Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NẢY MẦM HẠT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN (Cassia fistula L.) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ TUYỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NẢY
MẦM HẠT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MUỒNG
HOÀNG YẾN (Cassia fistula L.) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ TUYỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NẢY MẦM
HẠT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MUỒNG
HOÀNG YẾN (Cassia fistula L.) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM


Ngành Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. LÊ HUỲNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i
 


 
 

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ tôi, người đã có công sinh
thành và nuôi dưỡng tôi nên người. Gia đình là nguồn động lực và chỗ dựa vững
chắc cho tôi hoàn thành việc học tập của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng
toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt
quá trình học tập tại trường. Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy
cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài.
Tỏ lòng biết ơn thầy Lê Huỳnh, giảng viên khoa Lâm Nghiệp, người trực
tiếp tận tình giúp đỡ tôi có thể hoàn thành luận văn.
Gửi lời cảm ơn đến thầy Phan Văn Trọng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm đề tài tại vườn ươm khoa Lâm Nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè của tôi, các bạn sinh viên lớp DH08NK đã
giúp đỡ động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập đặc biệt là trong

thời gian tôi thực hiện đề tài.
 

TP. HCM, Tháng 6/2012 

 

Sinh viên: Lê Thị Tuyền 

 
 
 
 
 
 

ii
 


 
 

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................  

iii
 


 
 


TÓM TẮT
 

Đề tài: “Nghiên cứu 1 số phương pháp xử lý nảy mầm hạt và ảnh hưởng của
chế độ phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây muồng hoàng yến (Cassia
fistula L.) ở giai đoạn vườn ươm” đã được thực hiện tại vườn ươm khoa Lâm
Nghiệp từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012.
Thí nghiệm bố trí theo kiểu lô phụ, với nồng độ phân là nhân tố chính, thời
gian tưới phân là nhân tố phụ. Nhân tố nồng độ phân gồm 3 mức ( 0,5%; 2,5%;
5%), nhân tố thời gian tưới phân gồm 2 mức ( tưới 1 tuần / 1 lần, tưới 3 tuần / 1
lần). Gồm 6 nghiệm thức,mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại. Tiến hành thí nghiệm, theo
dõi thí nghiệm, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, xử lý số liệu được kết quả như sau:
Xác định một số chỉ tiêu của hạt: Lô hạt muồng hoàng yến này khá “sạch” với
độ thuần khá cao 95,2 %, lô hạt đem thí nghiệm có 6320 hạt/kg, hàm lượng nước
trong lô hạt này là 12,75 %. Sau khi xử lý nảy mầm hạt nảy mầm khá nhanh, với tỷ
lệ nảy mầm đạt 98 % ,thế nảy mầm 78,75 %.
Kết quả xử lý nảy mầm bằng nước với nhiệt độ và thời gian ngâm hạt khác
nhau: Sau 14 ngày xử lý nảy mầm thì nghiệm thức N8 ( ngâm nước sôi và để nguội
trong vòng 24 giờ,12 giờ thay nước 1 lần) có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (85.56 %);
nghiệm thức N7 ( ngâm nước sôi và để nguội dần trong vòng 12 giờ) cho thế nảy
mầm cao nhất( 36.67 %); nghiệm thức N7 (ngâm nước sôi và để nguội dần trong
vòng 12 giờ) có thời gian nảy mầm trung bình ngắn nhất; nghiệm thức N5 (ngâm
nước sôi trong vòng 10 phút), N7 (ngâm nước sôi và để nguội dần trong vòng 12
giờ) có tốc độ nảy mầm nhanh nhất
Kết quả ảnh hưởng của nồng độ phân và thời gian tưới phân đến sinh trưởng
cây con muồng hoàng yến trong giai đoan vườn ươm: Nồng độ phân 2,5% và thời
gian tưới 1 tuần 1 lần được chọn để áp dụng chăm sóc cho cây muồng hoàng yến ở
giai đoạn vườn ươm.
iv
 



 
 

