Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Keshoach PCGD XMC 2018 huyen ngoc hoi,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.52 KB, 8 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NGỌC HỒI
Số: 312/KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do- hạnh phúc
Ngọc Hồi, ngày 7 tháng 12 năm 2017

KẾ HOẠCH
Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ năm 2018
Thực hiện Kế hoạch số 2405/KH-UBND ngày 6/9/2017 của UBND tỉnh về
kế hoạch duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh Kon
Tum giai đoạn 2017-2020.
Căn cứ Kế hoạch số 1671/KH-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của UBND
huyện về kế hoạch duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của
huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2017-2020.
Căn cứ kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đã đạt được trong năm 2017.
Ủy ban nhân dân huyện, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao kết quả phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ năm 2018 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục, xoá mù
chữ cho mọi người; huy động các tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng dân cư có
trách nhiệm tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Tập trung nguồn lực duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm
non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH), phổ cập
giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) và xóa mù chữ (XMC) cho người lớn
nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí,


chất lượng nguồn nhân lực của địa phương.
2. Yêu cầu
Trên cơ sở Kế hoạch số 1671/KH-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của
UBND huyện về kế hoạch duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2017-2020, yêu cầu các phòng ban chức năng
của huyện có liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, thị trấn căn cứ nội
dung, linh vực đơn vị đảm nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.
Hàng năm ban chỉ đạo PCGD, XMC các cấp tham mưu chính quyền các
cấp về biện pháp, quy trình tổ chức thực hiện nhằm duy trì, nâng cao tỷ lệ đạt
chuẩn; tổ chức tự kiểm tra (cấp xã), kiểm tra công nhận PCGD, XMC (cấp
huyện) theo Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT và Nghị định 20/2014/NĐ/CP ngày
24/3/2014, đồng thời báo cáo kết quả đạt được cho các cấp theo quy định.
II. Thực trạng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2017
1


1. Kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi
1.1. Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi thời điểm 5/2017
a) Tiêu chuẩn 1: Học sinh (Điều 6, Nghị định 20/2014) thời điểm 5/2017
- Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp: 1202/1202 , tỷ lệ 100%.
- Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN: 1202/1202 , tỷ lệ 100%.
- Huy động trẻ khuyết tật có khả năng học tập ra lớp: 12/12 , tỷ lệ 100%.
b) Tiêu chuẩn 2: Giáo viên (Điều 3, Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT) thời
điểm 5/2017
- 100% (224/224) giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định.
- Giáo viên/lớp 5 tuổi: 96/66, đạt tỷ lệ 1.5.
- 100% (96/96) giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy
định.
- 100% (96/96) giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn nghề nghiệp.
c) Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (Điều 3, Thông tư

07/2016/TT-BGDĐT) thời điểm 5/2017
- Phòng học/lớp 5 tuổi 66/66 đạt tỷ lệ 1.0, trong đó phòng học kiên cố 2/66
chiếm 3%, bán kiên cố 64/66, chiếm 97%;
- Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học lớp 5 tuổi: 66 bộ/66 lớp, đạt 100%
- Sân chơi xanh, sạch, đẹp; đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an
toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận
tiện, bảo đảm vệ sinh.
Kết luận: tính đến thời điểm 5/2017 huyện Ngọc Hồi có 8/8 xã, thị trấn đạt
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
1.2. Số liệu mầm non trẻ 5 tuổi tính đến thời điểm 15/9/2017
a) Học sinh
- Trẻ 5 tuổi ra lớp: 1545/1545 đạt tỉ lệ 100%.
- Trẻ 5 tuổi khuyết tật có khả năng học tập ra lớp: 10/10 đạt tỉ lệ 100%.
b) Giáo viên
- 100% (224/224) số giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định.
- Giáo viên/lớp 5 tuổi: 96/66 đạt tỉ lệ 1.5.
- 100% (96/96) giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy
định.
- 100% (96/96) giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn nghề nghiệp.
c) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Phòng học/lớp 5 tuổi: 75/75 đạt tỷ lệ 1.0, trong đó phòng học bán kiên cố
75/75 đạt tỉ 100%.
- Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học lớp 5 tuổi (bộ/lớp): 75/75 đạt tỉ lệ 100%.
2. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học (Điều 10, Nghị định 20/2014)
a) Tiêu chuẩn 1: Học sinh
- Đảm bảo công nhận đạt chuẩn PCGDTH mức độ 1
- Trẻ 06 tuổi vào học lớp 1: 1222/1222 đạt tỉ lệ 100%.
- Trẻ 11 tuổi hoàn thành CTTH: 959/1037 đạt tỉ lệ 92.5%.
2



