Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐIỀU TRA HỆ THỐNG CÂY THÂN GỖ KHU THỰC VẬT BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN, KHU THỰC VẬT RỪNG NHIỆT ĐỚI VÀ KHU VƯỜN ƯƠM TẠI THẢO CẦM VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


LÊ THANH NHÂN

ĐIỀU TRA HỆ THỐNG CÂY THÂN GỖ KHU THỰC VẬT
BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN, KHU THỰC VẬT
RỪNG NHIỆT ĐỚI VÀ KHU VƯỜN ƯƠM
TẠI THẢO CẦM VIÊN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHI MINH


LÊ THANH NHÂN

ĐIỀU TRA HỆ THỐNG CÂY THÂN GỖ KHU THỰC VẬT
BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN, KHU THỰC VẬT
RỪNG NHIỆT ĐỚI VÀ KHU VƯỜN ƯƠM
TẠI THẢO CẦM VIÊN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.s TRƯƠNG MAI HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô đã
truyền đạt và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy cô trong khoa đã tạo
điều kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài.
Tỏ lòng biết ơn cô Trương Mai Hồng, giảng viên khoa Lâm nghiệp, người
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện tốt khóa luận này.
Gửi lời cảm ơn đến anh Trần Công Trường, Xí nghiệp thực vật, và ban
lãnh đạo Thảo Cầm Viên Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ
cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường và thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, xin gữi lời cám ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đến những
người thân trong gia đình đã hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình học tập và thục
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn
Tp HCM,ngày…tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lê Thanh Nhân


ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra hệ thống cây thân gỗ khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan,
khu thực vật rừng nhiệt đới và khu vườn ươm tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn thành phố Hồ
Chí Minh” được thực hiện tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn TP.HCM từ tháng 2/2012 đến
tháng 6/2012.
- Tổng quan về cây xanh ở khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan, khu thực vật rừng
nhiệt đới và khu vườn ươm tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Hệ thống cây thân gỗ trong 3 khu điều tra có tổng cộng 938 cây thân gỗ thuộc 229
loài, thuộc 55 họ. Đa phần các loài cây nhập ngoại chiếm ưu thế về số lượng (trên 1% tổng
số cây điều tra) .
- Điều tra phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (Hvn).
khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan : Tổng số cây thân gỗ là 35 cây. Trong
đó cấp chiều cao H1 có 4 cây thuộc 3 loài, 3 họ; cấp chiều cao H2 15 cây thuộc 12 loài, 9
họ; cấp chiều cao H3 xuất hiện 16 cây thuộc 14 loài, 10 họ.
Khu thực vật rừng nhiệt đới : Tổng số cây thân gỗ là 811 cây. Trong đó cấp chiều
cao H1 có 53 cây thuộc 29 loài, 20 họ; cấp chiều cao H2 244 cây thuộc 117 loài, 44 họ;
cấp chiều cao H3 có 514 cây thuộc 146 loài, 45 họ.
Khu vườn ươm : Tổng số cây thân gỗ là 92 cây. Trong đó cấp chiều cao H1 có 26
cây thuộc 16 loài, 14 họ; cấp chiều cao H2 40 cây thuộc 23 loài, 17 họ; cấp chiều cao H3
xuất hiện 26 cây thuộc 15 loài, 9 họ.
- Điều tra phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3)
Khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan: Ở cấp đường kính D1 có 13
cây, thuộc 12 loài, 9 họ; cấp đường kính D2 có 15 cây, thuộc 12 loài, 7 họ; ở cấp
đường kính D3 xuất hiện 7 cây, thuộc 7 loài, 7 họ.
Khu thực vật rừng nhiệt đới: Ở cấp đường kính D1 có 229 cây, thuộc 103 loài, 42
họ; ở cấp đường kính D2 có 361 cây, thuộc 122 loài, 43 họ; ở cấp đường kính D3 có 221

cây, thuộc 73 loài, 33 họ.

iii


Khu vườn ươm : Ở cấp đường kính D1 có 58 cây, thuộc 23 loài, 19 họ;ở cấp đường
kính D2 có 24 cây, thuộc 17 loài, 10 họ; ở cấp đường kính D3 xuất hiện 10 cây, thuộc 8
loài, 6 họ.
-