ABSTRACT
 

Project: "Research some methods of germination processing and impacts of
fertilizer method on birth and growth of golden shower (Cassia fistula L.) in
nursery period" which has been experimented at The Nursery Garden of Forestry
Department from Feb 2012 to June 2012.
Experiment is arranged according to split plot desgin, with the fertilizer
concentration is a major factor and fertilizer irrigation time is a minor factor. In
which, fertilizer concentration factor includes three levels (0.5%, 2.5%, 5%),
fertilizer irrigation time factor includes two levels (once a week, once three weeks).
Includes 6 experimental methods, each method repeats 3 times.
Proceeding experiment, following up experiment, measuring growth
indicators, processing data give results as follows:
Standard of the seed: the batch of golden shower seed is fairly "pure" with
high purity 95.2%, the batch of experimental seed has 6320 seeds/ kg, water content
in seed batch is 12,75%. After germination processing, the seed germinates rapidly,
with germination rates at 98% and germination energy at 78.75%.
Result of germination processing in water with different temperature and time
as follows: After 14 days of germination processing, N8 method (immerse in
boiling water and let cool gradually within 24 hours, refresh water once 12 hours)
gives the highest germination (85.56%); N7 method (immerse in boiling water and
let cool gradually within 12 hours) gives the highest germination energy (36.67%);
N7 method (immerse in boiling water and let cool gradually within 12 hours) gives
the shortest average germination time; N5 method (immerse in boiling water for 10

minutes), N7 (immerse in boiling water and let cool gradually within 12 hours) give
the fastest germination speed.

v
 


 
 

Result of impacts of fertilizer concentration and fertilizer irrigation time on
growth of golden shower in nursery period as follows: fertilizer concentration of
2.5% and fertilizer irrigation time of once week are selected to apply in caring for
golden shower in nursery period .

vi
 


 
 

MỤC LỤC
 

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiv 
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực thu hái hạt giống và nghiên cứu ................................ 4
2.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 4
2.1.3 Đặc điểm khí hậu ................................................................................................ 5
2.1.3.1 Lượng mưa ....................................................................................................... 5
2.1.3.2Nhiệt độ ............................................................................................................. 5
2.1.3.3 Gió .................................................................................................................... 6
2.1.3.4 Ánh sáng........................................................................................................... 6
2.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm .................................................................... 7
2.3 Đặc điểm cây muồng hoàng yến ............................................................................ 7
2.3.1 Đặc điểm hình thái .............................................................................................. 8
2.2.2 Đặc điểm sinh thái ............................................................................................... 8
2.2.3 Đặc điểm phân bố................................................................................................ 9
vii
 


 
 

2.2.4 Giá trị .................................................................................................................. 9
2.2.5 Khả năng cất trữ hạt ............................................................................................ 9

2.3 Kỹ thuật trồng muồng hoàng yến ........................................................................... 9
2.3.1 Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống............................................................. 9
2.3.2 Tạo cây con ........................................................................................................ 10
2.3.2.1 Xử lý hạt giống................................................................................................ 10
2.3.2.2 Chuẩn bị bầu đất.............................................................................................. 10
2.3.2.3 Gieo hạt ........................................................................................................... 10
2.3.2.4 Chăm sóc cây con............................................................................................ 11
2.3.2.5 Phòng trừ sâu bệnh .......................................................................................... 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 15
3.1 Đối tượng và dụng cụ nghiên cứu ......................................................................... 15
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 15
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................ 15
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 16
3.3.1 Các chỉ tiêu của hạt ............................................................................................ 16
3.3.1.1 Xác định độ thuần của hạt ............................................................................... 16
3.3.1.2 Số hạt /kg: ....................................................................................................... 16
3.3.1.4 Xác định lượng nước có trong hạt................................................................... 17
3.3.1.4 Tỉ lệ nẩy mầm.................................................................................................. 17
3.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ngâm nước tới tỷ lệ nảy mầm18
3.3.2.1 Dụng cụ ........................................................................................................... 18
3.3.2.2 Cách tiến hành ................................................................................................. 19
3.3.2.3 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 20
3.3.2.4 Cách thức đo đếm............................................................................................ 21
3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón và thời gian tưới phân đến sinh
trưởng của cây con ...................................................................................................... 21
3.3.3.1 Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu....................................................................... 21
viii
 



