Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Hôn nhân và gia đình của tộc người brâu ở làng đắk mế, xã bờ y, huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.25 MB, 195 trang )

ViÖn HÀN LÂM khoa häc x· héi viÖt nam
Häc viÖn khoa học xà hội

Bùi Ngọc Quang

Hôn nhân và gia đình
của người brâu ở làng đắk mế
xà bờ y, huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum

luận án tiến sĩ Nhân học

Hà Nội, 2013


ViÖn HÀN LÂM khoa häc x· héi viÖt nam
Häc viÖn khoa học xà hội

Bùi Ngọc Quang

Hôn nhân và gia đình
của người Brâu ở làng Đắk Mế
xà Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

luận án tiến sỹ nhân học
Chuyên ngành: Nhân học Văn hoá
MÃ số: 62.31.65.01

Người hướng dẫn khoa học 1

Người hướng dẫn khoa học 2


PGS.TS Lâm bá Nam

TS. Trần Văn Hà

Hà Nội , 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, tháng 8 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Ngọc Quang


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận án Hơn nhân và gia đình của
người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, tôi luôn
được sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Học viện Khoa học xã hội, các
thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và người dân làng Đắk Mế.
Tác giả luận án xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Học viện Khoa
học xã hội, Ban Lãnh đạo khoa Dân tộc học, các thầy cô giáo, cán bộ, viên chức
của Học viện, đặc biệt là các thầy hướng dẫn khoa học – PGS.TS. Lâm Bá Nam,
TS. Trần Văn Hà đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu. Tơi xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,

Lãnh đạo Văn phòng Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Ban Giám đốc Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam, các đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện về thời
gian, tư liệu và những góp ý q báu để tơi hồn thành luận án. Tơi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến người Brâu làng Đắk Mế đã cưu mang, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong cả
quá trình dài đến nghiên cứu tại cơ sở từ những năm 1995 đến nay, để tơi có đầy đủ
thông tin, tư liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Trân trọng.

Hà Nội, tháng 8 năm 2013

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Ngọc Quang
Bùi Ngọc Quang


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI
BRÂU Ở TỈNH KON TUM

5

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


5

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

10

1.3. Khái quát về tỉnh Kon Tum và tộc người Brâu

25

Tiểu kết chương 1

37

CHƯƠNG 2: HÔN NHÂN

39

2.1. Quan niệm của người Brâu về hôn nhân

39

2.2. Nguyên tắc trong hôn nhân

44

2.3. Tính chất của hơn nhân

50


2.4. Các nghi thức trong hơn nhân

50

2.5. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt

57

2.6. Các trường hợp ly hơn

64

Tiểu kết chương 2

66

CHƯƠNG 3: GIA ĐÌNH

67

3.1. Phân loại và cấu trúc gia đình Brâu

67

3.2. Quy mơ gia đình Brâu

71

3.3. Chức năng của gia đình Brâu


74

3.4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Brâu

81

3.5. Nghi lễ gia đình

88


Tiểu kết chương 3

92

CHƯƠNG 4. BIẾN ĐỔI VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI BRÂU

93

4.1. Biển đổi về hơn nhân

93

4.2. Biến đổi về gia đình

102

4.3. Nguyên nhân của biến đổi

113


Tiểu kết chương 4

121

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

123

5.1. Kết quả nghiên cứu về hơn nhân và gia đình của người Brâu

123

5.1.1. Về hơn nhân

123

5.1.2. Về gia đình

124

5.2. Bàn luận về hơn nhân và gia đình của người Brâu

126

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

134

1. Kết luận


134

2. Kiến nghị

137

Danh mục công trình khoa học đã cơng bố của tác giả

141

Tài liệu tham khảo

142

Phụ lục

151


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

1

CHXHCNVN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2


QH

Quốc hội

3

TW

Trung ương

4

CP

Chính phủ

5

HCM

Hồ Chí Minh

6



Nghị định

7


CT

Chỉ thị

8

Nxb

Nhà xuất bản

9

KHXH

Khoa học xã hội

10

ĐHQG

Đại học Quốc gia

11

CTQG

Chính trị Quốc gia

12


VHDT

Văn hố dân tộc

13

KHHGĐ

Kế hoạch hố gia đình

14

Tr

Trang


CÁC KÝ HIỆU
Stt

Kí hiệu

Chú thích

1

Nam

2


Nữ

3

Quan hệ hơn nhân

4

Ly hơn

5

Quan hệ sinh thành

6

Quan hệ anh (chị) em

7

Trường hợp nam, nữ chết

8

Gia đình hạt nhân


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ
STT


Tên bảng

Trang

Bảng số 3.1

Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp

86

Bảng số 3.2

So sánh số lượng công việc nhà phải làm giữa chồng và vợ

87

Bảng số 4.1

Hôn nhân hỗn hợp tộc người giữa người Brâu với các dân
tộc khác trong nước và nước ngoài (năm 1995)

96

Bảng số 4.2

Hôn nhân hỗn hợp tộc người giữa Brâu và một số dân tộc
khác (năm 2011)