Tình hình sinh trưởng

-

Danh sách các loài cây tại 3 khu vực nghiên cứu nằm trong Danh lục đỏ

Việt Nam năm 2007 và Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (1994): gồm 11
loài thuộc trong 6 họ.

iv


SUMMARY
The subject: "Investigation of the tree system at semi-arid vegetation zone
and orchid garden, tropical forest vegetation area and nursery garden at the
Saigon zoo and botanical garden in Ho Chi Minh city" was carried out at the Saigon
zoo and botanical garden from February to June 2012.
- The overview of trees at semi-arid vegetation zone and orchid garden, tropical
forest vegetation area and nursery garden at the Saigon zoo and botanical garden.
The tree system in 3 areas investigated a total of 938 trees of 229 species and

55 families. Most of the exotic species dominated in quantity (over 1% of trees
surveyed).
- To investigate the distribution of tree according to the height levels at the tops of
trees (Hvn).
Semi-arid vegetation zone and orchid garden: the total of tree in this area is
35 trees. Among this the H1 height level has 4 tree of 3 species, 3 families; H2
height level has 15 trees of 12 species, 9 families; H3 height level appears 16 plants
of 14 species and 10 families.
Tropical forest vegetation area: there are 811 trees. H1 height level has 53
trees belonging to 29 species, 20 families; H2 height level has 244 trees of 117
species, 44 families; H3 height level accounts for 514 trees belonging to 146
species, 45 families.
Nursery garden: had 92 trees. H1 height level has 26 trees of 16 species, 14
families; H2 height level has 40 trees belonging to 23 species, 17 families; H3 height
level appears 26 trees belonging to 15 species and 9 families.
- To investigate the distribution of tree at diameter of 1.3 m (D1,3)

v


Semi-arid vegetation zone and orchid garden: at diameter level D1 has 13
plants, belonging to 12 species, 9 families; at diameter level D2 has 15 plants,
belonging to 12 species, 7 families; at diameter level D3 appears 7 trees of 7 species,
7 families.
The tropical forest vegetation area: At the diameter level D1 has 229 trees,
belonging to 103 species, 42 families; at diameter D2 has 361 trees, belonging to
122 species, 43 families; at diameter D3 has 221 trees, belonging to 73 species and
33 families.
The nursery garden: at the diameter level D1 has 58 plants, belonging to 23
species, 19 families; at diameter level D2 has 24 plants, belonging to 17 species, 10

families; at diameter level D3 appears 10 plants, belonging to 8 species, 6 families.
- The quality of trees
- The table of tree information
- Lists of plant species at three studied areas in the Vietnam Red List 2007 and Red
List of threatened species by IUCN (1994): include 11 species of 7 families.

vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii 
TÓM TẮT .............................................................................................................................iii 
SUMMARY ........................................................................................................................... v 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................... x 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................................... xi 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. xi 
Chương 1: MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1 
1.2 Mục đích của đề tài .......................................................................................................... 2 
1.3 Mục tiêu và giới hạn đề tài .............................................................................................. 2 
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 
1.3.2 Giới hạn của đề tài .................................................................................................... 3 
Chương 2 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ................................................. 4 
2.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh ................................................................ 4 
2.1.1 Vị trí, địa hình ........................................................................................................... 4 
2.1.2 Địa chất, thủy văn ..................................................................................................... 5 
2.1.3 Khí hậu, thời tiết ....................................................................................................... 6 
2.2 Sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn............................................................................ 8 
2.2.1 Lịch sử hình thành ................................................................................................ 8 
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Thảo Cầm Viên ..................................................... 10 

2.3 Một số kiểu phân loại cây xanh ................................................................................. 11 
2.3.1 Phân loại cây theo nhóm cây .............................................................................. 11 
2.3.2 Phân loại theo vị trí và chức năng của mảng xanh ............................................. 14 
2.4 Tổng quan về sách đỏ ................................................................................................ 15 
2.4.1 Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng của các loài đưa vào sách đỏ Việt Nam ...... 15 
2.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ IUCN (The IUCN
Red List of Threatened Animals)................................................................................. 16 
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 19 
3.1. Nội dung ................................................................................................................... 19 
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19 

