Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG CÂY THUỐC VÀ CÁC LOẠI RAU TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CIL TẠI XÃ ĐẠ NHIM, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
‐‐‐‐‐‐ 
 
 
 
LÊ HOÀI MINH 
 
 

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG CÂY THUỐC VÀ CÁC LOẠI RAU 
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CIL TẠI XàĐẠ NHIM, HUYỆN 
LẠC DƯƠNG,  
TỈNH LÂM ĐỒNG 
 
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
 NGÀNH LÂM NGHIỆP 
 
 
 
Thành phố Hồ Chí Minh 
Tháng 06/2012 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
‐‐‐‐‐‐ 
 
LÊ HOÀI MINH 
 


 

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG CÂY THUỐC VÀ CÁC LOẠI RAU 
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CIL TẠI XàĐẠ NHIM, HUYỆN 
LẠC DƯƠNG,  
TỈNH LÂM ĐỒNG 
 
Ngành: Lâm Nghiệp 
Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp 
 
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  

 
Giáo viên hướng dẫn: TS. PHAN TRIỀU GIANG 
 
 
Thành phố Hồ Chí Minh 
Tháng 06/2012


 

LỜI CẢM ƠN 
 
Có được thành quả như ngày hôm nay, con vô cùng biết ơn công lao của Cha Mẹ 
đã bao năm vất vả nuôi dạy con ăn học nên người. 
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của tôi đến các Thầy Cô trong Khoa Lâm Nghiệp, cùng 
toàn thể Thầy Cô trong trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Trong 4 năm học tại 
trường, Thầy Cô là người truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu. 

Xin gửi lời tỏ lòng biết ơn của tôi đến Tiến Sĩ Phan Triều Giang, Thầy là người đã 
truyền đạt cho tôi những tri thức và trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành khóa 
luận này. 
Xin cảm ơn Thầy Lương Văn Dũng, khoa Sinh, trường Đại Học Đà Lạt đã quan tâm 
và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận. 
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của cấp chính quyền địa phương và bà con ở xã Đạ Nhim, 
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập tài 
liệu và số liệu để hoàn thành bài khóa luận này. 
Xin cảm ơn dự án JICA (Nhật Bản) đã hỗ trợ kinh phí ngoại nghiệp cho tôi trong 
suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. 
Và cuối cùng, tôi cảm ơn những người bạn của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong 
suốt những năm học vừa qua. Xin cảm ơn! 
 
 

 

 

 

 

                               Tp. HCM, tháng 6 năm 2012. 

 

 

                  Sinh viên 


 

 

 

 

 

 

ii

 

         Lê Hoài Minh 


TÓM TẮT 

Đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng cây thuốc và các loại rau truyền thống của 
người Cil tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ 
tháng 2 đến tháng 6 năm 2012. 
Các mục tiêu của đề tài là: 
-

Liệt  kê  được  danh sách  những  cây  thuốc  và  cây  rau  rừng  truyền  thống  
mà người dân tộc Cil đã sử dụng trong quá khứ và hiện tại. 


-

Xác định được địa điểm tìm gặp và hiện trạng của những loài này trong 
giai đoạn hiện nay. 

-

Mô tả chức năng (công dụng) của từng loài, cách chăm sóc, thu hái, cách 
chế biến và bảo quản của từng loài. 

-

Xác định được danh sách những người có kiến thức và hiểu biết nhiều về 
các loại rau rừng và cây thuốc trong rừng làm cơ sở cho các nghiên cứu 
về sau. 

-

Tư liệu hóa những câu chuyện và những nét văn hóa truyền thống có liên 
quan đến cây thuốc và các loại rau rừng truyền thống của người Cil. 
Kết quả đạt được qua thời gian nghiên cứu là: 

-

Đã xác được danh sách các cây rau và cây thuốc truyền thống là 50 loài 
gồm có: tên địa phương, tên phổ thông, tên và họ khoa học. 

-


Đã xác định được công dụng, khu vực phân bố, hiện trạng, cách sử dụng 
và mùa vụ của từng loại cây cụ thể. 

-

Đã xác định được danh sách những người hiểu biết tại địa phương. 

-

Đã  tư  liệu  hóa  một  số  câu  chuyện  và  nét  văn  hóa  có  liên  quan  tại  địa 
phương. 

iii


 
 
SUMMARY 
 
Thesis "Studying use of traditional medicin plants and vegetables of the 
Cil in Da Nhim village, Lac Duong district, Lam Dong province," was conducted 
from February to June, 2012. 
The objectives of the project are: 
-

To list medicinal plants and traditional forest vegetables that the Cil has 
used in the past and present. 

-


To  identify  places  where  these  plants  are  found  and  status  of  these 
species at present. 

