BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************
LÊ THỊ THANH HUYỀN
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VOI NHÀ Ở HUYỆN
BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Lâm nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
i
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này đã được hoàn thành, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Bố mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có điều kiện
học tập tốt nhất có thể.
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
nghiên cứu.
Những thầy, cô giáo ở trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4
năm qua.
Cô Vũ Thị Nga đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; Vườn Quốc gia Yok Đôn;
công ty du lịch sinh thái Buôn Đôn và Trung tâm Bảo tồn Voi Đắk Lắk đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập ở địa phương.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn
thành đề tài này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Lê Thị Thanh Huyền
ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng Voi nhà ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk
Lắk” được tiến hành tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, thời gian từ tháng 3 tới
ngày 15 tháng 6 năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát mô tả, phương pháp khảo
sát thực địa kết hợp phỏng vấn. Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
Kết quả thu được:
- Số Voi nhà hiện tại của huyện Buôn Đôn là 30 con, đa số tập trung ở độ tuổi 15 45. Voi nhà có chiều dài thân trung bình 4,28 m, chiều cao vai trung bình 2,46 m.
Chiều dài đuôi trung bình của Voi nhà 1,22 m, chiều rộng tai trung bình 65,17 cm.
- Không có chuồng nuôi Voi. Voi được xích vào gốc cây gỗ lớn hoặc móc xích đổ
bê tông.
- Voi được thả vào rừng để tự kiếm ăn vào 3 - 4 giờ chiều, sau 5 - 7 ngày Voi được
đưa về nhà vào 6 - 7 giờ sáng.
- Thức ăn: có 73 loài cây, cỏ Voi có thể ăn và 7 loài cây Voi thường ăn để chữa
bệnh, loài thức ăn ưa thích của Voi là lá, ngọn non cây rừng, măng, mía, rễ của cỏ
le, le trúc và các loại tre le khác.
- Mỗi ngày Voi làm việc từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, thời gian nghỉ trưa từ 11 giờ
trưa đến 1 giờ chiều. Voi ngủ đứng, ngủ 2 - 3 tiếng, chủ yếu là tầm 1 - 2 giờ sáng.
Ngày tắm cho Voi 1 - 2 lần.
- Độ tuổi cả Voi đực và Voi cái có khả năng sinh sản là từ 15 - 45 tuổi, thời gian
mang thai của Voi khoảng 2 năm, 3 - 4 năm đẻ 1 lần, mỗi lứa đẻ 1 con. Mùa sinh
sản là từ tháng 8 - 12 hàng năm và vào mùa tre cho măng nhiều.
- Các bệnh thường gặp của Voi nhà: bệnh đường ruột, bệnh về răng, miệng, bệnh lở
loét bàn chân, bệnh bỏng, bệnh nhiễm trùng rốn ở Voi con, bệnh suy nhược cơ thể,
bệnh Voi bị côn trùng chích hút máu, bệnh đau mắt… Các bệnh trên thường được
chữa trị bằng kinh nghiệm.
iii
SUMARY
The thesis title “Actual state survey of domesticated elephants in Buon Don
district, Dak Lak province” was conducted in Buon Don district, Dak Lak province
from March to 15th June, 2012.
Research methods: Descriptive observation combining field survey and
interview, analyzing and processing data in Excel.
The results of the thesis as follwing:
- The number of domesticated elephants in Buon Don was 30, the majority of them
were in the age of 15 - 45. The average length of body was 4,28 m. The average
hight was 2,46 m. The average length of tail was 1,22 m, the avarage width of ear
was 65,17 cm.
- There was no any cages for breeding them. They was chained around the foot of
big trees or the hooks in the cement mass.
- They were let out the forest for finding food from 3 - 4 pm, after 5 - 7 days they
are taken back to home at 6 - 7 am.
- There was 73 tree species that elephants could eat and 7 tree species they could eat
for disease treatment. Their favorite foods were leaves, the top of trees, bamboo
sprouts, roots and other kinds of bamboo....
- The elephants work from 8 am to 4 pm everyday and have a break from 11 am to
1 pm each day. They have sleep for 2 - 3 hours, mostly at 1 - 2 am, they were
washed 1 - 2 times per day.
- The reproductive age of both the male and female elephants is from 15 to 45,
female’s pregnancy time was 2 year, 3 - 4 years long for one time of giving birth.
The reproductive season is from August to December, when bamboos are in bud.
