRM 35
2.5.

Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng vTigerCRM

2.5.1.

Quản lý thông tin khách hàng, thông tin tiếp thị 37

2.5.2.

Quản lý thông tin các cơ hội

2.5.3.


Quản lý thông tin kho hàng, nhà cung cấp

2.5.4.

Quản lý dự án, quản lý thông tin hỗ trợ khách hàng

2.5.5.

Một số công cụ, tiện ích khác

2.6.

Kết luận

36

37
38
39

39

40
2


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG GIỮA
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG CRM 41
3.1.


Những nguyên tắc cơ bản 41

3.1.1.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng các phiên bản chỉ cho phép tương tác
thông qua API
41

3.1.2.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng các phiên bản cho phép cài đặt
module/plugin/addon
43

3.1.3.

Trường hợp sử dụng một hệ thống chỉ cho phép tương tác thông qua API
kết hợp một hệ thống cho phép cài đặt module/plugin/addon 45

3.2.

Kịch bản đồng bộ hóa dữ liệu

45

3.2.1.

Đối với các module cơ bản của CRM


3.2.2.

Đối với các module nâng cao của CRM 48

3.3.

Trường hợp Magento – vTigerCRM Community

3.3.1.

Mô hình đồng bộ dữ liệu

3.3.2.

Kịch bản đồng bộ dữ liệu 49

3.3.3.

Thiết kế giao diện lập trình 50

3.3.4.

Một số kết quả thu được

3.4.

45

Kết luận


TỔNG KẾT

48

48

52

59
60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

3


CHƯƠNG 1.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP

Từ khi Internet hình thành và phát triển, thương mại điện tử đã từng bước trở
thành một hình thức quan trọng của các hoạt động thương mại như tìm đối tác kinh
doanh, trao đổi qua fax, email, đặt hàng qua mạng, thanh toán điện tử… Trong
chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm nền tảng của thương mại điện tử,
lịch sử hình thành và những lợi ích quan trọng mà thương mại điện tử có thể đem lại
cho sự phát triển của doanh nghiệp.


1.1. Khái niệm về thương mại điện tử
Có thể nói, sự ra đời và phát triển của thương mai điện tử được gắn liền với lịch
sử phát triển của Internet. Năm 1991, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML
(HyperText Markup Language) ra đời cùng với giao thức truyền dữ liệu siêu văn bản
HTTP (HyperText Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với
hàng loạt các dịch vụ mới. World Wide Web (WWW) ra đời, đem lại cho người dùng
khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu
này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. WWW
chính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ...
thông qua Internet. Internet và Web là không những là hai công cụ nền tảng, cơ bản
làm nên thương mại điện tử mà nó cũng chính là những công cụ giúp cho thương mại
điện tử phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm
1994, Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng đầu tiên để khai thác thông
tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty IBM giới thiệu các mô hình kinh
doanh điện tử năm 1997...
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương
mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương
mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business).
Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất
trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.
Vậy thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành
một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện
điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở
khác1. Hoạt động thương mại điện tử không chỉ là quá trình mua bán, trao đổi mà còn
là dịch vụ khách hàng, việc kết nối các đối tác kinh doanh, thực hiện các giao dịch
thông qua các phương tiện điện tử…

Theo Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương
mại điện tử

4
1


Thương mại điện tử được bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông
qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng
công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán
đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách
hàng... khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, tức là doanh
nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như
vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham
gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu
trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

1.2. Quá trình phát triển thương mại điện tử
Quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử có thể được chia
thành qua 3 giai đoạn cơ bản như sau:
1.2.1. Giai đoạn 1: Thương mại thông tin (i-commerce)
Đây là giai đoạn này khởi sự, khi có sự xuất hiện của WWW và website. Thông
tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp đã được
đưa lên web. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất giới thiệu và tham khảo.
Việc trao đổi thông tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng, giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu qua email, diễn
đàn, chat room… Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ mang tính một chiều,
việc thông tin hai chiều giữa người bán và mua còn nhiều hạn chế và không đáp ứng
được nhu cầu thực tế. Trong giai đoạn này người tiêu dùng có thể tiến hành mua hàng
trực tuyến, tuy nhiên thì thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống.
1.2.2. Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch (t-commerce)
Nhờ có sự ra đời của thanh toán điện tử mà thương mại điện tử thông tin đã tiến
thêm một giai đoạn nữa của quá trình phát triển thương mại điện tử đó là thương mại

điện tử giao dịch. Thanh toán điện tử ra đời đã hoàn thiện hoạt động mua bán hàng
trực tuyến. Trong giai đoạn này nhiều sản phẩm mới đã được ra đời như sách điện tử
và nhiều sản phẩm số hóa.
Trong giai đoạn này các doanh nghiêp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẻ
dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như ứng dụng các phần mềm
quản lý Nhân sự, Kế toán, Bán hàng, Sản xuất, Logistics, tiến hành ký kết hợp đồng
tiền điện tử.
1.2.3. Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác (c-Business)
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của thương mại điện tử hiện nay. Giai đoạn
này đòi hỏi tính cộng tác, phối hơp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với
nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước. Giai đoạn này đòi
hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình
sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa.
5


Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý
khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP).

