Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích đặc điểm cá nhân người lao động của công ty cổ phần giày Đông Anh và ảnh hưởng của cá nhân đó đến tiến trình đổi mới và phát triển của tổ chức đó’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.68 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống, con người là những cá thể độc lập nhưng lại có mỗi liên
hệ mật thiết với các tổ chức xã hội như gia đình, bạn bè, công việc,…Trong bất kì
mỗi quan hệ nào, con người luôn có những mục tiêu muốn đạt được vào từng thời
điểm cụ thể. Ngoài những nỗ lực của cá nhân để đạt tới mục tiêu thì những yếu tố
về vật chất và tinh thần thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân chính là nhân tố giúp
đạt đến mục tiêu một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Hành vi của một cá nhân
cũng có những ảnh hưởng nhất định tác động tích cực hoặc tiêu cực cho tổ chức. Vì
vậy quản lý hành vi là một vấn đề quan trọng cấp thiết bậc nhất để giúp đưa tổ chức
ngày càng phát triển đi lên. Để hiểu rõ hơn và có cái nhìn thiết
thực, cụ thể về đặc điểm cá nhân cũng như hành vi của người lao động thì nhóm 3
chúng em chọn đề tài: “ Phân tích đặc điểm cá nhân người lao động của công ty cổ
phần giày Đông Anh và ảnh hưởng của cá nhân đó đến tiến trình đổi mới và phát
triển của tổ chức đó’.’ Bài thảo luận của chúng em còn có nhiều thiếu sót mong cô
góp ý, sửa chữa để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Bài thảo luận của nhóm gồm các phần chính là:
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH
1.

Giới thiệu về công ty cổ phần giày Đông Anh

2.

Phân tích đặc điểm cá nhân người lao động trong công ty cổ phần

giày Đông Anh
3.

Tác động của đặc điểm cá nhân người lao động đến doanh nghiệp



4.

Tạo động lực cho nhân viên


KẾT LUẬN

NỘI DUNG CHÍNH
1.

Giới thiệu về công ty cổ phần giày Đông Anh

Dafco hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần từ tháng 7/2005. Công ty có
vốn điều lệ 9,2 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 45%, tương đương 4,14 tỷ
đồng. Đại diện phần vốn nhà nước lúc đầu là ông Vũ Thế Lợi, Chủ tịch HĐQT
kiêm Giám đốc Dafco, người do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) cử
xuống.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khu vực và toàn cầu, 06 tháng
đầu năm 2013 hàng chục ngàn Doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, song Công
đoàn Công ty CP Giầy Đông Anh (thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam) vẫn
đồng hành với lãnh đạo Công ty và đối tác nước ngoài duy trì đủ việc làm cho
3.057 lao động với thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/người/tháng, đồng thời đơn
vị bảo đảm đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động nói chung và đảm bảo
quyền lợi cho 2.945 nữ CNLĐ nói riêng theo quy định hiện hành. Đơn vị luôn ổn
định và tăng trưởng mang tính bền vững.
2.

Phân tích đặc điểm cá nhân người lao động trong công ty cổ phần


giày Đông Anh
2.1.

Tiểu sử cá nhân

Công ty cổ phần Giầy Đông anh là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các
loại giầy dép Da, và các loại giầy thể thao. Vì vậy nguồn nhân lực của công ty chủ


yếu là lao động nữ trong đó hơn một nửa số lao động của công ty là những người đã
có gai đình và có con nhỏ số còn lại đến tuổi lập gia đình và sắp lập gia đình.
Đặc điểm tiểu sử cá nhân của người lao động công ty cổ phân giày Đông Anh
 Đa số công nhân là lao động nữ: khá tỷ mỉ, chăm chút, khéo léo, cẩn thận.
 Lao động nữ thường ít những tệ nạn xã hội, họ thường chú tâm tới công
việc, chăm chỉ làm việc.
 Lao động nữ thường ít đòi hỏi bởi họ thường an phận, họ chỉ mong muốn
nhận được một khoản thu nhập ổn định để nuôi con cái và gia đình.
 Lao động chủ yếu là những người có gia đình và những người đến tuổi lập
gia đình, họ ít có thời gian quan tâm đến công việc.
 Lao động nữ đã khi lấy chồng và sinh con trong thời gian tới.
 Lao động nữ thường sức khỏe yếu.
 Cuộc sống gia đình thường tác động đến tâm lý người phụ nữ
2.2.

