Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực hiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ công chức, viên chức từ thực tiễn Học viện Hành chính Quốc gia (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.41 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TẠ THỊ TÂM

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CHO ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỪ THỰC TIỄN
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Chun ngành

: Chính sách cơng

Mã sớ

: 834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MINH PHÚ

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Thực hiện chính sách đãi ngộ cho đội
ngũ cơng chức, viên chức từ thực tiễn Học viện Hành chính Quốc gia” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Phú. Các kết quả
nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu,


ví dụ trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã hồn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
Quy định của Học viện KHXH thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Vậy nay tôi viết lời cam đoan này xin trân trọng đề nghị Học viện KHXH
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xem xét để tơi có thể bảo vệ luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Tạ Thị Tâm


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
to lớn từ gia đình, những bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là sự chỉ bảo, dẫn dắt của
các Thầy, Cô tại học viện Khoa học xã hội.
Tôi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn
Minh Phú, Học viện Khoa học Xã hội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi
trong suốt q trình làm luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Học viện Khoa học
Xã hội nói chung, các thầy cơ trong khoa Chính sách cơng nói riêng đã truyền đạt
nhiều kiến thức bổ ích, giúp tơi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành
luận văn thạc sỹ này.
Hà nội, ngày tháng
Học viên

Tạ Thị Tâm


năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI
NGỘ CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC ........................................................................8
1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................8
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của chính sách đãi ngộ cơng chức, viên chức ...................12
1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng việc thực hiện chính sách đãi ngộ công chức, viên
chức ........................................................................................................................14
1.4. Nội dung các bước thực hiện chính sách đãi ngộ cơng chức, viên chức ........15
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ cơng chức,
viên chức ................................................................................................................19
1.6. Các hình thức thể hiện của chính sách đãi ngộ cơng chức, viên chức ...........21
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ...............30
2.1. Khái quát chung về Học viện hành chính Quốc gia .......................................30
2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đãi ngộ đối với công chức, viên chức 32
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ công chức, viên chức tại
Học viện .................................................................................................................35
2.4 Đánh giá sự tham gia của các chủ thể thực hiện chính sách đãi ngộ cơng chức,
viên chức tại Học viện Hành chính Quốc gia ........................................................51
2.5. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đãi ngộ cơng chức, viên chức tại Học
viện Hành chính Quốc gia .....................................................................................53
Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỪ THỰC TIỄN
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA .............................................................60
3.1. Quan điểm hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách đãi ngộ cơng chức,
viên chức tại Học viện Hành chính Quốc gia ........................................................60

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ cơng chức, viên
chức từ tại Học viện Hành chính Quốc gia ............................................................61
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và đảm bảo thực hiện có hiệu lực, hiệu quả
chính sách đãi ngộ công chức, viên chức từ thực tiễn Học viện Hành chính Quốc
gia...........................................................................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CCVC

Công chức, viên chức

ĐTBD

Đào tạo bồi dưỡng

HCNN

Hành chính nhà nước


HCQG

Hành chính Quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1 Bảng tổng kết mức lương cơ sở thay đổi qua các năm .............................. 22
Bảng 2.1 Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2018......... 36
Bảng 2.2 Định mức chi công tác quản lý, điều hành .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp số lượng giảng viên có học hàm, học vị kéo dài thời
gian cơng tác tại Học viện Hành chính Quốc gia .........Error! Bookmark not defined.2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng chức, viên chức (CCVC) thực hiện một loại lao động đặc biệt – lao
động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chuyên môn mà họ được giao
nhiệm vụ đảm trách, họ là đại diện của nhà nước và thay mặt nhà nước để thực thi
quyền lực nhà nước trong việc quản lý những lĩnh vực được giao. Hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của bộ máy HCNN phụ thuộc phần nhiều vào trình độ, năng lực và
phẩm chất của đội ngũ CCVC nhà nước. CCVC làm việc có hiệu quả ngồi việc
nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng thì người CCVC phải có động lực làm việc,
cống hiến cho tổ chức. Điều đó chỉ xảy ra khi: chính sách tiền lương đối với công
chức phải tương xứng với giá trị sức lao động bỏ ra và phải bảo đảm được ba
phương diện: duy trì cuộc sống của bản thân, một phần tích lũy cho gia đình và một
phần để đề phịng rủi ro có thể xảy ra (ốm đau, về hưu…). Mặt khác, việc trả lương
phải theo kết quả cơng việc chứ khơng phải theo vị trí và chức danh của công việc
nhằm bảo đảm công bằng, tạo động lực phấn đấu và gây dựng lịng đam mê với
cơng việc chuyên môn mà công chức đang đảm nhiệm. Mỗi CCVC cần có sự cơng
bằng trong đánh giá, khen thưởng và kỷ luật. CCVC mong muốn có được cơ hội