vii


3.3 Đối tượng và thiết bị nghiên cứu ............................................................................... 19 
3.4.1Thu nhập thông tin thứ cấp từ ban quản lý thảo cầm viên ................................... 20 
3.4.2.Ngoại nghiệp ....................................................................................................... 20 
3.4.3.Nội nghiệp........................................................................................................... 22 
3.4.4 Phương pháp phân cấp các chỉ tiêu điều tra Hvn, D1,3 ........................................ 23 
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................... 24 
4.1 Bản đồ khu vực điều tra ............................................................................................. 24 
4.2 Kết quả điều tra cây xanh tại khu vực điều tra .......................................................... 26 
4.3 Kết quả điều tra khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan .................................... 33 
4.3.1 Kết quả phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (Hvn) ................................ 33 
4.3.2 Kết quả phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3 )................... 35 
4.3.3 Kết quả về tình trạng sinh trưởng ...................................................................... 37 
4.4 Kết quả điều tra khu khu thực vật rừng nhiệt đới ...................................................... 38 
4.4.1 Kết quả phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (Hvn) ................................ 38 
4.4.2 Kết quả phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3 )................... 41 
4.4.3 Kết quả về tình trạng sinh trưởng ...................................................................... 43 

4.5 Kết quả điều tra khu vườn ươm ................................................................................. 44 
4.5.1 Kết quả phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (Hvn) ............................... 44 
4.5.2 Kết quả phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3 )................... 47 
4.5.3 Kết quả về tình trạng sinh trưởng ...................................................................... 49 
4.6 Kết quả độ tàn che của 3 khu điều tra ....................................................................... 49 
4.7 Một số loài cây được ghi trong Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ các
loài bị đe dọa của IUCN (1994) ....................................................................................... 50 
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 52 
5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 52 
5.2 Kiến nghị.................................................................................................................... 53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 55 
Phụ lục 1 ............................................................................................................................... 1 
Phụ lục 2 ............................................................................................................................... 1 
Bảng 2.................................................................................................................................... 1 
Bảng 3.................................................................................................................................... 1 

PHỤ LỤC

viii


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Các loài xuất hiện ở từng khu vực điều tra. ......................................................... 27 
Bảng 4.2: Phân loại cây theo cấp chiều cao Hvn của tổng số cây điều tra khu thực vật bán
khô hạn và nhà phong lan .................................................................................................... 33 
Bảng 4.3: Các loài cây điều tra được ở cấp chiều cao H1 ................................................... 34 
Bảng 4.4: Các loài cây điều tra được ở cấp chiều cao H2 ................................................... 34 

Bảng 4.5: Các loài cây điều tra được ở cấp chiều cao H3 ................................................... 35 
Bảng 4.6: Phân loại cây theo cấp chiều cao D1,3 của tổng số cây điều tra khu thực vật bán
khô hạn và nhà phong lan .................................................................................................... 35 
Bảng 4.7: Các loài cây điều tra được ở cấp đường kính D1 ................................................ 36 
Bảng 4.8: Các loài cây điều tra được ở cấp đường kính D2 ................................................ 36 
Bảng 4.9: Các loài cây cây điều tra được ở cấp đường kính D3 ......................................... 37 
Bảng 4.10: Phân loại cây theo tình hình sinh trưởng .......................................................... 37 
Bảng 4.11: Phân loại cây theo cấp chiều cao Hvn của tổng số cây điều tra khu thực vật rừng
nhiệt đới ............................................................................................................................... 38 
Bảng 4.12: Các loài cây chiếm số lượng trên 2% số lượng cây điều tra được ở cấp chiều
cao H1 ................................................................................................................................... 38 
Bảng 4.13: Các loài cây chiếm số lượng trên 2% số lượng cây điều tra được ở cấp chiều
cao H2 ................................................................................................................................... 39 
Bảng 4.14: Các loài cây chiếm số lượng trên 2% số lượng cây điều tra được ở cấp chiều
cao H3 ................................................................................................................................... 40 
Bảng 4.15: Phân loại cây theo cấp chiều cao D1,3 của tổng số cây điều tra khu thực vật
rừng nhiệt đới ....................................................................................................................... 41 
Bảng 4.16: Các loài cây chiếm số lượng trên 2% số lượng cây điều tra được ở cấp đường
kính D1 ................................................................................................................................. 41 
Bảng 4.17: Các loài cây chiếm số lượng trên 2% số lượng cây điều tra được ở cấp đường
kính D2 ................................................................................................................................. 42 
Bảng 4.18: Các loài cây chiếm số lượng trên 2% số lượng cây điều tra được ở cấp đường
kính D3 ................................................................................................................................. 43 
Bảng 4.19: Phân loại cây theo tình hình sinh trưởng .......................................................... 43 
Bảng 4.20: Phân loại cây theo cấp chiều cao Hvn của tổng số cây điều tra khu vườn ươm 44 
Bảng 4.21: Các loài cây điều tra được ở cấp chiều cao H1 ................................................. 44 
Bảng 4.22: Các loài cây điều tra được ở cấp chiều cao H2 ................................................. 45 
Bảng 4.23: Các loài cây điều tra được ở cấp chiều cao H3 ................................................. 46 
Bảng 4.24: Phân loại cây theo cấp chiều cao D1,3 của tổng số cây điều tra khu vườn ươm 47 
Bảng 4.25: Các loài cây điều tra được ở cấp đường kính D1 .............................................. 47 

