TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
===**===
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VỐN TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ EAWER
HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK
Người thực hiện : Nguyễn Văn Quang
Ngành : Kinh Tế Nông Lâm
Khoá : 2007 - 2011
Đắk Lắk, tháng 11 năm 2010
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
===**===
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VỐN TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ EAWER
HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK
Người hướng dẫn : TS Tuyết Hoa NiêKđăm
CN Y Trung NiêKđăm
CN Phạm Văn Trường
Người thực hiện : Nguyễn Văn Quang
Ngành : Kinh Tế Nông Lâm
Khoá : 2007 - 2011
Đắk Lắk, tháng 11 năm 2010
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập nghề nghiệp này em xin chân thành gửi
lời cảm ơn tới:
Cô Tuyết Hoa NiêKđăm, Thầy Phạm Văn Trường, Thầy Y Trung NiêKđăm
các Quý thầy cô trường Đại học Tây Nguyên, các cán bộ nhân viên công tác tại
Ủy Ban nhân dân xã Eawer và các bạn thành viên trong lớp đã trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành tốt công tác thực tập tại địa phương.
Với báo cáo "Tình hình phân bổ vốn trong phát triển kinh tế hộ trên
địa bàn xã Eawer" em đã phần nào hiểu thêm về công tác phân bổ vốn của
người dân trên địa bàn điều tra, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần tăng tính
hiệu quả của việc phân bổ vốn trong sản xuất nhằm nâng cao đời sống của người
dân trên địa bàn. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên báo cáo này
không tránh khỏi những sai sót về nội dung và hình thức. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến để bài báo cáo hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Buôn Ma Thuột, tháng 11 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Văn Quang
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDP : Tổng thu nhập quốc nội
GNP : Tổng thu nhập quốc dân
HTX : Hợp tác xã
TSCĐ : Tài sản cố định
VSMTNT : Vệ sinh môi trường nông thôn
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Uỷ ban nhân dân
FII : Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
CT-TTg : Chỉ thị-thủ tướng
PGD : Phòng giao dịch
SWOT : Ma trận thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng 01: Tiêu chuẩn phân loại hộ 11
Bảng 02: Hiện trạng và cơ cấu đất đai của xã Eawer 16
Bảng 03: Tình hình triển khai vay vốn xã Eawer tới 30/10/2010 20
Bảng 04: Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc 21
Bảng 05: Cơ cấu cây trồng của xã năm 2009 22
Bảng 06: Cơ cấu vật nuôi của xã năm 2010 23
Bảng 07: Tình hình sử dụng đất của nông hộ 25
Bảng 08: Phân loại nông hộ 26
Bảng 09: Số liệu tình hình nhân khẩu và lao động 26
Bảng 10: Trình độ văn hóa phân theo nhóm hộ 26
Bảng 11: Tình hình trang bị phương tiện sản xuất của các nhóm hộ 28
Bảng 12: Lịch mùa vụ cây ngắn ngày 29
Bảng 13: Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn điều tra 30
Bảng 14: Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm 31
Bảng 15: Tình hình chi tiêu của nông hộ năm 2009 33
Bảng 16: Cơ cấu chi tiêu của nông hộ năm 2009 33
Bảng 17: Tình hình vay vốn của các nông hộ tại thôn,buôn điều tra 34
Bảng 18: Hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ 37
Hình 01: Lược đồ tự nhiên xã Eawer, huyện Buôn Đôn 13
Hình 02: Cơ cấu dân cư xã Eawer 21
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ v
MỤC LỤC vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
!"
#
$%
PHẦN II: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
&'()*+*,
$-.!
$-.%!
$-./0
01/23(45%.6
6"7"%%8
9'-:
9'-,%:
&;<=
9'->?5@*+(/*.