cơng bằng ở mọi vị trí phấn đấu trong cơ quan, đơn vị. Vì vậy, cách thức đánh giá
và trả lương phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Bên cạnh đó, một mơi
trường làm việc năng động, sáng tạo sẽ khuyến khích mọi CCVC dù ở vị trí nhân
viên hay lãnh đạo đều bình đẳng và cạnh tranh cơng bằng. Theo kết quả nghiên cứu
của Towers Watson: Một tổ chức có chế độ đãi ngộ vượt trội ghi nhận mức độ gắn
kết của người lao động cao hơn 3 lần, và chỉ số hiệu suất tài chính cao hơn 1.5 lần
so với các tổ chức khác. Chính sách đãi ngộ có tốt thì CCVC mới có động lực cống
hiến tài trí cho Nhà nước.
Ở Việt Nam hiện nay, các chính sách đãi ngộ cho CCVC chưa đủ mức để thu
hút, giữ chân và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao cho bộ máy hành chính
nhà nước, hiệu quả làm việc thấp, tình trạng lãng phí nguồn lực do bố trí cơng việc
chưa hợp lý, mức sống của CCVC còn thấp so với mặt bằng chung…. Một trong

1


các nguyên nhân là do thực thiện chính sách đãi ngộ CCVC chưa tốt. Một phần là
do bản thân chính sách, một phần là do công tác tổ chức thực hiện chính sách chưa
tốt.
Học viện Hành chính Quốc gia (HCQG) là đơn vị sự nghiệp hạng đặc biệt,
trực thuộc Bộ Nội vụ. Học viện là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào
tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho
cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học hành
chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước. Chất
lượng nguồn nhân lực được đào tạo ở Học viện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng, hiệu quả của nền hành chính quốc gia. Do đó, chất lượng, hiệu quả hoạt
động đội ngũ cơng chức, viên chức đang công tác tại Học viện cũng cần được chú
trọng và có những chính sách đãi ngộ đặc biệt.
Trong 7 năm (từ 2007 – 2014) Học viện Hành chính Quốc gia đã 02 lần thay
đổi cơ quan chủ quản dẫn đến thay đổi cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ . Ba năm, Học

