Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP TẠI THÔN TÂN ĐỊNH XÃ VĨNH CHẤP HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.92 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********

LÊ ĐỨC TRIỀU

ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP TẠI THÔN
TÂN ĐỊNH XÃ VĨNH CHẤP HUYỆN VĨNH LINH
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********

LÊ ĐỨC TRIỀU

ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP TẠI THÔN
TÂN ĐỊNH XÃ VĨNH CHẤP HUYỆN VĨNH LINH
TỈNH QUẢNG TRỊ

Ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. LA VĨNH HẢI HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến ba mẹ, là người luôn ở bên tôi chăm lo,
động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi từng bước trưởng thành và có được như
ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể thầy cô đã truyền đạt, giảng dạy và trang bị cho
tôi kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể quý thầy cô trong
khoa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy La Vĩnh Hải Hà đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Vĩnh Chấp huyện Vĩnh Linh, hợp tác xã
nông nghiệp Tân Định, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải cùng các cô chú, anh chị đã
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của tôi, những người bạn thân thiết đã
cùng tôi học tập, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học tại trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày

tháng


Lê Đức Triều.

ii

năm 2012.


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá các hoạt động lâm nghiệp tại thôn Tân Định xã Vĩnh Chấp
huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị” được thực hiện từ ngày 15/02/2012 đến ngày
15/06/2012 tại địa bàn thôn Tân Định và Công ty TNHH 1 thành viên Lâm nghiệp
Bến Hải Quảng Trị.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng phá rừng đang diễn ra ngày càng
có dấu hiệu tăng cao thì việc bảo vệ và quản lý tốt diện tích rừng đang có là điều
cần phải được quan tâm. Để bảo vệ và phát triển tốt nhất cần có sự giúp sức trực
tiếp từ người dân, những người có ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn lợi thu được từ
rừng. Từ thực tế đó mà những lý thuyết về lâm nghiệp xã hôi, kinh tế rừng gắn với
hộ gia đình được ra đời và ngày càng được phát huy hiệu quả ở những địa phương
được áp dụng.
Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Vĩnh Linh nói riêng đã có những chính
sách nhằm phát triển ngành lâm nghiệp địa phương. Hàng năm nhờ lâm nghiệp mà
đã tạo ra được nhiều việc làm cho người dân thông qua giao khoán rừng cũng như
trong các hoạt động lâm nghiệp khác cho người dân ở thôn Tân Định xã Vĩnh Chấp.
Qua đó tạ ra những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế, kinh tế hộ gia đình ngày càng
gắn với rừng.
Qua đánh giá các hoạt động về lâm nghiệp của thôn Tân Định cho thấy
những hoạt động lâm nghiệp ở đây là khá phong phú, thu hút được số lượng lớn
người lao động tham gia, các hoạt động lâm nghiệp đã giúp tăng thu nhập cho người
dân. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã có thì vẫn còn nhiều điều cần phải xem xét

lại như hoạt động lâm nghiệp còn cầm chừng, gặp một số vướng mắc trong giao đất
giao rừng, người dân cần nhiều hỗ trợ thiết thực hơn nữa. Hy vọng những mặt tồn
tại này sẽ sớm được các bên liên quan ở địa phương giải quyết nhằm đạt được mục
tiêu đề ra về phát triển lâm nghiệp.

iii


SUMMARY
Project: "Evaluation of forestry activities in the village of Tan Dinh, Vinh
Linh Executive Quang Tri" was conducted from 02.15.2012 until 06.15.2012 at the
hamlet, Tan Dinh and Industry Ltd a member of the Ben Hai Quang Tri Forest.
In the current period where deforestation is happening more and more signs
of increasing, the protection and well-managed forests are what need to be
concerned. To protect and develop the best thing need the help directly from people
who have direct effects from revenues generated from forests. From the fact that the
theory of social forestry, forest economics associated with the household was born
and has been effective in promoting local applied.
Quang Tri province in general and Vinh Linh district in particular have
developed policies to the local forestry sector. Annually, forestry which has created
many jobs for local people through forests as well as in contracting activities other
forestry for people in rural Tan Dinh, Vinh Chap. Through the changes in economic
structure, household economy is increasingly tied to the forest.
Assessment of forestry operations of Tan Dinh village that forestry activities
are plentiful here, attracting large numbers of workers involved, the forestry
activities have helped increase the income people. However, apart from the results
that there are still many things to consider as forestry activities also perfunctorily,
having some problems in land allocation, people need much more practical
support. Hopefully this will soon exist on the local stakeholders resolve to achieve
objectives of forestry development.