09'-A7
6&-BA7
PHẦN III 13
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
CDE<=
CDEF.G
CDEF5H!I
C-->J-0
$J40
vi
CF.K=4%!0
$J4(45%.L
M.J4.A=>N/3(45"O
0$<I
PHẦN IV: KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ khi biết sử dụng các loại cây trồng vật nuôi để phục vụ cho những
nhu cầu cơ bản của con người, thì ngay lúc đó con người đã nhận thức được
vai trò của cây trồng vật nuôi trong việc đảm bảo những yếu tố cần thiết cho
sự sống. Nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm
phục vụ cho nhu cầu sinh sống của con người mà còn là một trong hai ngành
kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đóng góp một phần lớn vào trong cơ
cấu GDP và GNP của một quốc gia, nhất là đối với các nước xuất phát điểm
thấp từ ngành nông nghiệp như Việt Nam. Ngoài ra, các sản phẩm nông
nghiệp còn là nguồn nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực từ đó tạo điều kiện thuận lợi để thực
hiện được các mục tiêu khác về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng…
Đánh giá được vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp đối với sự
nghiệp phát triển đất nước nên trong định hướng phát triển kinh tế xã hội tới
năm 2020 thì ngành nông nghiệp được đề cao và những định hướng của Nhà
Nước đều nhằm hướng tới một nền nông nghiệp phát triển hoàn thiện, và hiện
đại phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Để có thể phát triển ngành sản xuất đòi hỏi những yếu tố nguồn lực cơ
bản như lao động, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và xã hội, ngoài
các yếu tố đó còn có một nguồn lực vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng lớn
tới quá trình sản xuất nông nghiệp đó là nguồn vốn, nguồn vốn là một trong
những yếu tố góp phần quyết định việc sản xuất có được suôn sẻ hay không,
việc thiếu vốn sẽ làm cho việc sản xuất bị chậm lại, thậm chí ngưng hoạt
động sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, vốn được lấy từ nhiều nguồn
khác nhau, như vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thống như vay từ các
hội phụ nữ, hội thanh niên lập nghiệp hay từ ngân hàng chính sách xã hội,
ngân hàng thương mại. Ngoài nguồn vốn vay chính thống đó còn có một
phần là từ các nguồn phi chính thống như gia đình bạn bè, đại lý…
Việc huy động nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất còn nhiều khó khăn
nhưng việc sử dụng nguồn vốn hiếm hoi đó vào quá trình sản xuất sao cho có
hiệu quả là một vấn đề lớn đặt ra cho xã hội, việc sử dụng nguồn vốn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, mà trong đó trình độ và khả năng
tiếp thu các kiến thức mới vào trong sản xuất đóng vai trò cốt yếu. Việc phân
1
phối nguồn vốn thế nào trong suốt quá trình sản xuất sao cho hợp sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn của nông hộ sẽ là một động lực to lớn để phát triển kinh tế
của gia đình, ổn định kinh tế xã hội an ninh chính trị của đất nước…
Tuy nhiên, người dân trong khu vực địa bàn xã Eawer chủ yếu tập trung
sản xuất nông nghiệp, với trình độ canh tác chưa cao và còn gặp nhiều khó
khăn do điều kiện tự nhiên mang lại. Vì vậy, năng suất và sản lượng còn chưa
thực sự phù hợp với số vốn đầu tư, hiệu quả canh tác còn thấp. Mặc dù được
sự quan tâm đầu tư của Nhà Nước về nhiều mặt nhưng đời sống của các hộ
nông dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Ý thức được tầm quan trọng của
việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp tới sự phát
triển kinh tế nên tôi quyết định chọn đề tài: “Tình hình phân bổ vốn trong
phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Eawer” làm đề tài nghiên cứu của
mình. Để một phần nào đó có thể giúp người dân nơi đây có thể sử dụng
nguồn vốn có hiệu quả hơn, cải thiện thu nhập ổn định đời sống kinh tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn của các hộ nông dân trên địa bàn xã.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng và phân bổ vốn.
- Đề xuất một số kiến nghị giúp nông hộ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
và cải thiện đời sống kinh tế.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về vốn sử dụng trong nông nghiệp.
- Tình hình sử dụng vốn, số vốn và hiệu quả của việc phân bổ nguồn vốn.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của việc sử dụng
nguồn vốn.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu.
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian 4 tuần, từ ngày
15/10/2010 đến 15/11/2010.
- Số liệu thu thập được lấy trong phạm vi 3 năm: 2008, 2009, 2010.