- Domesticated elephants’ common diseases: Intestine disease, mouth and teeth
disease, foot ulceration, burned, navel infection of elephant baby, as the nice body,
sting insects, sore eyes… The above disseases have been by human experiences.
iv
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Lời cảm ơn
i
ii
Tóm tắt
iii
Sumary
iv
Mục lục
v
Danh sách các bảng
viii
Danh sách các hình
ix
Chương 1 MỞ ĐẦU
1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1 Voi Châu Á
3
2.1.1 Đặc điểm hình thái của Voi
3
2.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của Voi
3
2.1.3 Tập tính sinh sống của Voi
4
2.1.4 Tập tính ăn nghỉ của Voi
4
2.1.5 Phân bố của Voi
4
2.1.6 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn
5
2.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
5
2.2.1 Vị trí địa lý
5
2.2.2 Địa hình - khí hậu - thủy văn
6
2.2.3 Tài nguyên rừng, động vật
6
2.2.4 Điều kiện kinh tế - Xã hội
7
2.3 Truyền thống săn bắt, thuần dưỡng Voi rừng ở huyện Buôn Đôn
8
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
9
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
9
3.2 Nội dung nghiên cứu
9
3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
9
v
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương tiện nghiên cứu
9
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
10
3.4.2.1 Thu thập tài liệu
10
3.4.2.2 Khảo sát hiện trạng voi nhà
10
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
12
4.1 Đặc điểm hình thái Voi nhà
12
4.2 Số lượng cá thể Voi nhà
13
4.3 Kinh nghiệm bắt và thuần dưỡng Voi rừng
16
4.3.1 Kinh nghiệm bắt Voi rừng
16
4.3.2 Thuần dưỡng Voi
18
4.4 Cách thức nuôi Voi nhà
20
4.4.1 Chăm sóc dinh dưỡng Voi nhà
21
4.4.1.1 Thức ăn
21
4.4.1.2 Nguồn nước
28
4.4.2 Chăm sóc sức khỏe Voi nhà
28
4.4.3 Những bệnh thường gặp ở Voi nhà và phương pháp chữa trị
29
4.4.3.1 Đau bụng, ỉa chảy
29
4.4.3.2 Bệnh giun sán
29
4.4.3.3 Bệnh về răng, miệng
30
4.4.3.4 Bệnh lở loét bàn chân
30
4.4.3.5 Bệnh ung nhọt
30
4.4.3.6 Bệnh bỏng
30
4.4.3.7 Bệnh nhiễm trùng cuốn rốn
31
4.4.3.8 Bệnh suy nhược cơ thể
31
4.4.3.9 Voi bị côn trùng chích hút máu
31
4.4.3.10 Bệnh đau mắt
31
4.5 Sinh sản của Voi nhà
33
4.6 Ngày làm việc của Voi nhà
34
vi
9
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
37
5.1 Kết luận
37
5.2 Kiến nghị
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
39
PHỤ LỤC
40
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4. 1 Các chỉ tiêu hình thái của Voi nhà
13
Bảng 4. 2 Số lượng của Voi nhà theo tuổi và giới tính
15
Bảng 4. 3 Các loài cây làm thức ăn cho Voi
22
Bảng 4. 4 Một số loài cây làm thuốc trị bệnh cho voi
32
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2. 1 Bản đồ huyện Buôn Đôn
5
Hình 3. 1 Đo đạc thông số Voi nhà
10
Hình 3. 2 Thảo luận thu thập kinh nghiệm truyền thống về Voi với các nghệ nhân
(Gru) ở Buôn Đôn
10
Hình 4. 1 Voi cầm nắm thức ăn bằng vòi
12
Hình 4. 2 Đo và lấy số liệu Voi nhà
12
Hình 4. 3: Số lượng Voi nhà ở các buôn trong huyện Buôn Đôn
14
Hình 4. 4 Số lượng Voi nhà theo tuổi
15
Hình 4. 5 Sợi dây da trâu
17
Hình 4. 6Thòng lọng gai
17
Hình 4. 7 Chiếc gậy Kreo và búa gỗ
20
Hình 4. 8 Nơi nhốt Voi nhà
20
Hình 4. 9 Nơi thả voi gần sông
21
Hình 4. 10 Nơi thả voi trong rừng
21
Hình 4. 11 Phân Voi bị bệnh
29
Hình 4. 12 Bệnh về răng, miệng
30
Hình 4. 13 Bệnh lở chân
30
Hình 4. 14 Voi bị côn trùng chích
31
Hình 4. 15 Chủ dẫn Voi từ rừng về
35
Hình 4. 16 Voi chở khách đi tham quan
35
Hình 4. 17 Tháo bành cho Voi
35
Hình 4. 18 Chủ tắm cho Voi
35
Hình 4. 19 Hội thi Voi đá bóng
35
Hình 4. 20 Hội thi Voi chạy
35
ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
Voi là loài thú lớn sống trên cạn, có phạm vi hoạt động rộng ngoài tự nhiên với
nhu cầu về nguồn thức ăn lớn. Về tình trạng bảo tồn, Voi được xem là loài động vật
quý hiếm, Sách đỏ Thế giới xếp ở tình trạng nguy cấp (EN: Endangered), Sách đỏ Việt
Nam xếp ở tình trạng sẽ nguy cấp (V: Vulnerable), Nghị định 32/2006/NĐCP xếp Voi
vào nhóm IB: nghiêm cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Tuy nhiên
theo thời gian, với diện tích tài nguyên rừng suy giảm đã làm giảm số lượng quần thể
voi tự nhiên rất nhiều.
