Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN TRE TẦM VÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP NGÂM HÓA CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐẶNG ĐÌNH DUY

NGHIÊN CỨU CƠNG NGHỆ BẢO QUẢN TRE TẦM VƠNG
THEO PHƯƠNG PHÁP NGÂM HĨA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐẶNG ĐÌNH DUY

NGHIÊN CỨU CƠNG NGHỆ BẢO QUẢN TRE TẦM VƠNG
THEO PHƯƠNG PHÁP NGÂM HĨA CHẤT

Ngành: Chế biến lâm sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc tới:
 Gia đình đã ln ở bên cạnh động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho q trình học tập của tơi.
 Ban giám hiệu cùng tồn thể thầy cơ trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
 Q thầy cơ khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là bộ mơn Chế Biến Lâm Sản đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức cho tôi trong thời gian
học tập cũng như thực hiện đề tài này.
 TS. Hồng Thị Thanh Hương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài.
 Xin cảm ơn tập thể lớp DH08CB và và bạn bè gần xa đã hỗ trợ và giúp đỡ
tôi trong những năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 06 năm 2012

Sinh viên: Đặng Đình Duy

ii


TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu cơng nghệ bảo quản tre tầm vơng theo phương
pháp ngâm hóa chất" được tiến hành tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí

Minh, thời gian từ 10/2 đến 10/6/2012.
Mục đích là nghiên cứu các thơng số cơng nghệ của q trình ngâm tre tầm vơng
bằng hóa chất từ đó đề xuất quy trình ngâm tẩm hợp lý.
Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm xây dựng và tiến hành thí nghiệm
với các thông số:
- Đầu vào là: nồng độ thuốc và thời gian ngâm.
- Đầu ra là: tỷ lệ phần trăm lượng thuốc thấm, độ thấm sâu của thuốc.
- Đánh giá độ kháng nấm mốc.
Kết quả đạt được:
- Xây dựng được phương trình tương quan giữa các đại lượng.
- Xác định các thơng số tối ưu của từng thí nghiệm.
- Xác định khả năng kháng nấm mốc trong thời gian 4 tuần.
- Đề xuất quy trình kỹ thuật ngâm tẩm tre tầm vơng bằng hóa chất.

iii


SUMMARY
Research project "Research on technologies for preservation of Monastery
Bamboo chemical immersion method" was conducted at Nong Lam University. Ho
Chi Minh, the period from 10/2 to 10/6/2012.
Purpose of research is to study the technological parameters of the process by
soaking Monastery Bamboo from which the proposed chemical impregnation
process reasonable.
Using the method of experimental planning and construction of the experiment
with the parameters:
- Inputs: drug concentration and immersion time.
- Output: percentage of absorption, deep permeability of the drug.
- Assessment of mold resistance.
The results were:

- Develop a correlation equation between the parameters.
- Determine the optimal parameters of each experiment.
- Determination of resistance to mold a period of 4 weeks.
- Proposed technical process impregnated with chemicals bamboo coral range.

iv


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa

i

LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

SUMMARY

iv

MỤC LỤC

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

viii

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2

Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Vai trò của bảo quản lâm sản

3

2.2 Tổng quan về các chế phẩm bảo quản lâm sản

4

2.3 Khái quát về tình hình phân bố và sử dụng tre

7


2.3.1 Trên thế giới

7

2.3.2 Ở Việt Nam

9

2.4 Sơ lược các nghiên cứu về công nghệ bảo quản tre

12

2.4.1 Sinh vật hại tre

12

2.4.2 Thuốc bảo quản tre

12

2.4.3 Nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản tre

13

2.5 Đặc điểm riêng của tre nứa ảnh hưởng đế quá trình bảo quản

14

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

15

3.2 Nội dung nghiên cứu

15

3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

15

3.4 Phương pháp nghiên cứu

17

v


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả khảo sát đặc điểm và tính chất của cây tầm vơng

21

4.2 Kết quả nghiên cứu tỷ lệ phần trăm lượng thuốc thấm

28

4.2.1 Phần gốc


29

4.2.2 Phần thân

31

4.2.3 Phần ngọn

33

4.2.4 Nhận xét chung

35

4.3 Kết quả nghiên cứu độ thấm sâu của thuốc

36

4.3.1 Phần gốc

36

4.3.2 Phần thân

38

4.3.3 Phần ngọn

40


4.3.4 Nhận xét chung

42

4.4. Kết quả đánh giá chỉ tiêu kháng nấm mốc

43

4.5 Cơ chế thấm thuốc bảo quản của tre tầm vông

45

4.6 Đề xuất quy trình ngâm tre tầm vơng bằng thuốc bảo quản XM5

45

4.7 Đề xuất hướng sử dụng tre tầm vông sau khi ngâm tẩm

46

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận

47

5.2 Đề nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO


49

PHỤ LỤC

50

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Mức và khoảng biến thiên của các thông số đầu vào

18

Bảng 3.2: Ma trận tiến hành thí nghiệm

18

Bảng 4.1: Các thơng số kích thước của Tầm vông rừng

23

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu về cấu tạo hiển vi của Tầm vông rừng

25


Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu về tính chất cơ lý của Tầm vơng rừng