1.3.3 Không gian nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu 60 hộ sản xuất tại thôn 4 và buôn Tul A, Huyện
Buôn Đôn, Tỉnh Đắk Lắk.
2
PHẦN II: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm hộ
Có nhiều khái niệm khác nhau về hộ, tổng quát chung lại có các khái niệm
như sau:
Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có
cùng chung ngân quỹ. (Weberstef, tự điển, 1990).
Hộ là những người cùng chung một huyết tộc, có quan hệ mật thiết với
nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng
đồng.(Raul,1989).
Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và
các hoạt động sản xuất khác. (Martin,1988).
Hộ là đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động trực tiếp thông
qua quá trình tổ chức nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư
cho sản xuất.
Mặc dù có những khái niệm khác nhau về hộ nhưng đều có những đặc điểm
chung như sau:
+ Chung sống trong cùng một mái nhà.
+ Có chung một nguồn thu nhập.
+ Sản xuất chung.
+ Có trách nhiệm với nhau trong sự tồn tại và phát triển của các thành viên
trong gia đình…
2.1.2 Khái niệm về nông hộ
Nông dân là các nông hộ có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, sử dụng
chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế
rộng lớn, nhưng được đặc trưng bằng việc tham gia từng phần vào thị trường
hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao. (Ellis, 1988).
Theo nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) đã khẳng định hộ nông dân
là một đơn vị kinh tế cơ sở.
3
+ Kinh tế nông hộ:
Kinh tế nông hộ vừa là đơn vị sản xuất và vừa là đơn vị tiêu dùng của nền
kinh tế nông thôn, chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các
yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị
kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh để
nhằm thoát khỏi đói nghèo và vươn lên giàu có, từ tự túc, tự cấp vươn lên sản
xuất hàng hóa gắn với thị trường.
- Đặc trưng kinh tế nông hộ:
+ Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
+ Là đơn vị kinh tế ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản,
gắn với đất đai, điều kiện thủy văn, thời tiết khí hậu và sinh vật, bên cạnh đó kinh
tế nông hộ cũng hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Là đơn vị kinh tế tự chủ, chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng dựa
trên cân bằng nguồn lực sản xuất và nhu cầu của gia đình.
Kinh tế nông hộ từ tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa, từ quan hệ
tự nhiên chuyển sang quan hệ xã hội.
+ Nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình
với sự bền vững vốn có.
+ Lao động gia đình, đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ, với tài
sản vốn sản xuất chủ yếu của gia đình, quan hệ gia tộc, quan hệ huyết thống, kinh
tế nông hộ không thay đổi về bản chất và không bị biến dạng ngay cả khi nó
được gắn với khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại và gắn với thị
trường để phát triển.
+ Kinh tế nông hộ có khả năng tồn tại và phát triển tất cả các nước kể cả
các nước đang phát triển và các nước phát triển.
2.1.3 Khái niệm về vốn
- Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện
trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm tài sản cố định và tài sản
lưu động.
- Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản
xuất.
4
- Đầu tư là hoạt động kinh tế, trong đó người ta sử dụng các tài nguyên để
tiến hành các hoạt động nhằm tái sản xuất giản đơn, hoặc mở rộng tài sản cố định
và các tài sản khác để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh… Nhằm
thu được kết quả nhiều hơn trong tương lai so với giá trị các tài nguyên đã bỏ ra.
* Các tài nguyên bỏ ra là vốn, nhân lực, máy móc,công nghệ,…
* Kết quả đầu tư là năng lực sản xuất mới tăng thêm, tài sản cố định mới
đưa vào sử dụng, số lượng và chất lượng nhân lực tăng thêm, tiềm lực khoa học,
công nghệ được tích lũy,…
* Nếu xét mức độ chi phối, tham gia của người đầu tư vào quá trình đầu tư
người ta phân ra đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
* Nếu xét theo tính chất, người ta phân ra đầu tư phát triển, đầu tư thương
mại, đầu tư tài chính.
