Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ KHÍ HẬU ĐẾN ĐỘ RỘNG VÒNG NĂM LOÀI THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya) TRỒNG TẠI HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐOÀN NGỌC LỢI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ KHÍ HẬU ĐẾN
ĐỘ RỘNG VÒNG NĂM LOÀI THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya)
TRỒNG TẠI HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐOÀN NGỌC LỢI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ KHÍ HẬU ĐẾN
ĐỘ RỘNG VÒNG NĂM LOÀI THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya)
TRỒNG TẠI HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG VĂN VINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


 


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, luôn quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ tôi
mọi việc để tôi có ngày hôm nay.
Quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, khoa
Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Thầy Trương Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Anh Nguyễn Văn Thiết và chị Dương Thị Ánh Tuyết đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận.
Bạn Nguyễn Quang Vũ, bạn Trần Huy Luân và tất cả những người bạn
trong tập thể lớp DH08LN đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 06 năm 2012
Sinh Viên

Đoàn Ngọc Lợi

ii 

 


TÓM TẮT
Khóa luận “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến độ rộng
vòng năm loài Thông ba lá (Pinus kesiya) trồng tại huyện Đắk Tô, tỉnh Kon
Tum” được thực hiện từ ngày 15 tháng 02 năm 2012 đến ngày 15 tháng 06 năm
2012.
Khóa luận nghiên cứu dựa trên phương pháp khí hậu thực vật
(Dendroclimatology). Đây là phương pháp nghiên cứu mới dựa trên kết quả phân
tích vòng năm để đánh giá sự ảnh hưởng của khí hậu trong quá khứ đến quá trình
sinh trưởng của cây. Mục tiêu chính của khóa luận là tìm hiểu mối quan hệ giữa độ
rộng vòng năm với các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi và với các
chỉ số khô hạn.
Sau quá trình thu thập, xử lý mẫu, tính toán và phân tích số liệu, khóa luận đã
thu được một số kết quả sau:
- Biến trình nhiệt độ có xu hướng tăng, biến trình lượng mưa có xu hướng
giảm trong giai đoạn từ năm 1978 đến 2010.
- Thông qua các chỉ số hạn thông dụng như SPI, SaI khóa luận đã xác định
được các giai đoạn khô hạn từ năm 1978 đến 2010 như: 1998, 2008, 2010 là những
năm xảy ra hạn với cường độ mạnh.
- Tuổi lớn nhất của loài Thông ba lá tại khu vực nghiên cứu là 25 năm (1987
– 2011) ở mẫu cây số 1; tuổi nhỏ nhất là 17 năm (1995 – 2011) ở mẫu cây số 7. Độ
rộng vòng năm trung bình của loài Thông ba lá tại khu vực nghiên cứu là 0,99 mm.
- Lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, lượng bốc hơi có ảnh hưởng đến độ rộng
vòng năm loài Thông ba lá nhưng không rõ rệt.
- Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí hậu đến độ rộng vòng năm loài
Thông ba lá là khá rõ ràng.
- Giữa độ rộng vòng năm và chỉ số mưa chuẩn hóa SPI tồn tại mối quan hệ
tuyến tính dương.


iii 
 


SUMMARY
The thesis “Researching on the influence of climate factors to width of the
tree rings of Pinus kesiya grown in Đắk Tô district, Kon Tum province” is made
from 15 February to 15 June 2012.
The thesis research-based the Dendroclimatology. This is new research
methods based on analysis results of tree rings to assess the influence of climate in
the past to the process of growth of plants. The main objective of the thesis is to
explore the relationship between width of the tree rings with the elements of
temperature, humidity, rainfall, evaporation and drought index.
After the process of collecting, processing, calculating and data analysis,
thesis has obtained some results:
- Variation in temperature tended to increase, variation in rainfall tended to
decrease during the period from 1978 to 2010.
- Through the drought index used as SPI, SaI, thesis have identified the
drought period from 1978 to 2010 as: 1998, 2008, 2010 were years of intense
drought.
- Highest age of Pinus kesiya in the study area is 25 years (1987-2011) in the
sample tree number 1; lowest age is 17 years (1995-2011) in the sample tree
number 7. The average width of the tree rings of Pinus kesiya in the study area is
0,99 mm.
- Rainfall, temperature, humidity, evaporation affects the width of the tree
rings of Pinus kesiya but not visibly.
- The total effect of climatic factors the width of the tree rings of Pinus
kesiya are pretty clear.
- Between width of the tree rings and SPI exists a positive linear relationship.