-

To describe the function (utility) of the plants, their tending, harvesting, 
processing and storing. 

-

To  identify  the  list  of  people  who  have  knowledge  and  understanding 
about  the  forest  vegetables  and  medicinal  plants  creating  resource  for 
further research. 

-

Documentation of the stories and the cultural traits related to medicinal 
plants and  traditional forest vegetables of the Cil. 
The results achieved through the study are as follows: 

-

50  vegetables  and  traditional medicinal  plants  were  found.  Their    local 
names, Vietnamese names, and scientific names were identified. 

-

The  use,  the  place  of  finding  status,  processing  and  harvesting  of  these 
plants and trees were described. 


iv


 

-

Key knowledgeable informants were found. 

-

Some traditions, stories, and cultural traits were documented.  
 

v


MỤC LỤC 

Trang 
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................... ii 
TÓM TẮT ......................................................................................................................................... iii 
SUMMARY ....................................................................................................................................... iv 
MỤC LỤC .......................................................................................................................................... vi 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. xi 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................................... xii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................................... xiii 
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 
1.1 


Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1 

1.2 

Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 4 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 6 
2.1 

Kiến thức bản địa ...................................................................................................... 6 

2.1.1 

Khái niệm ................................................................................................................. 6 

2.1.2 

Các dạng của KTBĐ ............................................................................................... 9 

2.1.3 

Vai trò của KTBĐ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ..................... 10 

2.2 

Lâm sản ngoài gỗ .................................................................................................... 12 

2.2.1 

Khái niệm .............................................................................................................. 12 


2.2.2 

Phân loại LSNG .................................................................................................... 12 

2.2.3 

Vai trò của LSNG ................................................................................................. 13 

2.3 

Những nghiên cứu có liên quan........................................................................ 14 

Chương 3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM  NGHIÊN CỨU .............. 17 
3.1 

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 17 

3.2 

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 18 

3.2.1 

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................. 18 

3.2.2 

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................... 19 


vi


3.2.3 
3.3 

Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin .......................... 21 
Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................. 21 

3.3.1 

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 21 

3.3.1.1  Vị trí địa lý ......................................................................................................... 21 
3.3.1.2  Khí hậu ............................................................................................................... 22 
3.3.1.3  Địa hình .............................................................................................................. 23 
3.3.2 

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ....................................................... 24 

3.3.2.1  Thuận lợi ........................................................................................................... 24 
3.3.2.2  Hạn chế ............................................................................................................... 24 
3.3.3 

Tình hình dân sinh, kinh tế, văn hóa và xã hội ....................................... 26 

3.3.3.1  Dân sinh – kinh tế .......................................................................................... 26 
3.3.3.2  Số liệu tôn giáo ................................................................................................ 28 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 30 
4.1 


Bối cảnh lịch sử ....................................................................................................... 30 

4.1.1 

Dòng lịch sử dụng thuốc của người Cil tại xã Đạ Nhim ....................... 30 

4.1.2 

Cộng đồng sử dụng cây rau và cây thuốc .................................................. 32 

4.2 

Các cây rau ................................................................................................................ 33 

4.2.1 

Họ khoa học của các loài cây ra .................................................................... 33 

4.2.2 

Hình thái các loài cây rau ................................................................................ 34 

4.2.3 

Phân bố các loài cây rau .................................................................................. 34 

4.2.4 

Hiện trạng các loài cây rau ............................................................................. 35 


4.2.5 

Bộ phận sử dụng các loài cây rau ................................................................ 35 

4.2.6 

Cách sử dụng sử dụng các loài cây rau ...................................................... 37 

4.3 

Kết quả về cây thuốc ............................................................................................. 37 

4.3.1 

Họ khoa học các loài cây thuốc ..................................................................... 38 

4.3.2 

Hình thái các loài cây thuốc ........................................................................... 39 

4.3.3 

Phân bố các loài cây thuốc .............................................................................. 39 

4.3.4 

Hiện trạng các loài cây thuốc ......................................................................... 39 

4.3.5 


Bộ phận sử dụng các loài cây thuốc ............................................................ 40 

vii


4.3.6 
4.4 

Cách sử dụng các loài cây thuốc ................................................................... 41 
Các cây vừa là rau vừa là thuốc ........................................................................ 41 

4.4.1 

Họ khoa học của các loài cây vừa là rau vừa là thuốc .......................... 42 

4.4.2 

Hình thái của các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ................................ 42 

4.4.3 

Phân bố của các loài cây vừa là rau vừa là thuốc .................................. 43 

4.4.4 

Hiện trạng các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ..................................... 43 

4.4.5 


Bộ phận sử dụng các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ......................... 44 

4.4.6 

Cách sử dụng các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ................................ 44 