Trong nền kinh tế, vốn là một loại hàng hóa và là một trong những nguồn lực
quan trọng trong đầu vào của quá trình sản xuất, nguồn vốn càng nhiều thì quá
trình sản xuất của cải và lưu thông hàng hoá ngày càng thuận lợi hơn, và như vậy
càng thúc đẩy sự phát triển của xã hội càng nhanh. Vốn được biểu hiện bằng giá trị
của các loại tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Tiền là
một trong những hình thức của vốn, nhưng không phải bất cứ nguồn tiền nào cũng
trở thành nguồn vốn, tiền chỉ trở thành nguồn vốn khi nó được sử dụng vào mục
đích đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh. Vốn là một loại hàng hóa giống như các
loại hàng hóa khác là đều có chủ sở hữu đích thực, song khác ở điểm là
người sở hữu vốn chỉ có thể bán quyền sử dụng vốn trong thời gian xác định.
Lãi suất là giá phải trả về quyền sử dụng vốn. Chính sự tách rời quyền sở
hữu và quyền sử dụng nên vốn có thể lưu thông trong đầu tư kinh doanh và
sinh lời.
2.1.4 Vốn trong sản xuất nông nghiệp
2.1.4.1 Khái niệm
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động
và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Vốn của sản xuất
trong nông nghiệp bao gồm hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng
trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu
5
lao động có giá trị tổng sử dụng lớn, thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm, qua nhiều
chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu của nó, giá trị của tài
sản cố định được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra thông qua khấu hao tài
sản cố định. Vốn cố định trong nông nghiệp bao gồm máy móc nông nghiệp, nhà
kho, sân phơi, công trình thủy nông, gia súc làm việc, gia súc sinh sản, vườn cây
lâu năm…
Quy định tài sản cố định:
Có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng.
Có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm.
Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu
động, tài sản lưu động là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng
trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái
ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Tài sản lưu động
trong nông nghiệp bao gồm: Phân bón, thuốc trừ sâu-dịch bệnh, thức ăn gia súc,
nguyên vật liệu
2.1.4.2 Đặc điểm của vốn sản xuất trong nông nghiệp
Vốn sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm cần lưu ý sau:
- Do đặc điểm của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhu cầu của vốn
cũng mang tính thời vụ.
- Đầu tư vốn trong nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro vì kết quả sản xuất
nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
- Do chu kỳ sản xuất của nông nghiệp dài nên vốn dùng trong nông nghiệp
có mức lưu chuyển chậm.
- Trong nông nghiệp, một phần vốn do chính doanh nghiệp hoặc nông hộ
sản xuất ra (hạt giống, phân bón, con giống…) được dùng vào quá trình sản xuất
khác của nông hộ. Các loại vốn này thường không được tính toán vào trong chi
phí sản xuất và không trao đổi trên thị trường. Do đó, việc tính toán nó phải dựa
theo giá trị cơ hội của các sản phẩm đó.
2.1.4.3 Nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp
- Vốn trong nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp: Là vốn tự do, do nông dân
tiết kiệm được và sử dụng đầu tư vào tái sản xuất mở rộng. Mức độ tích lũy vốn
thường được đánh giá bởi tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập hoặc tỷ lệ tiết kiệm so
với GDP.
+ Vốn đầu tư của ngân sách: Là vốn đầu tư cho nông nghiệp từ nguồn ngân
sách của nhà nước. Vốn này được dùng vào khai hoang và xây dựng vùng kinh tế
6
mới, nông trường quốc doanh, trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi, nghiên
cứu khoa học, chương trình giải quyết việc làm ở nông thôn.
+ Vốn từ tín dụng nông thôn: Là vốn đầu tư cho nông nghiệp của nông hộ,
trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp vay từ hệ thống định chế tài chính tài
chính nông thôn thuộc khu vực chính thức và không chính thức.
* Định chế thuộc khu vực chính thức: Là những tổ chức kinh doanh tiền tệ
đăng ký hoạt động theo pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm nộp các khoản
thuế quy định cho nhà nước. Ở Việt Nam, hệ thống định chế này bao gồm: Ngân
hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng
công thương, HTX tín dụng nông nghiệp và Ngân hàng thương mại tư nhân.