iv 
 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................ i
Lời cảm tạ............................................................................................................... ii
Tóm tắt ................................................................................................................... iii
Mục lục................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ................................................................................................ viii
Danh sách các hình................................................................................................. ix
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................ xi
Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3. Giới hạn đề tài.............................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1. Khái quát về loài Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) ................. 4
2.2. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .......................... 5
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 5
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 7
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 9
2.3. Khái quát về các chỉ số hạn ......................................................................... 10
2.4. Khái quát về phương pháp khí hậu thực vật (Dendroclimatology) ............. 11
2.5. Cơ sở khoa học của phương pháp phân tích vòng năm ............................... 13
2.6. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ............................................................. 15
2.7. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................. 16
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18

3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 18
3.2.1. Chuẩn bị ................................................................................................ 18
3.2.2. Ngoại nghiệp ......................................................................................... 19


 


3.2.3. Nội nghiệp ............................................................................................. 20
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 26
4.1. Đặc điểm khí hậu Đắk Tô trong 33 năm (1978 - 2010) .............................. 26
4.2. Kết quả tính toán các chỉ số khí hậu, chỉ số khô hạn ở Đắk Tô trong
33 năm (1978 – 2010) ......................................................................................... 29
4.2.1. Kết quả tính toán các chỉ số lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,
lượng bốc hơi................................................................................................... 29
4.2.2 Kết quả tính toán các chỉ số khô hạn ...................................................... 32
4.3. Kết quả nghiên cứu vòng năm của loài Thông ba lá ................................... 35
4.3.1. Đặc điểm vòng năm loài Thông ba lá trồng tại huyện Đắk Tô ............. 35
4.3.2. Chỉ số độ rộng vòng năm (RWI) của loài Thông ba lá ......................... 36
4.4. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá với các
yếu tố khí hậu...................................................................................................... 37
4.4.1. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm (RWI) loài Thông
ba lá với lượng mưa......................................................................................... 37
4.4.2. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm (RWI) loài Thông
ba lá với nhiệt độ ............................................................................................. 40
4.4.3. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm (RWI) loài Thông
ba lá với độ ẩm ................................................................................................ 43
4.4.4. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm (RWI) loài Thông
ba lá với lượng bốc hơi ................................................................................... 45

4.4.5. Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí hậu theo tháng đến độ
rộng vòng năm loài Thông ba lá...................................................................... 48
4.5. Ảnh hưởng của khô hạn đến độ rộng vòng năm loài Thông ba lá............... 48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 51
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 51
5.2. Kiến nghị...................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54
PHỤ LỤC

vi 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1. Kết quả phân tích số liệu bằng phần mềm COFECHA – phần 6 ............ 22
Bảng 3.2. Phân cấp hạn theo SPI ............................................................................. 24
Bảng 3.3. Phân cấp hạn theo chỉ số khô hạn cán cân nước K ................................. 25
Bảng 3.4. Phân cấp hạn theo chỉ số SaI ................................................................... 25
Bảng 4.1. Số liệu khí hậu tại Đắk Tô tổng hợp TB hàng tháng trong 33 năm ........ 26
Bảng 4.2. Số liệu tổng hợp khí hậu tại Đắk Tô trong 33 năm (1978 – 2010) ......... 27
Bảng 4.3. Tóm tắt các đặc trưng khí hậu tại Đắk Tô từ năm 1978 – 2010 ............. 29
Bảng 4.4. Chỉ số lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi tại Đắk Tô (1979 – 2009) . 30
Bảng 4.5. Chỉ số mưa chuẩn hóa SPI, chỉ số Sazonov (SaI), chỉ số khô hạn
cán cân nước K tại Đắk Tô trong 33 năm (1978 – 2010) ........................................ 32
Bảng 4.6. Chỉ số độ rộng vòng năm (RWI) của loài Thông ba lá trồng tại Đắk Tô 36
Bảng 4.7. Chỉ số lượng mưa và chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá ........... 38

Bảng 4.8. Chỉ số nhiệt độ và chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá ................ 41
Bảng 4.9. Chỉ số độ ẩm và chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá ................... 43
Bảng 4.10. Chỉ số lượng bốc hơi và chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá .... 46

viii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Thông ba lá trồng tại thị trấn Đắk Tô .................................................... 5
Hình 3.1. Khoan tăng trưởng ................................................................................. 19
Hình 3.2. Mẫu khoan được lấy ra từ ống khoan .................................................... 20
Hình 3.3. Xử lý mẫu .............................................................................................. 21
Hình 3.4. Mẫu gỗ sau khi xử lý ............................................................................. 21
Hình 3.5. Đo đếm vòng năm tại phòng thí nghiệm ............................................... 23
Hình 4.1. Lượng mưa, lượng bốc hơi và nhiệt độ trung bình hàng tháng tại
Đắk Tô trong 33 năm ............................................................................................. 26
Hình 4.2. Biến trình lượng mưa và nhiệt độ tại Đắk Tô từ 1978 – 2010 .............. 28
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn sự biến động của các chỉ số lượng mưa, nhiệt độ,
độ ẩm tại Đắk Tô từ năm 1979 đến 2009 ............................................................... 31
Hình 4.4. Biến trình và xu thế của chỉ số SPI tại Đắk Tô từ 1978 – 2010 ............ 33
Hình 4.5. Biến trình và xu thế của chỉ số SaI tại Đắk Tô từ 1978 – 2010 ............ 34
Hình 4.6. Biến trình và xu thế của chỉ số K tại Đắk Tô từ 1978 – 2010 ............... 35
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn sự biến động RWI loài Thông ba lá tại Đắk Tô ....... 37
Hình 4.8. Biến động chỉ số lượng mưa (R) và chỉ số độ rộng vòng năm
loài Thông ba lá (RWI) .......................................................................................... 38