iv


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii 
SUMMARY .............................................................................................................. iv 
MỤC LỤC .................................................................................................................. v 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... x 
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 
1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ................................................................... 5 
2.1 Sơ lược về quá trình phát triển ngành lâm nghiệp ............................................... 5 
2.1.1 Ngành lâm nghiệp trên thế giới ......................................................................... 5 
2.1.2 Ngành lâm nghiệp ở Việt Nam ......................................................................... 6 
2.2 Những chính sách về phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam ..................................... 8 
2.2.1 Định hướng chính sách lâm nghiệp Việt Nam .................................................. 8 
2.2.2 Các chính sách liên quan đến phát triển lâm nghiệp ......................................... 9 
2.3 Một số chương trình lâm nghiệp lớn ở Việt Nam .............................................. 11 
2.3.1 Chương trình 5 triệu ha rừng ........................................................................... 11 
2.3.2 Chương trình giao đất giao rừng ..................................................................... 12 
2.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu .................................................................... 13 

2.4.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 13 
2.4.2 Địa hình ........................................................................................................... 13 
2.4.3 Thổ nhưỡng ..................................................................................................... 14 

v


2.4.4 Khí hậu và thủy văn ........................................................................................ 14 
2.4.5 Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................. 15 
2.4.6 Giáo dục và y tế ............................................................................................... 15 
2.4.7 Cơ sỡ hạ tầng ................................................................................................... 16 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 17 
3.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17 
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17 
3.2.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu ........................................................... 17 
3.2.2Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ............................................................. 18 
3.2.3 Phương pháp xử lý, tính toán số liệu .............................................................. 19 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 20 
4.1 Mô tả các hoạt động lâm nghiệp tại địa phương ................................................ 20 
4.1.1 Quá trình phát triển lâm nghiệp tại địa phương .............................................. 20 
4.1.1.1 Lịch sử phát triển lâm nghiệp ....................................................................... 20 
4.1.1.2 Tài nguyên lâm nghiệp tại đại phương ........................................................ 21 
4.1.2 Các hoạt động lâm nghiệp tại địa phương ...................................................... 24 
4.1.2.1 Nhận khoán đất trồng rừng .......................................................................... 24 
4.1.2.2 Nhận khoán khai thác nhựa thông ................................................................ 28 
4.1.2.3 Hoạt động trồng rừng ................................................................................... 32 
4.1.2.4 Hoạt động khai thác rừng ............................................................................. 35 
4.1.2.5 Hoạt động khai thác LSNG .......................................................................... 38 
4.2 Đóng góp của của lâm nghiệp đối với địa phương ............................................ 39 
4.2.1 Thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp ........................................................... 39 

4.2.1.1 Từ hoạt động nhận khoán đất trồng rừng ..................................................... 39 
4.2.1.2 Từ hoạt động nhận khoán khai thác nhựa thông .......................................... 40 
4.2.1.3 Từ hoạt động trồng và khai thác rừng .......................................................... 40 
4.2.1.4 Từ hoạt động khai thác LSNG ..................................................................... 41 
4.2.1.5 Cơ cấu thu nhập của các hoạt động lâm nghiệp ........................................... 41 
4.2.2. Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ............................... 43 

vi


4.2.2.1 Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp ............................................................ 43 
4.2.2.2. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp ..................................................... 43 
4.2.2.3 Cơ cấu thu nhập hộ gia đình của các hoạt động kinh tế ............................... 43 
4.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế gắn với lâm nghiệp ở địa
phương ...................................................................................................................... 45 
4.3.1 Phân tích SWOT cho các hoạt động lâm nghiệp tại địa phương .................... 45 
4.3.2 Phát triển lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp cộng đồng .............................. 46 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 49 
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 49 
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 52 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐBT:

Hội đồng Bộ trưởng.


CP:

Chính phủ.

UBND:

Ủy ban nhân dân.

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội.

NLKH:

Nông lâm kết hợp.

KHKT:

Khoa học kỷ thuật.

GĐGR:

Giao đất giao rừng.

DT:

Diện tích.

LN:


Lâm nghiệp.

LSNG:

Lâm sản ngoài gỗ

SX:

Sản xuất.

PH:

Phòng hộ.

XN:

Xí nghiệp.

Ha:

Hécta.

PRA:

Rapid Rural Appraisal- Phương pháp đánh giá nông
thôn có sự tham gia.

FAO:

Food and Agriculture Organization's- Tổ chức nông

lương thế giới.