Bảng 4.26: Các loài cây điều tra được ở cấp đường kính D2 .............................................. 48 
Bảng 4.27: Các loài cây điều tra được ở cấp đường kính D3 .............................................. 49 

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Tượng ông Louis Adolphe Germain ..................................................................... 9 
Hình 3.2 Máy Vitex VI ....................................................................................................... 20
Hình 3.2 thước dây .............................................................................................................. 20 
Hình 4.1 Bản đồ thảo cầm viên (Lê Quốc Cường, 2012) ................................................... 24 
Hình 4.2 Bản đồ hiện trạng khu III (Lê Quốc Cường, 2012) .............................................. 25 
Hình 4.3 Bản đồ hiện trạng khu IV (Lê Quốc Cường, 2012) ............................................. 25 
Hình 4.4 Bản đồ hiện trạng khu V (Lê Quốc Cường, 2012) ............................................... 26 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EN: Nguy cấp (viết tắt của Endangered)
IUCN: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (viết tắt của International Union for
Conservation of Nature and Natural Resources)
LR: Ít nguy cấp (viết tắt của Lower Risk )
VU: Sắp nguy cấp (viết tắt của Vulnerable)

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây xanh có ảnh hưởng rất to lớn đến sự sống trên trái đất. Chúng không
những cung cấp một lượng oxy lớn mà còn góp phần điều hòa nhiệt độ môi trường,

chống xói mòn, lũ lụt và là nguyên vật liệu phục vụ cho con người…
Ngày nay, đi đôi với sự phát triển của kinh tế là sự tăng lên về dân số, cơ sở
vật chất, hạ tầng, các khu công nghiệp, đô thị mới...Tuy nhiên, sự phát triển hạ tầng
chưa đi đôi với việc phát triển mảng xanh một cách toàn bộ ở các đô thị.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan
trọng của Việt Nam và giữ vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.
Nhờ vào điều kiện thuận lợi, thành phố trở thành một đầu mối giao thông quan
trọng của Việt Nam và Đông Nam Á.
Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với mặt trái của một
đô thị lớn có dân số phát triển quá nhanh trong khi quy hoạch của thành phố không
theo kịp hay còn nhiều bất cập so với thực tế.Trong nội thành phố, đường xá trở nên
quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc vào các giờ cao điểm. Đặc biệt, môi trường
thành phố đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do phương tiện giao thông, các công
trường xây dựng, công nghiệp sản xuất, rác thải, tiếng ồn.
Chính vì lẽ đó nên phát triển hệ thống cây xanh đô thị là một trong những
nhiệm vụ luôn được lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu trong quá
trình phát triển đô thị, đặc biệt là trong quá trình biến đổi khí hậu trên toàn cầu hiện
nay.