Hình 1: Sơ đồ phát triển của thương mại điển tử2
Hiện tại, giai đoạn 3 là giai đoạn được chú trọng nhất trong phát triển của
thương mại điện tử trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong giai đoạn 3 này, chính
vì có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, người bán hàng và khách hàng, do đó đòi hỏi
phải phát triển thêm các nền tảng, các phần mềm giúp điện tử hóa quy trình thương
mại cho doanh nghiệp và các nhà bán hàng nhỏ lẻ.

1.3. Tình hình hoạt động thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam
Theo báo cáo về thương mại điện tử năm 2013 của Bộ Công Thương, với hơn
36% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet (hơn 32 triệu người), ước tính doanh số

thu được từ thương mại điện tử B2C tại Việt Nam vào khoảng 2,2 tỷ USD và dự đoán
sẽ đạt mức hơn 4 tỷ USD vào năm 2015. Với thương mại điện tử, thói quen mua sắm,
sử dụng dịch vụ sẽ dần chuyển dịch theo hướng mang lại nhiều tiện lợi nhất cho người
dùng khi mọi giao dịch có thể được tiến hành trên Internet. Điều này đang diễn ra tại
các nước phát triển và ngay cả các nước láng giềng Việt Nam. Năm 2013, Bộ Thương
mại Hoa Kỳ công bố doanh thu bán lẻ trực tuyến của nước này vào khoảng 264 tỷ
USD, tăng trưởng 17% so với năm 2012, khẳng định vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ về quy
mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ. Trung Quốc cũng không kém cạnh khi doanh
thu thương mại điện tử B2C tại quốc gia này năm 2013 ước tính đạt 214,2 tỷ USD.
Trong khi đó, theo eMarketer, Indonesia là quốc gia có mức tăng trưởng doanh thu
B2C cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tỉ lệ 71,3% năm 2013.
2

UNCTAD, E-commerce development 2003.
6


Theo một khảo sát vào năm 2013 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin, Bộ Công Thương đối với gần 3300 doanh nghiệp trên cả nước thuộc nhiều
lĩnh vực, ngành nghề và quy mô, hầu hết các doanh nghiệp đều nói rằng đã ứng dụng
và triển khai thương mại điện tử với nhiều mức độ khác nhau như ứng dụng các phần
mềm phục vụ hoạt động kinh doanh, xây dựng và vận hành website thương mại điện
tử, nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử… Các ứng dụng này đã góp phần
làm gia tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả quản lý cũng như quảng bá hình ảnh cho
doanh nghiệp. Vì thế, xu hướng các doanh nghiệp tiếp tục duy trì và ngày càng đầu tư
nhiều hơn cho các hoạt động thương mại điện tử là tất yếu.
Năm 2016 tới đây là một năm được dự đoán mở ra thời kỳ bùng nổ của thương
mại điện tử ở Việt Nam khi hành lang pháp lý về thương mại điện tử ngày càng được
hoàn thiện, mở rộng và lượng người sử dụng Internet cho việc mua sắm ngày càng
tăng cao, cùng với sự đầu tư lớn từ các cá nhân, tổ chức, quỹ đầu tư mạo hiểm.