Hình 4.9. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá
với lượng mưa tháng .............................................................................................. 40
Hình 4.10. Biến động chỉ số nhiệt độ (T) và chỉ số độ rộng vòng năm
loài Thông ba lá (RWI) .......................................................................................... 41
Hình 4.11. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá
với nhiệt độ trung bình tháng ................................................................................. 42
Hình 4.12. Biến động chỉ số độ ẩm (U) và chỉ số độ rộng vòng năm
loài Thông ba lá (RWI) .......................................................................................... 44

ix 
 


Hình 4.13. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá
với độ ẩm trung bình tháng .................................................................................... 45
Hình 4.14. Biến động chỉ số bốc hơi (E) và chỉ số độ rộng vòng năm
loài Thông ba lá (RWI) .......................................................................................... 46
Hình 4.15. Mối quan hệ giữa chỉ số độ rộng vòng năm loài Thông ba lá
với lượng bốc hơi tháng ......................................................................................... 47


 


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
SaI

: Chỉ số khô hạn Sazonov

PDSI : Chỉ số khô hạn Palmer (Palmer Drought Severity Index)

SPI

: Chỉ số mưa chuẩn hóa (Standardized Precipitation Index)

K

: Chỉ số khô hạn cán cân nước K

R

: Chỉ số lượng mưa

T

: Chỉ số nhiệt độ

U

: Chỉ số độ ẩm

E

: Chỉ số lượng bốc hơi

RWI : Chỉ số độ rộng vòng năm (Ring Width Index)
VQG : Vườn quốc gia

xi 
 



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, các hiện tượng
xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở
một vùng, miền xác định. Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu dẫn đến sự thay đổi về
loài đại diện, ảnh hưởng đến sự phân bố và mức độ bao phủ của các thảm thực vật
rừng. Mặt khác, các thảm thực vật rừng không chỉ chịu ảnh hưởng phức tạp và đa
dạng của khí hậu mà bản thân nó cũng tác động trở lại, làm thay đổi những tính chất
vật lý của các yếu tố khí hậu.
Sự đa dạng, phong phú về các kiểu rừng, cùng với kết cấu tầng tán phức tạp
đã hình thành dưới tán rừng một hoàn cảnh khí hậu độc đáo, đó là tiểu khí hậu rừng,
có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cả quần xã sinh vật, quyết
định đến cường độ, chiều hướng tái sinh rừng. Đồng thời, rừng cũng ảnh hưởng đến
điều kiện khí hậu ở những vùng lân cận, rừng làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không
khí, tăng lượng mưa, cản gió, bão. Ngoài ra, rừng còn có các vai trò sinh thái như
cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển, giữ đất, giữ nước,…
Là một nhà lâm học chúng ta cần nắm rõ mối quan hệ và các quy luật tác
động qua lại giữa rừng với khí hậu để có những biện pháp tác động thích hợp nhằm
điều chỉnh mối quan hệ ấy theo hướng mong muốn.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật trong điều kiện tự nhiên chịu
sự tác động của nhiều yếu tố sinh thái như khí hậu, điều kiện lập địa, tác động của
các loài sinh vật, sự cạnh tranh loài,... Các tác động đó đều trực tiếp hay gián tiếp
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật và hầu hết ảnh hưởng từ
những tác động đó đều được ghi lại trên thân cây mà “bản ghi” rõ ràng hơn cả đó là


 