Voi nhà được xem là loài động vật thiêng liêng, biểu trưng cho nét đẹp văn hóa
truyền thống và sự sung túc của buôn làng Tây Nguyên mà Đắk Lắk là quê hương, đặc
biệt là địa danh Buôn Đôn. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu Voi đã gắn liền với đời sống
kinh tế, xã hội văn hóa và tinh thần của người dân bản địa cũng như lịch sử của dân
tộc Việt Nam anh hùng.
Voi nhà ở huyện Buôn Đôn hiện nay có tuổi cao và đang ngày càng suy giảm
về số lượng do bệnh tật, điều kiện chăm sóc chưa đảm bảo, Voi còn bị nhổ trộm lông
đuôi, chặt đuôi, thậm chí có thể bị giết chỉ vì mấy sợi lông đuôi để làm nhẫn lông đuôi
Voi, nhẫn lông Voi…Không chỉ chuộng trang sức làm từ lông đuôi, ngà Voi mà cả thịt
Voi, đế chân Voi cũng là những thứ mà một số người săn lùng, thậm chí chém, chặt
chân Voi để thỏa mãn nhu cầu thị hiếu của con người. Bên cạnh đó Voi nhà còn bị vắt
kiệt sức phục vụ cho mục đích kinh doanh nên sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng…Vì
vậy nguy cơ tuyệt chủng Voi nhà là rất cao. Các kinh nghiệm truyền thống trong săn
bắt, thuần dưỡng, sử dụng Voi nhà cũng mất dần khi các nghệ nhân đã lớn tuổi.
1
Đứng trước tình hình trên đòi hỏi cần phải có một phương pháp cụ thể và hiệu
quả nhắm bảo tồn và phát triển loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này. Vì vậy
được sự cho phép của khoa lâm nghiệp chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Khảo
sát hiện trạng Voi nhà ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ” với mong muốn được
góp một phần nhỏ vào vấn đề bảo tồn loài Voi, duy trì truyền thống mang đậm nét đặc
trưng của người dân Tây Nguyên.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Voi Châu Á
Tên Việt Nam: Voi
Tên khoa học: Elephas maximus (Linnaeus, 1758)
Họ: Voi Elephantidae
Bộ: Có vòi (hay bộ mũi dài) Proboscidea
2.1.1 Đặc điểm hình thái của Voi
Voi là loài thú có kích thước cỡ lớn nhất trên cạn. Cơ thể dài 4.000 - 6.000
mm, đuôi dài 1.000 - 1.500 mm, chiều cao 2500 - 3000 mm, bàn chân sau dài 400
- 500 mm, chiều cao tai 650 - 850 mm, trọng lượng 3.500 - 5000 kg. Môi trên và
mũi phát triển thành vòi dài chạm đất. Hai răng cửa của Voi đực phát triển thành
ngà dài 1500 mm, nặng 15 - 20 kg. Có 12 răng hàm, mỗi bên 3 cái mọc sát nhau
gần như một cái, Voi cái không có ngà. Da rất dày, màu ghi tối đến nâu tối. Lông
thưa, dài, cứng, màu nâu xám (đôi khi trắng). Voi con có lông mới sinh thô và
cứng, khi trưởng thành lớp lông này sẽ rụng bớt (Sách đỏ Việt Nam, trang 79).
2.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của Voi
Mỗi ngày voi ăn khoảng 150 - 300 kg cỏ, lá cây, cành cây nhỏ, măng tre
nứa và các loại cây khác trên mặt đất. Voi dùng vòi để kéo lá cây, thân
cây và cành cây từ trên cao xuống để ăn. Khi thức ăn khan hiếm, Voi dùng ngà để
húc đổ cây. Voi di chuyển theo mùa để kiếm đủ thức ăn. Voi cũng thích ăn quả
rừng và bổ sung muối khoáng ở những nơi hiếm muối. Thời gian có chửa 21 - 22
tháng, chu kỳ sinh sản 4 - 5 năm một lứa. Mỗi lứa đẻ 1 con. Voi sơ sinh nặng từ
3
90 - 100 kg, cao tới 1m. Tuổi sinh đẻ từ 15 - 50 tuổi, mỗi đời Voi đẻ từ 7 - 8 lứa.
Voi con bú sữa mẹ trong vòng 5 năm và Voi đực rời đàn khi đủ mười ba tuổi. Voi
lớn rất chậm và tuổi thọ có thể từ 80 - 90 năm hoặc hơn.
Voi sống ở rừng thưa, thứ sinh pha tre nứa xen nhiều trảng cỏ trong thung
lũng hay vùng đồi núi thấp độ cao phân bố của Voi lên tới 1500 - 1600 m so với
mặt biển. Sống đàn 5 - 20 con. Voi bị nhiễm 4 loại sán lá, 11 loại giun tròn và mắc
bệnh đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh tim (Sách đỏ Việt Nam, trang 79).