1.4. Những chức năng cơ bản của website thương mại điện tử
Về cơ bản, một website thương mại điện tử trước hết là một hệ thống website
động cung cấp các chức năng cho phép giao dịch qua mạng như: xem thông tin sản
phẩm, đăng ký thông tin khách hàng, quản lý thông tin khách hàng, đặt hàng, xem
thông tin giỏ hàng, quản lý đơn đặt hàng, thanh toán qua mạng…
1.4.1. Quản trị danh mục sản phẩm
Đặc trưng nổi bật trong tính năng quản trị sản phẩm của là hỗ trợ linh hoạt trong
tổ chức nhóm sản phẩm, cho phép một sản phẩm có thể được sao chép và xuất hiện ở
nhiều nhóm khác nhau. Đồng thời, có thể cài đặt nhiều loại sản phẩm trong quản trị để
các biểu mẫu dữ liệu phù hợp với đặc thù từng loại sản phẩm, ví dụ các dữ liệu mô tả
cho một loại thực phẩm không giống với dữ liệu cho một hàng điện tử. Khả năng này
đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử khi website có nhiều mặt hàng khác nhau
mà vẫn muốn làm nổi bật đặc trưng của mỗi loại hàng.
Ngoài ra hệ thống hỗ trợ khả năng điều khiển các thuộc tính hiển thị cho phép
một sản phẩm được hiển thị theo những đặc trưng khác nhau, tại các vị trí nội dung
khác nhau trên giao diện. Tính năng này rất quan trọng đối với việc triển khai các mục
tiêu hay chương trình quảng cáo, khuyến mại của trang web.
Hệ thống quản trị giá sản phẩm cho phép quản trị giá tham chiếu dành riêng cho
người bán (giá nhập gốc), giá bán, giá khuyến mãi. Việc hỗ trợ giá nhập gốc chỉ dành
cho người bán, cho phép người bán có thể tham khảo giá ngay trên website để giúp
quyết định có chấp nhận mức giá mà người mua đề nghị khi muốn mặc cả mua hàng
hay không.
Ngoài ra hệ thống còn thiết kế cho phép cập nhật giá cho hàng loạt sản phẩm
cùng lúc, tính năng này đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử khi số lượng sản
phẩm trên website lên đến hàng nghìn và việc cập nhật lần lượt là không thể.
7


1.4.2. Giỏ hàng điện tử

Giỏ hàng điện tử cho phép người mua hàng có thể cùng lúc đặt mua nhiều sản
phẩm với các số lượng khác nhau. Hệ thống sẽ tự động tính toán giá trị giỏ hàng và bổ
sung các thông tin khuyến mãi kèm theo các sản phẩm đặt mua.
Quá trình đặt hàng thông qua giỏ hàng điện tử cho phép thu thập đầy đủ các
thông tin của người mua hoặc thành viên kèm theo các thông tin thanh toán. Các thông
tin này trợ giúp bộ phận bán hàng trong quá trình quản trị và xử lý đơn hàng.
1.4.3. Quản trị thông tin thành viên/khách hàng
Các thành viên đăng ký, khách hàng mua hàng trên website là nguồn thông tin
rất quan trọng hỗ trợ người bán hàng trong việc xây dựng và triển khai các chương
trình bán hàng, thăm dò thị trường và xúc tiến khuyến mãi…
Phiên bản Thương mại Điện tử gomynghemienttrung.com hỗ trợ các tính năng
quản trị thông tin thành viên, khách hàng, cho phép người quản trị quản lý danh mục,
kết xuất các thông tin và theo dõi các đơn hàng liên quan đến các thành viên. Ngoài ra,
bản thân các thành viên cũng có thể đăng nhập để chỉnh sửa các thông tin của mình và
xem xét lịch sử mua hàng.
1.4.4. Quản trị và xử lý đơn hàng
Tính năng quản trị cho phép người quản trị kết xuất các thống kê về mua bán
trên các đơn hàng, số lượng sản phẩm đã bán ra hoặc các thành viên liên quan đến đơn
hàng. Ngoài ra, người quản trị có thể cập nhật tình trạng xử lý đơn hàng kèm theo các
ghi chú xử lý đơn hàng. Trong trường hợp có nhiều người bán hàng, quản trị bán hàng
có thể tùy chọn chuyển đơn hàng đến cho người bán hàng phù hợp.
Đối với phía người sử dụng, khi đăng ký và đăng nhập tài khoản thành viên, có
thể theo dõi thống kê các đơn hàng của mình và trong trường hợp được quản trị viên
kích hoạt, có thể theo dõi lịch sử tifnht trạng xử lý đơn hàng.
1.4.5. Tích hợp thanh toán trực tuyến
Giỏ hàng điện tử gomynghemientrung.com cho phép tích hợp với hầu hết các
cổng thanh toán điện tử phổ biến hiện nay như nganluong.vn, baokim, hay paypal… từ
đó hỗ trợ nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc debit ngay trên website. Kết quả
thanh toán được phản ánh ngay lập tức vào thông tin đơn hàng khi đặt hàng.