Trình độ học vấn

Trong công ty cổ phần giầy Đông Anh Hà Nội thì yêu cầu đối với trình độ của
công nhân là không cao, công việc sản xuất đòi hỏi sự chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ chứ
không đòi hỏi kĩ thuật cao vì thế lao động trong công ty chủ yếu là lao động nữ có
trình độ phổ thông.

Công nhân ở đây muốn được làm những công việc lao động chân tay chứ
không muốn làm công việc sử dụng trí óc, công việc của họ tuy vất vả nhưng không
phải suy nghĩ nhiều bởi bản thân họ hầu hết vốn có suy nghĩ đơn giản và hiểu biết
không cao, công việc đòi hỏi kĩ thuật cao thì họ không đủ khả năng và kiến thức để
có thể đáp ứng.


2.3.

Tính cách

 Thường xuyên so đo, để ý những chuyện nhỏ
 Ở lâu lên lão làng
 Coi trọng mức lương hơn môi trường làm viêc
2.4.

Hành vi trong công việc
Đa số các người lao động trong doanh nghiệp đều là công nhân trực tiếp

sản xuất và một số ít lao động quản lí. Đối với lao động quản lí thì họ có ý thức cao
trong công việc, làm việc có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Đặc thù
công việc của công ty không đòi hỏi trình độ cao nhưng cần có sự chăm chỉ, cần cù,
tỉ mỉ. Trình độ tay nghề của công nhân thì phụ thuộc vào thời gian làm việc, sự cố
gắng trong quá trình làm việc.
Những lao động có tay nghề cao, họ đã gắn bó với công ty một thời gian, họ
am hiểu công việc của mình.
3.

Tác động của đặc điểm cá nhân người lao động đến doanh nghiệp


3.1.

Tiểu sử cá nhân

Lợi thế khi công ty đa số là lao động nữ
+ Đa số công nhân là lao động nữ: khá tỷ mỷ, chăm chút, khéo léo, cẩn thận.
Sản phẩm của công ty làm ra khá đẹp, bắt mắt, độ bền, chính xác cao. Sản phẩm lỗi
ít, chi phí sản xuất thấp, nguồn nhân công giá rẻ, tổn thất của công ty cũng giảm
đáng kể so với những công ty chủ yếu là lao động nam.
+ Lao động nữ thường ít những tệ nạn xã hội, họ thường chú tâm tới công
việc, chăm chỉ làm việc vì họ luôn mong muốn nhận được lương để còn nuôi gia
đình, con cái của họ. Công việc ít khi bị trì trệ, năng xuất lao động thì đều nhau.
Công ty sẽ thường xuyên có lợi nhuận và phát triển liên tục không bị gián đoạn.


+ Lao động nữ thường ít đòi hỏi bởi họ thường an phận, họ chỉ mong muốn
nhận được một khoản thu nhập ổn định để nuôi con cái và gia đình. Công ty cũng
giảm được phần nào những lo lắng về việc thiếu nhân lực. Chế độ lương, đãi ngộ
đối với lao động nữ cũng thấp hơn. Giảm bớt những chi phí biến đổi của công ty
Khó khăn của công ty:
+ Lao động chủ yếu là những người có gia đình và những người đến tuổi lập
gia đình, họ ít có thời gian quan tâm đến công việc, chỉ làm những công việc mình
được giao và chỉ cần làm tốt nhiệm vụ của mình để không bị trừ lương. Họ thụ
động trong công việc, không có tinh thần cầu tiến, không có tính sang tạo, ảnh
hưởng đến sản phẩm của công ty: Sản phẩm lâu được cải tiến, lỗi thời, tiêu thụ
kém, phát triển chậm.
+ Lao động nữ sau khi lấy chồng sẽ sinh con. Phải nghỉ thai sản theo chế độ
của nhà nước. Công ty lại mất thêm những khoản chi phí đó là bảo hiểm cho người
thai sản, lương nghỉ thai sản, trợ cấp, quà cáp…và trong thời gian đó công ty lại
phải tuyển thêm người mới để đủ số lượng nhân lực có thể đảm bảo thời gian cho