26

Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ phần trăm lượng thuốc thấm phần gốc

30

Bảng 4.5: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ phần trăm lượng thuốc thấm phần thân

32

Bảng 4.6: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ phần trăm lượng thuốc thấm phần ngọn

34

Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu độ thấm sâu của thuốc các mẫu phần gốc

37

Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu độ thấm sâu của thuốc các mẫu phần thân

39

Bảng 4.9: Kết quả nghiên cứu độ thấm sâu của thuốc các mẫu phần ngọn

41

Bảng 4.10: Kết quả theo dõi tỷ lệ nấm mốc của tre tầm vông chưa ngâm tẩm


43

Bảng 4.11: Kết quả theo dõi tỷ lệ nấm mốc của tre tầm vông đã ngâm tẩm

44

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG 

Hình 3.1: Vật liệu thí nghiệm

16

Hình 3.2: Dụng cụ thí nghiệm

16

Hình 3.3: Các vị trí đo độ thấm sâu của thuốc

19

Hình 4.1: Bụi tre tầm vơng

21


Hình 4.2: Một đoạn chẻ dọc và cắt ngang tre tầm vơng

23

Hình 4.3: Cấu tạo hiển vi của tre tầm vơng

24

Hình 4.4: Một số sản phẩm từ tre tầm vơng

27

Hình 4.5: Tre tầm vơng đang tiến hành thí nghiệm ngâm tẩm

29

Hình 4.6: Tre tầm vơng sau khi tiến hành ngâm tẩm

29

Hình 4.7: Biểu đồ so sánh tỷ lệ nấm mốc ở các mẫu tre tầm vơng khơng ngâm tẩm
với tiêu chuẩn EN113

43

Hình 4.8: Theo dõi nấm mốc của các mẫu qua các tuần

44


Hình 4.9: Quy trình ngâm tẩm tre tầm vơng bằng hóa chất

46

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Sự phát triển nhanh chóng của ngành chế biến lâm sản dẫn đến việc sử dụng các
nguồn lâm sản ngày càng đa dạng. Bên cạnh ngun liệu chính là gỗ các ngun
liệu khác ngồi gỗ ngày càng được quan tâm nhiều hơn như tre, mây… Trong đó,
tre đang là vật liệu được chú trọng nghiên cứu ứng dụng. Ngành công nghiệp chế
biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh.
Tre trúc là loại lâm sản có giá trị đứng thứ hai sau gỗ, có truyền thống lâu đời,
có giá trị kinh tế, xã hội và văn hóa hết sức to lớn. Hiện nay, trong bối cảnh diện
tích rừng tự nhiên nước ta giảm nhanh chóng, khơng đáp ứng đủ cho nhu cầu sử
dụng gỗ của xã hội. Với thế mạnh về trữ lượng lớn và chu kỳ khai thác ngắn, tre
vẫn là nguồn vật liệu phổ biến phục vụ trong xây dựng nhà cửa tại các vùng nông
thôn, trong xây dựng và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm nội thất
bằng tre như bàn ghế, giường chiếu, nhà tre… các sản phẩm cơng nghiệp có giá trị
cao như cót ép, ván dăm tre, ván ghép thanh tre, ván sàn tre, ván tre gỗ kết hợp đang
từng bước được hoàn thiện để giành được chỗ đứng trên thị trường trong và ngồi
nước.
Tuy có khả năng ứng dụng rộng rãi nhưng tre lại có nhược điểm lớn của là rất dễ
bị mối, mọt, nấm mục, mốc phá hoại. Do đó, nếu tre đưa vào sử dụng khơng qua
bảo quản thì tuổi thọ của các ngơi nhà tre chỉ sau 4 -5 năm đã bị sinh vật phá hủy
hoàn toàn. Ở nước ta, theo kinh nghiệm cổ truyền, có nhiều phương pháp xử lý bảo
quản nhằm kéo dài thời gian sử dụng tre như: chặt hạ tre vào mùa đông, ngâm nước,

hun khói được áp dụng phổ biến... nhưng các phương pháp này cũng bộc lộ nhiều
hạn chế về hiệu quả bảo quản, thời gian xử lý và điều kiện áp dụng.

1


Chính vì những lý do trên tơi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ
bảo quản tre tầm vơng theo phương pháp ngâm hóa chất” với mục đích xây dựng
một phương án bảo quản tre đơn giản có thể áp dụng rộng rãi góp phần nâng cao độ
bền của tre tầm vơng trong q trình sử dụng. Từ đó nâng cao giá trị sử dụng của tre
trúc nói chung và lâm sản ngồi gỗ nói riêng trong đời sống con người.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Nâng cao hiểu biết về bảo quản tre tầm vơng nói riêng và tre trúc nói chung.
Đóng góp vào việc sử dụng tre một cách hiệu quả, giúp tiết kiệm tài nguyên và nâng
cao giá trị của tre trúc trong đời sống xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính tốn hợp lý, xây dựng quy trình bảo quản
tầm vơng bằng hóa chất phù hợp với mục đích sử dụng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vai trị của bảo quản lâm sản
Cơng nghệ bảo quản lâm sản nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi
thọ sử dụng lâm sản. Đối tượng bảo quản lâm sản là gỗ, tre, nứa, song mây trong
các khâu khai thác, chế biến và quá trình sử dụng như đồ mộc nội thất, các cấu kiện
gỗ trong cơng trình xây dựng, trong phương tiện giao thông, gỗ cột cọc các loại...