1.4.6. Hệ thống báo cáo, thống kê
Hệ thống hỗ trợ tính năng báo cáo, thống kê cho phép kết xuất chi tiết các báo
cáo, thống kê các hoạt động kinh doanh diễn ra trên website bao gồm thống kê về các
đơn hàng, doanh số theo mặt hàng, theo từng người mua, theo hãng sản xuất, các
lượng truy cập vào từng mục nội dung và gửi liên hệ…. trên website một cách linh
hoạt trong các khoảng thời gian khác nhau.
Các thống kê này hỗ trợ người quản trị bán hàng trong việc đánh giá nhu cầu
khách hang và xây dựng được các chương trình chăm sóc khách hàng, nhập hàng, xúc
8


tiến bán hàng cũng như xây dựng các chương trình khuyến mãi phù hợp với các sản
phẩm theo từng nhóm khách hàng khác nhau.

1.5. Năm lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Sử dụng phương thức bán hàng trực tuyến, các doanh nghiệp có thể nhận được
5 lợi ích sau đây:

1.5.1. Dễ dàng mở rộng phạm vi quảng bá sản phẩm tới một lượng khác hàng đông
đảo hơn
Với thương mại điện tử, đối tượng khách hàng của bạn giờ đây đã không còn bị
giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc. Doanh nghiệp không chỉ có thể bán
hàng cho cư dân trong thành phố của bạn, mà bạn còn có thể bán hàng trong toàn bộ
đất nước hoặc mở rộng ra thị trường quốc tế. Bạn không ngồi chờ khách hàng mà
khách hàng sẽ tự tìm đến với bạn. Vì thế, chắc chắn rằng số lượng khách hàng của bạn
sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Đó là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ
ước. Tuy nhiên, chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ phải thật tốt, nếu không,
thương mại điện tử cũng không giúp gì được cho doanh nghiệp.

1.5.2. Cắt giảm chi phí

Áp dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp không phải tốn kém nhiều chi phí
cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, một lượng đông đảo nhân viên phục vụ và cũng
không cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa... Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng
một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành website mỗi tháng không
quá một triệu đồng.
1.5.3. Maketing toàn cầu với chi phí cực kì thấp
Chỉ với chi phí cực kì nhỏ doanh nghiệp có thể đưa thông tin quảng cáo của
mình đến với hàng trăm triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ
có thương mại điện tử làm được cho doanh nghiệp. Thử so sánh với một quảng cáo
trên báo Tuổi Trẻ với vài triệu độc giả, mỗi lần quảng cáo bạn phải trả ít nhất 50 đô-la
Mỹ, còn nếu doanh nghiệp có một website của mình, họ có thể quảng cáo thông tin 24
giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, và lượng độc giả là hàng trăm triệu người từ mọi nơi
trên thế giới. Chi phí cho website của mỗi tháng ước tính (kinh tế nhất) là: 5 đô-la Mỹ
chi phí lưu trữ trực tuyến (hosting), 10-20 đô-la Mỹ trả cho chi phí quảng cáo (liệt kê
địa chỉ web trên một dạng danh bạ doanh nghiệp điện tử. Dĩ nhiên, đây chỉ là chi phí
tối thiểu cho website. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính, họ có thể thuê quảng
cáo với chi phí cao hơn để mong quảng cáo tốt hơn.
1.5.4. Mang lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng:
Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể cung cấp catalogue, brochure,
thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, có
thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Nói tóm lại,
thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách
9


hàng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là tiền bạc, không ai có đủ
kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ
và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng.
Nếu doanh nghiệp không xử lý yêu cầu thông tin của khách hàng một cách nhanh
chóng, họ sẽ không kiên nhẫn mà chờ đợi, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh tranh

đang săn đón họ.
1.5.5. Gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường:
Việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, doanh
nghiệp có thể tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ,
chiến lược tiếp thị v.v… Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh đều áp dụng thương
mại điện tử, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho
doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.
Tóm lại, thương mại điện tử thực sự là một cơ hội cho các doanh nghiệp. Rõ
ràng không còn quá sớm để nói đến thương mại điện tử. Những người chiến thắng
thường là những người đi tiên phong, hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan
tâm nhiều đến thương mại điện tử, do đó, để giành lấy ưu thế, cần phải nhanh tay chọn
lấy một nền tảng thương mại điện tử cho mình và hành động ngay.

1.6. Các nền tảng thương mại điện tử phổ biến
Theo một khảo sát của Alexa vào năm 2014 trên một triệu trang web thương
mại điện tử hàng đầu trên thế giới thì dẫn đầu các nền tảng thương mại điện tử là nền
tảng Magento CE (Magento Community Edition).
Magento CE giữ vị trí đứng đầu trong các nền tảng thương mại điện tử với
25,6%, đứng sau đó là WooCommerce thấp hơn 5% so với Magento CE. Hai nền tảng
này cùng nhau chiếm giữ khoảng 46,4% thị phần trên toàn thế giới.