 
 

3.3.3.2 Công tác chuẩn bị cây con .............................................................................. 21
3.3.3.3 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 23
3.3.3.4 Xác định lượng phân thích hợp với các mức nồng độ và các mức thời gian
tưới .............................................................................................................................. 25
3.3.3.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thức đo đếm ................................................. 26
3.3.3.6 Xử lý, phân tích số liệu ................................................................................... 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 29
4.1 Xác định các chỉ tiêu của hạt................................................................................. 29
4.1.1 Xác đinh độ thuần của hạt .................................................................................. 29
4.1.2 Xác định số hạt có trong 1kg ............................................................................. 29
4.1.3 Xác định lượng nước có trong hạt...................................................................... 29
4.1.4 Xác định tỷ lệ nảy mầm ..................................................................................... 30
4.3 Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm ....... 31
4.4 Xác định ảnh hưởng của nồng độ và thời gian tưới phân đến sinh trưởng của
cây con Muồng hoàng yến .......................................................................................... 34
4.4.1 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) qua các giai đoạn ............................. 34
4.4.1.1 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến ở giai đoan 15
ngày tuổi ...................................................................................................................... 34
4.4.1.2 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến ở giai đoan 30
ngày tuổi ...................................................................................................................... 35
4.4.1.3 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến ở giai đoan 45
ngày tuổi ...................................................................................................................... 36
4.4.1.4 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến ở giai đoan 60
ngày tuổi ...................................................................................................................... 38
4.4.1.5 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến ở giai đoạn 75
ngày tuổi ...................................................................................................................... 40

4.4.1.6 Diễn biến sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con Muồng hoàng
yến qua các giai đoạn .................................................................................................. 42

ix
 


 
 

4.4.2 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) của cây con muồng hoàng yến qua các
giai đoạn ...................................................................................................................... 44
4.4.2.1 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) ở 15 ngày tuổi .................................... 44
4.4.2.2 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) ở 30 ngày tuổi .................................... 45
4.4.2.3 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) ở 45 ngày tuổi .................................... 47
4.4.2.4 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) ở 60 ngày tuổi .................................... 49
4.4.2.5 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) ở 75 ngày tuổi .................................... 51
4.4.2.6 Diễn biến sinh trưởng đường kính cổ rễ Do(cm) qua các giai đoạn................ 53
4.4.3 Sinh khối cây muồng hoàng yến ở vườn ươm giai đoạn 75 ngày sau gieo ươm54
4.4.3.1 Sinh khối tươi cây muồng hoàng yến ở vườn ươm giai đoạn 75 ngày sau
gieo ươm...................................................................................................................... 54
4.4.3.2 Sinh khối khô cây muồng hoàng yến ở vườn ươm giai đoạn 75 ngày sau
gieo ươm...................................................................................................................... 56
4.4.3.3 Tỷ lệ sinh khối khô/ sinh khối tươi cây muồng hoàng yến ở vườn ươm giai
đoạn 75 ngày sau gieo ươm......................................................................................... 57
4.4.4 Thảo luận chung ................................................................................................. 58
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 60
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 60
5.1.1 Xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt ................................................................ 60
5.1.2 Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt muồng hoàng yến.................................... 60

5.1.3 Kết quả xử lý nảy mầm bằng nước với nhiệt độ và thời gian ngâm hạt khác
nhau. ............................................................................................................................ 60
5.1.4 Kết quả ảnh hưởng của nồng độ phân và thời gian tưới phân đến sinh trưởng
cây con muồng hoàng yến trong giai đoan vườn ươm ................................................ 61
5.1.5 Tình hình sâu bệnh ............................................................................................. 61
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 63

x
 


 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ao: Độ ẩm
Df: Degree of freedom (độ tự do / bậc tự do)
DRMT: Trắc nghiệm đa biên độ Duncan (viết tắt của Duncan’s multiple range tets)
Max: Lớn nhất
Min: Nhỏ nhất
MS: Mean square (trung bình bình phương)
SS: Sum of product (tổng của các tích số)
SV: Source of variation (nguồn gốc của biến động)
TB: Trung bình
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

xi
 



 
 