- Trẻ 11 tuổi đang học tiểu học: 78/1037 chiếm tỉ lệ 7.5%.
- Huy động ít nhất 60% người khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận
giáo dục (Điều 2, Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT): 134/137 đạt tỉ lệ 97.8%.
b) Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên (Điều 4, Thông tư
07/2016/TT-BGDĐT)
- Giáo viên/lớp (310/218 đạt tỉ lệ 1.4). Cơ bản đủ giáo viên, nhân viên theo
Thông tư 16/2017/BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khu vị trí việc làm
và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở phổ thông công lập.
- 100% (310/310) giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo điểm b khoản 1
Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005
- 100% (310/310) giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo Quyết định số
14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học.
c) Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (Điều 4, Thông tư
07/2016/TT-BGDĐT)
- Mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học
theo quy hoạch, điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn.
- Phòng học/lớp (218/218 đạt tỉ lệ 1.0); phòng học đạt chuẩn quy định, an
toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh
sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có điều kiện tối thiểu dành cho học
sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị
giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng; văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên.
- Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT
ngày 16/7/2009 ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học; thiết bị
dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện.
- Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an
toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công
trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh,

riêng cho nam, nữ.
Kết luận: tính đến thời điểm 9/2017 huyện Ngọc Hồi đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học mức độ 2: cụ thể các xã đạt chuẩn mức độ 2 (xã Sa Loong, xã Đắk
Ang), mức độ 3 (Thị trấn Plei Kần, xã Đắk Kan, xã Bờ Y, xã Đắk Nông, xã Đắk
Dục, xã Đắk Xú).
3. Kết quả phổ cập giáo dục THCS
a) Tiêu chuẩn 1: Học sinh
*Mức độ 1 (Điều 14_Nghị định 20/2014)
- Đạt chuẩn PCGD TH và XMC mức độ 1
- Thanh thiếu niên 15-18 tuổi TNTHCS: 2910/3327 đạt tỉ lệ 87%.
- Huy động ít nhất 60% người khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận
giáo dục (Điều 2_Thông tư 07/2016) 50/54 đạt tỉ lệ 93%.
b) Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên THCS (Điều 5, Thông tư
07/2016/TT-BGDĐT)
- Giáo viên/lớp (241/110 đạt tỉ lệ 2.2). Cơ bản đủ giáo viên, nhân viên làm
công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư
16/2017/BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khu vị trí việc làm và định
mức số lượng người làm việc trong các cơ sở phổ thông công lập.
3


- 100% (241/241) giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005, trong đó số giáo viên trên chuẩn
(183/241 đạt tỉ lệ 81.6%).
- 100% (241/241) giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư
số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009.
c) Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (Điều 5, Thông tư
07/2016/TT-BGDĐT)
- Mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo
quy hoạch, điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn.