* Định chế thuộc khu vực không chính thức là những tổ chức kinh doanh
tiền tệ nhưng không đăng ký theo pháp luật của nhà nước hoặc có đăng ký nhưng
không đủ chức năng thật sự như một định chế chính thức (không nộp thuế). Hệ
thống này bao gồm: Người cho vay chuyên nghiệp ở nông thôn, bạn bè - bà con
cho vay lẫn nhau (có lãi suất hoặc không có lãi suất), các tổ chức đoàn thể quần
chúng làm dịch vụ tài chính như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân
Nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm 2 nguồn chủ yếu sau:
+ Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài(Foreign Indirect Investment FII): Nguồn
vốn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với hình thức viện trợ và cho vay ưu
đãi. Nguồn vốn này được các tổ chức tài chính - tiền tệ thế giới và chính phủ các
nước giúp đỡ Việt Nam dưới hình thức vay với thời kỳ dài và lãi suất thấp hoặc
bằng 0, nhằm sử dụng đầu tư cho một số chương trình như: Dự án khôi phục
nông nghiệp Việt Nam, bảo vệ rừng, cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình chăm
sóc sức khỏe cộng đồng
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment FDI): Do các tổ
chức phi chính phủ hay các cá nhân đầu tư sản xuất trực tiếp, vì trực tiếp tiến
hành tổ chức sản xuất và đứng ra quản lý nguồn vốn nên hình thức này mang lại
hiệu quả cao.
7
2.1.4.4 Vai trò của vốn trong sản xuất nông nghiệp
- Vốn là một trong những nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp, thiếu vốn
thì không thể sản xuất được. Vốn trong nông nghiệp dùng để trang bị phương
tiện sản xuất trong nông nghiệp, bao gồm cả trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh các dịch vụ nông nghiệp.
- Vốn trong nông nghiệp giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa và các sản
phẩm nông nghiệp, vốn có vai trò to lớn trong việc thực hiện các hoạt động giao
dịch, marketing, quảng cáo các sản phẩm nông nghiệp ra ngoài thị trường.
- Vốn giúp cho nông hộ phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của gia đình
Sản xuất nông nghiệp của các nông hộ được tiến hành ngoài trời, trên một địa
bàn rộng lớn và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên nên rủi ro trong nông
nghiệp rất lớn, ngoài ra vì thời gian thu hồi vốn trong nông nghiệp rất chậm, phụ
thuộc vào đặc điểm sinh lý của cây trồng và vật nuôi, nên với những cây trồng vật
nuôi khác nhau thì phương thức sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cũng khác nhau,
thậm chí có thể mất trắng nếu gặp thiên tai, lũ lụt, hạn hán hay dịch họa…
Do những đặc điểm của nguồn vốn trong nông nghiệp bị chi phối nhiều bởi
điều kiện tự nhiên và điều kiện khách quan, nên việc sử dụng nguồn vốn sao cho
có hiệu quả và tránh được những tổn thất do điều kiện tự nhiên mang lại là một
vấn đề cần giải quyết.
2.1.5 Tín dụng và tín dụng nông thôn
2.1.5.1 Tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ
tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan
rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện
quan hệ trao đổi hàng hóa, thời kỳ này tín dụng được thực hiện dưới hình thức
vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau tín dụng đã chuyển sang hình thức
vay mượn bằng tiền tệ.
Theo ngôn ngữ đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu tín dụng có nghĩa là sự
vay mượn, là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới
hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau đó một
thời gian giới hạn thì hoàn trả với lượng giá trị lớn hơn.
8
Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình
tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời
cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.
Vai trò của tín dụng.
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất nông nghiệp được liên
tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã
góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản
xuất được liên tục, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động
lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu
tư phát triển. Tín dụng góp phần thúc đẩy vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc
đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. hoạt động tín dụng
góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi bên ngoài và trong dân cư để tập trung cho
các đơn vị kinh tế khác cần vốn vay.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành
kinh tế mũi nhọn.
- Tín dụng góp phần tác động tới việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế
của các doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Các hình thức tín dụng:
- Căn cứ vào thời hạn tín dụng thì tín dụng được chia làm 3 loại là tín dụng
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được chia làm 2 loại là tín dụng
vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.