DANH MỤC CÁC BẢNG
 

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thời tiết ...................................................................................6
Bảng 2.2: Thành phần cơ giới đất ..............................................................................7
Bảng 3.1: Các nghiệm thức thí nghiệm xử lý nảy mầm ...........................................19
Bảng 3.2: Quá trình ngâm hạt ...................................................................................19
Bảng 3.3: Các nghiệm thức thí ngiệm bón phân ......................................................24
Bảng 3.4: Thời gian tưới và số lần tưới ....................................................................26
Bảng 4.1: Kết quả theo dõi nảy mầm hạt Muồng hoàng yến ...................................30
Bảng 4.2: Kết quả theo dõi nảy mầm hạt muồng hoàng yến của các nghiệm thức ..32
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu về nảy mầm của các nghiệm thức N5, N6, N7, N8. .......33
Bảng 4.4: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến ở 15 ngày tuổi 34
Bảng 4.5: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến 30 ngày tuổi ...35
Bảng 4.6: phân tích biến lượng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng
yến 30 ngày tuổi. .......................................................................................................36
Bảng 4.7: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến 45 ngày tuổi ...37
Bảng 4.8: Phân tích biến lượng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng
yến 45 ngày tuổi. .......................................................................................................37
Bảng 4.9: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến 60 ngày tuổi ...38
Bảng 4.10: Phân tích biến lượng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng
hoàng yến 60 ngày tuổi. ............................................................................................39

Bảng 4.11: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến 75 ngày tuổi .41
Bảng 4.12: Phân tích biến lượng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng
hoàng yến 75 ngày tuổi. ............................................................................................41
Bảng 4.13: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con muồng hoàng yến qua
các giai đoạn ..............................................................................................................43
Bảng 4.14: Đường kính cổ rễ Do (cm) ở 15 ngày tuổi..............................................44
xii
 


 
 

Bảng 4.15: Đường kính cổ rễ Do (cm) ở 30 ngày tuổi..............................................45
Bảng 4.16: Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ (cm) cây con muồng hoàng yến
30 ngày tuổi. ..............................................................................................................46
Bảng 4.17: Đường kính cổ rễ Do (cm) ở 45 ngày tuổi..............................................47
Bảng 4.18: Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ (cm) cây con muồng hoàng yến
45 ngày tuổi. ..............................................................................................................48
Bảng 4.19: Đường kính cổ rễ Do (cm) ở 60 ngày tuổi..............................................49
Bảng 4.20: Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ (cm) cây con muồng hoàng yến
60 ngày tuổi. ..............................................................................................................50
Bảng 4.21: Đường kính cổ rễ Do (cm) ở 75 ngày tuổi..............................................51
Bảng 4.22: Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ (cm) cây con muồng hoàng yến
75 ngày tuổi. ..............................................................................................................52
Bảng 4.23: Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) qua các giai đoạn......................53
Bảng 4.24: sinh khối tươi cây con muồng hoàng yến ở 75 ngày tuổi ......................55
Bảng 4.25: sinh khối khô cây con muồng hoàng yến ở 75 ngày tuổi .......................56
Bảng 4.26: Tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi cây con muồng hoàng yến ở 75 ngày
tuổi .............................................................................................................................57


xiii
 


 
 