kịp tiến độ giao hàng…Mất thời gian đào tạo lao động mới vào, chi phí tăng, công
ty phát triển chậm. Và sau khi lao động nữ nghỉ thai sản bắt đầu đi làm lại thì cũng
sẽ phải đào tạo thêm vì sau một thời gian nghỉ làm, họ cũng phần nào đó quên đi
công việc, có thể có nhiều sự đổi mới họ chưa nắm bắt được kịp thời đồng thời làm
chậm tiến trình hoạt động.
+ Vì cần nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình nên những người lao động
nữ thường chỉ làm đúng số giờ quy định, chứ không có ý định làm tăng ca, làm
thêm giờ. Số lượng sản phẩm sản xuất ra không vượt trội, có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ
hội, bỏ lỡ nhiều đơn hàng lớn. Cơ hội phát triển chậm. lợi nhuận thu lại không cao
và tiến trình đổi mới hầu như là không có.
+ Lao động nữ thường sức khỏe yếu, hàng tháng lao động nữ sẽ phải trải qua
chu kỳ kinh nguyệt. Ốm, đau bụng, mệt mỏi, khó tính,…làm năng suất lao động
kém, thường xuyên phải nghỉ việc vì những lý do cá nhân…khiến tinh thần làm


việc không cao, khả năng sản xuất kém, năng suất kém, trì trệ công việc, làm chậm
tiến trình sản xuất của công ty.
+ Cuộc sống gia đình thường tác động đến tâm lý người phụ nữ, con cái,
chồng và gia đình chồng vì vậy người lao động thường mang đến công ty tâm sự
với đồng nghiệp, khiến cho họ không có nhiều thời gian tập trung vào công việc của
mình.
3.2.

Trình độ học vấn

Vì chủ yếu là lao động phổ thông, hiểu biết không cao nên họ không có yêu
cầu cao đối với mức lương cũng như các chế độ về lương thưởng và phúc lợi hoặc
có yêu cầu nhưng họ không đủ khả năng và kiến thức để có thể đòi hỏi mức lương
và các chế độ họ xứng đáng được hưởng. Họ chấp nhận làm công việc vất vả và
mức lương không cao.

Kiến thức và trình độ không cao nên công nhân trong công ty Đông Anh họ
đòi hỏi những công việc được chia nhỏ và hướng dẫn một cách cụ thể, họ ít khi có
sự sáng tạo trong công việc và không làm được những công việc chủ động, được
trao quyền do không đủ khả năng gánh trên vai trách nhiệm của công việc yêu cầu
cao về trình độ như vậy.
Công nhân trong công ty dễ bị cắt giảm một số chế độ họ đáng được hưởng do
hiểu biết về luật của họ kém, hơn thế, chủ yếu họ lại là lao đông nữ hầu hết đều
hiền lành, suy nghĩ đơn giản nên dễ bị chủ doanh nghiệp lách luật để giảm chi phí
cho công ty.
3.3.

Tính cách

+ Thường xuyên so đo, để ý những chuyện nhỏ: Cái gốc của thói đố kỵ là cấu
trúc xã hội đẳng cấp, trọng tiêu chí hơn - kém, đúng - sai hơn là biết nhìn ra điểm
khác biệt, ưu thế của mỗi cá nhân. Từ đó mà sinh ra so bì, đố kỵ, thóc mách, rất sợ
người ta hơn mình và không muốn người ta hơn mình, không dám thừa nhận năng
lực kém..sở dĩ người Việt đố kỵ vì cộng đồng không có tiêu chí về đạo đức, tài