các vòng năm. Vòng năm là kết quả của hoạt động sinh trưởng và phát triển của
thực vật thân gỗ. Độ rộng vòng năm phản ánh tốc độ sinh trưởng của một cây, số
lượng vòng năm cho biết tuổi cây. Bằng việc đối chiếu mối liên hệ giữa diễn biến
vòng năm trên cây gỗ lâu năm với diễn biến của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ
ẩm, lượng mưa theo hàng năm, hàng trăm, hàng ngàn năm, ta có thể thẩm định lại
diễn biến của khí hậu trong quá khứ, đồng thời tìm ra các quy luật biến đổi của các
mối liên hệ này, từ đó có thể xây dựng các cơ sở dự báo diễn tiến khí hậu trong
tương lai. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các
nhà chuyên môn Lâm nghiệp xây dựng các phương án khôi phục, cải tạo, quản lý và
sử dụng rừng bền vững. Phân tích, đánh giá sự tác động của môi trường lên cấu trúc
vòng năm tức là phân tích sự thể hiện tình hình sinh trưởng phát triển hàng năm qua
màu sắc, độ rộng, hẹp của vòng gỗ.
Vì thế, phân tích vòng năm chúng ta có thể biết được những thông tin quan
trọng về khí hậu cũng như ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sự sinh trưởng của
thực vật. Xuất phát từ đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố
khí hậu đến độ rộng vòng năm loài Thông ba lá (Pinus kesiya) trồng tại huyện
Đắk Tô, tỉnh Kon Tum” để thực hiện khóa luận cuối khóa.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm
không khí, lượng bốc hơi) với chỉ số độ rộng vòng năm của loài Thông ba lá (Pinus
kesiya) trồng tại huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
Tìm hiểu mối liên hệ giữa các chỉ số hạn (Chỉ số mưa chuẩn hóa SPI
(Standardized Precipitation Index), chỉ số khô hạn cán cân nước K, chỉ số Sazonov
(SaI)) với chỉ số độ rộng vòng năm của loài Thông ba lá trồng tại huyện Đắk Tô,
tỉnh Kon Tum. Từ đó, phân tích đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ số hạn tại khu
vực nghiên cứu.
1.3. Giới hạn đề tài
Vì thời gian, nhân lực và kinh phí có hạn do đó đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu, đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng



 


bốc hơi) và một số chỉ số khô hạn đến độ rộng vòng năm của loài Thông ba lá trồng
tại huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.


 


Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về loài Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon)
Tên loài:

Thông ba lá

Tên khoa học:

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Ngành:

Pinophyta

Lớp:

Pinopsida


Bộ:

Pinales

Họ:

Pinaceae

 Đặc điểm mô tả:
Cây gỗ lớn có thể cao tới 40 m, đường kính 140 cm. Thân tròn thẳng, vỏ dày,
màu nâu xẩm, nứt dọc sâu. Thường có 3 lá kim màu xanh thẩm mọc trên chồi ngắn
(bẹ) tập trung thành cụm đầu cành dài, lá dài 15 - 20 cm, chồi ngắn dài 1,2 cm.
Hoa đơn tính cùng gốc. Nón đực dạng bông ở gần chồi ngọn. Nón cái mọc
đơn lẻ hoặc 3 - 4 nón mọc vòng trên gần đỉnh chồi ngọn. Nón cái phát triển trong 2
năm, năm đầu màu tím năm thứ 2 chuyển dần sang màu xanh, khi chín hóa nón gỗ
màu nâu bạc.
Quả nón hình trứng viên chùy, dài 5 - 9 cm thường gập xuống đôi khi quả
hơi vẹo đầu. Quả vảy dày có rốn rất rõ, có khi có gai nhọn. Hạt có cánh dài 1,5 - 2,5
cm. Quả có thể tồn tại trên cây mẹ tới 9 - 10 năm.
Phân bố ở độ cao 900 - 1500 m (Lâm Đồng) và 800 - 1200 m (ở miền Bắc),
là loài cây ưa sáng, thường sống trên nhiều loại đất. Phân bố tự nhiên rộng ở các
nước vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam Thông ba lá phân bố từ độ cao 600 - 2000 m
so với mực nước biển thuộc các tỉnh Tây Nguyên, Hà Giang, Lai Châu,Yên Bái,
Sơn La. Thông thường mọc tự nhiên thuần loại.


 



Gỗ mềm nhẹ, màu vàng đến màu vàng da cam. Tỷ trọng d = 0,65 - 0,7. Có
thể dùng đóng đồ thông thường, làm bột giấy, đồ dùng văn phòng phẩm,… Nhựa có
chất lượng tốt từ 3 – 5 kg/cây/năm. Cây thường trồng cải tạo môi trường và cảnh
quan.

Hình 2.1. Thông ba lá trồng tại thị trấn Đắk Tô
2.2. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên trong tọa
độ địa lý từ 107020’ đến 108032’ kinh độ Đông và từ 13010’ đến 15027’ vĩ độ Bắc.
Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam;
phía Nam giáp tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp Quãng Ngãi; phía Tây giáp hai nước
Lào và Campuchia. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 96 xã, phường và
thị trấn, bao gồm: Thành phố Kon Tum, Huyện Đắk Glei, Huyện Đắk Hà, Huyện
Đắk Tô, Huyện Konplong, Huyện Kon Rẫy, Huyện Ngọc Hồi, Huyện Sa Thầy,
Huyện Tu Mơ Rông. Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thành phố Kon Tum cách
Quy Nhơn 215 km về phía Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 600 km về phía Bắc.