DANH MỤC CÁC HÌNH
 

HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Sơ đồ thể hiện cách đo đếm trong ô .........................................................27
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự nảy mầm của hạt Muồng hoàng yến ........................31
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nảy mầm của các nghiệm thức...............................32
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con
muồng hoàng yến qua các giai đoạn .........................................................................43
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sinh trưởng của đường kính cổ rễ Do (cm) qua các giai
đoạn ...........................................................................................................................54
Hinh 4.5: Sinh khối tươi cây của các nghiệm thức ở 75 ngày tuổi ..........................55
Hình 4.6: Sinh khối khô cây của các nghiệm thức ở 75 ngày tuổi ...........................56
Hình 4.7 : Sơ đồ thể hiện Tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi cây con muồng hoàng
yến ở 75 ngày tuổi .....................................................................................................58

xiv
 



 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây xanh là một bộ phận rất quan trọng trong hệ sinh thái, nó cũng đóng vai
trò rất quan trọng trong đời sống của con người.
Đối với hệ sinh thái cây xanh là một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi thức
ăn, nó là sinh vật sản xuất và là điều kiện tiên quyết cho thế giới động vật tồn tại và
phát triển từ đó đảm bảo sự cân bằng cho hệ sinh thái.
Đối với môi trường, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng
có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước,
giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát
gió và lưu thông gió. Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung
cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác
dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế
tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành
Đối với đời sống con người thì cây xanh là nguồn thực phẩm gián tiếp hay
trực tiếp cho con người, là nguồn cung cấp các chế phẩm sinh học cho y học hiện
đại.
Ngoài ra cây xanh còn có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh
quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá,
hoa, thân cây,...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình
kiến trúc cũng như cảnh quan chung.Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp
thẩm mỹ cây xanh còn có tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông
bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh
1
 



 
 

trong vườn hoa công viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho
người đi bộ. Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự
phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người
đi đường.
Trồng cây xanh trong đô thị hay xung quanh khu dân cư, khu công nghiệp để
che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài
nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà
máy của khu công nghiệp và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường khu
vực.
Muồng hoàng yến là một loài cây đa dụng có hoa và tán đẹp. Hiện nay được
sử dụng rất nhiều để trồng làm cây xanh đường phố, trồng ở các hoa viên và khu
dân cư. Ngoài ra nó còn được sử dụng để trồng rừng chắn gió và trồng để cải tạo
đất. Hiện nay ở nước ta đang rất chú trọng đến công tác trồng rừng để cải tạo môi
trường và đặc biệt ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp đang tích cưc trồng cây
xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và làm cuộc sống trong lành hơn.
Để đáp ứng được nhu cầu của các chương trình trồng rừng cần có cây con với
số lượng nhiều và chất lượng tốt. Phẩm chất cây con sản xuất tại vườn ươm là điều
kiện cơ bản cho cây trồng ngoài thưc địa. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) thì “ Chất
lượng cây con là điểm cơ bản giúp việc trồng cây thành công và nó bị chi phối bởi
hai yếu tố là do yếu tố di truyền do ảnh hưởng của cây bố mẹ và điều kiện nơi
trồng”. Cây có phẩm chất tốt sẽ có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh
hơn ở nơi trồng so với cây con có phẩm chất kém, sinh trưởng nhanh của cây sẽ
giúp cây trồng cạnh tranh với cỏ dại và giảm công chăm sóc (dẫn theo Võ Thị
Thanh Huyền, 2007).
Sinh trưởng của cây con ở giai đọan vườn ươm ảnh hưởng rất lớn đến quá

trình phát triển sau này của cây trưởng thành. Ở giai đoạn vườn ươm thì các yếu tố
ngoại cảnh và biện pháp chăm sóc tác động,ảnh hưởng rất lớn đến cây con. Trong
2
 


 
 