1


Thảo cầm viên Sài Gòn được xây dựng vào tháng 3 năm 1894 và hoàn thành
vào đúng một năm sau đó với tổng diện tích khoảng 17 ha (Saigon Zoo Botanical
Gardens Guide Book,2003).
Thảo cầm viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của
công chúng mà còn có vai trò trong các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu.
Qua nhiều năm phát triển, thảo cầm viên không ngừng hoàn thiện mình bằng
cách gia tăng số lượng các loài động thực vật quý hiếm thông qua việc trao đổi với
các vườn động thực vật khác. Quan hệ hợp tác quốc tế với các vườn động thực vật

và các tổ chức khoa học ngày một phát triển. Chương trình trao đổi động vật với các
vườn thú đã làm cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong
phú.
Từ thực tiễn đó, dưới sự hướng dẫn của cô Trương Mai Hồng, em tiến hành
thực hiện đề tài “ Điều tra hệ thống cây thân gỗ khu thực vật bán khô hạn và nhà
phong lan, khu thực vật rừng nhiệt đới và khu vườn ươm tại Thảo Cầm Viên Sài
Gòn thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục đích của đề tài
Điều tra hệ thống cây thân gỗ nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý
dữ liệu của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đồng thời tạo cơ sở để phát triển một Thảo
Cầm Viên ngày càng đẹp hơn và đáp ứng tốt các nhu cầu tham quan, giải trí, giáo
dục, bảo tồn và nghiên cứu…
1.3 Mục tiêu và giới hạn đề tài
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng cây thân gỗ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn theo chỉ tiêu
Hvn, Hdc, D1,3 , Dtán và tình hình sinh trưởng
-Lập danh sách số loài cây được ghi trong Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và
Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (1994) đang có tại khu vực điều tra.

2


1.3.2 Giới hạn của đề tài
Do hạn chế về thời gian và năng lực không cho phép nên đề tài tập trung
điều tra và đánh giá hệ thống cây thân gỗ dựa vào các chỉ tiêu Hvn , Hdc, D1,3 , Dt,
tình hình sinh trưởng .
Địa điểm nghiên cứu : Đề tài chỉ thực hiện điều tra cây ở 3 khu vực: Khu
thực vật bán khô hạn và nhà phong lan, khu thực vật rừng nhiệt đới và khu vườn
ươm tại Thảo cầm viên thành phố Hồ Chí Minh.


3


Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin ở phần này được trích dẫn từ website:
/>%C3%AD_Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ. Ngày nay, thành phố bao gồm 19 quận và 5 huyện với tổng
diện tích 2.095,01km2. Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ
ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34%
dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km2. Tuy nhiên nếu tính những
người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế thành phố vượt trên 8 triệu người.
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm
20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp cuả cả nước. Nhờ điều
kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông
quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường
thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch
quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông,
thể thao, giải trí Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
2.1.1 Vị trí, địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10010’-10038’ Bắc và 106022’-106054’
Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh cách Hà Nội 1.730km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực

4



Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả
đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một
cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong cùng chuyển tiếp Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long,
địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao
nằm ở phía Bắc –Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình từ 10 đến 25m. Xen
kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên đến 32m như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại,
vùng trũng nằm ở phía Tây-Tây Nam và Đông Nam thành phố, có độ cao trung bình
trên dưới 1m, nơi thấp nhất 0,5m. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ
Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình khoảng 5
đến 10m.
2.1.2 Địa chất, thủy văn
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích
Pleistosen và Holocen lộ ra bề mặt. Trầm tích Pleistosen chiếm hầu hết phần Bắc,
Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của yếu tố tự nhiên và hoạt động
của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám.
Với hơn 5 nghìn ha, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố
Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm
hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn
gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi… hình thành nhiều loại đất khác nhau:
nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn
với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là “giồng” cát gần
biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn, Thành
phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch rất đa dạng. Sông Đồng Nai bắt
nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn,
khoảng 45.000km2. Với lưu lượng bình quân 20-500m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ
m3 nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài
Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí


5


Minh, với chiều dài 200km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông
Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s, bề rộng tại thành phố khoảng
225m đến 370m, độ sâu tới 20m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông
Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của
Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng
Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính là Soài Rạp và Gành Rái.
Trong đó ngả Gành Rái là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có hệ thống kênh rạch
chằng chịt: Láng The, Bàu Nông,Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hủ, Kênh Đôi… Hệ
thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do
chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông, thủy triều thâm nhập sâu đã
gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế tiêu thoát nước ở
khu vực nội thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được
lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen,
nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước
ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở 3
tầng:0-20m, 60-90m và 170-200m(tầng trầm tích Miocen). Tại quận 12, các huyện
Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt trữ lượng dồi dào, thường được khai thác
ở tầng 60-90m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Có
nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa-khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 05 đến tháng 11 và từ tháng 12 đến 04 năm sau là mùa khô. Trung bình thành
phố có tới 160 đến 270 giờ nắng trong một tháng, nhiệt độ trung bình là 270C, cao

nhất là 400C, thấp nhất là 13,80C. Lượng mưa trung bình đạt 1.949mm/năm, trong
đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718mm, thấp nhất là năm 1958 với 1.392mm. Một năm
ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5