viện khơng có ai giữ chức Giám đốc Học viện. Trong suốt thời gian ba năm, chín
tháng (Từ ngày 16/6/2014 đến 15/3/2018) Học viện khơng có quy định chức năng,
nhiệm vụ cụ thể của mình. Trong bối cảnh nhiều biến động như thế, khơng tránh
khỏi tình trạng các CCVC hoang mang, ảnh hưởng đến chất lượng cơng việc, các
chế độ đãi ngộ của CCVC cũng ít được quan tâm và có phần bị ảnh hưởng.
Do đó, việc tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách đãi ngộ cho đội
ngũ công chức, viên chức từ thực tiễn Học viện Hành chính Quốc gia” là một
vấn đề có tính cấp thiết trong thực tiễn thực hiện chính sách đãi ngộ tại Học viện.
Qua thực hiện đề tài tác giả mong muốn có một cái nhìn khách quan, sâu sắc về việc
thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cơng chức, viên chức nói chung và ở Học viện
Hành chính Quốc gia nói riêng. Từ đó, tập trung phân tích và luận giải một cách
khoa học các yêu cầu đối với việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công chức,
viên chức hiện nay, chỉ ra những điểm còn bất cập và đưa ra các giải pháp nhằm
thực hiện có hiệu quả chính sách đãi ngộ cho đội ngũ CCVC tại Học viện Hành
chính Quốc gia.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nghiên cứu chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, cơng chức, viên chức
đã được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu này tập
trung nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhưng ở đối tượng nhất định như:
- Sách “Tiếp tục hồn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cơ
sở” (2009) của tác giả Nguyễn Thế Vinh, nhà xuất bản chính trị quốc gia;
- Sách “Tạo động lực việc làm cho người lao động trong tổ chức” (năm
2013), của tác giả Nguyễn Trang Thu, nhà xuất bản giáo dục;
- Giáo trình “Quản trị nhân sự” (năm 2009), của tác giả Lê Thanh Hà, nhà
xuất bản Lao động – Xã hội. Tác giả đã đề cập một cách cụ thể và chi tiết về vấn đề
tạo động lực; Các học thuyết tạo động lực lao động và các biện pháp tạo động lực

lao động;
- Giáo trình “Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước” (năm
2013) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải, nhà xuất bản lao động;
- Một số bài báo có thể kể đến như “Vấn đề đánh giá kết quả thực thi công
vụ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hạ Thu Quyên – Học viện Chính trị Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Hay tác giả Đào Thị Thanh Thủy, Học viện Hành
chính với bài báo” Những vấn đề đặt ra đối với đánh giá công chức”;
- Hội thảo khoa học “Quản lý công chức theo vị trí việc làm thách thức và
giải pháp”, của Học viện Hành chính Quốc gia (năm 2017);
- Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức
ngành ngoại giao ở nước ta hiện nay” của học viên Lê Huy Phiến, (năm 2016), Học
viện Khoa học xã hội;
- Luận văn thạc sĩ “Hồn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức
nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của học viên Trần Thị Ngọc Quyên, (năm 2010),
Học viện Hành chính Quốc gia;

3


- Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đãi ngộ cán bộ khoa học xã hội từ
thực tiễn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” của học viên Giang Thị Hiền,
(năm 2017), Học viện Khoa học xã hội;
- Luận án tiến sĩ “ Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức
ở các cơ quan hành chính nhà nước” của học viên Nguyễn Thị Phương Lan,(năm
2015) Học viện Hành chính Quốc gia.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu về việc thực hiện chính
sách đãi ngộ đối với cơng chức, viên chức Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn
đi sâu nghiên cứu “Thực hiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cơng chức, viên chức
từ thực tiễn Học viện Hành chính Quốc gia” hiện nay từ đó đề xuất giải pháp góp
phần thực hiện hiệu quả hơn chính sách này và đưa ra những kiến nghị nhằm hồn

thiện chính sách đãi ngộ đối với công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ CCVC tại Học
viện. Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách đãi
ngộ đối với CCVC tại Học viện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài; Nghiên cứu thực trạng
thực hiện chính sách đãi ngộ cho cơng chức, viên chức tại Học viện Hành chính
Quốc gia; Đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng
đãi ngộ cho CCVC Học viện nói riêng và CCVC nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách đãi ngộ đối với cơng chức, viên chức Học viện HCQG.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Do dung lượng của luận văn có hạn, tác giả tập trung nghiên
cứu vào sáu khía cạnh trong chính sách đãi ngộ công chức, viên chức tại Học viện
Hành chính Quốc gia bao gồm: chế độ tiền lương; chế độ phụ cấp; chế độ thi đua,
4


khen thưởng; chế độ đào tạo, bồi dưỡng; chính sách kéo dài thời gian công tác đối
với các công chức, viên chức có trình độ chun mơn cao (Giáo sư, Phó Giáo sư,
Tiến sĩ); mơi trường làm việc.
- Về khơng gian: Học viện Hành chính Quốc gia
- Về thời gian: Từ năm 2013 đến nay
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin; đồng thời, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách đãi ngộ đối với CCVC