10


Hình 2: Cơ cấu thị phần của các nền tảng thương mại điện tử trên tổng số
1.000.000 website thương mại điện tử được khảo sát
Có thể thấy, trong vài năm gần đây, các nền tảng thương mại điện tử khác nhau
đã được phổ biến và chiếm thị phần không nhỏ trên thế giới. Có một điều đặc biệt tạo
nên giá trị trong nghiên cứu của Alexa đó chính là các trang web dựa trên nền tảng
Magento CE có chỉ số Alexa cao hơn hẳn các trang web được xây dựng trên các nền

tảng khác. Trong một trăm nghìn trang web đứng top trong nghiên cứu của Alexa thì
68% trong số đó sử dụng Magento CE.
Theo Google Trends một công cụ phân
tích xu thế thị tường thuộc Google cho phép xem thống kê về việc tìm kiếm của một
hoặc nhiều từ khóa nào đó, bằng cách tìm kiếm theo 5 chủ đề với từ khóa là các nền
tảng phổ biến hàng đầu là “Magento CE”, “WooCommerce”, “PrestaShop”, “Shopify”
và “VirtueMart” thì Magento luôn chiếm vị trí cao nhất.

11


Hình 3: Xu hướng tìm kiếm các từ khóa “Magento CE”, “WooCommerce”,
“PrestaShop”, “Shopify” và “VirtueMart” trên thế giới, tính đến tháng 10/2014
Ngoài ra, Google Trends còn cho phép so sánh sự thay đổi dữ liệu tìm kiếm của
các nước khác nhau. Alexa đã thực hiện việc so sánh cho Magento và có những kết
quả tiếp theo:

Hình 4: Xu hướng tìm kiếm các từ khóa “Magento”
tại 05 nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Brasil, tính đến tháng 10/2014
Kiểm tra thị trường Magento trong Google Trends có thể thấy tại Châu Âu có
số lượng các website sử dụng nền tảng Magento rất đông đảo.

12


Hình 5: Xu hướng tìm kiếm các từ khóa “Magento”
tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, tính đến tháng 10/2014
Tại Châu Á, Ấn Độ bùng nổ về thương mại điện tử từ cuối năm 2008. Từ năm
2009 họ đã tiếp cận với nền tảng Magento và rất nhanh chóng, nền tảng này được ưa
chuộng, phát triển mạnh mẽ.

Magento là nền tảng phổ biến nhất ở Mỹ, theo Google Trends, dựa trên khối
lượng truy vấn tìm kiếm trong năm 2014. Tuy nhiên Shopify cũng gần như ở đó và
thậm chí gần bằng Magento trong tháng Mười. WooCommerce cũng khá phổ biến
trong khu vực đó và phát triển chậm.

13


Hình 6: Xu hướng tìm kiếm các từ khóa “Magento CE”, “WooCommerce”,
“PrestaShop”, “Shopify” và “VirtueMart” trên thế giới, trong năm 2014,
tính đến tháng 10/2014
Tại Trung Quốc, Magento là nền tảng duy nhất, trong đó có đủ khối lượng tìm
kiếm để xây dựng một biểu đồ ở đất nước đông dân nhất thế giới này.

Hình 7: Xu hướng tìm kiếm các từ khóa “Magento CE”, “WooCommerce”,
“PrestaShop”, “Shopify” và “VirtueMart” tại Trung Quốc
trong năm 2014, tính đến tháng 10/2014
Tại vương quốc Anh, Magento được quan tâm nhiều hơn trong thị trường
thương mại điện tử, PrestaShop đứng thứ hai. Magento ở đây đã suy giảm rõ rệt trong
năm 2014. Shopify và WooCommerce cũng rất phổ biến trong khu vực này nhưng vẫn
còn khá xa Magento.

14


Hình 8: Xu hướng tìm kiếm các từ khóa “Magento CE”, “WooCommerce”,
“PrestaShop”, “Shopify” và “VirtueMart” tại Anh
trong năm 2014, tính đến tháng 10/2014
Cũng như tại Trung Quốc, tại Nhật Bản, cũng chỉ có Magento là đủ khối lượng
để xây dựng biểu đồ về thương mại điện tử cho cuộc khảo sát này.


Hình 9: Xu hướng tìm kiếm các từ khóa “Magento CE”, “WooCommerce”,
“PrestaShop”, “Shopify” và “VirtueMart” tại Nhật Bản
trong năm 2014, tính đến tháng 10/2014
Nước Đức “nghiện” Magento nhưng mọi thứ rõ ràng đã thay đổi khi thị phần
của các nền tảng khác đang dần dần tăng trưởng.