6


đến 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian
thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo truc Tây NamĐông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu
vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của hai hương gió chính là gió mùa
Tây-Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6m/s, vào mùa mưa và gió mùa
Bắc-Đông Bắc từ Biển Đông, tốc độ trung bình 2,4m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn
có thêm gió tín phong theo hướng Nam-Đông Nam vào khoảng tháng 3 đến tháng 5,
trung bình 3,7m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió
bão. Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5%.
2.1.4 Môi trường

Với tốc độ gia tăng dân số nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp
tổng thể, ý thức của người dân lại quá kém trong nhận thức về bảo vệ môi trường
chung… Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô
nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ
thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế
chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công
nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng
lượng nước thải ước tính 500.000m2/ngày. Sông Sài Gòn mức độ ô nhiễm vi sinh
chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220
lần. Cho tới 2008 vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm
này.

Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó
một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007
cho thấy, so với năm 2006 sự ô nhiễm hữu cơ tăng gấp 2 đến 4 lần. Các phương tiện
giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất… còn góp phần gây ô nhiễm không khí.
Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản
xuất nông nghiệp gây nên.

7


Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy
ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm
ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ
đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây dựng cách
đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở
khu vực phía Nam- khu vực thoát nước cuả thành phố này đã làm cho tình hình
ngập càng nghiêm trọng hơn.
Theo thống kê mới nhất của Phòng Quản lý công viên- cây xanh, Sở Giao
thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay toàn bộ diện tích công viên, vườn
hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn khoảng 535 ha, giảm
gần 50% so với năm 1998.
Trước đây, thành phố đề ra mục tiêu phát triển diện tích công viên cây xanh
đến năm 2010 đạt bình quân khoảng 4-5m2/người, tuy nhiên con số thống kê sơ bộ
mới nhất cho thấy chỉ tiêu này hiện chỉ đạt khoảng 0,7 m2/người.
Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh
đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên
địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học
cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ.
2.2 Sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Nguồn: />2.2.1 Lịch sử hình thành


Vốn là vùng đất hoang ở phía Đông Bắc kênh L’avanche(cầu Thị Nghè bây
giờ). Ông Louis Adolphe Germain, một thú y sỹ của quân đội Pháp được giao
nhiệm vụ mở mang khu vực. Ông đã lập hàng loạt thiết kế quy họach cần thiết cho
một vườn thú tương lai.

8


                              Hình 2.1: Tượng ông Louis Adolphe Germain  
Công trình hoàn thành vào tháng 3 năm 1865. Nhận thấy tầm quan trọng của
một vườn thú lớn ở Viễn Đông, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Louis
Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của vườn bách thảo Calcutta(Ấn Độ)
sang làm giám đốc. Ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động
vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo Tàng Lịch Sử
thiên nhiên Pari.
Cuối năm 1865, vườn Bách Thảo được mở rộng thành 20 ha. Là một nhà
khoa học, ông đã giữ lại nhiều cây rừng tự nhiên, đồng thời du nhập một số cây đại
mộc từ các lục địa khác và trồng thành công một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông
Nam Á, để từ đây cho ra những vườn cây ăn trái sung túc khắp miền Nam. Ông làm
giám đốc trong 12 năm và để lại cho chúng ta một di sản quý giá: bộ sưu tập hơn
100.000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt
đới thành phố Hồ Chí Minh và hàng ngàn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung
tâm, vườn cây trong công viên Tao Đàn.
Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng(30/04/1975), Thảo Cầm Viên Sài
Gòn tiếp đón hàng triệu du khách đến tham quan hàng năm, đã làm cho cơ sở hạ