4.5 

Những câu chuyện và những nét văn hóa có liên quan .......................... 46 

4.6 

Tình trạng hiện nay ............................................................................................... 48 

4.6.1 

Các yếu tố ảnh hưởng đến KTBĐ ................................................................. 48 

4.6.2 

Khả năng bảo tồn và phát triển .................................................................... 50 

4.7     Tư liệu hóa ..................................................................................................................... 51 
4.7.1 

Tư liệu hóa cây rau truyền thống ................................................................ 51 

4.7.1.1  Bầu đất ................................................................................................................ 51 
4.7.1.2  Bo rừng ............................................................................................................... 52 
4.7.1.3  Cà dại hoa trắng, cà nai ................................................................................ 52 

4.7.1.4  Cà đắng, cà ấn .................................................................................................. 53 
4.7.1.5  Cần dại ................................................................................................................ 53 
4.7.1.6  Cau rừng, cau chuột ....................................................................................... 55 
4.7.1.7  Cây bột ngọt ...................................................................................................... 55 
4.7.1.8  Chua lòe .............................................................................................................. 55 
4.7.1.9  Chuối rừng ........................................................................................................ 56 
4.7.1.10  Dây cai ............................................................................................................ 57 
4.7.1.11  Đơn buốt ........................................................................................................ 57 
4.7.1.12  Dưa núi ........................................................................................................... 57 
4.7.1.13  Hải đường lá xẻ ........................................................................................... 58 
4.7.1.14  Lá bép ............................................................................................................. 59 
4.7.1.15  Lu lu đực ........................................................................................................ 59 

viii


4.7.1.16  Mây .................................................................................................................. 60 
4.7.1.17  Me rừng .......................................................................................................... 60 
4.7.1.18  Rau dớn .......................................................................................................... 61 
4.7.1.19  Rau tàu bay ................................................................................................... 61 
4.7.1.20  Sơn địch ......................................................................................................... 62 
4.7.1.21  Tai voi ............................................................................................................. 62 
4.7.1.22  Xuân tiết ......................................................................................................... 63 
4.7.2 

Tư liệu hóa cây thuốc truyền thống ............................................................ 64 

4.7.2.1  Chè dây ............................................................................................................... 64 
4.7.2.2  Chẹo tía ............................................................................................................... 64 
4.7.2.3  Chỉ thiên ............................................................................................................. 65 

4.7.2.4  Cộng sản ............................................................................................................. 65 
4.7.2.5  Dây công chúa .................................................................................................. 66 
4.7.2.6  Dây gắm ............................................................................................................. 66 
4.7.2.7  Đùm đũm xẻ ..................................................................................................... 67 
4.7.2.8  Hoàng liên ô rô ................................................................................................ 68 
4.7.2.9  Hương bài .......................................................................................................... 68 
4.7.2.10  Keo leo ............................................................................................................ 69 
4.7.2.11  Lá ngón ........................................................................................................... 69 
4.7.2.12  Mài rừng ........................................................................................................ 70 
4.7.2.13  Ngải cứu ......................................................................................................... 70 
4.7.2.14  Sâm cau .......................................................................................................... 71 
4.7.2.15  Thạch xương bồ .......................................................................................... 71 
4.7.2.16  Thổ phục linh ................................................................................................. 72 
4.7.2.17  Trà rừng ......................................................................................................... 72 
4.7.3 

Tư liệu hóa cây vừa là rau vừa là thuốc truyền thống ......................... 74 

4.7.3.1  Cà đinh ................................................................................................................ 74 
4.7.3.2  Chân Chim ......................................................................................................... 74 
4.7.3.3  Cúc áo .................................................................................................................. 75 

ix


4.7.3.4  Đảng sâm ........................................................................................................... 75 
4.7.3.5  Mã đề ................................................................................................................... 76 
4.7.3.6  Mác Mát .............................................................................................................. 77 
4.7.3.7  Nghệ rừng ......................................................................................................... 77 
4.7.3.8  Rau má ................................................................................................................ 78 

4.7.3.9  Viễn chí chùm .................................................................................................. 79 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 80 
5.1 

Kết luận ...................................................................................................................... 80 

5.2 

Kiến nghị .................................................................................................................... 82 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 83 
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... A 

 
 

 

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt  Giải nghĩa 
FAO 

Food Agriculture Organization: Tổ chức Lương Nông Thế Giới 

GDP 

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa 


GPS 

Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu 

IIRR 

 International Institute for Rural Recontruction: Viện Quốc Tế về 
tái thiết Nông Thôn 