năng. Đó là một cộng đồng trọng tuổi "sống lâu lên lão làng" hơn là trọng tài, thích
được ve vuốt hơn là nói thật. Tất cả những cái đó được tích tụ lại dẫn đến thói đố
kỵ, không muốn ai hơn mình. Ở công ty cổ phần giày Đông Anh, người lao động
thường xuyên so đo, tính toán với nhau. Tuy người lao động cần cù, chịu khó nhưng
họ lại thường xuyên so đo với nhau xem lợi ích của mình đã hợp lí chưa, họ thường
soi mói, để ý nhau để tìm ra những sai xót của đồng nhiệp và có cơ hội thì sẵn sàng
dìm đồng nghiệp xuống để mình được thăng tiến. Đây là thói ích kỷ của cá nhân
người lao động, luôn đạt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ich của tập thể.
+ Ở lâu lên lão làng: Sự sùng bái kinh nghiệm và coi thường lớp trẻ là sản
phảm lâu dài của nền kinh tế cũ mà dù muốn hay không thì người lao động vẫn

tiêm nhiễm. Những người lao động lâu năm tại doanh nghiệp tự cho mình là người
có nhiều kinh nghiệm, đóng góp nhiều công sức cho sự phát triển của doanh nghiệp
nên đã có thái độ làm việc không tốt, nhiều người không làm việc hoặc làm việc ít
với thái độ không tích cực nhưng vẫn được hưởng lương bình thường. Những người
này thường nghĩ mình đóng vai trò quan trọng trong công ty nên họ nghĩ mình làm
việc thế nào cũng được nhưng không bị ai chỉ trích. Ở công ty cổ phần Đông Anh
có một số “lão làng” đã có thái độ làm việc không tốt, trong lúc mọi người làm việc
tích cực thì họ ngồi chơi hoặc làm việc khác. Nhiều lúc họ còn bắt người khác làm
công việc của mình trong khi mọi người đang vất vả làm nhiệm vụ của mình.
+ Coi trọng mức lương hơn môi trường làm viêc: người lao động chỉ coi trọng
cái lợi trước mắt là có được mức lương cao mà không quan tâm đến môi trường làm
việc, không có định hướng tương lai cho sự nghiệp của mình, họ nghĩ rẵng môi
trường có khó khăn vất vả một chút nhưng có mức lương hợp lí là được chứ họ
chưa nghĩ đến việc mình có thể gắn bó với công ty được lâu hay không. Trước đây
công ty cổ phần giày Đông Anh nhiều lúc công ty bắt người lao động phải tăng ca
liên tiếp trong thời gian dài, việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao
động, điều kiện nhà xưởng chưa được tốt lắm. Tuy nhiên trong những năm gần đây
và hiện nay phải khách quan ghi nhận sự quan tâm của lãnh đạo Công ty trong việc
chăm lo đến người lao động. Từ việc đầu tư nâng cấp cải thiện điều kiện làm việc
tất cả các bộ phận trực thuộc đến thu nhập của người lao động. Từ việc trang bị


phương tiện thông gió chống nóng, chống ồn, tăng cường hệ thống ánh sáng đến hệ
thống máy lọc nước - đun sôi - đóng vào bình tru cấp cho các phân xưởng phục vụ
người lao động.
Tất cả các tính cách cá nhân trên tạo nên một doanh nghiệp có tính đoàn kết
không cao, mọi cá nhân luôn đố kỵ nhau, luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên hết mà
không quan tâm đến lợi ích của tập thể, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của
doanh nghiệp mà cũng có thế dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp. Hậu quả trước
mắt là mâu thuẫn nội bộ căng thẳng tại công ty cổ phần Đông Anh. Do đó mà cần

có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên.
3.4.