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Phương pháp và công cụ nghiên cứu. ...................................................... 18 
Bảng 4.1: Dòng lịch sử phát triển lâm nghiệp tại địa phương .................................. 20 
Bảng 4.2: Cơ cấu đất lâm nghiệp tại địa phương. .................................................... 22 
Bảng 4.3: Lịch thời vụ các hoạt động lâm nghiệp tại thôn Tân Định ...................... 23 
Bảng 4.4: Cơ cấu đất rừng được giao khoán thôn Tân Định.................................... 27 
Bảng 4.5: Hình thức giao khoán khai thác nhựa thông tại địa phương .................... 29 
Bảng 4.6: Kết quả thực hiện khoán khai thác nhựa thông tại địa phương ............... 31 
Bảng 4.7: Sự tham gia của người dân trong hoạt động trồng rừng tại thôn Tân Định33 
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện hoạt động trồng rừng tại thôn Tân Định ..................... 34 
Bảng 4.9: Kết quả thực hiện hoạt động khai thác rừng tại thôn Tân Định............... 36 
Bảng 4.10: So sánh hoạt động trồng rừng và khai thác rừng tại 40 hộ phỏng vấn .. 37 
Bảng 4.11: Các hoạt động khai thác LSNG ở thôn Tân Định .................................. 38 
Bảng 4.12: Thu nhập bình quân từ nhận khoán rừng tại thôn Tân Định.................. 39 
Bảng 4.13: Thu nhập bình quân từ nhận khai thác nhựa thông tại thôn Tân Định .. 40 
Bảng 4.14: Thu nhập từ trồng và khai thác rừng tại thôn Tân Định ........................ 40 
Bảng 4.15: Thu nhập từ khai thác LSNG tại thôn Tân Định.................................... 41 
Bảng 4.16: Cơ cấu thu nhập của các hoạt động lâm nghiệp tại thôn Tân Định ...... 42 
Bảng 4.17: Cơ cấu thu nhập của các hoạt động kinh tế tại thôn Tân Định .............. 44 

Bảng 4.18: Phân tích SWOT đối với nhóm hộ khai thác nhựa thông ...................... 45 
Bảng 4.19: Sự hài lòng của người dân đối với lâm trường Bến Hải ........................ 47 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu đất đai xã Vĩnh Chấp....................................................... 22 
Hình 4.2: Cơ cấu thu nhập của các hoạt động lâm nghiệp tại thôn Tân Định ......... 42 
Hình 4.3: Cơ cấu thu nhập trung bình của hộ gia đình tại thôn Tân Định ............... 44 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế văn hoá, xã hội và môi trường sinh
thái. Rừng cung cấp lâm sản để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Rừng là nơi du lịch nghỉ ngơi, rừng bảo vệ và làm giàu cho đất, điều chỉnh chu trình
thuỷ học, chi phối khí hậu địa phương và khu vực là nơi có cả một thế giới động
thực vật phong phú. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, vai trò của rừng
cũng trở nên quan trọng hơn, và đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách bền
vững.
Song, hoạt động của loài người trong nhiều năm qua đã làm cho tài nguyên
rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Ở Việt Nam trong nửa
cuối thế kỷ này tỷ lệ độ che phủ của từng đã giảm sút với tốc độ nhanh chóng. Năm
1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1995 chỉ còn 28,2%. Tình trạng khai
thác rừng bừa bãi, phát đốt nương làm rẫy du canh du cư là những nguyên nhân cơ

bản làm mất rừng và cơ chế chính sách trước đây của Nhà nước ta về quản lý sử
dụng tài nguyên rừng đã không thực sự ngăn chặn được tình trạng trên. Người dân
chưa thực sự làm chủ đối với tài nguyên rừng nên không những không khai thác
được các nguồn lực và tiềm năng vốn có để phát triển kinh tế mà chính họ là những
nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên rừng.
Chưa bao giờ các vấn đề phát triển bền vững tài nguyên rừng được đặt ra
một cách bức thiết và được sự quan tâm của toàn xã hội như hiện nay. Các vấn đề
về rừng không còn bó hẹp trong phạm vi ngành lâm nghiệp mà đòi hỏi sự tham gia
của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền và toàn xã hội. Thực vậy, những cách tiếp
cận mới trong quản lý tài nguyên rừng trong vùng nhiệt đới được bắt đầu từ cuối