đó thì các biện pháp xử lý hạt nảy mầm sẽ làm tăng tỷ lệ, tốc độ nảy mầm và các hạt
nảy mầm đồng đều hơn. Tỷ lệ, thành phần, số lượng phân bón phù hợp sẽ giúp cây
con chống chịu được những bất lợi của môi trường, khỏe mạnh và lớn nhanh.Từ đó
sẽ giảm được chi phí , công chăm sóc và sớm có cây con để đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Được sự cho phép của khoa lâm nghiệp, cùng với sự hướng dẫn của ThS.Lê
Huỳnh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu 1 số phương pháp xử lý nảy
mầm hạt và ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây
Muồng hoàng yến (Cassia fistula L.) ở giai đoạn vườn ươm”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp xử lý nảy mầm hạt (bằng nước với
các nhiệt độ khác nhau) tới tỷ lệ nảy mầm và ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng, phát triển của cây con.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được nhiệt độ nước ngâm hạt phù hợp
Xác định thời gian ngâm hạt phù hợp
Xác định nồng độ phân bón tưới phù hợp
Xác định số lần tưới phân phù hợp
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đóng góp thêm những hiểu biết vè quá trình xử lý nảy
mầm và gieo ươm cũng như quá trình sinh trưởng của cây Muồng hoàng yến trong

giai đoạn vườn ươm. Làm cơ sở tham khảo cho những nghiên cứu sau này hoặc cho
những nhà vườn, cá nhân muốn thử nghiệm gieo ươm cây Muồng hoàng yến.
Ý nghĩa thực tiễn: Tìm ra cách xử lý hạt và nồng độ phân tưới, thời gian tưới
phân phù hợp với cây Muồng hoàng yến trong giai đoạn vườn ươm. Từ đó có các
biện chăm sóc hợp lý và kịp thời cho cây con, để có thể cho ra những cây con có
chất lượng tốt,đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường.

3
 


 
 

Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực thu hái hạt giống và nghiên cứu
Hạt giống được thu hái tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Thí
nghiệm được thực hiện từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012 tại vườn ươm khoa Lâm
Nghiệp và phòng thí nghiệm khoa Lâm Nghiệp trường đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh.
Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ chí Minh theo Trần Hợp (1998), (dẫn theo
Phan Văn Trọng, 2010) như sau:
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý:
+ Từ 10022’ đến 11010’ độ vĩ bắc
+ Từ 106022’ đến 107002’ độ kinh đông
+ Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương
+ Phía Tây giáp tỉnh Long An

+ Phía Nam giáp với biển Đông.
2.1.2 Địa hình
Nhìn chung,Tp HCM có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thoai thoải theo hướng
Tây bắc – Đông nam. Đi sâu hơn, Tp HCM có thể chia làm 4 dạng địa hình chính:

4
 


 
 

+ Dạng địa hình gò lượn sóng cao nhất ở Bắc Củ Chi và một số khu vực Hóc
Môn, Thủ Đức có độ cao chênh lệch 5 – 35 m.
+ Dạng tương đối bằng phẳng dọc quốc lộ Nam Bình Chánh, một phần Nhà
Bè, ven sông Sài Gòn có độ chênh lệch 1 – 2 m.
+ Dạng trũng lầy thuộc Nam kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Nam Nhà Bè, Bắc
Cần Giờ và một phần ở quận Thủ Đức, có độ chênh lệnh 0,5 – 1m.
+ Dạng thấp mới hình thành ven biển Cần Giờ.
2.1.3 Đặc điểm khí hậu
2.1.3.1 Lượng mưa
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc tháng 11 dương lịch, mùa
khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 dương lịch năm sau.
Theo số liệu đo đếm của trạm Tân Sơn Nhất:
+ Lượng mưa bình quân năm: 1949 mm
+ Lượng mưa thấp nhất: 1392 mm
+ Số ngày mưa bình quân: 159 ngày
2.1.3.2Nhiệt độ
Cũng theo trạm khí tượng Tân Sơn Nhất, Tp HCM có nhiệt độ cao, ít thay

đổi giữa các tháng trong năm.
+Nhiệt độ bình quan năm: 270C
+ Nhiệt độ thấp nhất: 13,70C
+ Nhiệt độ cao nhất: 400C

5
 


 
 