97


Bảng số 4.3

Sự chia tách triệt để từ đại gia đình thành tiểu gia đình

104

Bảng số 4.4

Quy mơ gia đình Brâu năm 2004

105

Bảng số 4.5

Quy mơ gia đình Brâu năm 2011

106

Bảng số 4.6

Thế hệ sinh sống trong gia đình Brâu

106

Bảng số 5.1

Thống kê dân số Brâu theo độ tuổi, năm 2004

130


Bảng số 5.2

Thống kê dân số Brâu theo độ tuổi, năm 2011

130

Bảng hỏi 5.3

Phỏng vấn Thao Lợi, trưởng thôn Đăk Mế

133

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Tên bảng

Trang

1. Biểu đồ

Dân số Brâu qua các năm

128

2.Tháp tuổi

Tháp tuổi của người Brâu


129


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT

Tên bảng

Trang

Sơ đồ 1.1

Dòng phụ hệ

19

Sơ đồ 1.2

Dịng mẫu hệ

19

Sơ đồ 1.3

Q trình di cư của người Brâu

27

Sơ đồ 1.4


Cấu trúc làng Brâu truyền thống

30

Sơ đồ 1.5

Cấu trúc làng Brâu năm 2010

33

Sơ đồ 1.6

Hệ thống nghi lễ vòng đời người

35

Sơ đồ 1.7

Hệ thống nghi lễ sản xuất cây lúa rẫy

35

Sơ đồ 1.8

Hệ thống hành động của lễ /lễ hội

36

Sơ đồ 2.1


Hôn nhân con chú con bác

45

Sơ đồ 2.2

Hôn nhân con chú con bác

46

Sơ đồ 2.3

Hôn nhân anh em vợ

58

Sơ đồ 2.4

Hôn nhân chị em chồng

59

Sơ đồ 2.5

Trường hợp đa phu

60

Sơ đồ 2.6


Trường hợp 3 đời chồng

62

Sơ đồ 2.7

Trường hợp lấy 2 đời vợ

62

Sơ đồ 2.8

Trường hợp lấy 3 đời vợ

63

Sơ đồ 3.1

Cấu trúc tiểu gia đình Brâu

68-69

Sơ đồ 3.2

Cấu trúc gia đình Nàng Pan

70

Sơ đồ 3.3


Gia đình ơng Thao Pem

72

Sơ đồ 3.4

Mối quan hệ trong gia đình theo chiều dọc

83

Sơ đồ 3.5

Mối quan hệ trong gia đình theo chiều ngang

83

Các trường hợp ly hơn trong gia đình nàng Pan

100

Sơ đồ 4


MỞ ĐẦU

115

Hơn nhân truyển thống. Ngày nay cịn có hơn nhân đồng tính.


1


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Brâu là một trong số 16 tộc người (La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô
Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Rơ Măm, Brâu) ở nước ta có
dân số dưới 10.000 người (Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam ngày 1/4/2009).
Những tộc người này cư trú chủ yếu tại các tỉnh biên giới (Hà Giang, Lào Cai, Lai
Châu, Điện Biên, Nghệ An, Đắk Lắk, Kon Tum), thuộc diện khó khăn về phát triển
về kinh tế - xã hội, quy mô dân số và chất lượng dân số đang đặt ra nhiều vấn đề đối
với sự phát triển bền vững. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có một số
chính sách đặc biệt để phát triển đối với các tộc người này
Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam ngày 1/4/2009, dân số
Brâu của cả nước là 397 người, chủ yếu cư trú tập trung tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y,
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Brâu là một trong các tộc người thuộc nhóm ngơn
ngữ Mơn - Khơ me phía nam. Theo tài liệu điền dã, cộng đồng người Brâu làng Đắk
Mế có nguồn gốc ở Nam Lào và Đơng Bắc Campuchia, một bộ phận nhỏ người
Brâu di cư sang Việt Nam sinh sống khoảng 150-160 năm (từ 6-7 thế hệ). Từ đó
đến nay, người Brâu sinh sống trong khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt
Nam, Lào và Campuchia. Tại địa bàn ngã ba Đơng Dương này, ngồi Brâu cịn có
một số tộc người khác cùng sinh sống như Xơ-đăng, Giẻ-Triêng, Rơ-măm, Gia-rai,
và sau này các tộc người Tày, Mường, Thái, ... di cư đến. Đây là những tộc người
có mối quan hệ về kinh tế, văn hóa - xã hội trực tiếp với người Brâu, đặc biệt là từ
những năm sau đổi mới (1986) đến nay.
Cùng với sự biến đổi kinh tế, văn hóa - xã hội ngày càng mạnh mẽ, nhất là từ
tháng 11 năm 2005, khi Chính phủ Quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt
động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum, thì khu vực sinh sống của tộc người Brâu từ một vùng rừng núi hoang vu đã
trở thành khu kinh tế thương mại với tốc độ đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng.
Điều này đã tác động trực tiếp đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa của các tộc

người trong khu vực ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia nói chung, người
Brâu nói riêng. Chính tác động này đã dẫn tới sự biến đổi văn hóa truyền thống của
2


người Brâu, trong đó hơn nhân và gia đình là lĩnh vực biến đổi đáng kể nhất.
Nghiên cứu hôn nhân và gia đình các tộc người thuộc ngơn ngữ Mơn-Khơme
vùng Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung và người Brâu nói riêng có nhiều ý nghĩa
về khoa học, vừa góp phần tìm hiểu những vấn đề quan hệ tộc người trong nước và
xun biên giới, vừa góp phần nhìn nhận sự biến đổi của các hình thức hơn nhân và
gia đình; đồng thời cung cấp thêm nguồn tư liệu quý và hiểu biết về các tộc người
thuộc nhóm ngữ hệ Mơn – Khơ me. Mặt khác, nghiên cứu này cịn làm cơ sở khoa
học tham góp cho việc hoạch định những chính sách xã hội cụ thể về dân số và kế
hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), xây dựng quy mơ gia đình và văn hóa gia đình,... Trên
cơ sở đó, Đảng và Nhà nước có những quy định phù hợp với đặc điểm riêng đối với
những tộc người có dân số ít, đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Bản thân tơi đã có thời gian cơng tác trong ngành văn hóa hơn 25 năm tại tỉnh
Kon Tum, vừa làm cơng tác quản lý văn hóa ở địa phương, vừa tham gia nghiên cứu,
sưu tầm về văn hóa các tộc người và đã tham gia viết một số cơng trình nghiên cứu về
văn hóa các tộc người ở Kon Tum, sưu tầm và biên tập một số sử thi Tây Nguyên. Từ
kết quả ban đầu, với lịng say mê khoa học, gắn bó với con người và lịch sử của
vùng đất này, tôi đã quyết định chọn đề tài Hơn nhân và gia đình của người Brâu ở
làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum làm luận án tiến sĩ, chuyên
ngành nhân học văn hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Một là, tìm hiểu về hơn nhân và gia đình truyền thống của người Brâu và những
biến đổi qua các thời kỳ trước và sau năm 1975, đặc biệt là sau khi thành lập Khu
kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y từ năm 2005 đến thời điểm nghiên cứu.
Hai là, chỉ rõ những nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự biến đổi và xu
hướng hôn nhân và quan hệ gia đình của tộc người này trong bối cảnh phát triển kinh tế