9



tầng dần dần bị xuống cấp. Trước tình hình đó, từ năm 1984 Ủy Ban Nhân Dân
Thành phố chủ trương cải tạo, nâng cấp Thảo Cầm Viên Sài Gòn với nhiều hạng
mục công trình đã được xây dựng mới như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ
thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bêtông đường nội bộ, xây
dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều
chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã
nâng tổng diện tích của chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500m2 đến năm 2000 là
25.000m2. Quan hệ hợp tác quốc tế với các vườn động thực vật và các tổ chức khoa
học ngày một phát triển. Chương trình trao đổi động vật với các vườn thú đã làm
cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong phú. Nhiều loại
động vật mới lạ xuất hiện tại Việt Nam như: hà mã (Hippopotamus amphibius), hà
mã lùn (Choeropsis liberiensis), báo Nam Mỹ (Panthera onca), đà điểu châu Phi
(Struthio camelus), hồng hạc (Phoenicopterus ruper ruper), đười ươi (Pongo
pygmaeue), hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis),…
Đến nay, ngoài những khu vực nuôi thú, trồng cây cảnh và sưu tập phong
lan, Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em và cho
người lớn…
Bên cạnh đó, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có hai công trình kiến trúc đặc sắc mang
dấu ấn lịch sử đó là: Đền thờ vua Hùng được xây dựng từ năm 1926 và Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ năm 1929.
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Thảo Cầm Viên

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo Cầm Viên là giáo dục công
dân về việc bảo tồn sinh vật và môi trường. Việc nuôi các loài động vật đặc hữu các
loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Thảo Cầm Viên rất cần thiết cho việc bảo tồn
cũng như mục tiêu giải trí và giáo dục. Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên,
học sinh các loài động vật đặc hữu hay các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng
có một ý nghĩa rất lớn qua đó Thảo Cầm Viên có thể thực hiện được chức năng giáo
dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối với mọi người.


10


2.3 Một số kiểu phân loại cây xanh
Theo Trương Mai Hồng(2007) thì có nhiều cách phân lọai cây đô thị như sau:
2.3.1 Phân loại cây theo nhóm cây
2.3.1.1 Phân lọai nhóm cây theo giá trị sử dụng

 Cây bóng mát
Cây bóng mát là nhũng cây có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng. Chúng
có chiều cao từ 5- 50m, sống lâu 30-40 năm. Có loài sống hàng nghìn năm. Cây
bóng mát có nhiều loại, thường được trồng ở đường phố, khu nhà ở, công sở trường
học, vườn hoa… Trong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát thường,
cây bóng mát có hoa đẹp, ăn quả, hay có hoa thơm.


Cây bóng mát thường: gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim,

hoặc lá rộng thường xanh hay rụng lá trơ cành. Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có
dáng đẹp, chúng thường được trồng đơn, trồng thành khóm hay từng mảng phối hợp
rất đẹp với các công trình kiến trúc đường phố, nhà ở… như thông, lát hoa, đài loan
tương tư, bàng, tếch.


Cây bóng mát có hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỡ, cho

bóng mát nhưng lại có hoa đẹp. Hoa có tác dụng trang trí ở tầng cao. Chúng thường
được trồng làm điểm cảnh, phối hợp đẹp với các công trình kiến trúc. Các cây như
móng bò tím, vàng anh, phượng, lim xẹt…



Cây bóng mát ăn quả: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỡ cho bóng

mát, đồng thời cho quả. Có những loài quả khi chín tạo khối trên tán lá có màu sắc
hay những hình dạng độc đáo và tồn tại trong thời gian dài rất đẹp như cuỗm, dừa,
hồng xiêm, khế, nhãn, vải…


Cây bóng mát có hoa thơm: Là những cây có hoa thơm gây cảm giác

dễ chịu. Thường được trồng bên những công trình kiến trúc như nhà ở, công sở,
trường học, bệnh viện, khu triển lãm, đình chùa… như bưởi, sữa, hòe, ngọc lan,
hoàng lan…
 Cây trang trí