JICA 

The Japan International Cooperation Agency: Tổ chức hợp tác 
quốc tế Nhật Bản 

KHKT 

Khoa học kỹ thuật 

KTBĐ 

Kiến thức bản địa 

LSNG 

Lâm sản ngoài gỗ 

PRA 

Participatory Rural Appraisal: Đánh giá nông thôn có sự tham gia 


TNTN 

Tài nguyên thiên nhiên 

TTBĐ 

Tri thức bản địa 

UBND 

Ủy ban nhân dân 

UNESCO 

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization: 
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc 

WIPO 

World Intellectual Property Organization: Tổ chức sở hữu trí tuệ 
Thế Giới 

xi


WWF 

World Wide Fund for Nature: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên 


DANH SÁCH CÁC BẢNG 

Tên bảng 

Trang 

Bảng 3.1 Bảng địa hình xã Đạ Nhim ................................................................................... 23 
Bảng 3.2 Bảng số liệu dân tộc xã Đạ Nhim ...................................................................... 26 
Bảng 3.3 Bảng số liệu tôn giáo xã Đạ Nhim ..................................................................... 28 
Bảng 4.1 Bảng phân loại công dụng ................................................................................... 33 
Bảng 4.2 Bảng phân họ khoa học các loài cây rau ........................................................ 33 
Bảng 4.3 Bảng hình thái các loài cây rau .......................................................................... 34 
Bảng 4.4 Bảng phân bố các loài cây rau ........................................................................... 35 
Bảng 4.5 Bảng hiện trạng các loài cây rau ....................................................................... 35 
Bảng 4.6 Bảng bộ phận sử dụng các loài cây rau .......................................................... 37 
Bảng 4.7 Bảng cách sử dụng các loài cây rau ................................................................. 37 
Bảng 4.8 Bảng phân họ khoa học các loài cây thuốc ................................................... 38 
Bảng 4.9 Bảng hình thái các loài cây thuốc ..................................................................... 39 
Bảng 4.10 Bảng phân bố các loài cây thuốc .................................................................... 39 
Bảng 4.11 Bảng hiện trạng các loài cây thuốc ............................................................... 40 
Bảng 4.12 Bảng bộ phận sử dụng các loài cây thuốc .................................................. 40 
Bảng 4.13 Bảng cách sử dụng các loài cây thuốc .......................................................... 41 
Bảng 4.14 Bảng phân họ khoa học các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ............. 42 
Bảng 4.15 Bảng hình thái các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ............................... 43 
Bảng 4.16 Bảng phân bố các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ................................. 43 
Bảng 4.17 Bảng hiện trạng các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ............................ 44 
Bảng 4.18 Bảng bộ phận sử dụng các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ............... 44 
Bảng 4.19 Bảng cách sử dụng các loài cây vừa là rau vừa là thuốc ...................... 46 

 

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH 

Tên hình 

Trang 

Hình 2.1 Các bước sàn lọc, cải thiện kiến thức bản địa để khuyến khích áp dụng
 ............................................................................................................................................................ 11 
Hình 4.1 Cây dó đất ................................................................................................................... 47 
Hình 4.2 Hình củ nghệ ............................................................................................................. 47 
Hình 1 Cây bầu đất ....................................................................................................................... O 
Hình 2 Cây bo rừng ...................................................................................................................... O 
Hình 3 Cây cà dại hoa trắng ...................................................................................................... P 
Hình 4 Cây cà đắng ....................................................................................................................... P 
Hình 5 Cây cần dại ........................................................................................................................ P 
Hình 6 Cây cau rừng .................................................................................................................... Q 
Hình 7 Cây bột ngọt ..................................................................................................................... Q 
Hình 8 Cây chua lòe ..................................................................................................................... Q 
Hình 9 Cây chuối rừng ................................................................................................................ R 
Hình 10 Dây cai ............................................................................................................................. R 
Hình 11 Cây đơn buốt ................................................................................................................. R 
Hình 12 Cây dưa núi .................................................................................................................... S 
Hình 13 Cây hải đường lá xẻ .................................................................................................... S 
Hình 14 Cây lá bép ....................................................................................................................... S 
Hình 15 Cây lu lu đực .................................................................................................................. T 
Hình 16 Cây mây ........................................................................................................................... T 
Hình 17 Cây me rừng .................................................................................................................. T 