Hiện nay gỗ, tre nứa, song mây là nguồn lâm sản được sử dụng phổ biến làm
nguyên liệu trong xây dựng, làm đồ nội thất và các đồ gia dụng thiết yếu khác. Hầu
hết các loài gỗ và lâm sản rất dễ bị các tác nhân sinh vật và phi sinh vật gây hại
trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, ở các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới như
nước ta, sinh vật hại lâm sản hoạt động rất mạnh nên tổn thất về lâm sản do chúng
gây ra rất nặng nề. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp để phòng trừ các tác nhân
gây hại lâm sản càng trở nên cần thiết.
Bảo quản gỗ và lâm sản bằng các biện pháp kỹ thuật và biện pháp sử dụng các
chế phẩm bảo quản chính là nhằm chống lại sự xâm nhập và phá hoại của các loại
sinh vật, đồng thời hạn chế những tác động bất lợi của môi trường.
Kết quả của việc áp dụng công nghệ bảo quản lâm sản phải đạt được mục tiêu:
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự hư hỏng gỗ và lâm sản do tác nhân sinh vật và
phi sinh vật gây ra kể từ ngay sau khi chặt hạ đến suốt quá trình sử dụng.
- Bằng biện pháp kỹ thuật có hoặc khơng sử dụng chế phẩm bảo quản, phải
kéo dài được thời gian sử dụng của gỗ và lâm sản lên nhiều lần so với gỗ khơng
được xử lý bảo quản, góp phần đảm bảo an tồn cho các sản phẩm và cơng trình có
sử dụng lâm sản.

3


Áp dụng cơng nghệ bảo quản lâm sản sẽ góp phần sử dụng tài nguyên rừng một
cách chủ động, hiệu quả, do đó nó có vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển,
bảo vệ tài nguyên rừng và trong nền kinh tế quốc dân.
2.2 Tổng quan về các chế phẩm bảo quản lâm sản
Khái niệm chung
Chất bảo quản là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào sản phẩm
như thực phẩm, dược phẩm, sơn, các mẫu phẩm sinh học… để ngăn ngừa hoặc làm
chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các
thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. Chúng có thể sử dụng như là một hóa

chất duy nhất mà cũng có thể trong tổ hợp với nhiều loại hóa chất có các tác dụng
khác.
Lịch sử phát triển của chế phẩm bảo quản lâm sản
Từ xa xưa người ta đã biết sử dụng thuốc dầu, nhựa cây quét lên sản phẩm gỗ để
bảo vệ cấu trúc, độ bền, tăng vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.
Việc sử dụng các chất hóa học trong bảo quản gỗ phát triển mạnh vào đầu thế kỷ
thứ 19. Người ta sử dụng các chất hóa học có chứa nguyên tố natrium và hỗn hợp
các loại thuốc muối sodium khác nhau để xử lý bảo quản gỗ. Những hỗn hợp thuốc
đó bao gồm có các thành phần muối thủy ngân, muối đồng, muối kẽm… Những loại
muối này có thể hòa tan trong nước và được ứng dụng rộng rãi trong giai đoạn cách
mạng hóa ngành chế biến gỗ ở đầu thế kỷ thứ 19.
Năm 1938 nhà khoa học Bethell phát minh ra các loại thuốc dầu và công nghệ
tẩm áp lực chân không.
Năm 1903 nhà khoa học Wolman người Đức đã cải tiến thêm những loại thuốc
muối được đưa vào bảo quản theo phương pháp tẩm áp lực. Hỗn hợp các loại thuốc
muối gồm: Sodium flouride 85 %, Dinitrophenol 10 % và Sodium dichromate 5 %.
Để cải thiện thêm tính chất của thuốc, tăng độ độc chống mối mọt đến năm 1914
– 1918 Wolman đã thêm vào công thức trên một số thành phần và hỗn hợp thuốc
gồm các thành phần sau: Sodium flouride: 60 %, Sodium arsenate 20 %, Sodium
dichromate 15 % và Dinitrophenol 5 %.

4


Năm 1933 công thức thuốc bảo quản CCA do nhà khoa học Ấn Độ Sonti
Kamesan phát minh gồm các thành phần Sulphat đồng, potassium dichromate và
arsenic pentoxyde. Cho tới đầu năm 1950 hỗn hợp thuốc bảo quản CCA đã được
nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện. Cho đến năm 1960 công thức CCA đã ứng
dụng rộng rãi trên thị trường của các nước Đông Âu và Tây Âu.
Tiếp theo lịch sử phát triển về việc sử dụng thuốc bảo quản là PCP ra đời