- xã hội, giao tiếp văn hóa với các tộc người ở Tây Nguyên và các nước láng giềng.
Ba là, làm cơ sở khoa học để các nhà quản lý tham khảo trong việc hoạch định chính
sách, xây dựng các giải pháp khả thi nhằm phát triển dân số, chất lượng dân số, gắn với
bảo tồn, xây dựng văn hóa gia đình truyền thống của người Brâu trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3


Trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, cảnh quan cư trú, đặc điểm dân cư, dân
số và điều kiện kinh tế- xã hội của người Brâu tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, luận án tập trung nghiên cứu về hôn nhân và gia đình,
phân tích chức năng, qui mơ, cấu trúc của gia đình tộc người Brâu; những quy tắc,
các hình thức, quan hệ hơn nhân và những biến đổi của nó dưới tác động của các
điều kiện kinh tế - xã hội mới. Đồng thời, luận án bước đầu so sánh với tình trạng
hơn nhân và gia đình của tộc người này trong mối liên hệ với người Brâu ở Lào và
Campuchia.
Về không gian: Người Brâu tập trung chủ yếu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, có quan hệ xuyên biên giới với người Brâu ở Lào và
Campuchia, nên tôi đã lựa chọn nơi đây làm mẫu nghiên cứu.
Do những biến đổi về đơn vị hành chính và điều kiện lịch sử cũng như quá trình
phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, vì vậy luận án cũng lưu ý đến các mốc thời
gian: Trước năm 1975, từ 1975 đến 1991. Đây là giai đoạn sau khi di cư sang Việt
Nam, cộng đồng người Brâu tụ cư trong làng Đắk Mế, có kết cấu truyền thống rất chặt
chẽ . Từ năm 1991 đến 2004, nhất là sau khi làng Đắk Mế bị cháy trụi (tháng 4 năm
1991), kết cấu làng truyền thống bị phá vỡ hoàn toàn, dẫn đến sự thay đổi cơ bản về
kinh tế, văn hóa - xã hội của cộng đồng người Brâu. Từ tháng 11 năm 2005 đến nay,
khi cửa khẩu Quốc tế Bờ Y chính thức đi vào hoạt động thì cộng đồng người Brâu nơi
đây chịu sự tác động trực tiếp, toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa - xã hội của q
trình hội nhập, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các tộc người trong khu vực, quốc gia

và cả với bên kia biên giới.
4. Nguồn tư liệu và tài liệu của luận án
Để hoàn thành luận án, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu và tài liệu chủ yếu
sau đây:
Tư liệu do chính tác giả thu thập được qua nhiều đợt điền dã dân tộc học trong
quá trình nghiên cứu thực tế tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đáng kể
nhất là các đợt nghiên cứu dài ngày vào các năm 1995, 1997, 2000, 2004 và mới
đây nhất là tháng 4 năm 2011.
Tài liệu thứ cấp về địa lý, dân cư, các loại báo cáo, số liệu thống kê liên quan
đến luận án lưu trữ tại địa phương.

4


Luận án cũng kế thừa nguồn tài liệu đã công bố trong các cơng trình nghiên
cứu, bài viết của các học giả trong và ngoài nước. Đặc biệt, kế thừa và phát triển kết
quả nghiên cứu từ luận văn thạc sĩ và cơng trình đã cơng bố trong cuốn Hơn nhân
và gia đình của tộc người Brâu của chính tác giả.
5. Đóng góp của luận án
- Trình bày một cách có hệ thống, chun sâu về hơn nhân và gia đình truyền
thống của người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
- Nhận diện mối quan hệ truyền thống, những biến đổi và xu hướng phát triển hơn
nhân và gia đình từ năm 1975 đến nay của tộc người Brâu
- Kết quả nghiên cứu của luận án là luận cứ khoa học giúp cho việc bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa, xây dựng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đối với tộc người
Brâu, một trong số 16 tộc người có dân số ít ở Việt Nam đang được Đảng và Nhà
nước có chính sách ưu tiên đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 5 chương.

Chương 1. Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái
quát về tộc người Brâu ở tỉnh Kon Tum.
Chương 2. Hơn nhân
Chương 3. Gia đình
Chương 4. Biến đổi trong hơn nhân và gia đình của người Brâu
Chương 5. Kết quả và bàn luận

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI BRÂU Ở TỈNH KON TUM

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hôn nhân và gia đình là vấn đề xã hội rộng lớn. Theo Friedrich Engels, lịch sử
nghiên cứu hôn nhân và gia đình bắt đầu từ năm 1861, khi Johann Jakop Bachofen
viết tác phẩm Mẫu quyền, và thiết chế xã hội đầu tiên chỉ có thể là mẫu quyền, về sau
mẫu quyền mới nhường chỗ cho phụ quyền. Năm 1866, qua Nghiên cứu lịch sử cổ
đại - Hôn nhân nguyên thủy, Mc.Lennan đã khám phá ra thiết chế ngoại hôn – một
loại hình thiết chế hơn nhân mang tính phổ biến của nhân loại. Bên cạnh đó, phải kể
đến Morgan Louis Henry - nhà dân tộc học Mỹ, khi nghiên cứu về Xã hội cổ đại
(Ancient Society, Washington 1877), đã dựng lại lịch sử hơn nhân và gia đình của
lồi người thơng qua sáu hình thái. Tác phẩm Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu
và của nhà nước của Friedrich Engels là những đúc kết kinh nghiệm và tổng kết
những thành tựu của nền khoa học thế giới đương thời. Dựa trên nền tảng những
thành tựu khoa học này, nhiều học giả đã đi sâu nghiên cứu các quan điểm, lý thuyết
về hơn nhân và gia đình, hay các hình thái hôn nhân của từng tộc người cụ thể. Đặc
biệt trong những thập niên gần đây đã được nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa
học như: Nhân học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học,... ở các nước Tây Âu, Châu