Hình 18 Cây rau dớn ................................................................................................................... U 
Hình 19 Rau tàu bay .................................................................................................................... U 
Hình 20 Cây sơn địch .................................................................................................................. V 
Hình 21 Rau tai voi ...................................................................................................................... V 

xiii


Hình 22 Cây xuân tiết .................................................................................................................. V 
Hình 23 Cây chè dây .................................................................................................................... V 
Hình 24 Cây chẹo tía .................................................................................................................. W 
Hình 25 Cây chỉ thiên ................................................................................................................ W 
Hình 27 Dây công chúa ............................................................................................................... X 
Hình 28 Dây gắm .......................................................................................................................... Y 
Hình 29 Cây đùm đũm xẻ .......................................................................................................... Y 
Hình 30 Cây hoàng liên ô rô ..................................................................................................... Y 
Hình 31 Cây hương bài ............................................................................................................... Z 
Hình 32 Cây keo leo ..................................................................................................................... Z 
Hình 33 Cây lá ngón ..................................................................................................................... Z 
Hình 34 Cây mài rừng .............................................................................................................. AA 
Hình 35 Cây ngải cứu ............................................................................................................... AA 
Hình 36 Sâm cau ........................................................................................................................ AA 
Hình 37 Cây thạch xương bồ ................................................................................................. BB 
Hình 38 Cây thổ phục linh ...................................................................................................... BB 
Hình 39 Cây trà rừng ................................................................................................................ BB 
Hình 40 Cây cà đinh .................................................................................................................. CC 
Hình 41 Cây chân chim ............................................................................................................ CC 
Hình 42 Cây cúc áo .................................................................................................................... CC 
Hình 43 Đảng sâm .................................................................................................................... DD 
Hình 44 Cây mã đề ................................................................................................................... DD 

Hình 45 Cây Mác mát .............................................................................................................. DD 
Hình 46 Cây nghệ rừng ........................................................................................................... EE 
Hình 47 Cây rau má .................................................................................................................. EE 
Hình 48 Cây viễn chí chùm .................................................................................................... EE 
 

 

xiv


Chương 1 
MỞ ĐẦU 
 
1.1

Đặt vấn đề 
Việt Nam là nước rất đa dạng về các thành phần dân tộc, với 54 dân tộc 

anh em cùng sinh sống với nhau, phần lớn các dân tộc có cuộc sống gắn liền với 
các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nhiều đời nay. Mỗi dân tộc có một nền 
văn hóa riêng, một phong tục tập quán riêng đã tạo nên hệ thống kiến thức bản 
địa (KTBĐ) vô cùng phong phú. Những kiến thức này là kết quả của quá trình 
tích lũy lâu dài qua nhiều thế hệ, nó thể hiện nét văn hóa truyền thống và sự 
thích ứng của con người trước những biến đổi của thiên nhiên và xã hội. Những 
kiến thức này được chắt lọc và thử thách qua nhiều thế kỷ để phù hợp với điều 
kiện sống của con người, đặc biệt nó mang tính đặc thù riêng không giống nhau 
giữa các nhóm cộng đồng và dân tộc. KTBĐ là một phần quan trọng trong cuộc 
sống  hàng  ngày  của  các  cộng  đồng  truyền  thống,  KTBĐ  đã  mang  lại  hiệu  quả 
cao, phù hợp với điều kiện của người dân địa phương trong việc khai thác sử 

dụng  tài  nguyên  thiên  nhiên  đặc  biệt  là  nguồn  tài  nguyên  lâm  sản  ngoài  gỗ 
(LSNG). Vì vậy, KTBĐ là một kho tàng tri thức vô cùng quí báu mà chúng ta cần 
phải nghiên cứu để bảo lưu nó. 
Tuy  nhiên,  trong  những  năm  gần  đây  cùng  với  sự  phát  triển  của  khoa 
học kỹ thuật (KHKT) và sự phát triển kinh tế đất nước thì tài nguyên rừng đã bị 
mất  đi  hay  đang  bị  suy  thoái  dần  đi  dưới  những  tác  động  của  con  người.  Rất 
nhiều  nguồn  tài  nguyên  trong  rừng  như  các  loài  cây  thuốc,  các  loài  cây  thực 
phẩm và nhiều loài động vật rất có giá trị cho khoa học nhưng những kiến thức 

1


chỉ  tồn  tại  trong  một  nhóm cộng  đồng  nhỏ  sống  trong  và  gần  rừng,  rất  nhiều 
người vẫn chưa hề biết về vấn đề này. Và KTBĐ của những cộng đồng dân tộc 
thiểu 