 


Huyện Đắk Tô nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Trung tâm huyện là thị trấn
Đắk Tô, cách trung tâm hành chính Kon Tum khoảng 42 km về phía Bắc theo quốc
lộ 14.
Về ranh giới hành chính: Phía Đông giáp huyện Đắk Hà và huyện Tu Mơ
Rông; phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi và huyện Sa Thầy; phía Nam giáp huyện Sa
Thầy và huyện Đắk Hà; phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông.
2.2.1.2. Địa hình

Phần lớn Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ
Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi
núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:
- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi
núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ
nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m), là nơi bắt
nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và
sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải
phân bố chủ yếu ở phía Bắc – Tây Bắc chạy sang phía Đông tỉnh Kon Tum. Ngoài
ra Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.929 m); ngọn Ngọc
Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp,
khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía
Tây và thấp dần về phía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chư Mo Ray.
- Địa hình thung lũng: Nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía Nam của tỉnh, có
dạng lòng máng thấp dần về phía Nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như
Đắk Uy, Đắk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum,
thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía Đông chạy
dọc biên giới Việt Nam – Campuchia.
- Địa hình cao nguyên: Tỉnh Kon Tum có cao nguyên Konplong nằm giữa
dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 – 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ,
chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.


 


2.2.1.3. Khí Hậu
Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung
bình trong năm dao động trong khoảng 22 – 230C, biên độ nhiệt dao động trong
ngày từ 8 – 90C.

Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hằng năm, lượng mưa trung bình
khoảng 2.121 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô gió chủ yếu
theo hướng Đông Bắc; mùa mưa gió chủ yếu theo hướng Tây Nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không
khí tháng cao nhất là tháng 8 – 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng
66%).
2.2.1.4. Sông ngòi
Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía Bắc và Đông Bắc
của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm:
- Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Đắkbla và Pô Kô hợp thành. Nhánh Pô
Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía Nam của khối núi Ngọc Linh. Nhánh Đắkbla dài
144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Kring.
- Các sông, suối khác: Phía Đông Bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc
đổ về Quảng Ngãi và phía Bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu
Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn từ
đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng Bắc – Nam, đổ vào sông Sê San.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Kon Tum có tiềm năng và trữ
lượng 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 – 300 m có trữ lượng tương đối lớn.
Ngoài ra, huyện Đắk Tô, Konplong còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả
năng khai thác làm nước giải khát và chữa bệnh.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
Kon Tum có trên 50% diện tích là rừng với các khu rừng nguyên sinh nơi có
các loại gỗ quí, các lâm – đặc sản và chim thú quí. Ngoài ra Kon Tum còn có vùng


 


đất bazan thích hợp với các cây công nghiệp như Cao su, Cà phê, Chè, Mía,… và

các đồng cỏ thuận lợi để chăn nuôi đại gia súc.
2.2.2.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Kon Tum có 961.450 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất
lâm nghiệp là 606.669 ha, diện tích đất nông nghiệp là 92.352 ha, diện tích đất
chuyên dùng là 12.353 ha, đất ở là 3.332 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 246.844
ha.
Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Đắk Tô 50.641 ha. Đến năm 2010, đất có
khả năng nông nghiệp khoảng 14.796 ha, đất lâm nghiệp khoảng 22.921 ha, trong
đó rừng tự nhiên có 16.896 ha. Đất đai, địa hình trên địa bàn huyện cơ bản thích
nghi với nhiều loại cây trồng vùng nhiệt đới, á nhiệt đới.
2.2.2.2. Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, tỉnh Kon Tum có 614.696 ha rừng. Trong đó diện tích
rừng tự nhiên là 602.530 ha, rừng trồng là 12.166 ha. Các loại rừng như rừng phòng
hộ là 224.987 ha, rừng đặc dụng là 93.226 ha, rừng sản xuất là 294.276 ha.
Độ che phủ của rừng đạt 67,8%, đây là tỉnh có tỷ lệ che phủ cao nhất nước.
Rừng Kon Tum có trữ lượng khá cao, khoảng 54 triệu m3 gỗ và 1,9 tỷ cây tre, nứa
và nhiều chủng loại gỗ phong phú như: Trắc, Hương, Sao, Dỗi, Cà te, Pơ mu,… và
lâm sản quí hiếm như: Sâm ngọc linh, Hà thủ ô, Ngũ vị tử,…
Các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh như khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mo
Ray có diện tích 50.734 ha; khu rừng đặc dụng Đắk Uy có diện tích 700 ha; khu
rừng bảo tồn Ngọc Linh có diện tích 41.420 ha. Các khu rừng này rất đa dạng
phong phú về số lượng chủng loài, nơi chứa nhiều nguồn gen động – thực vật quí
hiếm mang tính đa dạng sinh học cao, có ý nghĩa và giá trị nghiên cứu khoa học.
2.2.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản có 40 loại:
- Khoáng sản là nguyên vật liệu xây dựng và nguyên vật liệu làm sứ gồm:
Cuội, sỏi, cát xây dựng, sét gạch ngói, đá vôi, đá hoa, granit, gabro – pioxenit,
puzolan.