- Phòng học/lớp (88/110 đạt tỉ lệ 0.8); phòng học được xây dựng theo tiêu
chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của
giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có điều kiện tối
thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y
tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm.
- Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT
ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị
dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên,
dễ dàng, thuận tiện.
- Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an
toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công
trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh,
riêng cho Nam, Nữ.
Kết luận: tính đến thời điểm 9/2017 huyện Ngọc Hồi đạt chuẩn phổ cập giáo
dục trung học cơ sở mức độ 1: cụ thể các xã đạt chuẩn mức độ 1 (xã Bờ Y, xã Đắk
Dục, xã Đắk Xú, xã Sa Loong, xã Đắk Ang), mức độ 2 (Thị trấn Plei Kần, xã Đắk
Kan, xã Đắk Nông).
3. Kết quả xoá mù chữ (Điều 20, 21, Nghị định 20/2014)
- 15-35 tuổi biết chữ 22492/22728 đạt tỉ lệ 98.9%.
- 15-60 tuổi biết chữ 38634/39722 đạt tỉ lệ 97.3%
Kết luận: tính đến thời điểm 9/2017 huyện Ngọc Hồi đạt chuẩn xoá mù chữ
mức độ 1: cụ thể các xã đạt chuẩn mức độ 1 (xã Đắk Xú, xã Sa Loong, xã Đắk
Nông, xã Đắk Dục), mức độ 2 (Thị trấn Plei Kần, xã Đắk Kan, xã Bờ Y, xã Đắk
Ang).
2. Thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi
- Công tác PCGD-XMC là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nên luôn nhận
được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND-UBND huyện, Sở GD&Đ
và sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn nên

hằng năm luôn được duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học ngày càng được các cấp quan
tâm đầu tư, cải thiện đáp ứng nhu cầu dạy và học. Công tác xã hội hóa giáo dục
được đẩy mạnh, sự gắn kết cộng đồng trách nhiệm giữa ngành Giáo dục với các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương và xã hội tiếp tục được tăng cường. Toàn xã hội
đã chung sức, đồng lòng cùng với ngành giáo dục thực hiện các chủ trương của
4


Đảng, chính sách của Nhà nước nhằm phát triển giáo dục huyện nhà một cách bền
vững.
- Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ ngày càng tăng; đại
đa số CB, GV có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục và luôn nỗ lực
phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Huy động học sinh ra lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cụ thể
+ Cấp học mầm non, tỷ lệ trẻ ra lớp: Nhà trẻ 463/2986, tỷ lệ 15.5%; Mẫu giáo
4018/4454, tỷ lệ 90.2%.
+ Cấp học tiểu học, tỷ lệ ra lớp: 6150/6162, tỷ lệ 99.8% (bỏ học năm học
2016-2017 là 12 em).
+ Cấp học THCS, tỷ lệ ra lớp: 3679/3719, tỷ lệ 98.92% (bỏ học năm học
2016-2017 là 40 em).
b) Khó khăn
- Đời sống kinh tế của một số bộ phận nhân dân các xã, thị trấn còn gặp nhiều
khó khăn nên chưa có nhiều điều kiện quan tâm tới việc học tập của con em; cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được tăng cường đầu tư, nâng cấp khá khang
trang và đồng bộ song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Một số xã số người 15-60 tuổi biết chữ mức độ 1 “hoàn thành CTGD lớp 3”
thấp như (xã Đắk Ang 2466/2579 đạt tỉ lệ 95.6%, xã Sa Loong 2806/3059 đạt tỉ lệ
91.7%); số người 15-60 tuổi biết chữ mức độ 2 “hoàn thành CTGD lớp 5” thấp như
(xã Đắk Ang 1918/2579 đạt tỉ lệ 74.3%, xã Sa Loong 2367/3059 đạt tỉ lệ 77.3%).

- Với sự chỉ đạo quyết tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự phối hợp
của các ban ngành, đoàn thể và đặc biệt là đội ngũ quý thầy cô giáo đã nỗ lực, tận
tâm trong việc giáo dục cũng như huy động học sinh ra lớp. Tuy nhiên số học sinh
các cấp bỏ học vẫn còn xảy ra, cụ thể năm học 2016-2017 học sinh tiểu học bỏ học
12/6170, chiếm tỷ lệ 0.19%; số học sinh trung học cơ sở bỏ học 40/3587, chiếm tỷ lệ
1.1% (chủ yếu các em bỏ học đều rơi vào các đối tượng cá biệt của gia đình, học
yếu, thiếu động cơ học tập,..nên không thể vận động trở lại lớp học hoặc ra lớp học
bổ túc văn hóa).
- Một số xã bị tụt mức độ đạt chuẩn PCGD-XMC so với năm 2016, cụ thể:
Mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
Xã, thị trấn