Mỹ và Châu Á tiếp cận và đã đạt được những thành tựu về mặt lý thuyết, phương
pháp luận nghiên cứu. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về hơn nhân và gia đình, ngồi
các luận văn khoa học, các bài viết trên tạp chí nghiên cứu khoa học, sách xuất bản
cũng có khơng ít luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ về dân tộc học, nhân học văn hóa
tìm hiểu về gia đình, hơn nhân của các tộc người [8, 20, 34, 55, 63, 76, 89, 93,…]. Đó
là chưa kể đến những luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) của các nghiên cứu sinh Việt
Nam viết về các tộc người ở nước ta vào những năm 80 của Thế kỷ XX được bảo vệ
tại nước ngồi, hầu hết ở Liên Xơ cũ.
1.1.1. Nghiên cứu của học giả nước ngồi
Có thể nói, cho đến thời điểm nghiên cứu, những tài liệu mà tác giả tiếp cận
được những cơng trình của các học giả viết về người Brâu ở Đơng Dương nói chung
và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực hơn nhân và gia đình cịn rất ít ỏi. Duy
nhất một cơng trình bằng tiếng Anh đề cập về người Brâu là tác phẩm The Ethnics
6


Groups in Lao P.D.R (Các dân tộc thiểu số ở Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào), xuất bản năm 2005 của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Lào.
Trong cơng trình này, các tác giả đã giới thiệu khái quát nguồn gốc lịch sử nghi lễ
hôn nhân và gia đình của người Brâu như sau:
“Trai gái Brâu được tự do trong việc chọn người tình. Người Brâu theo chế
độ phụ hệ, con trai có quyền và trọng trách hỏi cô gái về làm vợ. Lễ cưới
được tổ chức tại nhà cô dâu, sau lễ cưới người chồng phải ở lại nhà của
người vợ trong ba năm, trước khi làm lễ đưa vợ về ở hẳn nhà mình. Sau khi
đưa vợ, con về nhà mình, nếu trong gia đình khơng có một ai ốm nặng thì họ
có thể ở đó với thời gian vơ hạn định, nếu trong gia đình có người ốm nặng
hoặc khi khơng khí gia đình khơng được vui vẻ, thì người chồng có thể đưa
cả gia đình mình trở lại nhà vợ. Nếu người anh trai mất, người em có thể lấy
người chị dâu làm vợ. Tuy nhiên, nếu người em trai mất thì người anh trai
lại khơng thể lấy người em dâu làm vợ” [136, tr.154-155].

Mặc dù, cuốn sách chỉ nêu sơ lược về hơn nhân và gia đình của tộc người này, song
đây là những tài liệu hiếm hoi, rất hữu ích để so sánh về hơn nhân và gia đình của người
Brâu ở Lào với người Brâu ở Việt Nam mà tác giả chưa có cơ hội đến nghiên cứu.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Một trong những cơng trình nghiên cứu liên quan đến người Brâu đầu tiên của
các nhà nghiên cứu Việt Nam là cuốn Các tộc người tỉnh Gia Lai - Công Tum do Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982, phần liên quan đến tộc
người Brâu, tác giả Ngô Vĩnh Bình và Trần Mạnh Cát đề cập đến hơn nhân và gia đình.
Các tác giả viết:
“Trong xã hội Brâu, trai gái đến tuổi trưởng thành được tự do yêu đương
và tìm hiểu. Nếu cha mẹ đồng ý, lễ cưới được chuẩn bị. Bước chuẩn bị đầu
tiên là nhà trai tìm một người mối (gia vư) đi hỏi. Khi đi, phải mang theo
gà, heo. Lễ này được gọi là đóoc gia vư. Tiếp theo là lễ cưới được tổ chức
tại nhà gái,... Cưới xong, người con trai phải ở nhà vợ 4-5 năm. Sau thời kỳ
này, nếu muốn đưa vợ mình về nhà bố mẹ đẻ, người con trai phải làm lễ
pơr ngo,... Thời gian sau tùy thuộc vào hoàn cảnh của gia đình họ thay
nhau đi lại hoặc ở nhà bố mẹ người con gái hay bên người con trai,...
Trong hơn nhân, nếu vợ chết người chồng góa sẽ lấy em vợ nhưng khơng
được lấy chị vợ. Cũng có những trường hợp phụ nữ lấy hai chồng,... Gia
đình người Brâu là gia đình nhỏ phụ hệ. Mỗi gia đình sinh sống trong một
7


ngôi nhà riêng. Quyền lực tập trung trong tay người đàn ơng là chủ gia
đình (người cha, chồng) nhiều hơn. Tuy thế, người vợ (người mẹ) cũng có
những ý kiến mang tính quyết định. Con gái được đối xử như con trai, khi
lấy chồng được mang theo của hồi môn khá lớn,...”[121, tr. 279].
Do những khó khăn sau 5 năm mới giải phóng, điều kiện giao thơng cịn nhiều
trắc trở và tình hình an ninh chính trị vùng biên giới không thuận lợi nên việc khảo
sát của các tác giả chỉ dừng lại ở miêu thuật và kế thừa các trang viết của người