1


thập niên 1970, được sự cam kết trong hội nghị Thế giới về môi trường và phát triển
ở Rio de Janeiro năm 1992, đã được đánh giá lại ở Johannesburg trong năm 2002.
Xu hướng chung trong của tiến trình thay đổi cách tiếp cận quản lý tài nguyên thiên
nhiên nói chung và đặc biệt là vấn đề bảo tồn tài nguyên rừng là xem nó như một bộ
phận của chiến lược phát triển tổng hợp, gắn liền với nhiệm vụ duy trì các chức
năng sinh thái của rừng với các tiến trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa
phương. Những xu hướng toàn cầu trong tiếp cận phát triển bền vững, đặc biệt là
đối với tài nguyên rừng nhiệt đới đã và đang chi phối đến hệ thống quản lý rừng ở
Việt Nam, nơi mà các cộng đồng địa phương còn nghèo và phụ thuộc rất lớn vào tài
nguyên rừng.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương
chính sách nhằm giải quyết triệt để vấn đề trên. Một trong những chính sách được
xã hội quan tâm rộng rãi là nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 về giao đất
lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định quyền làm chủ của
người dân đối với tài nguyên rừng. Đây thực sự là đòn bẩy nhằm phát huy mọi tiềm
năng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng tham gia tích cực vào việc

quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển tài nguyên rừng. Một nhân tố quan trọng
đảm bảo cho sự nghiệp phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy chính sách giao đất lâm nghiệp đã đi vào
cuộc sống đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, tạo việc làm nâng cao thu
nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được xây dựng như
vườn rừng, trại rừng, nông lâm kết hợp cho thu nhập tới hàng chục triệu đồng trên
một ha mỗi năm. Một bộ phận dân cư đã làm giàu từ nghề rừng góp phần phát triển
kinh tế xã hội vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng vào thực
tiễn, do nhiều biến động về kinh tế - xã hội cũng như tài nguyên rừng đang làm nảy
sinh nhiều thách thức mới đòi hỏi có giải pháp phù hợp.
Vĩnh Linh là một huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Trị, là một huyện còn
nghèo, kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Diện tích rừng tự nhiên trên
địa bàn huyện còn khá ít, các sản phẩm về lâm sản còn nghèo nàn, sự đóng góp của
lâm nghiệp trong nền kinh tế vẫn chưa được xem trọng. Bên cạnh đó nạn đôt rừng,
2


khai thác lâm sản vẫn diễn biến phức tạp đang đặt ra nhiều thách thức cho địa
phương.
Những năm gần đây, nhờ quá trình chuyển đổi và các chính sách về lâm
nghiệp mà đa phần các diện tích đất rừng ở đây được tập trung quản lý hay giao
khoán cho người dân. Tiêu biểu nhất có Công ty lâm nghiệp Bến Hải ( gọi tắt là
Lâm trường Bến Hải) được giao quản lý gần 10.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng
của huyện Vĩnh Linh. Lâm trường cũng đã có nhiều chính sách nhằm phát triển và
bảo vệ vốn rừng hiện có, đặc biệt là phát triển rừng gắn với cuộc sống người dân.
Một số chủ trương về giao khoán đất rừng đã được thực hiện khá hiệu quả trong
giai đoạn 5 năm từ 2005 đến năm 2010. Đời sống của người dân đã có nhiều thay
đổi, lâm nghiệp đã đóng góp nhiều trong cơ cấu kinh tế địa phương.
Để thấy được những chuyển biến trong việc phát triển lâm nghiệp gắn với
cộng đồng địa phương, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá các hoạt

động lâm nghiệp tại thôn Tân Định xã Vĩnh Chấp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng
Trị”.
Vĩnh Chấp là xã có diện tích giáp ranh với đất lâm nghiệp nhiều nhất trên địa
bàn huyện. Bên cạnh đó những hoạt động lâm nghiệp ở đây là khá đặc trưng cho
toàn vùng. Vì vậy, khóa luận nhằm đánh giá chính xác nhất tình hình phát triển lâm
nghiệp ở địa phương, tìm ra những khó khăn và thuận lợi, từ đó đề ra những giải
pháp hợp lý nhất cho người dân địa phương trong việc phát triển kinh tế gắn với
lâm nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các hoạt động lâm nghiệp liên quan đến phát triển kinh tế của người
dân địa phương tại thôn Tân Định.
- Đánh giá sự đóng góp của các hoạt động lâm nghiệp đối với kinh tế địa
phương.
- Phân tích những thuận lợi khó khăn góp phần phát triển bền vững tài nguyên rừng
và kinh tế của người dân.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

3


Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: Các hoạt động phát triển lâm nghiệp liên
quan đến người dân tại thôn Tân Định xã Vĩnh Chấp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng
Trị.
Gới hạn nghiên cứu: Do giới hạn của khóa luận tốt nghiệp nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu những hoạt động lâm nghiệp đặc trưng tại khu vực nghiên cứu.