 


- Khoáng sản kim loại: Vàng sa khoáng ở Đắk Glei, Konplong, Sa Thầy, bô
xít ở phía Đông Konplong, đồng, chì, kẽm, nhôm,…
- Khoáng sản than: Đã khai thác với quy mô thủ công công xuất 5.000
m3/năm.
Đắk Tô có nguồn khoáng sản đá, cát, sỏi xây dựng, đất sét,… suối nước
khoáng ở Kon Đào, Đắk Rơ Nga.
2.2.2.4. Tài nguyên du lịch
Tỉnh Kon Tum có nhiều khu danh lam thắng cảnh như ngục Kon Tum, đồi
thông Măng Đen, suối nước khoáng Đắk Tô, lòng hồ Yaly,… Tuy nhiên, ngành du
lịch ở Kon Tum chưa phát triển mạnh, các loại hình du lịch không được phong phú
nên chưa kịp đáp ứng nhu cầu của du khách.
Huyện Đắk Tô có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái và cảnh quan thiên
nhiên hấp dẫn như: Rừng thông thị trấn Đắk Tô, suối nước nóng Kon Đào, thác Đắk
Lung. Kết hợp du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô – Tân
Cảnh và các lễ hội dân tộc của Bắc Tây Nguyên.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ. Đên năm 2009, dân số toàn tỉnh là 432.865
người, Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên
53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm: Xơ Đăng, Bana, Giẻ Triêng,
Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,… Sau ngày thống nhất đất nước (năm 1975) một số dân
tộc thiểu số ở tỉnh khác đến sinh sống, làm cho thành phần dân tộc trong tỉnh ngày
càng đa dạng.
Đến năm 2009, số người trong độ tuổi lao động khoảng 234.114 người làm
việc trong các ngành kinh tế, trong đó lao động nông – lâm – ngư nghiệp khoảng
162.470 người.
Kon Tum có đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam;
quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi, quốc lộ 40 đi Atôpư (Lào). Mạng lưới giao thông liên

huyện, liên xã và các tuyến nội thị, thị trấn, giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng
được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.


 


Kon Tum là một vùng đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của
đồng bào các dân tộc thiểu số. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất
phong phú độc đáo, mang bản sắc đặc thù, thể hiện ở các loại hình như: văn hóa lục
tục, văn hóa cư trú, văn hóa lễ hội, nhà rông – nhà dài, văn hóa cồng chiêng và nhạc
cụ dân tộc, các loại hình dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, ngôn ngữ - chữ
viết, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát,…
Trong những năm qua, kinh tế của huyện Đắk Tô có nhiều khởi sắc, đã
chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (giai đoạn 2006 – 2010) là
13,07%; năm 2010 là 16,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 15,17
triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2006.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: nông – lâm nghiệp chiếm
41,23%, công nghiệp – xây dựng chiếm 38,24%, dịch vụ 20,53%.
Dân số trung bình năm 2010 của huyện Đắk Tô là 38.642 người. Trong đó,
dân số thành thị chiếm khoảng 30,8%, dân số nông thôn chiếm khoảng 69,2%. Mật
độ dân số là 76 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động năm 2010 là 18.732
người.
2.3. Khái quát về các chỉ số hạn
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về hạn và các chỉ tiêu xác định
hạn bởi lẽ sự xuất hiện của hạn ở các nơi trên thế giới rất khác nhau về tính chất hạn
và tác động của hạn. Tuy nhiên, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất một quan
điểm: khô hạn là tình trạng thiếu hụt mưa (đủ lớn) trong một thời gian tương đối dài
cùng với sự tăng cao của nhiệt độ trong thời gian tương ứng. Khi đó, quá trình bốc

hơi từ mặt đất được đẩy mạnh và tạo nên những điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng
của thực vật.
Ngày nay, có nhiều chỉ số hạn khác nhau được áp dụng trong và ngoài nước
chẳng hạn như chỉ số mưa chuẩn hóa SPI (Standardized Precipitation Index), chỉ số
Sazonov (SaI), chỉ số khô hạn cán cân nước K, chỉ số cấp nước mặt SWSI (Surface
Water Supply Index),… Dựa vào số liệu khí tượng thủy văn thu thập được, khóa