số 

là 

một 

2

nền 

tảng 

quan



trọng cho việc tìm hiểu và khai thác các nguồn tài nguyên rừng một cách bền 
vững. Cùng với sự nỗ lực ngăn chặn sự mất mát của các nguồn tài nguyên rừng 
thì việc đưa các kỹ thuật mới, tiến bộ KHKT về những vùng nông thôn miền núi 
để phát triển cuộc sống của người dân là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong nhiều 
trường hợp các kiến thức được chuyển giao không phù hợp với điều kiện địa 
phương nên ít được người dân chấp nhận hay không mang lại hiệu quả. Do đó, 
chúng ta phải tìm hiểu phong tục tập quán và KTBĐ của địa phương trước khi 
đưa tiến bộ KHKT vào, để kết hợp những kỹ thuật mới với những kinh nghiệm 
truyền  thống,  dung  hòa  chúng  lại  dựa  trên  những  nguồn  lực  có  sẵn  của  cộng 
đồng, như vậy mới giúp họ phát triển bền vững được. 
Ở vùng đất Tây Nguyên nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, KTBĐ được 
sử dụng thường xuyên và thường gặp trong kỹ thuật bảo vệ tài nguyên thiên 
nhiên  (TNTN),  đặc  biệt  là  các  đồng  bào  sống  ở  các  khu  vực  gần  rừng  và  các 
vùng miền núi (Võ Văn Thoan, Nguyễn Bá Ngãi, 2002). Trải qua quá trình sống, 
họ đã có nhiều kinh nghiệm quản lý TNTN như: việc canh tác bỏ hóa để phục 
hồi đất, cách khai thác, sử dụng và duy trì các loại lâm sản hay các phong tục, 
tập quán, tín ngưỡng trong bảo vệ rừng, sử dụng đất rừng… Ngày nay dưới sức 
ép của sự gia tăng dân số, sự phát triển KHKT, cùng với các chính sách của nhà 
nước đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận và sử dụng các nguồn tài 
nguyên làm cho những KTBĐ ngày càng bị mai một đi. 
Không nằm ngoài vấn đề trên, xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm 
Đồng hiện đang là xã nông thôn mới nên được hưởng rất nhiều các dự án và 
chính sách phát triển của nhà nước. Đã làm cho kho tàng kiến thức về sử dụng 
các sản phẩm từ rừng bị mai một hoặc biến đổi dần để thích ứng với điều kiện 
sống hiện nay. 

3



Do vậy, việc tìm hiểu về kiến thức bản địa và tư liệu hóa các kiến thức 
bản địa về việc sử dụng các loại LSNG tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh 
Lâm Đồng là việc rất cần thiết.  
Các  nghiên  cứu  trước  đây  (Hoàng  Hữu  Cải,  Phan  Triều  Giang  và  nhóm 
nghiên cứu, 2011; Phan Triều Giang, Hoàng Hữu Cải và nhóm nghiên cứu, 2010) 
đã cho thấy việc sử dụng và những KTBĐ về cây thuốc và cây rau truyền thống 
của người Cil ở Đạ Nhim mặc dù là rất đa dạng nhưng đang bị mất dần đi. Vì 
vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu việc sử dụng cây thuốc 
và  các  loại  rau  truyền  thống  của  người  Cil  tại  xã  Đạ  Nhim,  huyện  Lạc  Dương, 
tỉnh Lâm Đồng”. Việc thực hiện đề tài này không những góp phần tư liệu hóa lại 
những  KTBĐ  về  cây  thuốc  và  cây  rau  truyền  thống  mà  còn  góp  phần  lưu  giữ 
những  những nét  văn  hóa  truyền  thống  của  người  K’ho,  góp  phần  làm  phong 
phú hơn cho kho tàng kiến thức bản địa của người dân Việt Nam. 
1.2

Mục tiêu đề tài 
Các mục tiêu của đề tài là: 

-

Liệt  kê  được  danh sách  những  cây  thuốc  và  cây  rau  rừng  truyền  thống  
mà người dân tộc Cil đã sử dụng trong quá khứ và hiện tại. 

-

Xác định được địa điểm tìm gặp và hiện trạng của những loài này trong 
giai đoạn hiện nay. 

-


Mô tả chức năng (công dụng) của từng loài, cách chăm sóc, thu hái, cách 
chế biến và bảo quản của từng loài. 

-

Xác định được danh sách những người có kiến thức và hiểu biết nhiều về 
các loại rau rừng và cây thuốc trong rừng làm cơ sở cho các nghiên cứu 
về sau. 

-

Tư liệu hóa những câu chuyện và những nét văn hóa truyền thống có liên 
quan đến cây thuốc và các loại rau rừng truyền thống của người Cil. 