2.1.3 Tập tính sinh sống của Voi
Khi buộc phải sống gần người, thỉnh thoảng Voi phá hoại mùa màng dẫn
đến những xung đột người - Voi. Voi cái và Voi non sống thành đàn gia đình mẫu
hệ (thường có 6 con, trước đây đàn Voi có số lượng lớn hơn), Voi sống chung một
đàn qua nhiều năm. Những con Voi đực trưởng thành (khoảng 13 tuổi) sống đơn
hay sống thành đàn nhỏ và không có quan hệ thường xuyên với Voi cái (Phạm
Nhật và ctv, 1992).
Voi giao tiếp bằng xúc giác, khứu giác hoặc dùng vòi, tai ra hiệu. Tiếng
kêu của Voi vang rất xa, Voi kêu để gọi nhau tập hợp thành bầy.
2.1.4 Tập tính ăn nghỉ của Voi
Hằng ngày, Voi dành khoảng 16 tiếng đồng hồ để tìm kiếm thức ăn và chỉ
ngủ khoảng từ 3 đến 5 tiếng. Voi trưởng thành ngủ đứng. Voi con đôi
khi ngủ nằm. Chúng rất thích bơi và thời gian ưa thích trong ngày của chúng là
khi tắm bùn. Bùn bảo vệ Voi khỏi bị ánh nắng thiêu đốt và giữ cho Voi được mất
mẻ, tránh được những côn trùng chích hút máu.
Khi khát, Voi tập trung bên bờ sông hoặc các vũng nước, thậm chí dùng
vòi đào sâu xuống để hút nước. Voi uống nước bằng cách hút nước vào vòi rồi
phun vào trong miệng. Mỗi ngày Voi tiêu thụ 160 - 300 lít nước. Voi cũng phun
nước lên lưng để làm mát da (Lê Huy Bá, 2007).
2.1.5 Phân bố của Voi
Trên Thế giới: Ấn Độ, Srilank, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Lào,
Campuchia, Inđônêxia.
4
Ở Việt Nam: chủ yếu là Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Sông
Bé, Đồng Nai, Tây Ninh, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An, Hã Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng (Sách đỏ Việt Nam, trang 79).
2.1.6 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn
Voi là động vật thông minh nên có thể học và ghi nhớ rất nhanh các kỹ
năng đơn giản. Voi thuần hóa được sử dụng trong quân sự, du lịch, làm xiếc, giao
thông, lâm nghiệp, nông nghiệp và có giá trị xuất khẩu, ngà Voi rất quý và có giá
trị làm đồ mỹ nghệ thương mại. Voi có giá trị từ 60 - 250 triệu đồng, mỗi sợi lông
Voi có giá từ 150 - 300 ngàn đồng.
Tình trạng bảo tồn: Sách đỏ Việt Nam (2000): V (Vulnerable - sẽ nguy
cấp), Sách đỏ Thế giới: EN (IUCN, 2000). Nghị định 32/2006/NĐ - CP: IB
(nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).
2.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía Tây, tỉnh Đắk Lắk với diện tích khoảng
1.412,5 km².
- Phía Nam giáp huyện Cư Jút.
- Phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Đông giáp huyện Cư M'Gar.
- Phía Bắc giáp huyện Ea Súp. Phía Tây huyện là biên giới Việt Nam Campuchia (Hình 2.1).
Hình 2. 1: Bản đồ huyện Buôn Đôn
5
Trung tâm huyện Buôn Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về
hướng Tây bắc theo con đường Tỉnh lộ số 1. Địa danh Bản Đôn cách thị trấn
Buôn Đôn 20 km về hướng Ea Súp. Huyện còn có Vườn Quốc gia Yok Đôn lớn
nhất nước với diện tích trên 115.500 ha nơi bảo tồn Voi châu Á và hệ sinh thái
rừng Khộp độc nhất vô nhị.
2.2.2 Địa hình - khí hậu - thủy văn
- Địa hình: Đây là một đồng bằng có núi, độ cao địa hình 140 - 300 m,
thoải dần về phía Tây. Ở đây có gặp các dạng núi cao 400 - 800 m.
- Khí hậu: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhưng do nằm sâu
trong lục địa và độ cao thấp nên khí hậu có phần khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ bình
quân cao, ẩm độ thấp, vào mùa khô thường xảy ra hạn hán nghiêm trọng. Nhiệt độ
bình quân trong năm là 25,5oC, nhiệt độ cao nhất là 38,5oC vào các tháng 3 - 5.
Nhiệt độ thấp nhất là 19,8oC vào tháng 1. Lượng mưa phân bố theo mùa và khá
tập trung, lượng mưa bình quân năm là 1600 - 1700 mm. Vào mùa mưa lượng
mưa chiếm đến 85% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm bình quân năm là 82%,
không có sương muối.