(Pentachloruaphenol), loại thuốc này hòa tan trong dầu, chỉ thích hợp với những sản
phẩm ngồi trời tác dụng mạnh trong việc diệt nấm mốc và rất độc hại đối với
người. Sau đó NaPCP ra đời, loại thuốc này hòa tan trong nước.
Trong 35 năm trở lại đây cơng nghiệp bảo quản đã có nhiều tiến bộ trong công
nghệ, kỹ thuật cũng như việc nghiên cứu và áp dụng và áp dụng hàng loạt các công
thức bảo quản. Tuy nhiên những hóa chất cơ bản vẫn được duy trì sử dụng. Cơng
thức hỗn hợp thuốc bảo quản ngày một cải thiện hơn.
Tiêu chuẩn của thuốc bảo quản lâm sản
- Có độ độc cao đối với vi sinh vật phá hoại lâm sản.
- Không độc đối với người và gia súc.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Dễ thấm vào gỗ và lâm sản.
- Khơng làm giảm tính chất cơ học của gỗ
- Khơng ăn mịn kim loại, rẻ tiền và được chế tạo sẵn
- Không làm tăng khả năng bốc cháy của vật liệu tẩm.
- Không ảnh hưởng đến trang sức bề mặt, phải có sẵn tiện thị trường đặc biệt là
thị trường trong nước.
Cơ chế tác dụng của chế phẩm bảo quản lâm sản
- Cơ chế tác dụng của chế phẩm bảo quản lâm đối với côn trùng:
+ Chế phẩm thẩm thấu qua vỏ cơ thể côn trùng bằng cách hòa tan trong lipit
và lipoprotein của lớp biểu bì trên của vỏ cơ thể. Hoặc chế phẩm có thể xâm nhập
vào cơ thể cơn trùng qua những đoạn da mềm như các đoạn khớp đầu, ngực, bàn
chân, chân lông, râu cơ quan cảm giác.

5


+ Xâm nhập qua đường tiêu hóa: chế phẩm xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua
miệng vào đường ruột cùng với thức ăn và được hấp thụ chủ yếu ở đoạn ruột giữa
qua bao ruột peritrophit rồi khuếch tán qua lớp biểu bì ruột vào tế bào thần kinh,

máu truyền đi khắp cơ thể.
+ Xâm nhập qua đường hô hấp: ngoài các loại chế phẩm tác động qua đường
tiếp xúc, đường tiêu hóa cịn có loại chế phẩm gây hiệu lực qua đường hô hấp do
một phần chế phẩm biến thành thể khí có tác dụng thơng hơi. Chất độc xâm nhập
qua lỗ thở cơ thể côn trùng và từ đó qua hệ thống khí quản và vi khí quản vào tổ
chức tế bào thơng qua q trình thơng hơi.
- Cơ chế tác dụng của chế phẩm bảo quản lâm sản đối với nấm:
Chế phẩm bảo quản đã được tẩm vào gỗ, tre nứa, trước hết nó đã tạo ra một
môi trường khác hẳn với tre nứa không tẩm, nó tước bỏ những điều kiện tối ưu hoặc
ít ra là không thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào tử, hơn thế nữa nó phá hoại
ngay các bào tử nấm.
Mặt khác, các hóa chất khi đã xâm nhập được vào nấm, chúng có khả năng tạo
thành các lực liên kết Vanderval, liên kết hydro, liên kết ion, liên kết bán phân cực
hoặc liên kết đồng hóa trị với các axit amin, protein và các chất khác trong quá trình
cơ bản trao đổi chất của nấm, ức chế sự phân chia tế bào, làm biến đổi cấu trúc bên
trong của tế bào.
Cơ chế tác dụng chống cháy:
+ Ở nhiệt độ nhiệt phân gỗ, chế phẩm chống cháy nóng chảy, tạo bọt và phủ
lên trên bề mặt gỗ, hạn chế phát sinh của khí, ngăn chặn sự tiếp xúc của oxy với
nhiệt, làm chậm quá trình nhiệt phân gỗ.
+ Cách nhiệt: các chế phẩm chống cháy có hệ số truyền nhiệt thấp, có tác dụng
ngăn cách truyền nhiệt trong gỗ.
+ Chế phẩm chống cháy phân giải khi gỗ cháy tạo ra các khí khơng cháy. Các
khí này làm lỗng nồng độ của hỗn hợp khí cháy, làm giảm nhiệt độ ngọn lửa và
như vậy quá trình cháy sẽ chậm lại.

6


Phân loại thuốc bảo quản:

Để tiện cho việc sử dụng thuốc bảo quản lâm sản phù hợp với điều kiện sử dụng
cũng như đối với từng chủng loại vi sinh vật phá hoại gỗ, thuốc bảo quản cần phải
được phân loại.
- Phân loại theo hiệu lực của thuốc bảo quản:
+ Thuốc có khả năng phịng trừ cơn trùng hại lâm sản (mối, mọt…) mà khơng
phịng trừ được nấm mục.
+ Thuốc có khả năng phịng trừ nấm mốc nhưng ít có hiệu lực đối với cơn
trùng. Ví dụ: NaF, ZnCl2…
+ Thuốc có tác dụng phịng trừ nấm mốc và cả cơn trùng hại lâm sản như:
Creozote, Pentachlophenol, Sunfat đồng…
+ Thuốc có tác dụng phòng chống cháy và tác dụng phòng chống vi sinh vật.
- Phân loại theo đặc điểm dung môi:
+ Thuốc dầu và thuốc tan trong dung môi hữu cơ. Ví dụ: creozote, carboleum,
các loại xylamon… Các loại thuốc bột khác khi dùng phải pha vào dung môi hữu cơ
như: Pentachlophenol, hylotox, các loại duotex…
+ Thuốc bột tan trong nước. Ví dụ: NaF, ZnCl2, CuSO4, C6Cl5OH
(Pentachloruaphenol).
+ Thuốc hỗn hợp: CCA, ACA, CZC, FCAP,…
2.3 Khái quát về tình hình phân bố và sử dụng tre
2.3.1 Trên thế giới
Phân bố:
Trên thế giới có khoảng 75 họ và 1250 lồi thuộc họ tre được trồng nhiều nơi
trên thế giới, nhất là các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phân bố chủ yếu
ở độ cao 100- 800m so với mặt nước biển.
Theo thống kê của R. L. Banik và Fu Maonyl cho đến 1995 diện tích tre trúc trên
thế giới có khoảng 15 triệu hecta phân bố chủ yếu ở châu Á, chiếm 84% diện tích
tre trúc thế giới (gần 11 triệu hecta), trong đó 80% là ở Ấn Độ, Trung quốc và châu
Á Thái Bình Dương bao gồm cả Nhật Bản (khoảng 1000 loài). Ở Châu Mỹ, tre mọc

7



ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tre trúc mọc tự nhiên từ miền Nam Hoa Kỳ kéo
dài đến Agentina và Chile với khoảng 200 loài. Vùng châu Phi chỉ có vài chục lồi
trong đó phong phú nhất là Madagasca có tới 40 lồi. Ở châu Đại Dương có ít tre
hơn và phân bố rải rác.
Sử dụng:
Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích sản phẩm chế biến từ
tre. Tre được sử dụng làm những căn nhà kèm với các loại vật liệu khác và đồ nội
thất khác như bàn máy tính bằng tre…
Các cơng trình nghiên cứu về tre:
Năm (1964), Martawidjaja đã thí nghiệm ngâm tre trong một số dung dịch thuốc
muối, naphthenate đồng và PCP. Kết quả thử nghiệm hiệu lực của thuốc ngoài bãi
thử tự nhiên cho thấy với thời gian ngâm 24 giờ, tre tẩm có hiệu lực phịng chống
cơn trùng hại tre.
Theo Suthoni (1988) đã thí nghiệm ngâm tre trong dung dịch CuSO4 7% và dầu
diezen 7 ngày. Kết quả tre tẩm có hiệu lực phịng mọt tre xâm nhập. Sight và
Tewari (1979), nghiên cứu khả năng thấm thuốc của tre Dendrocalamus strictus
theo phương pháp ngâm thường với dung dịch thuốc CCA nồng độ 5%, tác giả cho
biết tốc độ thấm thuốc ở giai đoạn đầu khá nhanh và sẽ giảm dần theo thời gian
ngâm. Tre chẻ thanh đạt lượng thấm thuốc cao hơn so với tre truyền thống. Tẩm tre
chẻ thanh bằng thuốc dầu với áp lực tẩm 14 kG/cm2, lượng thuốc thấm của tre
nguyên ống đạt 88 kg/m3 và tre chẻ thanh đạt 92 kg/m3.
Theo M. G Laxamana, (1985) khi nghiên cứu “Sấy một số loại tre thương mại
của Philippine” cho biết: tre Bayog (Dendrocalamus merillianus), đặc biệt là gốc tre
ở dạng nguyên ống là khó sấy nhất khi so sánh với tre vàng sọc (Bambusa vulgaris).
Theo Kumar và Dobriyal (1988) cho biết yêu cầu của tre nguyên liệu sau khi chặt
hạ cần phải tiến hành bảo quản và sấy khơng q 2 ngày. Bên cạnh đó, cũng đã có
nhiều nghiên cứu về cơng nghệ xử lý và chế biến tre như Kumar và Dobriyal (1988)
cho biết yêu cầu của tre nguyên liệu sau khi chặt hạ cần phải tiến hành bảo quản

không quá 5 ngày.

8


Yosias Gandhi, (1997) với “Bước đầu nghiên cứu sấy thử nghiệm nan tre
(Bambusa blumeaana)” kích thước (l×b×t) là 1700×20×10 (mm) trong lò sấy hơi
đốt ở nhiệt độ sấy cao nhất là 600C cho biết sau 56 giờ sấy, độ ẩm phần gốc là cao
nhất 25,51% kế đến là phần giữa 8,98% và ngọn 6,37%. Từ kết quả nghiên cứu cho
thấy tốc độ khô các phần gốc, giữa và ngọn khác nhau dẫn đến tình trạng độ ẩm
cuối cùng khơng khơng đều.
Năm 1997, Zhang - QiSheng, Sun - Fengwen, Wang - Jianhe trường đại học Nam
Kinh Trung Quốc đã nghiên cứu về loại ván tổng hợp gỗ - tre. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tính chất kết dính của tre và gỗ của loại ván này không thấp hơn so với các
loại ván dán, đây là vật liệu có thể thay thế ván dán.
Efrida Basri Saefudin, (2004). Nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi cây và vị trí
của phần tre trên thân đến tính chất sấy của 3 loại tre Mayan (Gigantochloa
robusta), Tali (Gigantochloaapus), Hitam (Gigantochloa atroviolacea). Nhận thấy
cây càng già và phần tre càng ngọn, co rút càng giảm và chất lượng tre sau sấy càng
tốt. Tre non có tốc độ sấy nhanh hơn tre trưởng thành nhưng chất lượng sấy thấp
hơn và thời gian sấy lâu hơn.
2.3.2 Ở Việt Nam
Phân bố:
Theo thống kê sơ bộ của Ban chi đạo kiểm kê rừng quốc gia thì Việt Nam có
khoảng 150 loài tre thuộc 15 chi phân bố rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước, chủ
yếu tập trung ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Ở Việt Nam, tre nứa chủ yếu tập trung ở 3 khu vực:
- Núi cao: Tây Bắc, Đông Bắc, dãy Trường Sơn với độ cao từ 150 – 3000 m,
độ cao trung bình là 500 – 1500 m.
- Khu vực đồi cao: Không quá 150 m nằm từ chân các dãy núi, ôm lấy vùng