10 
 


luận chọn ra ba chỉ số hạn là chỉ số mưa chuẩn hóa SPI, chỉ số Sazonov và chỉ số
khô hạn cán cân nước K để nghiên cứu.
2.4. Khái quát về phương pháp khí hậu thực vật (Dendroclimatology)
Khí hậu thực vật là khoa học xác định khí hậu trong quá khứ từ những vòng
sinh trưởng của thực vật, vòng sinh trưởng rộng hơn khi điều kiện sinh trưởng thuận
lợi và hẹp hơn khi thời tiết khắc nghiệt. Sử dụng vòng sinh trưởng, các nhà khoa
học có thể xây dựng lại khí hậu ở một số địa phương từ hàng trăm đến hàng ngàn
năm trước. Bằng cách kết hợp nhiều nghiên cứu về vòng sinh trưởng, các nhà khoa
học có thể xây dựng lại khí hậu trong quá khứ cho khu vực toàn cầu.
- Thuận lợi:
Có thể sử dụng mẫu nghiên cứu từ những cây đã chết, thậm chí là các cây từ
các tòa nhà hay từ khảo cổ học. Một thuận lợi khác của vòng sinh trưởng là có sự
tăng trưởng hàng năm rõ ràng (đặc biệt đối với những loài cây lá kim), trái ngược
với các phương pháp khác như khoan vào lòng đất (để lấy nước, dầu) sẽ không có
sự tăng trưởng hàng năm. Hơn nữa, vòng sinh trưởng có khả năng phản ứng lại với
những tác động của môi trường sống (như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…).
- Hạn chế:
Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật làm cho vòng
sinh trưởng thay đổi thất thường, không theo quy luật ảnh hưởng của khí hậu, sự

bao phủ địa lý ở các vùng không giống nhau, ranh giới vòng năm ở một số loài
không rõ ràng dẫn đến xác định vòng năm có thể không chính xác và yếu tố hạn chế
cuối cùng là khó khăn trong việc thu thập mẫu nghiên cứu.
- Các yếu tố bất lợi:
Có nhiều yếu tố khí hậu và yếu tố phi khí hậu cũng như những ảnh hưởng
không đồng thời lên độ rộng vòng năm. Một số phương pháp nghiên cứu để cô lập
từng yếu tố riêng lẻ như các phương pháp nghiên cứu về thực vật học, sự ảnh hưởng
đến tăng trưởng và lấy mẫu của các lâm phần cố định.

11 
 


Yếu tố khí hậu:
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến thực vật bao gồm nhiệt độ, lượng mưa,
ánh sáng mặt trời và gió. Để phân biệt giữa các yếu tố này, các nhà khoa học đã thu
thập mẫu từ những lâm phần cố định, ví dụ: tại một lâm phần cố định, trên sườn núi
cây sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nhiều hơn so với lượng mưa. Ngược lại, ở dưới
sườn núi cây sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng mưa nhiều hơn so với nhiệt độ. Trên lý
thuyết, việc thu thập mẫu từ những nơi khác nhau trên cùng một lâm phần cố định
sẽ cho phép sử dụng phương pháp toán học đối với nhiều yếu tố khí hậu. Tuy nhiên,
phương pháp này hiếm khi được sử dụng.
Yếu tố phi khí hậu:
Yếu tố phi khí hậu bao gồm đất, tuổi cây, lửa, sự cạnh tranh giữa các loài
cây, sự khác biệt di truyền, hoạt động khai thác gỗ của con người, sự tác động của
các loài sinh vật, sâu bệnh hại,… Để tách sự tác động của các yếu tố này đến độ
rộng vòng năm, giải pháp tốt nhất là thu thập số lượng mẫu đủ nhiều, nhằm giảm
bớt những yếu tố ảnh hưởng.
Những ảnh hưởng không đồng thời:
Nhìn chung, các nhà khí hậu học cho rằng sự lệ thuộc tuyến tính của độ rộng

vòng năm vào các biến số quan tâm (ví dụ như độ ẩm). Tuy nhiên, nếu các biến
thay đổi đạt đến mức thỏa mãn có thể giảm mức độ hoặc thậm chí phản ứng theo
hướng ngược lại. Ngoài ra, có thể xảy ra ảnh hưởng tương tác như nhiệt độ và
lượng mưa có thể ảnh hưởng một cách đồng thời lên tốc độ sinh trưởng. Ở đây, lâm
phần cố định giúp cô lập một số biến quan tâm. Ví dụ: ở phía trên sườn núi cây nằm
trong giới hạn lạnh (cold limited), nó không chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ
cao, khi đó sẽ có tác động đáng kể về mặt số lượng đối với độ rộng vòng năm trong
cả quá trình của một mùa sinh trưởng.
- Hạn chế các yếu tố ảnh hưởng:
Những nghiên cứu về thực vật học có thể giúp cho việc đánh giá tác động
của những yếu tố bất lợi. Những thử nghiệm có thể được tiến hành ở nơi mà tất cả
những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng đều được kiểm soát (trong nhà