- Thuỷ văn: Hệ thống thuỷ văn trong khu vực khá phong phú, nhưng phần
lớn đều khô cạn vào mùa khô, ngoại trừ sông Sêrêpok. Lũ lụt thường bắt đầu từ
tháng 7 đến tháng 11 hàng năm gây thiệt hại nặng đến thu hoạch mùa màng (Lê
Huy Bá, 2007).
2.2.3 Tài nguyên rừng, động vật
- Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng trong khu vực khá phong phú, chủ
yếu là rừng khộp với các kiểu trạng thái và ưu hợp khác nhau, đã tạo nên nhiều
sinh thái cảnh quan đặc trưng cho kiểu rừng lá rộng, họ Dầu rụng lá theo mùa tạo
nên sinh cảnh thích hợp của thú lớn, trong đó có Voi rừng. Nhiều diện tích rừng
khộp trong huyện đã suy thoái do khai thác gỗ trước đây và chuyển đổi rừng khộp
non nghèo sang trồng cây công nghiệp như điều, cao su; do đó đã làm mất sinh
cảnh của Voi, tạo nên mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa Voi và người dân trong
khu vực.
6
- Tài nguyên động vật: Theo tài liệu của dự án “ Xây dựng các Khu bảo
tồn nhằm Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên trên Cơ sở Sinh thái Cảnh quan”
(PARC) tại Vườn quốc gia Yok Đôn thì khu hệ động vật hoang dã của vùng rất đa
dạng. Hiện nay vẫn còn hiện diện số lượng lớn Bò rừng, Bò tót, Rái cá và các loài
thú có vú quan trọng khác. Đây là vùng phân bố Voi rừng còn lại duy nhất ở tỉnh
Đắk Lắk (Lê Huy Bá, 2007).
2.2.4 Điều kiện kinh tế - Xã hội
Tính đến cuối năm 2008 huyện Buôn Đôn có 96 thôn, buôn với tổng số dân
là 61.098 người, số người lao động chiếm 40,68 %. Trong đó đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ như Ê Đê, J’rai, M’Nông…chiếm 21,6 %, cộng với nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc mới đến trong nhiều năm qua nên tỷ lệ
đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 46 % dân số của toàn huyện (Niên giám
Thống kê tỉnh Đắk Lắk, tháng 5, 2008).
Huyện Buôn Đôn có diện tích tự nhiên khá lớn, 141 ngàn ha; trong đó diện
tích đất lâm nghiệp lên đến 115 ngàn ha, trong đó đất rừng đặc dụng thuộc Vườn
quốc gia Yok Đôn đã là 94,7 ngàn ha, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện
Buôn Đôn là 17.879 ha, trong đó các loại cây trồng hoa màu ngắn ngày chủ yếu
gồm cây lượng thực có hạt: lúa nước, ngô lai, cây mì công nghiệp, rau đậu…, các
loài cây lâu năm được người dân huyện Buôn Đôn gây trồng chủ yếu là: cà phê,
hồ tiêu, điều…, ngoài ra còn các loài cây ăn quả như: xoài, nhãn…Người dân còn
chăn nuôi Voi, gia súc, gia cầm để phát triển kinh tế (Niên giám Thống kê tỉnh
Đắk Lắk, tháng 5, 2008).
Đây là huyện giàu tiềm năng và cũng là huyện năng động nhất về kinh
doanh du lịch trong tỉnh Đắk Lắk. Với địa danh Bản Đôn có các di tích thắng
cảnh: Vườn quốc gia Yok Đôn, thác Bảy nhánh, Cầu Treo, mộ Vua Voi…. Chính
truyền thống của nghề săn bắt và thuần dưỡng Voi rừng ở đây đã làm cho Bản
Đôn mang đậm nét đặc trưng riêng không giống bất cứ một buôn nào của người Ê
Đê, M’Nông hay Gia Rai ở Tây Nguyên.