4


Chương 2

TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về quá trình phát triển ngành lâm nghiệp
2.1.1 Ngành lâm nghiệp trên thế giới
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn,
chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi
trường sống của con người. Đến thế kỷ 17, hệ thống quản lý rừng được ra đời tại
Châu Âu, đánh dấu một xu hướng mới trong việc khai thác và tái tạo tài nguyên
rừng. Con người đã khai thác, lợi dụng và tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát
triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội luôn đòi hỏi phải có một hệ
thống quản lý rừng thích hợp. Hai quá trình này phát triển ngày càng cao và dần dần
hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp ra đời ngày càng có vị trí quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Để có một cái nhìn cụ thể, ta chia quá trình phát triển lâm nghiệp ra làm các
mốc thời gian lớn như sau:
Giai đoạn trước năm 1950:
Đặc trưng của giai đoạn này là lâm nghiệp thuộc địa phong kiến. Quyền sở
hữu đất đai và rừng thuộc về các nhà tư sản nước ngoài, các chủ đồn điền. Một phần
đất đai thuộc về quyền tự quản của các cộng đồng. Hoạt động chủ yếu của lâm
nghiệp là khai thác vơ vét tài nguyên rừng phục vụ cho nước đế quốc và giai cấp
thống trị.
Giai đoạn 1950 – 1970:
Các nước thực hiện quốc hữu hóa rừng và xác định quyền sở hữu, quản lý
đất rừng thuộc nhà nước. Lâm nghiệp nhà nước chiếm vị trí chủ đạo. Hoạt động lâm
nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác gỗ nhưng tập trung nhiều cho xuất khẩu sang các

5


nước phát triển. Ở giai đoạn này, tài nguyên rừng ở hầu hết các nước bị tàn phá
nghiêm trọng, tỷ lệ tàn che giảm sút nhanh chóng.

Giai đoạn 1971 – 1990:
Chính phủ huy động nhân dân địa phương vào bảo vệ và phát triển rừng. Một
phần rừng và đất rừng được giao cho các hộ gia đình quản lý. Các chương trình lâm
nghiệp xã hội ra đời với mục tiêu giúp cho sự phát triển và thỏa mãn các nhu cầu về
lâm sản của người dân. Các nước giảm dần lượng khai thác gỗ. Hoạt động lâm
nghiệp đã hướng vào khai thác, lợi dụng tổng hợp theo hình thức nông lâm kết hợp,
phát triển nhiều loại sản phẩm khác nhau, chuyển từ sản xuất đơn ngành sang sản
xuất đa ngành.
Giai đoạn từ 1991 đến nay:
Các chính phủ tiếp tục phân cấp quản lý theo hướng phi tập trung hóa, gia
tăng quyền hạn tự quản cho chính quyền địa phương. Một phần rừng và đất rừng
được giao cho các cộng đồng địa phương theo hướng lâm nghiệp cộng đồng. Chính
phủ các nước và các nhà tài trợ đầu tư cho các dự án phát triển lâm nghiệp cộng
đồng. Xu hướng quản lý giữa chính phủ và các cộng đồng tăng lên. Nông lâm kết
hợp, phát triển tổng hợp theo hướng đa ngành đã trở thành phương thức hoạt động
phổ biến của ngành lâm nghiệp.
Theo những dữ liệu mới nhất về rừng trên thế giới do FAO công bố thì thế
giới đã mất hơn 13 triệu ha rừng, chủ yếu do chuyển đổi diện tích rừng sang mục
đích sử dụng khác, rừng hiện chỉ còn chiếm 31% diện tích các châu lục trên toàn
cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ ha. Về hiện trạng rừng toàn cầu thì ít nhất 1,6
tỷ người trên thế giới đang sống phụ thuộc vào rừng và đa số họ đều quá nghèo,
trong đó 60 triệu người chủ yếu là người bản xứ sống trong rừng. Vì vậy, bảo vệ đa
dạng sinh học của rừng cũng cần phải bảo vệ bao gồm cả con người.
2.1.2 Ngành lâm nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có
rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất
lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản
lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích
6



đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là
nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí
thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều
khó khăn.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu
ha, trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng; độ che phủ
rừng đạt 37% được phân chia theo 3 loại rừng như sau:
- Rừng đặc dụng: 1,93 triệu ha, chiếm 15,2%.
- Rừng phòng hộ: 6,20 triệu ha, chiếm 49,0%.
- Rừng sản xuất : 4,48 triệu ha, chiếm 35,8%.
Tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m3 (rừng tự nhiên chiếm 94%) và khoảng
8,5 tỷ cây tre, nứa. Tổng diện tích lâm sản ngoài gỗ được gây trồng là 379.000 ha,
chủ yếu tập trung ở 3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Bắc. Tuy diện tích
rừng có tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa
đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng toàn
quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59%
diện tích của cả nước; chủ yếu là đất thoái hóa. Đây là nguồn tài nguyên tiềm năng
nhưng đồng thời cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn
quốc đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện
tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu
ha năm 2005 ( bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng
mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng
2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và
tiêu dùng trong nước.
Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền
lâm nghiệp quốc doanh, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền lâm nghiệp xã
hội hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế của nền kinh

tế sản xuất hàng hoá. Do đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực tạo việc làm,
7


cải thiện đời sống cho gần 25% dân số của Việt Nam sống trên địa bàn rừng núi,
góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội, tạo đà phát triển chung cho đất nước
trong các năm qua.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng
nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy
giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát
triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và phát triển
rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Theo đó, mục tiêu đến năm
2020 được xác định là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững
16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43%
vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Nhiệm vụ cụ thể:
- Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng gồm:
8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng bao gồm rừng nguyên
liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ. 3,63 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự
nhiên và 0,62 triệu ha rừng tự nhiên phục hồi sản xuất nông lâm kết hợp ( phấn đấu
ít nhất có được 30% diện tích có chứng chỉ rừng); 5,68 triệu ha rừng phòng hộ và
2,16 triệu ha rừng đặc dụng.
- Quản lý rừng: toàn bộ 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp được quản lý
thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định, theo hệ thống tiểu khu,
khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa.
Tuy nhiên, ngành Lâm nghiệp Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách
thức mới: nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tạo nên sức ép vào rừng ngày một tăng;
diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng rừng chưa đáp ứng được yêu cầu; sức
cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp và thu hút đầu tư trong sản xuất lâm nghiệp
còn thấp; những thay đổi của thị trường Châu Âu và Mỹ là những thị trường xuất
khẩu chính của đồ gỗ Việt Nam ngày càng khắt khe hơn và vấn đề biến đổi khí hậu,

2.2 Những chính sách về phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam
2.2.1 Định hướng chính sách lâm nghiệp Việt Nam
Trong những thập kỷ qua ở Việt Nam, đa số những khu rừng già và đất rừng
bị suy giảm nghiêm trọng. Trong số 19 triệu ha rừng thì có hơn 13 triệu ha bị tàn
8


phá, đang bị bỏ hoang hóa, đất đai xói mòn và không sản xuất được do nhiều
nguyên nhân, đáng kể là sự gia tăng dân số, mở rộng diện tích nông nghiệp, khai
thác gỗ không kiểm soát và canh tác nương rẫy,… đã góp phận làm cho diện tích
suy giảm với tốc độ bình quân 200.000 ha trong năm.
Mặt khác công nghệ chế biến gỗ chưa được phát triển mạnh, sản phẩm chế
biến giá trị thấp chưa chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu. Sản xuất ở một vài nơi
đã được phát triển mạnh nhưng vẫn còn những trở ngại về cung cấp nguyên liệu,
công nghệ chế biến.
Định hướng của chính sách lâm nghiệp là cung cấp và hướng dẫn cho ngành
lâm nghiệp trong một thời gian dài về quản lý và sử dụng tài nguyên quốc gia và
các hướng dẫn pháp luật về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Với mỗi
vùng kinh tế cần tạo ra cơ hội để có sự tham gia của người dân một cách đầy đủ
trong phân chia trách nhiệm và hưởng lợi trong công tác quản lý tài nguyên rừng.
2.2.2 Các chính sách liên quan đến phát triển lâm nghiệp
Các chính sách cam kết của Chính Phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng
bền vững. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những
chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững. Cho đến nay đã có 25 văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng bền vững. Trong đó, số văn bản
thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội: 3, Chính phủ: 7, Thủ tướng Chính phủ: 5, Bộ
NN-PTNT: 10 Các đạo luật lâm nghiệp và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia thể hiện
cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững. Các vấn đề về Quản lý rừng bền vững là
một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của

Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây:
(1) Luật đất đai
Luật đất đai năm 2009 đã phân loại đất lâm nghiệp thành 3 loại như sau: Đất
rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Về nguyên tắc sử dụng đất, có
quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có
hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người
sử dụng đất xung quanh…
9