2.1.3.3 Gió
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
+ Hướng gió Tây – Tây Nam thổi vào mùa mưa tháng 5 đến tháng 10, hoạt
động mạnh nhất vào tháng 7; 8 thường đem theo mưa.
+ Hướng gió Bắc – Đông bắc thổi vào mùa khô, hoạt động mạnh vào các
tháng 2; 3 làm tăng lượng bốc hơi nước.
2.1.3.4 Ánh sáng
Trung bình, mỗi năm Tp HCM có khoảng 2286 giờ nắng. Như vậy, bình
quân mỗi ngày có khoảng 6,3 giờ nắng. Số giờ nắng trong ngày phụ thuộc vào
lượng mây và phụ thuộc vào mùa. Thông thường số giờ nắng trong ngày mùa khô
nhiều hơn số giờ nắng trong ngày mùa mưa. Lượng bốc hơi nước tương đối lớn:
trung bình lượng bốc hơi hàng năm là: 1399 mm. Lượng bốc hơi nước trong mùa
mưa khoảng 2 – 3 mm/ngày.
Đặc điểm thời tiết nơi làm thí nghiệm trong thời gian làm đề tài được thể hiện
ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thời tiết
Nhiệt độ (oC)
Tổng

Tháng

lượng
Max

TB

Min

mưa
(mm)

Số ngày
mưa
(ngày)

Ẩm độ
(A0%)

Số giờ

Lượng

nắng

bốc hơi

(giờ)

(mm)


3

35

29,4

25,9

31

4

78

206

3,4

4

34,6

29,3

26

144

12


80

215

7,7

29

25,7

153

17

85

210

7,8

5

34,3

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu Viện khoa học Khí tượng
Thủy văn và Môi trường)

6
 



 
 

2.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm
Đất thuộc loại đất xám bạc màu hình thành trên phù sa cổ, thoát nước tốt, hàm
lượng mùn ít, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc <5%, hướng dốc từ Nam
thoải dần về hướng Bắc. Theo kết quả phân tích đất của Phân viện nghiên cứu Lâm
nghiệp phía Nam, thì đất vườn ươm có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha. Hạt cát mịn
chiếm ưu thế (bình quân 87,5% dao động từ 5.0 – 5.2, nghèo dinh dưỡng, hàm
lượng mùn rất thấp (bình quân < 1%). Các chất đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu rất
thấp, pH thấp.
Thành phần cơ giớ đất được thể hiện trong bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Thành phần cơ giới đất
Độ sâu
Mẫu

Thành phần cơ giới

pH

(%)

tầng đất

Mùn
%

(cm)


Cát

Thịt

Sét

H2 O

KCl

I

0 – 30

87

5,2

7,8

6

5,1

1,3

II

0 – 30


88

4,9

7,1

6,2

5,1

1,2

III

0 – 30

89

4,7

7,2

6,1

5

0,92

IV


0 – 30

86

4,5

9,5

6

4,8

0,89

(Nguồn: Phòng thí nghiệm phân tích đất - Phân viện nghiên cứu Lâm nghiệp phía
Nam, 2010), Số 1, Phan Văn Hai, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3 Đặc điểm cây Muồng hoàng yến
Đặc điểm của cây Muồng hoàng yến được dẫn theo giáo trình thực vật và đặc
sản rừng của Nguyễn Thượng Hiền (2005)
Tên khoa học: Cassia fistula L.
Chi Muồng: Cassia
Họ phụ Vang: Caesalpinioideae
7
 


 
 