7
2.3 Truyền thống săn bắt, thuần dưỡng Voi rừng ở huyện Buôn Đôn
Nghề săn bắt thuần dưỡng Voi rừng của các dân tộc người M’Nông, Ê Đê,
Gia Rai, Lào… ở Buôn Đôn được ra đời từ rất sớm, người sáng lập ra nghề này
trước đây là Vua săn Voi KhunJunốp (1832 - 1938) - một vị tù trưởng đầy quyền
lực. Trong suốt cuộc đời ông đã săn và thuần dưỡng được trên 300 con Voi, trong
đó có 1 con Voi trắng. Từ xa xưa khi đàn Voi rừng còn đông đúc, mỗi năm các
thợ săn có thể bắt được cả chục con Voi con, càng về sau càng ít dần, săn bắt cả
năm được vài ba con.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là thời điểm săn bắt và thuần dưỡng Voi
rừng làm ăn phát đạt nhất. Buôn Đôn là trung tâm cung cấp và buôn bán Voi cho
các vùng nội địa theo tài liệu lưu trữ riêng năm 1907 Buôn Đôn đã xuất khẩu ra
thị trường các nước đạt con số kỉ lục là 56 con Voi. Khi đất nước thống nhất xứ sở
Voi nổi tiếng này chỉ còn vài con Voi nhà và từ đây Buôn Đôn đã bắt đầu phục
hồi lại nghề săn bắt và thuần dưỡng Voi rừng. Thời kỳ hưng thịnh nhất Buôn Đôn
có đến 120 con Voi nhà để chuyên đi săn và vận chuyển. Tên tuổi của các “ Gru”
(người đi săn Voi giàu kinh nghiệm) thời xưa mãi lưu truyền trong dân gian: “
Vua Voi KhunJunốp” và những người kế tục ông: Y Leo, Y Keo, Ba Na…đã một
thời lừng lẫy làm nên kì tích của nghề săn Voi. Người theo nghề trường kỳ nhất
làm nên nhiều chiến tích nhất là Y Krông Êban được phong là “Vua Voi thời hiện
đại” từng tham gia săn bắt được gần 300 con Voi (Trần Tấn Vịnh, 1998).
8
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng Voi nhà, lập hồ sơ tiểu sử Voi nhà như tên, tuổi, nguồn
gốc (mua hay bắt từ rừng), tình trạng sức khỏe, chăm sóc,…trên cơ sơ đó đề xuất
giải pháp bảo tồn Voi nhà.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái Voi nhà
- Số lượng cá thể Voi nhà
- Kinh nghiệm bắt và thuần dưỡng Voi
- Cách thức nuôi Voi
- Các bệnh thường gặp, cách phòng và chữa bệnh
- Sinh sản của Voi nhà
- Đề xuất giải pháp bảo tồn Voi nhà.
3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từ tháng 3 đến
tháng 6 năm 2012.
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương tiện nghiên cứu
- Voi nhà được nuôi ở các hộ gia đình tại huyện Buôn Đôn
- Máy chụp hình, thước dây…
9
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Thu thập tài liệu
- Thu thập thông tin kinh tế xã hội và
mối quan hệ với quản lý Voi: Điều kiện kinh
tế xã hội, tài nguyên rừng…
- Thu thập danh sách các hộ gia đình có
nuôi Voi nhà.
- Tham vấn các bên liên quan: tổ chức cá
nhân quản lý Voi nhà, các nghệ nhân, chủ
hộ nuôi Voi… Vườn quốc gia Yok Dôn,
Hình 3. 1: Đo đạc thông số Voi nhà
Công ty du lịch sinh thái Buôn Đôn (Công
ty Cao su Đắk Lắk), Công ty du lịch khách
sạn Biệt Điện (Buôn Đôn), Trung tâm Bảo
tồn Voi Đắk Lắk về các vấn đề chính liên
quan đến bảo tồn Voi nhà như quản lý,
chính sách, chăm sóc, sinh sản, bệnh tật và
cách chữa trị; phát hiện các nguyên nhân và
giải pháp.
3.4.2.2 Khảo sát hiện trạng voi nhà
Hình 3. 2: Thảo luận thu thập kinh
nghiệm truyền thống về Voi với các
nghệ nhân (Gru) ở Buôn Đôn
Đặc điểm hình thái
- Quan sát trực tiếp, đo đếm và mô tả: Chiều dài thân (từ chỏm đầu đến gốc
đuôi), chiều cao vai, kích thước tai, đuôi.
Số lượng Voi nhà: Thống kê số lượng Voi nhà của huyện Buôn Đôn.
Hồ sơ Voi nhà
- Tên của chủ Voi và địa chỉ
- Tên, tuổi, giới, nguồn gốc, mua bán khi nào, tình trạng sức khỏe Voi nhà
- Mục đích sử dụng, giá trị, nơi chăn thả…
Kinh nghiệm bắt và thuần dưỡng Voi
10
Cách thức nuôi Voi nhà: Quan sát kết hợp phỏng vấn cách nuôi voi của từng
hộ gia đình.
- Chăm sóc dinh dưỡng Voi nhà
- Chăm sóc sức khỏe Voi nhà
- Những bệnh thường gặp ở Voi nhà và phương pháp chữa trị.
Sinh sản của Voi nhà: Quan sát kết hợp với phỏng vấn nghệ nhân và người
nuôi Voi.
Ngày làm việc của Voi nhà: Quan sát và ghi nhận thời gian làm việc của Voi
nhà trong nhiều ngày.
3.4.2.3. Nội nghiệp
Phân tích số liệu bằng phần mềm Excel.
11
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái Voi nhà
Voi nhà ở huyện Buôn Đôn có cơ
thể to và đồ sộ, đầu to có vòi và ngà. Voi
đực thường to và dữ hơn Voi cái. Khi cơ
thể Voi thả lỏng thì đầu vòi chạm đất.