+ Tín dụng vốn lưu động là loại vốn tín dụng được sử dụng để hình thành
vốn lưu động của tổ chức kinh tế.
+ Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản
cố định (TSCĐ), loại này được sử dụng để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới
kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình cố định mới,
thời hạn cho vay là trung hạn và dài hạn.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn thì tín dụng được chia làm 2 loại là tín
dụng tiêu dùng, tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa.
9
+ Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa bền chắc, và cả
những nhu cầu thường ngày.
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa là hình thức cấp phát tín dụng
cho các doanh nghiệp hay các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
- Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng thì tín dung được chia thành 3
loại, đó là tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng.
Tín dụng nông thôn là bao gồm toàn bộ các hoạt động tín dụng trong lĩnh
vực nông nghiệp nông thôn, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn, nhằm giúp người dân trong khu vực nông thôn phát triển mọi mặt của
đời sống xã hội.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
* Đối với số liệu thứ cấp:
- Các thông tin số liệu thứ cấp thu thập bao gồm:
+ Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã do
các báo cáo viên trình bày, bao gồm các tài liệu về tài nguyên thiên nhiên, dân
số, lao động, văn hóa, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng.
+ Các báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2010.
+Báo cáo về tình hình xóa đói giảm nghèo.
+ Các báo cáo về tình hình thực hiện tín dụng của các tổ chức tín dụng trên
địa bàn xã.
+ Các tài liệu có liên quan khác.
* Đối với số liệu sơ cấp:
- Điều tra tại hộ gia đình tại các thôn buôn về các điều kiện và đặc điểm
chung của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
+ Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trên địa bàn xã.
+ Thực trạng tiếp cận các nguồn vốn vay của các hộ nông dân.
+ Nguồn gốc của nguồn vốn phục vụ cho quá trình phát triển nông nghiệp.
+ Mục đích sử dụng các nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp.
+ Phân bổ các nguồn vốn vào sản xuất nông nghiệp.
10
+ Tính hiệu quả của việc phân bổ các nguồn vốn đó.
2.2.2 Chọn địa bàn nghiên cứu
Địa bàn được chọn nghiên cứu là thôn 4 và Buôn Tul A nhằm so sánh hiệu
quả sử dụng vốn của người dân trên địa bàn 2 thôn buôn. Chọn ra khoảng 60 hộ
thuộc các thôn TulA, thôn 4, trên địa bàn của xã Eawer, các hộ được lấy ngẫu
nhiên và phân bố đều trong thôn. Trong thôn 4 tập trung chủ yếu là dân tộc Kinh
còn buôn Tul A lại tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ, giữa hai địa
bàn có phương thức sản xuất tương đối khác nhau và tính hiệu quả của việc phân
bổ nguồn vốn của các hộ sản xuất cũng khác nhau, làm rõ hơn được cách thức
phân bổ nguồn vốn của các hộ dân tại hai thôn buôn nhằm tìm ra phương pháp và
cách thức phân bổ nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao đời
sống người dân.
2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu thứ cấp được tổng hợp lại và chọn lọc theo từng nội dung cụ thể
cần giải quyết.
Các số liệu sơ cấp được tổng hợp lại theo từng nội dung sau đó được tính
toán và tổng hợp lại bằng phần mềm Excel và các loại biểu đồ.
Dựa vào các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra ta phân loại hộ
dựa trên tiêu chí sau:
Bảng 01:Tiêu chuẩn phân loại hộ
Chỉ tiêu
Thu nhập bình quân
người/tháng (đồng)
Hộ nghèo < 200,000
Hộ trung bình 200,000-300,000
Hộ khá > 300,000
2.2.4 Phương pháp phân tích
- Sử dụng Phương pháp thống kê kinh tế
Điều tra thu thập tài liệu
Tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê
- Phân tích số liệu dựa trên những số liệu sơ cấp và thứ cấp đã điều tra và
thu thập trong thực tế khảo sát. Phân tích mức độ của hiện tượng, phân tích tình
hình biến động và mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng.