12 
 


kính) hay kiểm soát một phần hoặc tiến hành ở những nơi mà điều kiện tự nhiên
được theo dõi thường xuyên. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng là
những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phải được ghi chép lại một cách cẩn thận.
Điều này giúp cho việc xác định những phản ứng của độ rộng vòng năm với các yếu
tố khí hậu chính xác hơn.
- Vòng sinh trưởng:
Vòng sinh trưởng thể hiện những ảnh hưởng của khí hậu đến tốc độ sinh
trưởng thực vật trong suốt một mùa sinh trưởng. Do đó, những thay đổi sâu sắc của
khí hậu vào mùa cây ngừng hoạt động (mùa đông) sẽ không được thể hiện ở vòng
sinh trưởng. Trong một mùa sinh trưởng, các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
(chẳng hạn sinh trưởng vào tháng 5 so với tháng 9) có ảnh hưởng quan trọng đến
vòng sinh trưởng. Tuy nhiên, vòng sinh trưởng được sử dụng để suy luận cho những
biến đổi tổng thể của khí hậu trong năm tương ứng. Một cây bị tổn thương sinh lý

do sự tác động của một mùa sinh trưởng khắc nghiệt có thể phải mất một hoặc hai
năm để hồi phục lại.
- Những khó khăn khi thu thập mẫu:
Mẫu phải được lấy từ những cây trong tự nhiên, thường ở vùng sâu vùng xa,
những nơi có điều kiện địa hình khó khăn. Mẫu được lấy bằng cách dùng khoan tay
khoan vào thân, điều này đòi hỏi người lấy mẫu cần phải có nhiều kỹ năng để lấy
được những mẫu đạt tiêu chuẩn. Cách lấy mẫu tốt nhất là hạ cây và cắt nó thành
nhiều đoạn, tuy nhiên cách lấy mẫu này sẽ gây thiệt hại lớn cho khu rừng và không
được phép ở một số khu vực. Các nhà nghiên cứu sẽ cố gắng xử lý tốt nhất những
mẫu chưa hoàn hảo hơn là thu thập lại mẫu vì đây là công việc phức tạp và tốn kém.
Việc hiệu chỉnh dữ liệu cho phù hợp là rất khó khăn bởi vì thu thập mẫu ở thực địa
và phân tích dữ liệu ở phòng thí nghiệm là hai việc hoàn toàn tách biệt về mặt
không gian và thời gian.
2.5. Cơ sở khoa học của phương pháp phân tích vòng năm
Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết
và khí hậu. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động xung

13 
 


quanh Mặt Trời nên hình thành các mùa trong năm. Sự biến đổi của các mùa trong
năm đã kéo theo sự biến đổi có chu kỳ của nhiều hiện tượng tự nhiên trên trái đất
như ánh sáng, nhiệt độ, lượng mây, lượng mưa, tốc độ gió, tốc độ phong hóa đất đá,
các hoạt động của động - thực vật,…
Sự biến đổi theo mùa của khí hậu là nguyên nhân của nhiều hiện tượng ở
thực vật; trong đó có sự thay đổi vòng năm. Vào những năm có khí hậu thuận lợi,
hoạt động của tượng tầng trên thân cây gỗ diễn ra mạnh hơn. Kết quả là hình thành
các lớp vòng năm rộng với các tế bào gỗ có kích thước lớn, vách tế bào mỏng, hàm
lượng lignin thấp, gỗ có màu sáng hơn. Ngược lại, vào những năm có khí hậu không

thuận lợi, hoạt động của tượng tầng trên thân cây gỗ diễn ra yếu hơn. Kết quả là
hình thành các tế bào gỗ có kích thước nhỏ, lớp vòng năm hẹp với vách tế bào dày,
hàm lượng lignin cao, gỗ có màu tối hơn. Như vậy, trong một năm tượng tầng tạo ra
những lớp gỗ khác hẳn nhau về tính chất. Tập hợp các lớp gỗ hình thành trong thời
gian một năm được gọi là vòng năm.
Cấu trúc của lớp vòng năm cũng chịu tác động của các yếu tố khác như cháy
rừng, sâu bệnh, địa hình, hướng phơi, tính chất đất, tuổi cây,... Nhưng so với khí
hậu, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố phi khí hậu kém sâu sắc hơn (Griffithe,
Trenberth, Vaganov, 1978) [17, 20, 21].
Như vậy, quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật trong điều kiện tự
nhiên chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Các tác động đó hầu hết được ghi lại trên
cấu trúc của các lớp vòng năm. Chúng biểu hiện ở độ rộng hẹp, màu sắc, tính chất
lý - hóa của gỗ. Do đó thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa độ rộng vòng năm
với sự biến đổi của các yếu tố khí hậu, chúng ta có thể khám phá được những biến
động của các yếu tố khí hậu xảy ra trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của
cây gỗ, thời điểm mà các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Mặt khác, vì các
biến đổi của những hiện tượng tự nhiên thường mang tính quy luật, nên chúng ta có
thể thông qua sự biến đổi các lớp vòng năm để dự đoán những hiện tượng thiên
nhiên sẽ xảy ra. Sau cùng, khi biết được những yếu tố khí hậu và thời gian ảnh

14 
 


×