11


Cây trang trí là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẽ, cây leo giàn và
cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí tầng thấp, trồng trong
chậu trưng bày trong nhà, trồng giàn leo. Nhóm cây này thường gồm các loại:
 Tre trúc: Là những cây chỉ có một thân chính, mọc đơn lẽ hay thành
bụi. Cây cao từ 1-2m, đến 15-20m. Loài tre trúc có thân đẹp, ngọn uốn cong mềm
mại đặc biệt tre trúc mang đậm sắc thái đân tộc. Được trồng nhiều ở các biệt thự,
nhà hàng, vườn hoa.
 Cau dừa: Gồm những cây thường có độ cao từ 5-10m và 15-20m.
Thân cột đứng thẳng và hài hòa với công trình kiến trúc, tán lá thoáng mềm mại như
cau dừa, cọ. Là những loài mang sắc thái khí hậu nhiệt đới. Có nhiều loài còn cho
quả dùng làm thực phẩm, thuốc, chế biến dầu.
 Cây cảnh dáng đẹp: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc

bụi. Có dáng cây, lá, hoa với màu sắc đẹp. Thường trồng trang trí ở tầng thấp, có ưu
điểm trồng được lâu không phải thay thường xuyên như các cây hoa.
 Cây cảnh hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi
có hoa. Hoa nhiều màu sắc có thể trồng đơn lẻ hay trồng thành khóm, mảng hay
trong chậu.
 Cây leo giàn: Gồm những cây leo có thân lá, hoa đẹp có tác dụng
trang trí và tạo bóng râm. Tùy thuộc công trình kiến trúc mà chọn loài thích hợp: tạo
bóng râm, che tường, trang trí cổng, cột…
 Cây cảnh có quả đẹp: những cây này quả có hình dáng hay màu sắc
đẹp.
 Cây hàng rào: Gồm những cây thân gỗ, bụi, nhiều cành nhánh. Cây có
mật độ lá dày, xanh quanh năm, sống lâu, đặc biệt nhiều thân, cành hay lá có gai.
Trồng thay thế cho các bức tường xây bao vừa tiện lợi, rẻ, mát.
 Cây viền bồn, bãi: Gồm những cây thân gỗ nhỏ hoặc thân thảo, sống
một năm hoặc nhiều năm, cây có nhiều cành nhánh, chịu cắt xén, hoặc có màu lá,
hoa đẹp làm đường viền cho các bồn hoa.

12


 Cây hoa: Gồm những cây thân thảo hoặc thân gỗ có độ cao dưới 1m,
sống theo mùa trong năm hoặc 2-3 năm. Thường được trồng trong các bồn hoa, bãi,
trong chậu.


Nhóm cỏ
Cỏ là mảng màu trang trí tầng thấp. Cỏ có chức năng làm nền cho đất xanh,

có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh.
Mặt khác cỏ còn có tác dụng rõ rệt để chống xói mòn đất, giữ ẩm, lắng lọc bụi bặm.

Ở nước ta hiện nay trồng phổ biến các loại cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ gừng, một số loại
được nhập về trồng tại các sân thể thao. Mặt khác, trồng cỏ cũng tham gia vào việc
giữ nhiệt độ tới 30C giữa nơi có trồng cỏ và đất trống.
2.3.1.2 Phân loại nhóm cây theo độ cao cây
Độ cao cây có ảnh hưởng đến sự tổ chức phối cảnh. Phân loại theo chiều cao
cây từ các tài liệu thực vật học (chiều cao tự nhiên trong điều kiện bình thường) kết
hợp chiều cao tại nơi nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác có thể gây ức
chế như độ sâu tầng đất, mực nước ngầm, ánh sáng, tác động nhiệt do bêtông hóa
xung quanh… trên cơ sở đó nhằm xác định chiều cao trung bình của cây để phối
hợp trồng cây tại khu vực đó hay kết hợp hài hòa với kiến trúc tại đó.
2.3.1.3 Phân loại nhóm cây theo hình dạng tán cây
Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên thường có hình dạng tán cây nhất định
như tán hình tròn, hình nấm, hình tháp, rủ, phân tầng, có loài lại phát triển theo kiểu
tự do.
Ngoài ra hình dạng tán cây còn thay đổi do điều kiện ánh sáng, cây tán đều
hay lệch do ánh sáng phân phối đều hay không
2.3.1.4 Phân loại nhóm cây theo lá cây
Phân theo cây lá kim (thường tán thưa), lá rộng (thường cho nhiều bóng rợp),
lá xanh quanh năm hay rụng lá. Phân theo màu sắc lá xanh sẫm, xanh nhạt, biến đổi
màu sắc lá theo thời gian.

13


×