Hành vi trong công việc

Những lao động có tay nghề cao, họ đã gắn bó với công ty một thời gian, họ
am hiểu công việc của mình. Những lao động này thường sẽ làm ra được sản phẩm
đúng yêu cầu chất lượng, ít có sản phẩm sai lỗi. Tùy thuộc vào sự khéo léo, cẩn
thận và ý thức trong công việc thì mỗi công nhân sẽ tạo ra được số lượng và chất
lượng sản phẩm khác nhau. Đối với những lao động mới gia nhập vào công ty thì
họ mất một thời gian để học tập, hòa đồng và theo kịp với các lao động cũ. Tùy vào
sự nhạy bén, ý thức trong công việc của mỗi công nhân thì quá trình này diễn ra
nhanh hay chậm. Các lao động này phải đảm bảo hoàn thành công việc đứng với
yêu cầu của công ty.
Đa số các lao động trong công ty đều có trình độ phổ thông hoặc dưới phổ
thông. Họ thường không có ý định gắn bó lâu dài với công ty, họ chưa nhận thức
đúng đắn về công việc của mình. Người lao động thì chứa có tác phong công
nghiệp, họ coi trọng lợi ích riêng của bản thân nhiều hơn lợi ích chung của công ty.
Chính vì vậy nên họ không không cống hiến hết mình cho công việc. Họ thường
xuyên lơ là, làm việc riêng trong giờ làm việc, làm ra nhiều sản phẩm sai lỗi, hiệu
quả công việc không cao. Do vậy, trong qúa trình quản lí công ty phải giám sát liên
tục. Họ thường xuyên thay đổi công việc của mình, điều này mang lại khó khăn cho
công ty. Chủ yếu người lao động trong công ty là lao động nữ, đây là đối tượng dễ


;@

5- )3

)> ?21


!


chấp nhận sản phẩm mới như là đứa con mới sinh của họ! Do đó họ phải đặc biệt
quan tâm, chăm sóc, phát triển.
+ Bên cạnh đó lại có những người có nhận thức kém hơn, bảo thủ,độc đoán thì
họ sẽ khó chấp nhận sản phẩm mới. Bởi họ đã quen với cãi cũ, khi tiếp xúc với cái
mới họ thấy rất khó khan và họ cho rằng cái cũ là đã tốt rồi, hoàn hảo rồi nên không
phải sản xuất sản phẩm mới làm gì. Bởi thế, họ có hành vi chống lại cái mới như là
không làm hoặc làm sai, làm hỏng cái mới. Hành vi của họ làm cho công ty sx
chậm phát triển. Vì thế, công ty cần có biện pháp để giúp họ có thể làm tốt công
việc và sản xuất tốt sản phẩm mới.
- Đổi mới từ thấp tới cao: Việc đổi mới từ thấp tới cao là việc thay đổi cơ cấu
tổ chức, công nghệ, con người từ thấp tới cao, từ dễ tới khó để phù hợp với sự phát
triển của thị trường của thời đại. Sự đổi mới này là rất cần thiết đối với doanh
nghiệp bởi thị trường luôn có biến động, xã hội luôn biến đổi chứ không bao giờ ở
yên một chỗ bởi thế doanh nghiệp biết tự đổi mới chính mình để thích ướng với sự
thay đổi đó của thị trường. Nếu doanh nghiệp mà không biết tự đổi mới chính mình
thì họ sẽ đẩy chính họ tới “vực thẳm” và có thể là phá sản. Nhưng không được đổi
mới một cách ổ ạt mà phải đổi mới có trình tự, từ thấp tới cao, có quy củ và phải có
sự hợp tác giữa toàn thể nhân viên và doanh nghiệp. Muốn đổi mới được thành
công thì mọi cá nhân trong tổ chức phải làm mới chính bản thân mình: thay đổi tư
duy, nhận thức, tác phong làm việc (tác phong công nghiệp), làm việc nhiệt tình, có
trách nhiệm thì họ mới có thể là nguồn lực tốt trong thời đại kinh tế thị trường này.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để nhân viên thích ứng với sự
thay đổi đó, bởi cái mới bao giờ cũng khiến nhân viên bỡ ngỡ và cần có thời gian
làm quen.
- Loại hình may mặc: Đặc điểm của loại hình may mặc là cần nhiều nhân
công, mỗi nhân công đảm nhiệm một khâu trong sản xuất sản phẩm: đa phần là lao