đồng bằng.
- Khu vực đồng bằng.

9


Trữ lượng:
Tre trải dài trên diện tích 1.489.068 ha chiếm khoảng 4,53 % diện tích tồn quốc,
với tổng trữ lượng 8.400.767.000 cây. Trong đó rừng tre tự nhiên có diện tích
1.415.552 ha chiếm 14,99 % diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 8.304.693.000
cây.
Trong rừng tre tự nhiên bao gồm rừng thuần tre với diện tích 789.221 ha chiếm
8,36 % diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 5.863.091.000 cây và rừng hỗn giao gỗ
tre với diện tích 626,331 ha chiếm 6,63 % diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng là
2.441.602.000 cây.
Đối với rừng tre trồng ở Việt Nam có diện tích 73,516 ha bằng 4,99 diện tích
rừng trồng, với trữ lượng 96.074.000 cây. Diện tích rừng tre trồng bằng 5,06 % diện
tích rừng tre tự nhiên nhưng trữ lượng tre trồng chỉ bằng 1,16 % trữ lượng tre tự
nhiên.
Sử dụng:
- Thực phẩm và thức ăn gia súc: Măng làm thực phẩm, lá gói bánh. Lá tre, bẹ
măng non, hạt tre là nguồn thức ăn cho trâu bò.
- Dược liệu và hóa chất: Lá tre, tre non trị cảm cúm, cảm sốt, ho gà. Tinh tre có
tác dụng cầm máu rất tốt. Măng tre giải rượu, ích khí. Mỹ phẩm, hương liệu từ các
bộ phận của tre.
- Vật liệu xây dựng: Làm khung nhà với cột, kèo, mè có độ dài thích hợp, sàn
nhà, vách nhà, tấm ngăn.
- Nguyên liệu giấy: Tre có tỷ trọng nhỏ hơn 1(g/cm3) rất thích hợp cho nấu
ngun liệu giấy vì dịch nấu dễ thẩm thấu, bột mau chín, chất lượng bột đồng đều.
Thành phần hóa học của tre có tỷ lệ Cellulose cao (50 – 60 %). Xơ sợi có ưu điểm

về độ dài (1 – 3 mm) và độ mềm dẻo hơn nhiều so với gỗ lá rộng (<1 mm), rất
thích hợp để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy nhất là giấy có chất lượng cao.
- Ngun liệu thủ cơng mỹ nghệ, đan lát: mũ nón, rỗ lá, cặp sách, đến những sản
phẩm như bàn, ghế, giường tủ.

10


- Một số cơng dụng khác: tre cịn được xem là nguồn cung cấp bonsai, cây cảnh
có giá trị. Ngồi ra tre cịn là nguồn năng lượng. Tre thơ dùng làm củi, than hoạt
tính làm từ tre có nhiều tính năng vượt trội. Một số lồi tre cịn dùng để ly trích tinh
dầu như Bambusa gabba.
Các cơng trình nghiên cứu về tre:
- Nguyễn Văn Thông (1977) đã bảo quản trúc nguyên liệu giấy bằng phương
pháp nhúng, phun dung dịch thuốc LN2, LN3 và PCPNa. Kết quả thí nghiệm cho
biết, trúc đối chứng chỉ sau 10 ngày đã bị nấm làm mất phẩm chất, trúc nguyên cây
được nhúng trong dung dịch thuốc LN3 và PCPNa nồng độ 4 % trong thời gian 1
phút đạt lượng thuốc bám dính trên bề mặt 1,75 kg/tấn và đối với trúc đập dập đạt
3,25 kg/tấn đã đảm bảo phẩm chất nguyên liệu trong thời gian lưu kho bãi từ 4 - 6
tháng.
- Các nhà phân loại đã đưa ra danh sách khác nhau về các loài tre trúc ở nước ta:
+ Theo Phạm Hoàng Hộ (1990), rừng Viện Nam có khoảng 102 lồi tre, trúc,
thuộc 19 chi. Nhưng giữa năm 2003, các nhà khoa học của Viện Khoa học Lâm
Nghiệp Việt Nam và Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng đã phát hiện thêm 6 chi, 21
loài tre lần đầu tiên được ghi nhận của Việt Nam và 23 loài tre mới cho khoa học,
đưa tổng số loài tre trúc của Việt Nam lên gần 150 lồi thuộc 25 chi. Theo dự đốn,
nếu được điều tra đầy đủ, sốlồi tre trúc của Việt Nam có thểlên đến 250 – 300 loài.
+ Theo Nguyễn Tử Ưởng và Nguyễn Đình Hưng (1995) có khoảng 150 lồi
tre trúc thuộc 20 chi ở Việt Nam. Theo Nguyễn Tích và Trần Hợp (1971) và nhiều
tác giả khác xếp tre trúc vào họ tre (Bambusaceae).