Năm 2016
TH

Sa Loong

THCS

XMC

Mức độ 3

TH

THCS

XMC

Mức độ 1


Mức độ 1

Mức độ 2

Đắk Xú

Mức độ 2

Bờ Y

Mức độ 2

Đắk Nông
Đắk Dục

Năm 2017

Mức độ 2

Mức độ 1
Mức độ 1

Mức độ 2
Mức độ 2

Mức độ 2

Mức độ 1


Mức độ 1

* Nguyên nhân một số xã bị tụt mức độ đạt chuẩn PCGD-XMC so với
năm 2016, cụ thể là
5


Trước khi chưa ban hành Quyết định số 582/TTg ngày 28/4/2017 về việc phê
duyệt thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020. Thì các xã Bờ Y, Đắk Dục, Sa Loong,
Đắk Xú, Đắk Nông thuộc diện xã đặc biệt khó khăn.
Sau khi ban hành Quyết định số 582/TTg ngày 28/4/2017 thì các xã Bờ Y,
Đắk Dục, Sa Loong, Đắk Xú, Đắk Nông không thuộc diện xã đặc biệt khó khăn,
dẫn đến các xã này chiếu theo tiêu chuẩn xã thuận lợi bị tụt đạt chuẩn PCGD-XMC
so với năm 2016 đã đạt được.

Số người mù chữ từ 15 đến 60 tuổi toàn huyện (1088/39722 người, chiếm
tỉ lệ 2.7%, trong đó số người DTTS 977/1088 người, chiếm tỷ lệ 89.7%) nhưng
không thể vận động số người mù chữ ra lớp học vì: hầu hết các đối tượng này ở
rãi rác các thôn nên khó tập trung để mở lớp, hơn nữa họ là lao động chính trong
gia đình nên thường xuyên phải đi làm nương rẫy để lo chuyện mưu sinh; đại đa
số đều là người lớn tuổi, người đồng bào dân tộc thiểu số, có đời sống kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn, hơn nữa ở độ tuổi này họ thường ái ngại, mặc cảm với mọi
người nên khó vận động để mở lớp học xoá mù chữ.
III. Kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2018
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung

Phấn đấu năm 2018 duy trì và nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn PCGD-XMC để đến
năm 2020 thực hiện thành công các tiêu chí Kế hoạch số 2405/KH-UBND ngày

6/9/2017 của UBND tỉnh về kế hoạch duy trì và nâng cáo kết quả phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 và Kế hoạch số
1671/KH-UBND ngày 10/11/2017 của UBND huyện Ngọc Hồi về kế hoạch duy
trì và nâng cáo kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của huyện giai đoạn 20172020.
1.2. Mục tiêu cụ thể
TT