15


Hình 10: Xu hướng tìm kiếm các từ khóa “Magento CE”, “WooCommerce”,
“PrestaShop”, “Shopify” và “VirtueMart” tại Trung Quốc
trong năm 2014, tính đến tháng 10/2014
Qua các nghiên cứu trên Magento dẫn đầu trong tất cả các thị trường thương
mại điện tử lớn nhất trên thế giới, nhưng vị trí của nó luôn bị cạnh tranh, nó liên tục
giảm tại các thị trường châu Âu và tại thị trường Mỹ, tuy vậy vị trí của nó rất mạnh
trong khu vực châu Á.
Có thể nhìn thấy tất cả các nền tảng hàng đầu về thương mại điện tử đều là nền
tảng mã nguồn mở và Magento là một nền tảng mã nguồn mở miễn phí được ưa
chuộng nhất trên thế giới trong thời gian hiện tại. Vậy tại sao các nền tảng mã nguồn
mở miễn phí được ưa chuộng như vậy? Và tại sao ta nên sử dụng nền tảng thương mại
điện tử mã nguồn mở miễn phí?

1.7. Tại sao nên sử dụng nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở miễn phí?
Lý do đầu tiên để sử dụng nền tảng mã nguồn mở miễn phí là vì bạn không phải
trả tiền để được sử dụng nó (quyền tự do sử dụng và tự do phân phối). Có một điều
đáng chú ý là không nên nhầm lẫn nền tảng mã nguồn mở miễn phí với phần mềm
miễn phí. Đối với phần mềm miễn phí, người sử dụng chỉ được quyền sử dụng (có giới
hạn) chương trình, và đôi khi được quyền phân phát lại chương trình đó. Tuy nhiên,
nền tảng mã nguồn mở miền phí không chỉ đơn giản là một “phần mềm miễn phí”. Với

nền tảng này chính người sử dụng có thể nắm quyền điều khiển phần mềm mình đang
sử dụng. Khi doanh nghiệp sử dụng dùng phần mềm tự do nguồn mở, phần mềm thực
sự là của chính doanh nghiệp. Họ được quyền làm gì tuỳ thích với những gì mình sở
hữu. Có thể kiểm tra, tìm hiểu, phân phát nó cho bạn bè đồng thời cũng có thể chỉnh
sửa và phân phát tiếp những chỉnh sửa của mình tới bất kỳ ai.
Do mã nguồn của nền tảng mã nguồn mở miễn phí được mở công khai, bất kỳ
ai cũng có thể xem và tìm hiểu, do đó doanh nghiệp có thể hoàn toàn an tâm rằng phần
mềm của mình đã được kiểm định bởi một lượng lớn các lập trình viên giỏi trên toàn
thế giới. Bất kỳ một lỗi an ninh được phát hiện hay một chức năng quan trọng được đề
xuất, nhiều khả năng nó sẽ được khắc phục hoặc bổ sung thêm một cách hết sức nhanh
16


chóng. Dĩ nhiên điều này chỉ đúng với những phần mềm có tầm ảnh hưởng lớn và
được hỗ trợ phát triển bởi một cộng đồng lớn, hoặc thậm chí được một hoặc một vài
công ty thương mại lớn bảo trợ.
Đối với người sử dụng là những tổ chức, doanh nghiệp, quyền được sở hữu một
phần mềm nguồn mở miễn phí trở thành điểm then chốt. Hãy hình dung, một công ty
phụ thuộc vào một phần mềm thương mại. Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày kia công ty
cung cấp phần mềm quyết định thôi không bảo trì, phát triển phần mềm này nữa?
Nhiều khả năng bạn phải đối mặt với việc buộc phải thay thế phần mềm này bằng một
phần mềm khác, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của công ty. Nếu điều
này xảy ra với phần mềm được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở miễn phí, doanh
nghiệp chỉ cần bỏ một số tiền để thuê một công ty/cá nhân khác tiếp tục bảo trì, phát
triển phần mềm.
Rộng hơn nữa, đối với một quốc gia, việc sử dụng các phần mềm được tạo ra
bởi các quốc gia không thân thiện là xâm hại an ninh quốc gia. Do không thể kiểm tra
mã nguồn, một quốc gia khó lòng biết được nếu quốc gia khác có cài mã độc hoặc mã
theo dõi vào những phần mềm mình đang sử dụng hay không. Với phần mềm được
xây dựng dựa trên nền tảng nguồn mở miễn phí, một quốc gia sẽ hoàn toàn làm chủ

công nghệ mình đang sử dụng.
Chính vì vậy, Magento chính là một trong những giải pháp nền tảng mã nguồn
mở miễn phí hàng đầu giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại
điện tử như mình mong muốn!