Pháp cũng là điều dễ hiểu.
Ba năm sau, Viện Dân tộc học xuất bản cuốn sách: Các tộc người ít người ở
Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1984. Phần viết về
người Brâu, cũng được Trần Mạnh Cát đề cập đến tên gọi, dân số, địa bàn cư trú,
lịch sử tộc người, kết cấu xã hội cổ truyền, kinh tế, đời sống tinh thần – tín ngưỡng
và văn hóa truyền thống. Mặc dù chỉ được giới thiệu một cách khái quát (khoảng
4000 từ), song phần viết này cũng giúp cho người đọc hiểu được một cách cơ bản về
tộc người Brâu ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần viết về hôn nhân và gia đình của người
Brâu vẫn chưa được cập nhật tư liệu mới so với trước đó.
Nguyễn Thế Huệ có cơng trình Nghiên cứu về Dân số và phát triển của tộc
người Brâu và Rơ-măm ở Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2001. Cuốn
sách này chủ yếu đề cập đến các lĩnh vực: Dân số, tác động của tập tục hôn nhân,
sinh đẻ, nuôi dạy con, tang ma, vệ sinh môi trường, chất lượng dân số, chăm sóc sức
khỏe và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), tác động của các yếu tố kinh tế đến đời
sống xã hội của người Brâu và Rơ-măm. Đây là cơng trình nghiên cứu ở góc độ tập
tục, những yếu tố kinh tế, y tế và các vấn đề chính sách xã hội, chính sách dân tộc
ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quy mô dân số và chất lượng dân số của hai tộc
người này. Khi đề cập đến lĩnh vực hơn nhân và gia đình, Trần Văn Hà (tác giả của
Chương II cuốn sách) đã viết:
“Theo tập tục Brâu và Rơ-măm xưa, con trai đến tuổi 12 đã phải lấy vợ,
con gái ở tuổi 12-13 đã lấy được chồng. Nếu như con gái, con trai ở độ tuổi
18 như hiện nay mới tìm hiểu thì trước đây coi như đã bị ế chồng, ế vợ rồi.
Để có thể kết hơn ở tuổi quá sớm ấy, khi đến 9-10 tuổi, các đơi trai gái
Brâu và Rơ-măm xưa đã biết tìm kiếm bạn gái, bạn trai cho mình,... Lễ
cưới của người Brâu và Rơ-măm đều được thu xếp ở gia đình nhà gái, thực
tế chứ khơng phải trên danh nghĩa. Vì thế, dân gian vẫn gọi đám cưới là
cưới con trai về làm rể nhà mình,...[62, tr 55-57].
8



Khác với những cơng trình trước đó, đặc biệt phần viết về người Brâu của
cuốn sách này có nhiều giá trị về thông tin, số liệu cần được tham khảo và kế thừa
cho việc viết luận án về hôn nhân và gia đình của tộc người Brâu. Tuy nhiên, vì
mục tiêu của cuốn sách là giải quyết vấn đề liên quan đến dân số và KHHGĐ dưới
tác động của các tập tục truyền thống và quan hệ xã hội, văn hóa nên chưa đề cập
một cách sâu sắc, tồn diện theo chiều rộng cũng như chiều sâu để giải quyết về
lĩnh vực hơn nhân và gia đình của tộc người Brâu, chưa có khảo sát, nghiên cứu sâu
về định tính, định lượng về tộc người này. Đồng thời, do cách trình bày song song
về hơn nhân và gia đình của hai tộc người, nên người đọc khó nhận diện đâu là
những đặc điểm hơn nhân và gia đình của người Brâu và đâu là đặc điểm hơn nhân
và gia đình của người Rơ-măm. Trên thực tế, người Rơ-măm cư trú tại làng Le, xã
Mo Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, theo mơ hình làng định canh, định cư; tộc
người Brâu cư trú tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nằm
trong qui hoạch khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, chịu tác động trực tiếp của sự
giao lưu kinh tế khu vực cửa khẩu nơi ngã ba Đông Dương, và hơn nữa có sự giao
lưu rất mạnh mẽ với nhiều tộc người khác như Xơ-đăng, Giẻ-Triêng, Mường,
Kinh,... Những yếu tố này làm cho ngay cả một tộc người cũng chịu ảnh hưởng và
có thể ứng xử khác nhau chứ chưa nói đến hai tộc người ở hai địa vực và có nguồn
gốc, lịch sử, văn hóa khác nhau như tộc người Brâu và Rơ-măm.
Cuốn Tìm hiểu văn hóa người Giẻ-Triêng, Brâu, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
2009, của hai tác giả Nguyễn Thị Ngân và Tơ Thị Thu Trang cũng trình bày một
cách khái quát về hai tộc người Brâu và Giẻ-Triêng trên các phương diện kinh tế,
văn hóa – xã hội. Những thơng tin trong cuốn sách này cịn thiếu tính cập nhật, chủ
yếu sử dụng, kế thừa tư liệu nghiên cứu đã công bố, đặc biệt là tư liệu về tộc người
Brâu của tác giả Bùi Ngọc Quang.
Cuốn Cấu trúc tộc người ở Lào (Ethnic Structure of Laos) của tác giả Nguyễn
Duy Thiệu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996, cũng nói đến người Brâu ở Lào, tuy
nhiên vì tập trung đi sâu phản ánh bức tranh phân bố dân cư, tộc người của nước
Cộng hòa dân chủ nhân Lào sau hơn 10 năm giải phóng, nên những thơng tin về tộc
người này rất ít và đề cập chung trong sự phân bố vùng cư trú của cư dân nhóm ngữ

hệ Mơn – Khơ me. Do vậy, những thơng tin về lĩnh vực hơn nhân và gia đình cũng
như lĩnh vực văn hóa xã hội của tộc người Brâu ở Lào cịn hạn chế.
Bên cạnh đó phải kể đến một số bài viết đăng tải trên tập san, báo liên quan đến
người Brâu ở Kon Tum. Chẳng hạn, bài viết: Rơ-măm và Brâu họa diệt chủng, Báo
9