(2) Luật bảo vệ và phát triển rừng
Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004 đề cập đến các vấn đề quản
lý rừng bền vững như sau:
- Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững
về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý
rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định (điều 9).
- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân. Các hoạt động bảo vệ và phát
triển rừng phải đảm bảo nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát
triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt
chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, làm giàu rừng và bảo vệ
diện tích rừng hiện có…(điều 10).
- Những hành vi bị nghiêm cấm: (điều 12)
+ Chặt phá, khai thác rừng trái phép.
+ Săn, bắn, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép…
+ Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
+ Khai thác lâm sản không đúng quy định của pháp luật…
(3) Luật Bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng

hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra những
quy định liên quan tới quản lý rừng bền vững thuộc các lĩnh vực, như: Điều tra,
đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ
đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường
trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng
lượng sạch.
(4) Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020
Có thể nói cam kết của Việt Nam về quản lý rừng bền vững được chính thức
hóa vào năm 2006 khi mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược lâm nghiệp.
Trong bản Chiến lược, Việt nam đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là:
10


Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.
Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông
qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lý...
Đồng thời, trong Chiến lược cũng đã đề ra 5 chương trình hành động, trong đó
Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững là Chương trình trọng tâm và ưu
tiên số một.
Trong Chiến lược này, nhiệm vụ được đặt ra là: Quản lý bền vững và có hiệu
quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng và 3,63 triệu ha
rừng tự nhiên. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ
rừng.
2.3 Một số chương trình lâm nghiệp lớn ở Việt Nam
2.3.1 Chương trình 5 triệu ha rừng
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một chương trình kinh tế - xã hội - sinh
thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam theo đó sẽ trồng mới 5 triệu hecta rừng và
bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm nâng
cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010. Dự án được Quốc

hội Việt Nam phê chuẩn bằng Nghị quyết số 08/1997/QH khóa 10 và được Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam chỉ đạo thực hiện bằng Quyết định số 661/QĐ - TT
ngày 29/7/1998. Dự án, vì thế, hay được gọi tắt là Dự án 661.
Dự án có 3 mục tiêu phù hợp với quản lý rừng bền vững:
- Một là về môi trường: Đến năm 2010 độ che phủ tăng lên 43%, góp phần
bảo đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh
học.
- Hai là về xã hội: Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói
giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Ba là về kinh tế: Cung cấp gỗ làm nguyên liệu chế biến, đáp ứng nhu cầu
gỗ củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng và xuất khẩu, đưa lâm nghiệp trở
thành một ngành kinh tế quan trọng.

11


Theo báo cáo tổng kết giai đoạn 1 (1998-2005), sau 8 năm thực hiện Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng, cả nước đã trồng được 1.424.135 ha rừng, tuy chỉ đạt
28,5% so với mục tiêu đề ra nhưng dự án đã góp phần nâng độ che phủ của rừng ở
Việt Nam lên 36,7% ( tăng 3,5 % so với năm 1999). Việt Nam cũng được đánh giá
là rất cố gắng trong công tác trồng rừng và là một trong 10 nước có diện tích rừng
trồng lớn nhất thế giới. Đây là một bước tiến quan trọng vì những năm trước khi có
dự án thì diễn biến độ che phủ của rừng ở Việt Nam luôn là mũi tên đi xuống.
2.3.2 Chương trình giao đất giao rừng
Nghị định 02/CP về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử
dụng vào mục đích lâm nghiệp, ban hành ngày 15/01/1994. Đây là nghị định đầu
tiên của chính phủ hướng dẫn giao đất lâm nghiệp đến nhiều thành phần kinh tế
khác nhau, trong đó có hộ gia đình, cá nhân cũng được tham gia nhận đất để tổ chức
sản xuất lâm nghiệp. Đến năm 1999, chính phủ đã ban hành nghị định 163, mở rộng
việc giao rừng và đất rừng, quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận đất

nhận rừng.
Nghị định 163 năm 1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của chính phủ về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp.
Nghị định 01/CP về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày
04/01/1995. Nghị định này thực hiện song song với nghị định 163, hiện tại nhiều
lâm trường thực hiện nghị định này trong giao khoán đất lâm nghiệp đến hộ gia
đình tham gia trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp trên đất lâm nghiệp với thỏa
thuận ăn chia sản phẩm cụ thể. Gần đây thực hiện nghị định 163, đất lâm nghiệp
thuộc đối tượng sản xuất sẽ vẫn được giao cho hộ gia đình và như vậy còn lại đa số
diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được thực hiện theo nghị định 01 là giao
khoán.
Theo số liệu thống kê đến năm 2005, trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp
được quy hoạch là 14,6 triệu ha, đã giao cho các đối tượng sử dụng được 11,266
triệu ha, chiếm tỷ lệ 77% đất lâm nghiệp, chưa giao 3,41 triệu ha chiếm 23%.
12