động phổ thông không có tay nghề; dây truyền sản xuất hiện đại: luôn luôn phải
thiết kế sản phẩm mới phù hợp với xu hướng của khách hàng và đặc điểm thời tiết,
văn hóa. Sản phẩm may mặc là sản phẩm thiết yêu, số lượng sản phẩm thường lớn,


mẫu mã sản phẩm thường xuyên thay đổi, chất lượng phải tốt. Vì thế, nhân viên
phải thường xuyên làm việc hết công suất, ngoài ra còn phải làm tăng ca, thêm giờ
rất vất vả dẫn đến stress và có những hành động bồng bột như phá dây truyền, đình
công,phá đơn đặt hàng gây tỏn thất khá lớn cho doanh nghiệp. Sản phẩm thay đổi
liên tục khiến họ phải thường xuyên phải học việc, phải thay đổi cách may khiến họ
rất mệt và chán nản, không tích cực làm việc dẫn tới tình trạng làm dối, làm chống
đối nên tỷ lệ sản phẩm bị sai lỗi khá nhiều. Doanh nghiệp cần phải xem xét nguồn
lực, công nghệ hện có của mình để nhận đơn đặt hàng phù hợp khả năng, tránh tình
trạng ép nhân viên làm thêm giờ quá nhiều, phải quan tâm đào tạo, động viên,
khuyến khích người lao động làm vệc, gắn bó với công ty.
- Nhập công nghệ mới: Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay
gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã
hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh
nghiệp những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường…
Chu trình sống của sản phẩm, tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là
suy vong. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi
mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc,
trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. Đổi mới công nghệ sẽ giúp
doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy
trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao
nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất
cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích
thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng

nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh
tranh. Vì Vậy việc nhập công nghệ mới là hết sức quan trọng. Song việc sử dụng
công nghệ mới cho tốt thì cũng là một vấn đề đối với doanh nghiệp. Bởi công nghệ
mới nên công nhân ban đầu còn bỡ ngỡ, chưa biết cách vận hành máy móc cho tốt
và có hiệu quả, dân dến làm sai và có thể làm hỏng máy móc gây tổn thất rất lớn


cho doanh nghiệp…khi mà công ty nhập khẩu, đổi mới thiết bị, máy móc trong
công ty thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty phải có trình độ
chuyên môn tương ứng, điều này gây khó khăn cho công tác đào tạo lại cho lao
động cũng như thuyên chuyển công việc giữa các cá nhân người lao động. Mà với
đa số công nhân thích sự ổn định trong công việc, không năng động, có tính ỳ trong
công việc sẽ không thích điều này, và họ sẽ phản ứng lại hoặc chịu đổi mới, tiếp
thu, nhận sự đào tạo của công ty, hoặc nếu họ cảm thấy áp lực, không yêu thích
công việc mới họ có thể sẽ chỉ làm qua loa hoặc nghỉ việc.
Vì thế, doanh nghiệp cần phải đào tạo nhân viên để họ biết sử dụng máy móc
một cách hiệu quả, tăng năng suất lao động, gaimr giá thành sản phẩm, tăng lợi
nhuận cho công ty
Vậy hành vi của cá nhân trong tổ chức có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển
của doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp ngành may mặc mà laoij doanh nghiệp
cần rất nhiều nhân công.
4.

Tạo động lực cho nhân viên

- Vì tại công ty chủ yếu là lao động nữ, Hơn một nửa số lao động đã có gia
đình và có con và Số lao động còn lại sắp lập gia đình và đến tuổi lập gia đình.
Công ty phải có chế độ thời gian làm việc linh hoạt, săp xếp nhân viên vào các bộ
phận cho hợp lí.
- Do lao động chủ yếu có trình độ phổ thông, họ lười biếng và không làm việc

hết mình nhg lại sợ bị thất nghiệp vì gia đình không điều kiện nên công ty có thể
tạo động lực cho họ bằng việc khen thưởng như tăng lương,…Với những người có
năng suất làm việc cao thì sẽ được tăng lương hoặc trợ cấp. những người có hoàn
cảnh khó khăn làm việc có hiệu quả cũng được phụ cấp một số khoản nào đó.
- Họ xem trọng tiền lương hơn là môi trường làm việc nên công ty có thể cải
thiện ánh sáng, nhiệt độ phòng, các yếu tố về môi trường làm việc, thời gian giải lao