Đầu vòi của Voi có 1 ngón rất nhạy cảm
để cầm nắm thức ăn và những vật nhỏ
(Hình 4.1). Tai to vẫy được để quạt mát
hoặc giao tiếp (Khi gặp nhau tai của
Hình 4. 1: Voi cầm nắm thức ăn bằng vòi
chúng vẫy vẫy để giao tiếp). Chiều dài
thân trung bình của Voi nhà là 4,28 m,
chiều dài lớn nhất là 4,93 m. Chiều cao
vai của Voi nhà từ 2,13 - 2,8 m, trung
bình là 2,46 m. Chiều dài đuôi của Voi
nhà từ 0,8 - 1,7 m, trung bình là 1,22 m.
Chiều rộng tai của Voi nhà từ 52 - 80
cm, trung bình là 65,17 cm (Bảng 4.1,
Phụ lục 3).
Hình
4.2: Đo và lấy số liệu Voi nhà
Trong số 30 con Voi nhà, có 13 con còn ít lông đuôi (< 50 % tổng số lông
đuôi) chiếm 43 %, 7 con còn rất ít lông (< 20 % tổng số lông đuôi) chiếm 23%, 7
con hết lông đuôi chiếm 23 %. Voi cái H’Khun (Hình 2.10, Phụ lục 2) và Voi đực
Y Dor (Hình 2.5, Phụ lục 2) bị cụt đuôi chiếm 7 %. Voi đực Khăm Thưng (Hình
12
2.21, Phu lục 2) bị chặt đuôi (chiếm 3 %). Chân Voi to có 5 ngón, xương bàn chân
được bảo vệ bởi một lớp đệm, gan bàn chân phẳng và dày chứa các sợi đàn hồi.
Voi cái không có ngà, có một đôi vú ở ngực giữa 2 chân trước. Voi đực có ngà
nhưng đa số đã bị cưa dài 30 - 40 cm chiếm 58 %. Hai con đực Thon Ngân (Hình
2.8, Phụ lục 2) và Thông Khăm (Hình 2.11, Phụ lục 2) có 2 ngà chưa cưa dài 53,
52 cm (chiếm 17 %) . Voi đực Y Ghen còn 1 ngà trái dài 40 cm (Hình 2.6, Phụ lục
3) và Voi đực Khăm Ngoạt còn 1 ngà phải dài 30 cm (Hình 2.28, Phụ lục 2)
(chiếm 17 %). Chỉ có Voi đực Y Dor không có ngà do bị trộm cưa (Hình 2.5, Phụ
lục 2) chiếm 2 %.
Bảng 4. 1: Các chỉ tiêu hình thái của Voi nhà
Các chỉ tiêu hình thái
của Voi nhà
Trung bình SD
Số lớn nhất
Số nhỏ nhất
Dài thân (m)
4,28 0,35
4,93
3,50
Cao vai (m)
2,46 0,17
2,80
2,13
Dài đuôi (m)
1,22 0,18
1,70
0,80
Rộng tai (cm)
65,17 8,26
80,00
52,00
4.2 Số lượng cá thể Voi nhà
Số lượng cá thể Voi nhà giảm dần qua thời gian, với diện tích tài nguyên
rừng suy giảm làm ảnh hưởng đến sự phân bố và quần thể Voi tự nhiên cùng với
nó là việc nghiêm cấm săn bắt Voi rừng, do đó đàn Voi nhà không còn có khả
năng bổ sung từ nguồn săn bắt. Đồng thời với việc quản lý Voi nhà riêng lẻ như
hiện nay đã làm mất khả năng sinh sản của Voi nhà. Tốc độ giảm số Voi nhà trong
giai đoạn gần đây khá cao, từ năm 2009 đến nay ở Buôn Đôn có 07 con bị chết,
nguyên nhân do bị bệnh, già yếu, làm việc quá sức và một số con bị giết hại.
Kết quả đo đếm, ghi chép đã tạo lập cơ sở dữ liệu của 30 con Voi nhà bao
gồm thông tin chủ voi, nài voi, tuổi, giới, tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản,
nguồn gốc, các chỉ số cơ thể Voi và hình ảnh Voi, chủ Voi, nài Voi (Phụ lục 2, 5).
13
Voi nhà ở huyện Buôn Đôn tập trung chủ yếu ở 6 buôn: Buôn Ea Mar, Buôn
Đôn, Buôn Yang Lành, Buôn Ea Rông, Buôn Trí A, Buôn Drêch A. Trong đó
Buôn Ea Mar có số lượng Voi nhà lớn nhất là 12 con chiếm 40 %, ít nhất là Buôn
Ea Rông chỉ có 1 con Voi nhà chiếm 3 % tổng số lượng Voi nhà huyện Buôn Đôn
(Hình 4.3).