1.8. Magento - Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở miễn phí hàng đầu
Magento là một nền tảng thương mại điện tử PHP hàng đầu, với nhiều tính
năng linh hoạt và mạnh mẽ. Nó cung cấp hầu hết các tính năng, công cụ để có thể xây
dựng, cài đặt và nhanh chóng đưa vào sử dụng một website thương mại điện tử. Bên
cạnh đó, các nhà phát triển (lập trình viên/developers) có thể dễ dàng tải về, cài đặt
cũng như tùy chỉnh, xây dựng, bổ sung thêm các module theo yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay Magento3 có 2 phiên bản như sau:
 Magento CE (Community Edition): Đây là phiên bản cho phép sử dụng
miễn phí, có thể tải mã nguồn và bộ cài đặt về từ website chính thức của
Magento là . Với phiên bản này, lập trình viên có thể dễ
dàng xây dựng, phát triển, cài đặt bổ sung thêm nhiều module cho website
thương mại điện tử theo yêu cầu của người dùng;

Trước đây Magento còn có phiên bản Magento Go, cho phép tạo website trên cloud
của Magento và chủ website phải trả phí dịch vụ hàng tháng. Tuy nhiên, do dịch vụ
này triển khai hoạt động không hiệu quả nên vào cuối tháng 1/2015 vừa qua công ty
chủ quản của Magento là MAGENTO, INC đã tiến hành ngừng cung cấp dịch vụ
Magento Go.
17
3


 Magento EE (Enterprise Edition): Đây là phiên bản Magento CE tuy
nhiên được bổ sung thêm một số module nâng cao và được mã hóa một số
thông tin và để sử dụng phiên bản này phải trả phí (khoảng $16000/năm).

1.8.1. Các tính năng cơ bản mà Magento cung cấp
 Phân tích và báo cáo: tích hợp với dịch vụ Google Analytics và cung cấp
nhiều báo cáo, cho phép doanh nghiệp phân tích xu thế;
 Duyệt sản phẩm: với nhiều hình ảnh, tùy chọn nhận xét đánh giá sản phẩm,
danh mục sản phẩm ưu thích;
 Duyệt danh mục: dễ dàng tìm kiếm và chọn lọc sản phẩm;
 Quản lý danh mục: quản lý hàng tồn, nhập, xuất…;
 Quản lý tài khoản khách hàng: tình trạng tài khoản, lịch sử giao dịch, danh
mục ưu thích, địa chỉ, giỏ hàng…;
 Quản lý đơn hàng;
 Thanh toán trực tiếp qua mạng: nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín
dụng, PayPal, Authorize.net, Google Checkout, hỗ trợ các mô-đun thanh
toán bên ngoài như CyberSource, ePay, eWAY cùng nhiều giải pháp thanh
toán khác;
 Hỗ trợ quốc tế hóa trang web với đa ngôn ngữ và tiền tệ;

Hình 11: Giao diện trang chủ của website demo Magento CE 1.9.x
 Hỗ trợ các công cụ khuyến mãi và tiếp thị mạnh mẽ: Cho phép quản lý
phiếu giảm giá, khuyến mãi với nhiều tùy chọn;
18


 Dịch vụ khách hàng: tăng cường các tính năng, hình thức liên hệ khách
hàng; theo dõi toàn diện, dịch vụ email;
 Cross-sell/Up-sell: chào bán các sản phẩm bổ sung (cross-sell) hoặc các sản
phẩm nâng cấp (up-sell) mà khách hàng có nhu cầu, với mục đích tăng sự
hài lòng của khách hàng và doanh thu của doanh nghiệp;
 Công nghệ tìm kiếm: nhanh chóng, thân thiện, hỗ trợ tìm kiếm trên Google
SiteMap;
 Magento có 1 số chức năng nổi bật mà 1 số mã nguồn mở khác không có

được đó là:
o Bundle/Grouped/Digital products & more: Hệ thống có thể tạo ra các
gói, nhóm sản phẩm với thuộc tính cho từng loại;
o Layered/ Filter naviagation: Giúp người dùng có thể lọc, tìm kiếm
theo 1 hay nhiều thuộc tính của sản phẩm;
o Advanced searching: Giúp tìm kiếm nâng cao, tìm kiếm tùy chỉnh;
o Wishlists: Người quản lý có thể tạo ra danh sách sản phẩm yêu thích
của mình và chia sẻ với bạn bè;