4


 

 

5


Chương 2 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 

2.1

Kiến thức bản địa 


2.1.1 Khái niệm 
Khái  niệm  KTBĐ  hiện  đã  không  còn  xa  lạ  đối  với  rất  nhiều  người,  đặc 
biệt là những nhà nghiên cứu nhân học, văn hoá, dân tộc học và đặc các chuyên 
gia phát triển. 
KTBĐ được để cập dưới nhiều tên gọi như: tri thức bản địa (TTBĐ), tri 
thức  kỹ  thuật  bản  địa,  tri  thức  sinh  thái  dân  tộc  học,  tri  thức  địa  phương,  tri 
thức dân gian, tri thức truyền thống, khoa học của dân hay tri thức của người 
nông thôn. Đối tượng mà người ta muốn nhắc đến là một hệ thống các tri thức 
đặc trưng của các cộng đồng người địa phương liên quan đến cách cộng đồng 
này quan hệ với môi trường tự nhiên xung quanh. Với một số định nghĩa sau: 
-

WIPO, IIRR và Nguyễn Duy Thiệu cho rằng KTBĐ là một phức hệ những 
kĩnh  nghiệm  được  hình  thành  trong  quá  trình  sống  và  lưu  truyền  qua 
nhiều  thế  hệ.  Theo  WIPO:  KTBĐ  là  những  kinh  nghiệm  và  được  lưu 
truyền qua truyền khẩu, dưới dạng những bài hát, những câu chuyện hay 
là các luật lê (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2009). Còn theo IIRR: KTBĐ là những 
kinh nghiệm thường xuyên được kiểm nghiệm trong quá trình sử dụng, 
thích hợp với văn hóa và môi trường địa phương (Võ Văn Thoan, Nguyễn 
Bá Ngãi, 2002). Và Nguyễn Duy Thiệu thì cho rằng KTBĐ là những kinh 
nghiệm  được  hình  thành  trong  những  ứng  xử  giữa  hoạt  động  của  con 

6


người  với  môi  trường  tự  nhiên  để  kiếm  sống  (Nguyễn  Văn  Thường, 
2002).Nhiều 

định 


nghĩa 

7

lại 

cho


 rằng  KTBĐ  thì  được  hình  thành  trong  một  nhóm  cộng  đồng,  một  địa 
phương hay là một khu vực cụ thể. Và đa phần các KTBĐ đều gắn liền với 
những nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời của từng làng, xã hay địa 
phương  nhất  định.  UNESCO  cho  rằng:  KTBĐ  là  những  kiến  thức,  sáng 
kiến  hay  kỹ  năng  và  các  hoạt  động  của  người  dân  bản  địa  và  các  cộng 
đồng địa phương (Nguyễn Thị Thu Huệ, 2009). Johnson (1992), cho rằng 
KTBĐ được tạo ra bởi một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ 
chặt  chẽ  với  thiên  nhiên  trong  một  vùng  nhất  định  (dẫn  qua  Võ  Văn 
Thoan, Nguyễn Bá Ngãi, 2002). 
-

KTBĐ còn đươc xem là cơ sở cho mọi quyết định của cộng đồng, nó cung 
cấp các chiến lược nhằm giải quyết mọi vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân 
cư địa phương. World Bank (1998) cho rằng: KTBĐ là nền tảng cơ  bản 
cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh 
vực  của  cuộc  sống  đương  đại  bao  gồm  quản  lý  các  nguồn  tài  nguyên 
thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế và giáo dục trong các hoạt động xã 
hội  và  cộng  đồng  (dẫn  qua  Nguyễn  Thị  Thu  Hà,  2008).  UNESCO  thì  cho 
rằng: KTBĐ là cơ sở để cộng đồng có những quyết định đảm bảo an toàn 
lương thực, đảm bảo sức khỏe cho chính mình cũng như vật nuôi, để giáo 

dục và quản lý thiên nhiên (dẫn qua Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2009). 
Tóm lại, KTBĐ là một phức hệ những kinh nghiệm và thường gắn liền với 

những nét văn hóa truyền thống của một cộng đồng hay một địa phương nhất 
định  nào  đó.  KTBĐ  thường  được  lưu  truyền  qua  nhiều  thế  hệ  chủ  yếu  bằng 
truyền  khẩu  dưới  dạng  những  bài  hát,  câu  chuyện  hay  các  luật  tục.  Ngoài  ra,  
KTBĐ là cơ sở cho các quyết định của cộng đồng trong các hoạt động xã hội và 
ổn định cuộc sống của họ. 
 

 

8


2.1.2 Các dạng của KTBĐ 
Theo Evelyn Mathias (1995), trong lĩnh vực nông nghiệp và quản lý tài 
nguyên  thì  KTBĐ  có  thể  có  các  dạng  thức  sau  đây  (dẫn  qua  Nguyễn  Văn 
Thường, 2002): 
-

Kiến thức về thông tin. Ví dụ: Loài cây gỗ và cây thân thảo nào cùng mọc 
với nhau thì sẽ tốt? Loài cây nào dùng làm vật liệu tủ đất tốt nhất? 

-

Các thao  tác kỹ  thuật.  Ví  dụ:  cách  bảo quản hạt  giống,  cách  tẽ  hạt  giản 
đơn, kỹ thuật xây kè đá chống xói mòn đất đồi, kỹ thuật ghép cây, cách ủ 
phân xanh và các kỹ thuật khác. 