2.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.4.1 Vị trí địa lý
Ranh giới thôn Tân Định xã Vĩnh Chấp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị
được giới hạn trong tọa độ như sau:
- Từ 17° 5'3.07" đến 17° 5'36.18" vĩ tuyến Bắc.
- Từ 106°55'45.32" đến 106°56'42.82" kinh độ Đông.
Vĩnh Chấp là một xã thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Vĩnh Chấp
cùng với các xã Vĩnh Tú và Vĩnh Thái nằm ở cực bắc huyện Vĩnh Linh, vì thế cũng
là những xã cực Bắc của tỉnh Quảng Trị. Vĩnh Chấp nằm hai bên quốc lộ 1A, phía
Bắc giáp xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phía Đông và Đông Nam
giáp xã Vĩnh Tú và phía Nam và Tây Nam giáp xã Vĩnh Long, phía Tây giáp xã

Vĩnh Khê, đều thuộc huyện Vĩnh Linh.
Tổng diện tích tự nhiên của xã vào khoảng 48,98 km2. Thôn Tân Đinh là một
trong 13 thôn và cụm dân cư thuộc xã Vĩnh Chấp, có diện tích khoảng 3,5 km2, nằm
ở phía Tây Nam của xã Vĩnh Chấp có phạm vi giới hạn:
- Phía Đông giáp thôn Bình An thuộc xã Vĩnh Chấp.
- Phía Tây giáp địa phận đất rừng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải Quảng
Trị.
- Phía Nam giáp thôn thôn Lai Bình thuộc xã Vĩnh Chấp.
- Phía Bắc giáp thôn Trầm Kỳ thuộc xã Vĩnh Chấp.
2.4.2 Địa hình
Nhìn chung địa hình của toàn xã Vĩnh Chấp cũng như thôn Tân Định là khá
bằng phẳng, có độ cao tương đối từ 50 - 60m so với mặt nước biển. Địa hình ít bị
chia cắt, độ dốc biến động từ 80 - 250, gồm các kiểu địa hình chính sau:
- Phía Đông là kiểu địa hình đông bằng, địa hình bằng phẳng phục vụ cho phát
triển nông nghiệp và đất ở, chiếm 20% diện tích.
- Phía Tây là kiểu địa hình đất đồi núi thấp có độ cao tuyệt đối dưới 100 m, có
độ dốc bình quân 100, chiếm 80% diện tích.

13


2.4.3 Thổ nhưỡng
Qua tham khảo các tài liệu về nông hoá thổ nhưỡng tỉnh Quảng Trị của Sở Tài
nguyên và Môi trường, nền vật chất trong khu vực có 4 loại đá mẹ, đó là đá Granít,
đá Cát kết, đá Sét và Đá vôi.
Nhìn chung đất trong khu vực có độ dầy tầng đất từ trung bình đến dày, từ 30
đến 80 cm, hàm lượng mùn trung bình. Riêng các nhóm dạng đất feralit đồi - núi
thấp phát triển trên đá sét, cát kết có độ dầy tầng đất lớn hơn 80 cm, các dạng địa
hình phổ biến như sau:
- Địa hình thấp trũng, bị ngập nước: Chủ yếu là các ao hồ và dòng chảy nhỏ.

- Dạng địa hình thấp: Là đất cát phù sa, đất mùn, chủ yếu là diện tích đất canh
tác.
- Dạng địa hình đồi núi thoải: Tập trung ở phía Bắc của thôn, chủ yếu là các
nương rẫy nhỏ.
2.4.4 Khí hậu và thủy văn
Khí hậu khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt
độ trung bình năm từ 23-250C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng 7)
khoảng 350C, có ngày nhiệt độ đạt trên 400C, tháng thấp nhất (tháng 12 và tháng 1)
khoảng 180C có khi xuống tới 8-90C.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô
nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70- 80% và
đạt cực tiểu vào tháng 7, xuống 65 – 70%; độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa
mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 –90%.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt cực
đại vào tháng 10, tháng 11, chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Từ tháng 3 đến
tháng 7, lượng mưa ít nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ chiếm dưới 30%
lượng mưa của năm. Tổng lượng mưa bình quân năm là 2.376 mm.
Khu vực Huyện Vĩnh Linh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió
mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và gió Tây Nam (gió Lào)
thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, có đặc điểm khô nóng và khi đạt tốc độ
cao (từ 10 - 30 m/s) có thể gây hại rất lớn cho cây trồng. Ngoài ra, hàng năm vùng
14


×