- Phương pháp phân tích tài liệu sơ cấp, thứ cấp: Tài liệu sơ cấp bao gồm các
văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật có liên quan, các số liệu thống kê chính
thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu thứ cấp bao gồm các giáo trình,
các cơng trình khoa học, sách báo, tạp chí,… đây là phương pháp nghiên cứu khoa
học phổ biến, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học xã hội. Việc nghiên cứu luận án
dựa trên kết quả phân tích các tài liệu thứ cấp là các nghiên cứu có liên quan đến
chế độ lương, các chế độ đãi ngộ.
Việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp là nhằm phát hiện
những điểm mới, những điểm có thể kế thừa, bổ sung hay bàn luận thêm từ các
nghiên cứu liên quan của những người đã nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp
phân tích tài liệu thứ cấp cũng giúp tìm kiếm thơng tin làm cơ sở cho việc phân tích,
tổng hợp nhằm hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng phục vụ cho việc
nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này được sử dụng đồng thời trong cả ba chương
của luận văn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong
suốt quá trình nghiên cứu của đề tài luận văn. phương pháp phân tích tổng hợp được
sử dụng nhằm kế thừa kết quả của phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp để đưa ra
những nhận định về thực trạng chính sách đãi ngộ đối với CCVC Học viện HCQG
đồng thời đưa ra các phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách đãi ngộ CCVC tại Học viện.

5


Luận văn phân tích, lý giải tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của việc
nghiên cứu chế độ chính sách đãi ngộ đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Luận văn
cũng đi sâu, phân tích làm rõ mục đích của luận văn và những nhiệm vụ cụ thể để
định hướng nội dung nghiên cứu theo từng chương mục của để tài. Luận văn đi sâu
phân tích, làm rõ những thành cơng và hạn chế của việc thực hiện chính sách đãi
ngộ nhằm so sánh, tham chiếu… và sử dụng tối đa phương pháp này trong việc đúc

rút các phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ
CCVC tại Học viện HCQG. Phương pháp tổng hợp cịn được sử dụng để tóm lược
nội dung, nhằm đánh giá tổng quan của từng phần, sau các đề mục nhỏ và tiểu kết,
kết luận của từng chương, kết luận của toàn luận văn.
- Phương pháp liên ngành khoa học xã hội: vì đây là vấn đề về chế độ chính
sách, về quản lý cán bộ, do vậy nó liên quan đến pháp luật, đến quản lý nhà nước,
quản lý nhân sực, đời sống vật chất và tinh thần của CCVC dó đó nó cịn liên quan
đến nhiều ngành khoa học khác như xã hội, tâm lý,… phương pháp này sẽ giúp cơ
quan, tổ chức có được cái nhìn tổng thể về đời sống và xã hội đối với CCVC của
mình để từ đó có những chính sách đãi ngộ phù hợp, đạt hiệu lực và hiệu quả trong
thực tiễn quản lý.
Bên cạnh đó luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
phương pháp nghiên cứu chính sách cơng và các chu trình của chính sách; phương
pháp tổng hợp, so sánh để thấy được việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với
CCCV tại HVHCQG qua các thời kỳ, giữa Học viện với các cơ quan tổ chức khác .
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách đãi ngộ,
đồng thời đúc kết kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung, hồn thiện những vấn đề lý
luận về thực hiện chính sách đãi ngộ công chức, viên chức tại Học viện HCQG nói
riêng và cơng chức, viên chức nói chung
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần chỉ ra và khắc phục những hạn chế, bất cập
trong thực hiện chính sách đãi ngộ công chức, viên chức tại Học viện HCQG giai
đoạn hiện nay; hồn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ, góp

6


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×