-

Đức  tin  tôn  giáo.    Đức  tin  có  thể  đóng  vai  trò  trọng  yếu  trong  phương 
cách sống của dân và trong duy trì môi trường. Ví dụ: những khu rừng 
có thần trú ngụ, được bảo vệ bằng luật tục và đức tin, trong thực tế nó 
duy  trì  nguồn  nước  cho  cuộc  sống  của  dân  làng.  Các  nghi  lễ  giúp  điều 
phối tài nguyên theo một kiểu nào đó… 

-

Công cụ. Ví dụ: những công cụ dùng cho làm đất, gieo trồng, thu hoạch, 
dụng cụ vận chuyển sản phẩm thức ăn cho người và gia súc, … 

-

Sự  thử  nghiệm.  Ví  dụ:  cách  thức  nông  dân  đưa  các  loài  cây  trồng  mới 
vào các hệ canh tác có sẵn và họ rút ra được điều gì, hoặc là cách mà họ 
thử nghiệm một kỹ thuật mới du nhập ra sao để đi tới một quyết định 
cải tiến kỹ thuật bản địa? 

-

Nguồn nhân lực. Các chuyên gia như thầy lang, thợ rèn. Các tổ chức bản 
địa như nhóm cùng sở thích, hội đồng già làng, tổ đổi công… 

-

Kiến  thức  về  sinh  học.  Ví  dụ:  cách  thức  lai  tạo  và  chọn  giống  vật  nuôi, 
cách thuần hóa giống và duy trì giống cây trồng bản địa 


-

Kiến thức về nguyên vật liệu. Ví dụ: loại đá dùng xây tường, bờ đập, kè 
chống xói mòn, các vật liệu cấu trúc nhà và làm vật dụng trong nhà… 

 

 

9


2.1.3 Vai trò của KTBĐ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên 
Theo  Atteh  (1992),  KTBĐ  là  chìa  khóa  cho  sự  phát  triển  ở  cấp  địa 
phương (Hoàng Xuân Tý, 1998a). Hiện nay, trên thế giới có khoảng 124 nước 
hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu KTBĐ nhằm tăng tính hiệu quả trong phát 
triển nông thôn và quản lý bền vững TNTN. Ở các nước đang phát triển, KTBĐ 
được sử dụng thường xuyên và thường gặp trong kỹ thuật bảo vệ TNTN (dẫn 
qua Võ Văn Thoan, Nguyễn Bá Ngãi, 2002). 
Hơn nữa, KTBĐ đã đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan 
đến việc quản lý TNTN qua các nghiên cứu về thực vật dân tộc học hiện đại. Cụ 
thể là nó đã giúp các nhà khoa học nắm được những vấn đề về đa dạng sinh học 
và quản lý rừng tự nhiên. KTBĐ cũng đóng góp vào khoa học những hiểu biết 
sâu  sắc  về  thuần  hoá  cây  trồng,  gây  giống,  quản  lý  và  giúp  các  nhà  khoa  học 
nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói quen đốt nương làm rẫy, nông nghiệp 
sinh  thái,  nông  lâm  kết  hợp,  luân  canh  cây  trồng,  quản  lý  sâu  hại,  đất  đai  và 
nhiều  kiến  thức  khác  về  khoa  học  nông  nghiệp.  Thêm  nữa,  các  nhà  khoa  học 
cũng  thường  quen  với  KTBĐ,  ứng  dụng  vào  trong  các  dự  án  về  hợp  tác  phát 
triển và trong nhiều bối cảnh hiện tại khác. 
Tuy  nhiên,  cần  nhớ  rằng  trong  các  bối  cảnh  này,  các  KTBĐ  xuất  phát 

hoàn toàn độc lập (không cạnh tranh) với khoa học và nhìn chung là hoàn toàn 
độc lập với nền văn hóa phương Tây. Trên thực tế, KTBĐ và khoa học hiện đại 
cần được hiểu là hai hệ thống kiến thức bổ trợ chứ không cạnh tranh với nhau 
(Nguyễn Hương Giang, 2006). 
Vì vậy, nên phát triển nghiên cứu KTBĐ nhằm thu thập, lưu trữ, nâng cao 
sự hiểu biết về tiến trình phát triển, ứng dụng và điều chỉnh kỹ thuật của các 
cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, theo Wongsamun (1992) không phải tất cả KTBĐ 
cũng  có  giá  trị  thực  tiễn,  có  thể  tiếp  cận  sàn  lọc  qua  4  bước  (hình  2.1)  để 
khuyến cáo áp dụng (dẫn qua Võ Văn Thoan, Nguyễn Bá Ngãi, 2002). 

10


×