Xã/thị trấn

1

Mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
MN 5 tuổi

TH

THCS

XMC

Thị trấn

Đạt

Mức độ 3

Mức độ 2

Mức độ 2


2

Đắk Kan

Đạt

Mức độ 3

Mức độ 2

3

Sa Loong

Đạt

Mức độ 2

Mức độ 2
Mức độ 1

4

Đắk Xú

Đạt

Mức độ 3

Mức độ 1


Mức độ 1

5

Bờ Y

Đạt

Mức độ 3

Mức độ 1

6

Đắk Nông

Đạt

Mức độ 3

7

Đắk Dục

Đạt

Mức độ 3

Mức độ 2

Mức độ 1

Mức độ 2
Mức độ 1

8

Đắk Ang

Đạt

Mức độ 2

Mức độ 1

Mức độ 2

Đạt

Mức độ 2

Mức độ 1

Mức độ 1

Huyện

Mức độ 1

Mức độ 1


2. Các giải pháp tổ chức thực hiện
6


2.1. Đối với các xã, thị trấn
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tổ chức
phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo, phụ trách theo
từng thôn/tổ dân phố. Định kì tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác phụ trách
đối với từng thành viên trong ban chỉ đạo.
- Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng: chỉ đạo các thành viên
phối hợp các trường học làm tốt công tác tuyên truyền huy động học sinh ra lớp,
công tác khuyến học, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên ban chỉ đạo phụ
trách theo thôn, tổ dân phố; định kì kiểm tra, đánh giá về công tác phụ trách vận
động học sinh ra lớp; tham mưu kịp thời cho cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương
có những biện pháp và hỗ trợ kịp thời cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Làm tốt công tác truyền thông về nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho gia
đình, cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của công tác PCGD-XMC; vận
động cộng đồng tham gia huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt
công tác điều tra, thống kê hiện trạng, kiện toàn hồ sơ, sổ sách. Đảm bảo đầy đủ,
chính xác, khoa học và có tính kế thừa giữa các năm.
- Củng cố, kiện toàn kịp thời ban chỉ đạo PCGD-XMC cấp xã nhằm phù hợp
với tình hình thực tế; phối hợp với các trường học làm tốt công tác huy động học
sinh ra lớp, công tác khuyến học. Đặc biệt quan tâm hơn nữa những trẻ em bị thiệt
thòi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Trên cơ sở kế hoạch này, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện và đồng thời
gửi 01 bộ kế hoạch cho ban chỉ đạo huyện theo dõi, tham mưu chỉ đạo thực hiện.
- Tham mưu các cấp tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương; tạo cảnh quan trường, lớp, xanh - sạch - đẹp nhằm thu
hút các em đến trường, đến lớp; định kì tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả PCGDXMC đã đạt được và thiết lập hồ sơ trình UBND huyện về kiểm tra công nhận đạt

chuẩn theo quy định.
2.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường chỉ đạo các trường học thường xuyên làm tốt công tác phối hợp
giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội; làm tốt công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp
nhân dân thấy được vai trò trách nhiệm của cá nhân, tập thể đối với việc thực hiện
các mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học,
phổ cập giáo dục THCS, xóa mù chữ cho người lớn tuổi; đối với học sinh có nguy
cơ bỏ học phải xác định rõ nguyên nhân cơ bản dẫn đến bỏ học từ đó đề ra các giải
pháp tổ chức vận động (tránh để học sinh nghỉ học cả thời gian dài mới đi vận
động). Quan tâm kịp thời đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kêu gọi các tổ
chức đoàn thể hỗ trợ mọi nguồn lực giúp đở học sinh một cách tốt nhất.
- Thực hiện tốt việc chi trả các chế độ; chế độ miễn, giảm cho học sinh theo
quy định; công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; lựa
chọn giáo viên có kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém; tăng cường Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học; thực hiện tốt cuộc vận động xây
dựng mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm tạo một môi trường
giáo dục thân thiện; tăng cường tổ chức hoạt động vui chơi, tổ chức các hoạt động
gắn với cuộc sống văn hoá tinh thần ở địa phương.
7


- Hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phổ cập giáo dục,
xoá mù chữ. Định kỳ tham mưu UBND huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá, công nhận
đạt chuẩn PCGD-XMC theo các văn bản quy định hiện hành.
2.3. Phòng Nội vụ
Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, tham mưu UBND huyện biên chế
đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cho các trường học theo quy định.
2.4. Phòng Kế hoạch -Tài chính
Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo, các phòng ban liên quan, tham mưu
UBND huyện bố trí ngân sách đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho các trường học.

2.5. Đài Truyền thanh - Truyền hình, Phòng Văn hóa -Thông tin
Tổ chức truyền truyền cho mọi người về những thành quả mà giáo dục đã đạt
được, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước một cách thường xuyên, hiệu
quả để mọi người dân biết, thực hiện.
2.6. Đề nghị UBMT và các đoàn thể huyện
Tuyên truyền tới hội viên, đoàn viên, người lao động tham gia huy động mọi
nguồn lực từ xã hội, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng cho sự nghiệp giáo dục; công
tác huy động con em trong độ tuổi đến trường, đến lớp.
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác PCGD-XMC của UBND huyện Ngọc
Hồi năm 2018./.
Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo PCGD-XMC tỉnh (b/c);
- TT. Huyện uỷ (b/c);
- TT. HĐND huyện (b/c);
- CT, các PCT UBND huyện;
- Thành viên BCĐPCGD-XMC huyện;
- Lưu: VT, TH.

TRƯỞNG BAN

PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
Mai Thoan

8



×