Lao động ngày 26 tháng 7 năm 1992, tác giả Vĩnh Quyền viết: “…Rơ-măm và Brâu có
chung những đặc điểm như: Sống cách biệt với thế giới bên ngồi, trình độ văn hóa
thấp, phần lớn khơng biết tiếng Kinh và mù chữ, tổ chức xã hội bó hẹp, tồn tại tục vợ
chồng đồng huyết, đồng chủng. Phong hủi, bướu cổ, sốt rét ác tính, dịch tả,... cùng đói
muối, đói gạo triền miên đã vắt kiệt sức sống của hai tộc người này,...” [94].
Tác giả Hùng Páo Bảo có bài: Giới thiệu về tộc người Brâu, Tập san Miền núi
và tộc người, số 21 tháng 10 năm 1992, có viết: “Do cách làm ăn lạc hậu, sống du
canh, du cư, đặc biệt là hơn nhân cận huyết (cùng dịng họ lấy nhau) nên tộc Brâu
đang suy giảm về dân số” [4].
Sau khi hai bài báo trên xuất hiện đã có một đoàn cán bộ thuộc các ngành hữu
quan đến khảo sát thực tế và tìm ra các biện pháp thiết thực nhằm nhanh chóng ngăn
chặn cái gọi là "họa diệt chủng gần kề". Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng quan điểm
trong những bài báo này thiếu cơ sở khoa học, không đưa ra luận cứ, luận chứng
thuyết phục mà đã đi đến nhận định người Brâu đang tồn tại một chế độ quần hôn hay
hôn nhân cận huyết - nguyên nhân khiến tộc người Brâu suy giảm dân số và có nguy
cơ diệt chủng là hồn tồn khơng đúng. Đây là một trong những vấn đề lớn, hy vọng
tác giả luận án sẽ đưa ra được đủ các luận cứ, luận chứng khoa học để góp phần làm
sáng tỏ những băn khoăn này.
Tác phẩm Hơn nhân và gia đình của tộc người Brâu của tác giả Bùi Ngọc
Quang, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum, 2004, đã trình bày về quá trình tộc
người trong mối liên hệ khu vực và quốc gia cũng như những đặc điểm kinh tế - xã
hội của người Brâu, làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề hơn nhân và gia
đình. Ở đây dấu vết của lễ thành đinh nguyên thuỷ (tục cà răng, căng tai), quá trình

chuyển biến từ mẫu hệ sang phụ hệ (từ bắt chồng chuyển sang bắt vợ, cư trú ln
phiên sau hơn nhân), quan hệ tình dục tiền hơn nhân, mối quan hệ hơn nhân theo
dịng, tục nối dây, hiện tượng đa phu trước đây,… đã được tìm hiểu rất tỉ mỉ. Thơng
qua hệ thống nghi lễ trong hơn nhân, chúng ta có thể nhận diện các giá trị văn hóa và
nếp sống tộc người gắn liền với luật tục. Tác giả đã cung cấp cho người đọc cấu trúc
và quy mơ gia đình, mối quan hệ gia đình cũng như hệ thống nghi lễ có khơng ít tính
đặc thù. Bên cạnh hôn nhân đồng tộc, tác giả cũng đã cung cấp các thông tin khá chân
thực về hôn nhân hỗn hợp tộc người giữa người Brâu với các tộc người khác như Xơđăng, Hrê, Mường, Thái, Kinh ở Việt Nam, Khơ me ở Campuchia và Lào. Qua đây
giúp cho chúng ta hiểu thêm về xu hướng phát triển trong lĩnh vực hơn nhân và gia
đình của tộc người này.
10


Trên cơ sở nghiên cứu về hôn nhân và gia đình truyền thống, tác giả trình bày
những biến đổi trên lĩnh vực này và những vấn đề đang đặt ra. Bằng các nguồn tư
liệu khai thác từ thực địa đảm bảo độ tin cậy cao, tác giả Bùi Ngọc Quang đã đính
chính về những nhận định khơng xác thực về vấn đề hôn nhân của người Brâu như:
Hôn nhân đồng huyết, đồng chủng làm ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi, làm
suy giảm về dân số, hoạ diệt củng gần kề… của một số bài viết đăng trên các báo và
tạp chí.
Qua nguồn tư liệu nghiên cứu dân tộc học, tác giả cuốn sách đã giải đáp về
tình hình hơn nhân và gia đình của người Brâu trong vài thập niên qua; hơn nhân và
gia đình nói riêng và tình hình kinh tế, xã hội của người Brâu nói chung đã có
những chuyển biến tích cực nhưng cũng có khơng ít biến động. Tuy nhiên, tư liệu
về hơn nhân và gia đình của người Brâu mà tác giả nghiên cứu năm 2000, đến nay
cần được tiếp tục cập nhật và tìm hiểu tổng thể và sâu sắc trên mọi khía cạnh, vì
những năm gần đây khi chiến lược về phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa và mơi
trường trên địa bàn Tây Nguyên của Đảng và Nhà nước ta được triển khai, trong đó
hơn nhân và gia đình của tộc người Brâu đã có những biến đổi khơng nhỏ. Vì vậy,
cần có sự phân tích và nhìn nhận một cách tồn diện hơn.

Tóm lại, những cơng trình nghiên cứu về tộc người Brâu cịn tương đối ít và
chưa mang tính chuyên sâu, nên việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, nhất là hơn nhân và
gia đình của tộc người Brâu truyền thống và sự biến đổi là rất cần thiết, nhằm mở
rộng nghiên cứu hôn nhân và gia đình của tộc người Brâu khơng chỉ ở Việt Nam mà
sang cả bên kia biên giới của hai nước Lào và Campuchia để có tư liệu so sánh cũng
hết sức cần thiết nhưng đang còn bỏ ngỏ.
1.2. Cở sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản và quan điểm liên quan đến nghiên cứu hơn
nhân và gia đình
1.2.1.1. Khái niệm liên quan đến hơn nhân
Hôn nhân bao hàm một sự thay đổi trong vị trí xã hội của hai người và ảnh hưởng
đến vị trí xã hội của con, cháu. Hơn nhân cũng tạo ra tính hợp pháp của con cái do
người vợ sinh ra và thiết lập các mối quan hệ họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng.
Đó là về quan hệ xã hội. Cịn nhìn từ chiều cạnh văn hóa, “Hơn nhân là một q trình
xã hội mà mơ hình mẫu của nó là sự kết hợp giữa một người đàn ông với một người
đàn bà, là sự kiện làm biến đổi những thành viên của nó, làm thay đổi quan hệ giữa
11


những người thân thuộc của mỗi bên và duy trì những khuôn mẫu xã hội thông qua
việc sinh đẻ cùng với một số quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm” 15 [44 tr. 342].
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, ở nước ta ghi rõ: Hơn nhân là quan hệ giữa
vợ và chồng sau khi đã kết hôn [88]. Cịn từ góc độ khoa học chun ngành, hàm khái
niệm được định nghĩa chi tiết hơn: “Hôn nhân là thể chế xã hội kèm theo những
nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai giới tính
khác nhau (nam, nữ), được coi nhau là chồng và vợ, quy định mối quan hệ và trách
nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cái của họ. Sự xác nhận đó, trong q
trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêm những yếu tố mới” [114, tr.389 390].
Để phân loại hôn nhân, tiêu chuẩn cơ bản nhất là số lượng người vợ hoặc
chồng. Vì vậy, các nhà nhân học hiện nay phân thành các loại hôn nhân:

- Đơn hôn (monogramy): Tức là hôn nhân một vợ một chồng, đây là hình thức
hơn nhân phổ biến nhất, ở hầu hết mọi nơi trong xã hội ngày nay.
Chế độ một vợ một chồng “là hình thức hơn nhân giữa một người chồng và
một người vợ vào một thời điểm nhất định. Trước thế kỷ XX người dân Tây Âu chỉ
được cưới một lần trừ khi một trong hai người qua đời. Hiện nay có thể thực hiện
chế độ một vợ, một chồng nhưng với nhiều người, hết người này đến người khác,
nhưng không cưới vào cùng một lúc” [65, tr.310].
- Phức hơn (polygramy): Là hình thức một người chồng có thể lấy nhiều vợ
hoặc một người vợ có thể lấy nhiều chồng cùng một lúc. Phức hơn có hai loại, nhất
phu đa thê (polygyny) và nhất thê đa phu (polyandry), nhưng loại thứ nhất phổ biến
hơn và ngay trong xã hội có phức hơn thì hình thức đơn hôn vẫn là phổ biến.
+ Nhất phu đa thê (polygyny): Chế độ này thường thấy trong xã hội chưa có
chữ viết, xã hội săn bắn, hái lượm và du mục, ở đó có sự phân hóa địa vị xã hội giữa
nam giới và nữ giới. Người đàn ông trong mối quan hệ nhất phu đa thê ở đây
thường là những người được ưu đãi về mặt kinh tế và có địa vị xã hội cao. Trong
chế độ đa thê, quyền uy của người chồng rất cao, ngược lại, sự tự do của người phụ
nữ là rất thấp.
+ Nhất thê đa phu (polyandry): So với đa thê, hình thức đa phu hiếm thấy hơn,
theo các nhà nhân học thống kê, trên thế giới có ba nơi xuất hiện hình thức hôn nhân
12


này, đó là trường hợp người Tây Tạng ở Himalaya, người Toda ở Nam Ấn Độ, người
dân đảo Makesas, Polynesia [16, tr. 210-211].
Năm 1861, Johann Jakop Bachofen cho ra đời tác phẩm Mẫu Quyền. Tác giả đã
nêu lên trong đó một số luận điểm: Loài người ban đầu sống trong những quan hệ
tính giao bừa bãi mà tác giả gọi là “Tạp hơn” vì những quan hệ như thế làm cho
không thể nào biết chắc chắn được ai là cha đẻ, nên huyết tộc chỉ có thể xác định theo
nữ hệ - mẫu quyền. Tất cả các tộc người cổ đại buổi đầu tiên đều ở trong tình trạng
như vậy và những người đàn bà với tư cách là mẹ, là người duy nhất chắc chắn đã

sinh ra thế hệ trẻ, được tơn kính và có uy tín đến cao độ. Theo tác giả Bachofen, sự
tơn kính và uy tín đó đạt đến mức trở thành sự thống trị hồn tồn của nữ giới. Bước
chuyển sang chế độ hơn nhân cá thể, tức là chế độ mà đàn bà chỉ thuộc về một người
đàn ông - là một sự vi phạm điều răn của tôn giáo thời cổ. Vi phạm như thế ắt phải
đền tội, hoặc nếu muốn được tha thứ thì người đàn bà phải chuộc tội bằng cách hiến
thân cho nhiều người khác trong thời gian nhất định [44, tr.11].
Bachofen cho rằng: Bước chuyển từ “chế độ tạp hôn” sang chế độ một vợ
một chồng và từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền đã được tiến hành,
đặc biệt ở những người Hy Lạp do sự tiến triển của các tư tưởng tôn giáo. Như
vậy, theo Bachofen, không phải là sự phát triển của các điều kiện sinh hoạt hiện
thực của con người, mà chính là phản ánh về mặt tôn giáo, của những điều kiện
sinh hoạt đó trong đầu óc của chính những con người ấy, đã gây ra những biến
đổi lịch sử trong địa vị xã hội của đàn ông và đàn bà đối với nhau. Nhìn chung,
Bachofen đã khơng nêu lên các luận điểm của mình một cách rõ ràng, vì thế giới
quan thần bí của ơng cản trở ơng. Nhưng vào thời điểm năm 1861, ông đã đưa ra
được những quan điểm như thế có thể coi là một cuộc cách mạng hoàn toàn, là
bước khởi đầu cho vấn đề nghiên cứu về hơn nhân và gia đình [44, tr.12 - 15].
Người kế tục Bachofen trên cùng lĩnh vực là Mc.Lennan đã đưa ra hai hình thức
hơn nhân: Ngoại tộc hơn và nội tộc hôn, ông xác định không chút e dè rằng giữa
những bộ lạc ngoại tộc hôn và nội tộc hơn đã có một sự đối lập gay gắt. Trong cuốn
Nghiên cứu lịch sử cổ đại, 1886 - Hôn nhân nguyên thủy, trang 124, Mc.Lennan cho
rằng: “Vì chế độ ngoại hôn và chế độ nhiều chồng đều do cùng một nguyên nhân duy
nhất là sự chênh lệch về số lượng giữa nam và nữ mà ra,... Cho nên chúng ta phải
công nhận một sự thật không thể tranh cãi rằng chế độ thân tộc đầu tiên ở các chủng
tộc ngoại tộc hơn là chế độ chỉ biết có quan hệ huyết tộc về đằng mẹ” [ 44, tr.17].
13