Buôn Ea Rông,
1
Buôn Trí A,
2
Buôn Drêch A,
3
Buôn Yang
Lành, 3
Buôn Đôn,
9
Buôn Ea Mar,
12
Hình 4.3: Số lượng Voi nhà ở các buôn trong huyện Buôn Đôn
Voi nhà ở huyện Buôn Đôn tập trung ở tuổi 15 - 45, tuổi trung bình từ 35 40 tuổi. Như vậy với tuổi thọ của Voi trung bình là 60 tuổi thì trong vòng 20 - 25
năm tới Voi nhà sẽ biến mất nếu Voi nhà không sinh sản (Hình 4.4).
14
Số lượng
25
25
20
15
10
3
5
2
0
0
< 15
15 - 45
45 - 55
>55
Tuổi
Hình 4.4: Số lượng Voi nhà theo tuổi
Trong tổng số 30 con Voi nhà, không có Voi non dưới 15 tuổi, có 25 con ở
tuổi 15 - 45 còn sức khỏe tốt để sinh sản, trong đó có 10 con đực và 15 con cái, số
Voi lớn tuổi là 3 con và số voi già yếu là 2 con (Bảng 4.2).
Bảng 4. 2: Số lượng của Voi nhà theo tuổi và giới tính
Tuổi của Voi nhà
Giới tính
< 15
15 - 45
45 - 55
>55
Voi cái
0
15
1
2
Voi đực
0
10
2
0
Đánh giá tình trạng sức khỏe và năng lực thực tế cho thấy có 7/30 con Voi
đực hoặc cái có sức khỏe yếu và trung bình chiếm 23 %. Về sinh sản trong 30 năm
trở lại đây có 4/18 con cái đã và đang sinh sản, chiếm tỷ lệ 22 % Voi cái. Trong
đó một Voi ở Công ty Cao su Đắk Lắk đang chuẩn bị sinh. Như vậy khả năng sinh
sản của Voi nhà là có, nhưng với tỷ lệ rất thấp là 0,7%/ năm số Voi cái có khả
năng sinh sản. Tuy nhiên Voi mang thai rất khó nhận biết nên không được nghỉ
15
ngơi và không có chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, phải làm việc quá sức dẫn
đến bị xảy thai. Mặt khác vì môi trường cho việc gặp gỡ và giao phối giữa Voi
đực và cái trở nên hạn chế, do Voi nuôi theo hộ gia đình riêng lẻ, ít được thả cùng
nhau. Voi phục vụ khá nhiều cho du lịch và điều quan trọng là cơ chế phân chia
lợi ích giữa chủ voi cái và đực. Chủ voi đực thường không được hưởng lợi trong
việc sinh sản, ngược lại còn phải chịu trách nhiệm khi Voi đực giao phối làm Voi
cái bị thương tật, vì vậy đòi hỏi một cơ chế chính sách quản lý, điều phối sinh sản
cho Voi nhà là cần thiết. Ngoài ra theo nhận xét của người nuôi Voi, Voi cũng có
tình cảm như con người nên đòi hỏi có môi trường thích hợp để tìm hiểu, gặp gỡ
và việc giao phối diễn ra khá kín đáo. Do vậy với cách quản lý Voi theo hộ cá thể
hiện nay và một số Voi đơn lẻ ở các công ty du lịch đã làm trở ngại cho việc sinh
sản của Voi nhà.
4.3 Kinh nghiệm bắt và thuần dưỡng Voi rừng
4.3.1 Kinh nghiệm bắt Voi rừng
Tiêu chuẩn voi rừng bắt: Có chiều cao vai khoảng từ 1,2 - 1,5m (khoảng
2 - 2,5 tuổi theo kinh nghiệm của các nghệ nhân).
Thời gian thuận lợi để bắt voi rừng: Tháng 3 - 4 hàng năm. Mỗi đợt bắt
Voi kéo dài từ 20 ngày đến khoảng 1 tháng.
Khu vực rừng bắt voi: Dọc sông suối, bắt Voi trên cạn, không bắt khi Voi
ở dưới nước, ở nơi bằng và ít dốc.
Tổ chức nhóm bắt Voi: những người giàu kinh nghiệm (Thợ chính - Gru)
và thợ phụ. Trong đó, một thợ chính nhiều kinh nghiệm hơn làm chỉ huy tổ chức
và điều hành cả đoàn.
Dụng cụ bắt Voi: Do nhóm nghệ nhân bắt Voi tự làm thủ công từ các vật
liệu tại chỗ như dây thừng làm từ da trâu dài khoảng 100 m, cây xỏ chân Voi dài
2 - 3 m làm từ gỗ, tre, đầu cột bằng dây mây; vỏ cây rừng lót bành Voi. Bên cạnh
đó người đi săn cần phải mang theo búa cộc, kreo, cái khiên, cái khèn bằng sừng
trâu, những sợi dây được bện vòng số tám.
16