Hình 12: Giao diện đăng ký, đăng nhập thông tin khách hàng của website demo
Magento CE 1.9.x
o Seo performance: Magento đã tích hợp SEO giúp tối ưu hóa với công
cụ tìm kiếm;
o Email lists (Email Subscribers): Magento có 1 hệ thống danh sách
các email, lọc, sắp xếp, giúp cho việc marketing dễ dàng với tính
năng ưu việt;
o Multi store/mall feature: nhà quản lý cũng có thể tạo ra nhiều cửa
hàng, kho hàng, địa điểm bán hàng khác nhau, cùng 1 sản phẩm
nhưng có thể bán với giá khác nhau ở mỗi cửa hàng;
19


Hình 13: Giao diện trang quản trị của website demo Magento CE 1.9.x
o Compare product: Tạo ra danh sách các sản phẩm dùng để so sánh.

Hình 14: Giao diện so sánh sản phẩm của website demo Magento CE 1.9.x
 Ngoài ra, Magento hoàn toàn cho phép xây dựng thêm các modul riêng để
đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng trang web. Bên cạnh đó, Magento còn
có một cộng đồng rất tích cực, cả người sử dụng và nhà phát triển, nhiều
người trong số họ là những chuyên gia về Magento. Đã có một số lượng lớn

các phần mở rộng đã được xây dựng cho Magento 4, cả miễn phí lẫn thương
mại, cho phép nâng cấp website một cách dễ dàng với rất nhiều dịch vụ của
bên thứ 3 cũng như từ các nhà phát triển hệ thống.
Gần 10000 Magento module đang được giới thiệu và quảng bá trên website chính
thức của Magento />20
4


1.8.2. Một số hạn chế của Magento hay hạn chế của các website thương mại điện tử
Tuy mang nhiều lợi thế về các mặt nhưng không vì thế mà Magento không có
những hạn chế. Có một hạn chế không chỉ của Magento mà còn là hạn chế chung của
hầu hết các website thương mại điện tử đó là việc quản trị quan hệ, phân tích thông tin,
dự báo doanh thu từ khách hàng, chăm sóc khác hàng trên trang web thương mại điện
tử hiện gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một thách thức lớn không chỉ được đặt ra cho
người quản trị website mà cho ngay cả các lập trình viên. Tuy nhiên, việc xây những
tính năng này ngay trên hệ thống website thương mại điện tử là một giải pháp hết sức
tốn kém, tốn nhiều tài nguyên mà lại kém hiệu quả.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu sử dụng một cách hiệu quả các hệ thống phần
mềm CRM (CRM – Customer Relationship Management) song song với việc sử dụng
website thương mại điện tử là một vấn đề thực tiễn hết sức tự nhiên và thú vị được đặt ra.

21


1.9. Kết luận
Chương này đã làm rõ được một số vấn đề về thương mại điện tử bao gồm:
- Khái niệm về thương mại điện tử;
- Quá trình phát triển thương mại điện tử;
- Tình hình hoạt động thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam;
- Năm lợi ích cơn bản của thương mại điện tử mang lại đối với doanh nghiệp;

- Các nền tảng thương mại điện tử phổ biến;
- Tại sao nên sử dụng nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở miễn phí?
- Qua đó, giới thiệu tổng quan về Magento, một nền tảng thương mại điện tử
mã nguồn mở hàng đầu với nhiều tính năng mạnh mẽ và linh hoạt.
Magento ( nói riêng hay các nền tảng thương mại điện tử nói chung ) tuy là một
nền tảng thương mại điện tử mang trong mình nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng
như bao nền tảng thương mại điện tử khác, trong nó vẫn tốn tại có không ít mặt hạn
chế cần được khắc phục, nổi trội đó là việc quản trị quan hệ, phân tích thông tin, dự
báo doanh thu từ khách hàng, chăm sóc khác hàng trên trang web thương mại điện tử
hiện gặp rất nhiều khó khăn và việc xây những tính năng này ngay trên hệ thống
website thương mại điện tử là một giải pháp hết sức tốn kém, tốn nhiều tài nguyên mà
lại kém hiệu quả. Chính vì lẽ đó, chương này đã đề xuất việc cần phải nghiêm túc
nghiên cứu việc sử dụng một cách hiệu quả các hệ thống phần mềm CRM (giải pháp
quản lý quan hệ khách hàng chuyên nghiệp) song song với việc sử dụng website
thương mại điện tử sao cho thật hiệu quả.

22


×