Năm 1891, Friedrich Engels nhận xét: “…Mười bốn năm qua, sau khi tác phẩm
chủ yếu của Morgan ra đời, đã làm cho tài liệu về lịch sử các xã hội nguyên thủy

của loài người phong phú thêm rất nhiều. Ngoài các nhà nhân loại học, các nhà du
hành, các nhà chuyên môn về luật pháp so sánh, họ đã đưa lại, hoặc những sự kiện
mới, hoặc những quan điểm mới…” [44, tr.24, 25, 28].
Đến năm 1884, Friedrich Engels xuất bản lần đầu tiên cuốn sách Nguồn gốc
của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước. Ông đã kế thừa những quan điểm
của Morgan và các học giả đi trước. Những luận điểm của Ông là nền tảng, cơ sở
cho các học giả sau này khi nghiên cứu về hơn nhân và gia đình.
Kết hơn chị em vợ hay anh em chồng: Là hiện tượng không may nếu trong gia
đình có người chồng chết hoặc người vợ chết thì người cịn sống sẽ tái hơn với anh
chị em của người đã chết. Đây được coi là hình thức vừa phức hôn, vừa đơn hôn.
Người ta gọi phong tục người góa vợ lấy chị em của vợ là sororate (kết hơn chị em
vợ), và người góa chồng lấy anh em của chồng là lévirate (kết hôn anh em chồng).
Cả hai trường hợp này đều duy trì được quan hệ thân tộc, không phải trả lại đồ dẫn
cưới, không tốn chi phí cưới lại, đồng thời cũng khơng tốn tiền bạc và thời gian cho
vấn đề ngoại giao với họ hàng mới nảy sinh sau hơn nhân, thêm vào đó, những đứa
con của người trước sinh ra được nuôi dưỡng cẩn thận, được kế tục địa vị và tài sản
[16, tr. 210, 211].
Bên cạnh đó cũng cần phải kể đến một vài bàn luận của các nhà Dân tộc học Xô
Viết trong những thập niên trước khi nhà nước Liên bang Xô Viết tan rã và Nhân học
Tây Âu gần đây về quan điểm có liên quan. Đó là, J.U.Sêmênốp trong tác phẩm
Nguồn gốc của hơn nhân và gia đình cũng đã lý giải về nguồn gốc, các nguyên tắc
hôn nhân ngoại tộc, các hình thức kết hơn và các mối quan hệ trong gia đình. Ơng
coi ngoại hơn là một bước tiến quan trọng trong lịch sử hôn nhân và gia đình của xã
hội lồi người. “Với sự ra đời của chế độ ngoại hơn, và chính cái đó cũng đồng thời
làm cho thị tộc xuất hiện, quan hệ tính giao đã hồn tồn được đưa vào khn phép
xã hội nhất định, đã ngăn chặn được và đã đặt được bản năng tính giao vào vịng
cương tỏa” [65, tr.95].
Emily A.Schultz và Robert H. Lavenda (2001), thuộc nhân học Tây Âu và Bắc
Mỹ cho rằng,“nội hôn là khi người ta chỉ được phép lấy người thuộc cùng một
nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán đã định rõ,… Ngoại hôn là khi

14


người ta kết hơn với người thuộc nhóm ngồi xã hội với mình. Và, hơn nhân hỗn
hợp tộc người là khái niệm dùng để chỉ sự kết hôn giữa hai người không cùng tộc
người” [43, tr.308].
1.2.1.2. Khái niệm, quan điểm liên quan đến nghiên cứu về gia đình
Lời nói đầu Luật Hơn nhân và gia đình của Việt Nam (2000), định nghĩa: “Gia
đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng
hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” [88]. Ngược dòng lịch sử ta cũng thấy rằng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác đã dựa trên cách tiếp cận lịch sử về gia đình dựa trên qui luật phát triển của xã hội
loài người khi bàn về: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước.
Friedrich Engels đã viết rằng: “Gia đình là một yếu tố năng động, nó khơng bao giờ
đứng n tại chỗ mà chuyển từ một hình thức thấp lên hình thức cao khi xã hội phát
triển từ một giai đoạn thấp lên giai đoạn cao” [44, tr.59].
Theo quan điểm của Viện sĩ Ju.V.Brômlây và Tiến sĩ sử học M.S.Kasuba
(Liên Xô cũ) cho rằng: “Gia đình như một đơn vị tái sản xuất dân số, là tập hợp
người gắn bó với nhau bởi quan hệ họ hàng hay hôn nhân” [140, tr.93]. “Gia đình
nhỏ cịn gọi là gia đình đơn giản, gia đình hạt nhân, gia đình cá thể, bao gồm một
cặp vợ chồng (hoặc một trong hai người) với những đứa con chưa thành niên hay
khơng có con. Gia đình lớn (gia đình mở rộng/gia đình phức hợp) bao gồm hai hay
nhiều hơn các gia đình đơn giản [140, tr.14]. Cịn M.O.Koxven lại cho rằng: “Gia
đình là một nhóm xã hội được đặc trưng bởi nhà ở chung, hợp tác kinh tế và tái sản
sinh” [141, tr.1].
Trong một số định nghĩa khác của các Từ điển được biết đến nhiều ở Châu Âu
như Từ điển Xã hội (Nhà xuất bản Larousse, 1973): “Gia đình bao gồm một nhóm
người gắn bó với nhau bằng một mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận
con ni, có sự tác động qua lại giữa chồng và vợ, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ với
con cái, giữa anh, chị em và họ hàng” [139, tr.131]. Từ điển Xã hội (Nhà xuất bản

Les Encyclopedies du savoir moderne, 1973): “Gia đình là một nhóm xã hội khơng
thể quy về các nhóm khác: Sự hình thành của nó, cấu trúc, các chiều hướng, các
quan hệ giữa các thành viên và các quan hệ của nó với tồn bộ cơ chế xã hội, các
chức năng biến đổi trong thời gian và không gian gắn liền với các hệ thống xã hội
và các hình thức của nền văn minh” [139, tr.233].
15


×