+ Gần đây Trần Đình Lý (1993) và sách đỏViệt Nam, phần thực vật Bộ Khoa
học công nghệ - Mơi trường, (1996) đã tập hợp các lồi tre vào các chi khác nhau
của họ Hoà Thảo (Poacea).
- Năm 2001, Nguyễn Thị Bích Ngọc nghiên cứu kỹ thuật bảo quản tre dùng trong
xây dựng.
- Năm 2002, Hoàng Thị Thanh Hương nghiên cứu công nghệ sản xuất ván tre lồ
ô, gỗ cao su kết hợp.

11


2.4 Sơ lược các nghiên cứu về công nghệ bảo quản tre
2.4.1 Sinh vật hại tre
Các công trùng xâm nhập phá hoại tre ngay từ khi mới chặt hạ và trong suốt quá
trình sử dụng. Với các cấu kiện tre sử dụng dưới mái che thì cơn trùng là đối tượng
gây hại chủ yếu.
Các cơng trình nghiên cứu về sinh vật hại tre chỉ ra rằng tre dùng trong xây dựng
ở Việt Nam thường bị các lồi cơn trùng chủ yếu sau phá hoại: Mọt tre Dinoderus
Stephens, Xén tóc da hổ Chlorophorrus annularis, mọt cám nâu Lytus brunneus
Stephens và mối Coptotermes formosanus Shiraki.
Nấm cũng là một tác nhân rất lớn gây biến màu và mục tre. Những kết cấu tre sử
dụng ngoài trời thường bị nấm mục gây hại nghiêm trọng, làm giảm nhanh độ bền
cơ học của tre. Một số loại nấm hại tre điển hình ở Việt Nam là: Schizophullum
commune Fr, Hirschioporus flavus Fr, Pleurotus, Deadalea elegans, Aspergillus
niger.
2.4.2 Thuốc bảo quản tre
Trên cơ sở các thuốc bảo quản lâm sản có sẵn, Wu và Shinh (1960) đã thử
nghiệm dùng DDT, gamma - BHC, dielrin sữa, Tanalit để chống mọt tre.
Sulthoni (1988) đã bảo quản tre bằng dung dịch CuSO4 nồng độ 7%, tác giả cho
biết tre tẩm có hiệu quả chống lại sự tấn công của mối. Singh và Tewari (1980) đã

xử lý tre tươi bằng dung dịch CCA 10% và tre khô với độ ẩm 5%, tre tẩm đạt tuổi
thọ 15 năm trong điều kiện sử dụng ngoài trời.
Dung dich Boric và Borac nồng độ 6% tẩm tre đạt hiệu quả chống lại sự phá hoại
của mọt tre.
Ở Việt Nam, một số lạo thuốc sản xuất trong nước như creosote, BQG1, LN2,
XM5, PCPNa cũng đã được thử nghiệm để bảo quản tre, đều có hiệu lực chống lại
các sinh vật hại tre.

12


2.4.3 Nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản tre
a) Bảo quản theo phương pháp cổ truyền
Gồm một số phương pháp như hong phơi, ngâm nước, hun khói, chặt hạ theo
mùa, bảo quản bằng nước vơi… Trong đó, phương pháp ngâm có hiệu quả hơn hẳn
và vẫn đang được áp dụng nhiều ở các vùng nông thôn.
Hong phơi:
Tre khi được khai thác bóc vỏ, chặt bỏ cành lá, đem cất giữ ở nơi khơ ráo thống
gió. Có thể xếp tre trên giàn bếp để tận dụng hơi nóng làm tre khơ nhanh hơn.
Tác dụng: làm giảm bớt độ ẩm trong song, mây tre nứa, hạn chế nấm mốc phát
triển.
Ngâm nước:
Tre sau khai thác cắt bỏ cành lá, cột thành bó đem ngâm ở ao hồ. Thời gian ngâm
khoảng 3 tháng.
Tác dụng: trong quá trình ngâm các chất đường bột trong tre bị hòa tan phần lớn,
làm mất nguồn thức ăn của sinh vật phá hoại từ đó hạn chế sự xâm nhập của chúng.
Trong thực tế tre ngâm kỹ không bị mọt tre, xén tóc da hổ, nấm mốc xâm nhập
và phá hoại. Do đó các chất hịa tan trong nước là “thức ăn” chủ yếu cho côn trùng
và nấm mốc hại tre. Tuy nhiên do thành phần Xenluloza và linin khơng bị giảm
trong q trình ngâm mà các thành phần này lại là đối tượng của thức ăn mối và

nấm mục nên tre ngâm vẫn bị các đối tượng này phá hoại. Bên cạnh đó sức bền cơ
học của tre bị giảm đáng kể trong quá trình ngâm nước.
b) Bảo quản tre bằng hóa chất
Kỹ thuật bảo quản tre tươi:
Một số phương pháp như: thay thế nhựa, Boucherie, thẩm thấu đã được nhiều tác
giả trong và ngoài nước thực hiện để bảo quản tre.
Ở Việt Nam, phương pháp thay thế nhựa đã được cải tiến rất độc đáo để tẩm tre,
tức là lợi dụng độ rỗng của lóng tre để chứa thuốc bảo quản mà không cần các thiết
bị phức tạp, dễ áp dụng và phù hợp với quy mô tẩm tre phân tán ở các hộ gia đình.