Họ Đậu: Fabaceae
2.3.1 Đặc điểm hình thái
Muồng hoàng yến còn có tên là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp
nước, Bò cạp vàng, Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn
Cây gỗ nhỡ bán thường xanh hay sớm rụng, cao tới 10–20 m, lớn nhanh.
Đường kính thân cây khoảng 40 cm.Vỏ thân màu xám trắng, thịt màu hồng dày 6–8
mm thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ. Gỗ có giác lõi phân biệt, cứng,
nặng có thể dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, nông cụ. Lõi giàu
tannin. Cành nhẵn, lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 15–60 cm với 3-8
cặp lá chét sớm rụng. Lá chét mọc đối, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 7–21
cm rộng 4–9 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, rộng, nhẵn.
Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20–40 cm;
cuống chung nhẵn, dài 15–35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ
lông mượt. Mỗi hoa đường kính 4–7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi có hình bầu
dục rộng, gần bằng nhau có móng ngắn; nhị 10, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và
vòi nhụy phủ lông tơ mượt. Quả dạng quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài 20–60 cm
hoặc hơn, đường kính quả 15–25 mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng, khi khô có vỏ
cứng, có thể dùng làm thuốc xổ; thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa tháng 5-7
(Bắc bán cầu) hay tháng 11(Nam bán cầu). Hoa nở rộ và sai hoa nên rất đẹp.Các hạt
có chứa chất độc.
2.2.2 Đặc điểm sinh thái
Đây là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng, mọc nhanh, chịu hạn tốt. Cây con
ưa bóng nhẹ.
Muồng hoàng yến phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt,
không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh mặc dù nó chịu được
hạn và mặn.

8
 



 
 

2.2.3 Đặc điểm phân bố
Muồng hoàng yến mọc hoang dại trong các rừng thưa ở các tỉnh Tây
Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; nó cũng còn được trồng nhiều ở các đô
thị như Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng, Sài Gòn. Cây phân bố ở Việt Nam, Lào,
Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập
2.2.4 Giá trị
Muồng hoàng yến là một loài cây thuộc họ đậu, trong rễ có nốt sần nên có
tác dụng cố định đạm, cải tạo đất.
Gỗ có dác lõi phân biệt, cứng, nặng dùng làm gỗ xây dựng, đóng đồ gia
dụng, nông cụ.
Lõi giàu tannin. Cây được dùng chữa các chứng như sốt cao, viêm khớp, táo
bón, các dạng xuất huyết hoặc chảy máu, các rối loạn tim mạch, các bệnh thần kinh
và chứng thừa axit trong dạ dày. Hạt làm thuốc xổ.Vỏ làm thuốc nhuộm màu đỏ.
Quả và vỏ thân dùng ăn trầu, rễ cây làm thuốc bổ, hạ nhiệt. Lá nhuận tràng.
Cây cho hoa đẹp nên dùng làm cây trang trí, phong cảnh.
2.2.5 Khả năng cất trữ hạt
Sau khi được phơi khô tới hàm lượng nước khoảng 5-7% có thể bảo quản
được tới 2-3 năm trong lọ kín. Kinh nghiệm cho thấy gieo hạt muồng bảo quản sau
1-2 năm nẩy mầm tốt hơn hạt tươi
2.3 Kỹ thuật trồng Muồng hoàng yến
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Muồng hoàng yến theo tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây Muồng hoàng yến của công ty Cổ phần giống Lâm
nghiệp vùng Đông Nam Bộ (2010)
2.3.1 Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 8 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn
phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều,

9
 


 
 

không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã
chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ khô có màu nâu sậm hoặc đen bóng.
Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả,
những quả chưa chín được ủ lại thành từng đóng từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều,
đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần.Quả chín thì
rải đều phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu
ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép.Khi phơi phải
đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải,
cót, nong, nia,... Hạt sau khi tách tiếp tục được phơi 2 – 3 nắng cho khô, sàng sảy,
thu hạt tốt đem đi bảo quản.
2.3.2 Tạo cây con
2.3.2.1 Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi gieo được mài nhẹ làm mòn một phần vỏ hạt để nước có
thể thấm vào bên trong, chỉ nên mài bên hông hạt, tránh làm tổn thương phôi hạt.
Sau đó ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, vớt ra rửa
sạch và ngâm hạt trong nước ấm 40oC trong 1 – 2 giờ, vớt ra và ủ trong túi vải.
Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau
2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo.
2.3.2.2 Chuẩn bị bầu đất
Dùng túi bầu PE 7x12cm đựng hỗn hợp ruột bầu.Thành phần ruột bầu gồm
80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai. Đất làm ruột bầu được đập sàng nhỏ,
trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang
0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m.

2.3.2.3 Gieo hạt
Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày.Chọn
những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ giữa bầu
sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn vừa
10
 


×