nhiều hơn mà vẫn đảm bảo tiến độ trong công việc. Giúp cho họ cảm thấy yêu thích
công việc hơn.
- Không tiếc những lời khen: Ai ai cũng thích được khen và đó là một trong
những điều đơn giản nhất mà cấp quản lí có thể mang lại cho cấp dưới. Thêm vào
đó, lời khen ngợi từ giám đốc điều hành sẽ có tác động nhiều hơn chúng ta nghĩ.
Khen ngợi tất cả các cải tiến, thay đổi tích cực của nhân viên đã làm. Vài người chỉ
cảm thấy thoải mái khi đưa ra lời khen ngợi riêng với nhân viên. Tuy nhiên, khen
họ trước mặt mọi người nếu họ làm việc tốt cũng là cách để những người lao động
khác mong muốn được như họ tìm cách phấn đấu làm việc tốt hơn.
- Loại bỏ vai trò của người quản lý: tuy nhân viên trong công ty luôn phụ
thuộc vào quản lí nhưng thỉnh thoảng cũng nên thử loại bỏ vai trò của trưởng nhóm,
giám sát để tạo điều kiện cho nhân viên phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình.
Hãy để mọi người cùng làm việc bình đẳng trong một bộ phận. Càng nắm nhiều
quyền chủ động, càng chịu nhiều trách nhiệm đôi khi nhân viên tự giác làm việc
chăm chỉ để chứng tỏ năng lực bản thân trong công việc.
Chẳng ai vui vẻ gì khi bị người khác sai khiến. Thay vì yêu cầu nhân viên làm
việc này, việc kia quản lí hãy tạo cho mọi người cảm giác rằng họ mới là người
quyết định: ‘’Anh/ chị thấy sao nếu chúng ta làm thế này?’’
- Không chỉ trích hay bắt bẻ: Không một ai muốn nghe người khác phê bình
rằng mình đã làm sai. Đây là một trong những cách nhanh nhất để hạ gục tinh thần
của ai đó, mà những người quản lí không hề muốn làm vậy trong giai đoạn khó
khăn của công ty. Vì vậy nên thử những cách tiếp cận gián tiếp để giúp mọi người

cải thiện, học hỏi từ những sai lầm của chính họ và sửa chữa nó.
- Đánh giá cao những nhân viên xuất sắc nhất và để họ biết rằng, bạn muốn
họ trở thành tấm gương cho những người khác. Từ sự công nhận của cấp trên, mỗi
nhân viên xuất sắc sẽ luôn nỗ lực để khẳng định khả năng, vị trí và sức ảnh hưởng
của họ trong mắt đồng nghiệp khác.


- Chia ngọt sẻ bùi: Tổ chức tiệc mừng khi công ty hoàn thành đơn hàng trong
hợp đồng trước thời hạn. Cấp trên cần gửi lời cám ơn đến tất cả nhân viên đã lao
động chăm chỉ để đem đến thành tựu cho công ty. Cho mọi người thấy họ sẽ được
gì nếu họ làm việc hết mình. Ngược lại, nếu lâm vào tình cảnh khó khăn thì cũng
nên chia sẻ điều này. Thẳng thắn và minh bạch để nhân viên biết rõ tình hình và họ
nỗ lực nâng cao năng suất làm việc.

KẾT LUẬN
Quản lý hành vi của con người là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều thời
gian và phải nghiên cứu tỷ mỉ và có sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo và sự tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện của
các cô chú trong công ty cổ phần giày Đông Anh để có thể hoàn thành tốt bài thảo
luận: ‘’ Phân tích đặc điểm cá nhân người lao động của công ty cổ phần giày Đông
Anh và ảnh hưởng của cá nhân đó đến tiến trình đổi mới và phát triển của tổ chức
đó.’’ Trong thời gian thực hiện bài thảo luận có giới hạn nên nhóm chúng em chỉ
dừng lại phân tích được đặc điểm chính của người lao động trong công ty mong cô
xem xét góp ý để bài thảo luận của chúng em được thành công hơn.
Cuối cùng chúng em xin được chân thành cảm on sự giúp đỡ của cô giáo…và
các cô chú trong công ty cổ phần giày Đông Anh






×