13


Kỹ thuật bảo quản tre khô:
Tre khô thường được xử lý bảo quản theo phương pháp ngâm thường, ngâm
nóng - lạnh, áp lực chân không. Qua các kết quả nghiên cứu của Martawidjaja
(1964) và Singh và Tewari (1979) đã cho biết kết quả về lượng thuốc thấm của tre
theo một số chế độ và thời gian ngâm.
Phương pháp áp lực chân không đã được Kumar và Dobrial (1988) nghiên cứu
tẩm tre, các tác giả kiến nghị nên tẩm tre với áp lực khoảng 3 – 5 kG/cm2 để tránh
hiện tượng tre bị nứt.
Hai phương pháp tẩm áp lực chân không và ngâm thường cho phép tẩm tre với
khối lượng lớn phù hợp với những nơi có nguồn nguyên liệu tre tập trung.
2.5 Đặc điểm riêng của tre nứa ảnh hưởng đế q trình bảo quản
Tre nứa, song mây có cấu tạo thô rất khác biệt với gỗ. Tre nứa thường có thân
rỗng. Thân chia thành các lóng. Trên mặt cắt ngang của tre nứa cũng chia ra ba
phần: biểu bì, phần cật và phần ruột. Phần biểu bì được bao bọc bởi lớp cutin hóa và
lớp sáp có chức năng bảo vệ thân cây nên nó có khả năng cản trở dung dịch hoặc
chế phẩm bảo quản thấm qua. Phần ruột thường xốp nhẹ, nên khi xử lý bảo quản
cho tre nứa đã khơ thì phần ruột rất dễ thấm dung dịch chế phẩm bảo quản.

Đặc điểm cấu tạo giải phẫu của tre nứa, song mây liên quan mật thiết tới q
trình bảo quản đó là các tế bào của chúng hồn tồn xếp dọc theo thân cây, hệ thống
bó mạch được phân bố trên nền tổ chức mô mềm. Hệ thống ống mạch sẽ là con
đường chính dẫn truyền dung dịch chế phẩm vào tre nứa trong quá trình ngâm tẩm
bảo quản.

14


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính cuả đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc và thời
gian ngâm đến tỷ lệ lượng thuốc thấm, độ thấm sâu của thuốc, độ kháng nấm mốc
của tre tầm vông sau ngâm tẩm và từ các kết quả thu được đề xuất quy trình ngâm
tẩm và định hướng sử dụng tre tầm vơng sau khi ngâm tẩm bằng hóa chất.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát đặc điểm, tính chất của cây tầm vơng.
- Xây dựng và tiến hành thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nồng độ thuốc và
thời gian ngâm đến tỷ lệ phần trăm lượng thuốc thấm và độ thấm sâu của thuốc.
- Xây dựng phương trình tương quan bậc nhất giữa độ thấm sâu của thuốc và tỷ
lệ phần trăm lượng lượng thuốc thấm với nồng độ thuốc và thời gian ngâm.
- Xác định các thông số tối ưu về nồng độ thuốc và thời gian ngâm.
- Xác định khả năng kháng nấm mốc của tre tầm vông sau ngâm tẩm.
- Đánh giá kết quả và đề xuất công nghệ ngâm tẩm tre tầm vơng bằng hóa chất.
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
a) Vật liệu
-Tầm vơng (Thyrsostachys siamensis) đã khô độ ẩm khoảng 30%.
-Thuốc bảo quản XM5. Đây là dạng thuốc muối vơ cơ hịa tan trong nước, thành
phần chính của thuốc gồm có hỗn hợp CuSO4.5H2O, K2Cr2O7 và chất phụ gia.

Thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam, dùng để ngâm tẩm cho tre, gỗ, phòng chống
nấm mốc, nấm mục và các loại côn trùng hại lâm sản.
b) Dụng cụ
- Cưa tay: dùng để cắt mẫu.

15


- Cân điện tử: dùng cân khối lượng mẫu trước và sau khi ngâm tẩm, cân khối
lượng thuốc cần pha chế.
- Khay nhựa: dùng để pha dung dịch thuốc và ngâm mẫu.
- Thước cuộn: dùng đo cắt mẫu.
- Thước kẹp: dùng để đo độ thấm sâu của thuốc.
- Các dụng cụ khác: găng tay cao su, cốc đong.

a) Tre tầm vơng

b) Thuốc XM5

Hình 3.1: Vật liệu thí nghiệm

a) Cân điện tử

b) Khay nhựa

c) Cưa tay

d) Thước kẹp

e) Cốc đong

Hình 3.2: Dụng cụ thí nghiệm

16

f) Giấy nhám


×