11
2.2.5 Các chỉ tiêu phân tích
Phân tích các hệ thống số liệu tính toán như số tương đối, số tuyệt đối, số
bình quân và các loại bảng biểu, biểu đồ… Các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình
tính toán bao gồm:
Doanh thu = Σ Sản lượng * giá bán
Năng suất bình quân = Σ sản lượng /Σ diện tích
Thu nhập bình quân / khẩu = Σ thu nhập /Σ số khẩu.
Thu nhập thuần = Σ thu nhập – Σ chi phí sản xuất.
Thu nhập bình quân/khẩu = Σ thu/Σ số khẩu.
Cơ cấu chi tiêu/khẩu = Mức chi tiêu/Σ chi tiêu*100%.
Cơ cấu thu nhập/ khẩu = Mức thu nhập/Σ thu nhập*100%
Σ Chi tiêu = Σ chi trồng trọt + Σ chi chăn nuôi + Σ chi tiêu dùng.
Σ Thu nhập = Σ Thu từ trồng trọt + Σ thu từ chăn nuôi + Σ thu khác.
Σ Tiết kiệm = Σ thu nhập – Σ chi tiêu.
12
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Hình 01: Lược đồ tự nhiên xã Eawer, huyện Buôn Đôn
Xã Eawer có ranh giới được xác định theo chỉ thị 364/CT-TTg ngày 01
tháng 07 năm 1994 có vị trí như sau:
Phía Bắc giáp xã EaHuar.
Phía Nam giáp xã Tân Hòa.
Phía Đông giáp huyện CưM’ga và xã Tân Hòa.
Phía Tây giáp xã KrôngNa, Đắk Nông.
13
3.1.1.1 Diện tích tự nhiên
- Xã Eawer có diện tích tự nhiên: 8,052 ha. Trong đó, đất sản xuất nông
nghiệp 6,653.95 ha, đất lâm nghiệp 3,567.46 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 7.57 ha,
đất phi nông nghiệp 1,299.92 ha và đất chưa sử dụng 98.11 ha.
Xã có 2 dạng địa hình chính: Địa hình thấp và địa hình lượn sóng, độ cao
thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam với độ dốc trung bình từ 3-8
0
. Trong đó
dạng địa hình thấp nằm ở hạ lưu của suối EaTul, suối EaDrai’k và chạy dài theo
sông SêRêPốk, độ cao trung bình của khu vực này so với mực nước biển khoảng
195m so với nước biển. Số còn lại thuộc địa hình dạng lượn sóng là chủ yếu,
chiếm tỷ lệ lớn nằm ở phía Đông Bắc với độ cao trung bình khoảng 220-230m so
với mực nước biển.
3.1.1.2 Khí hậu
Theo thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đắk Lắk, xã Eawer
nằm trong vùng khí hậu thời tiết khu vực Buôn Đôn, là khu vực chuyển tiếp giữa
hai vùng khí hậu Tây Nam và Trung tâm tỉnh, là vùng có địa hình tương đối bằng
phẳng, hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống khí đoàn:
Khí đoàn Tây Nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng 5
đến tháng 10.
Khí đoàn Đông Bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
Chế độ khí hậu của khu vực mang đậm đặc điểm chung của khí hậu nhiệt
đới gió mùa cao nguyên.
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 24.6
0
C.
Độ ẩm trung bình hàng năm: 81%.
Lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng từ
tháng 4 đến tháng 10 trong năm còn lại là các tháng mùa khô. Với lượng mưa
trung bình năm là khoảng 1614.4mm. Số ngày mưa trung bình 125 ngày/ năm.
Chế độ gió hàng năm thổi theo 2 hướng chính:
Gió Đông Bắc thổi vào các tháng mùa khô với vận tốc trung bình 2m/s, tốc
độ gió lớn nhất có thể đạt lên tới 18m/s.
Gió Tây Nam thổi vào các tháng mùa mưa với vận tốc trung bình 2m/s, tốc độ
gió lớn nhất có thể đạt 14m/s. Vì vậy tốc độ gió trung bình của cả năm đạt 5m/s.
14
Sương mù thường có vào ban đêm với tần suất xuất hiện thấp không gây
ảnh hưởng nhiều tới năng suất và sản lượng cây trồng của toàn địa phương.
3.1.1.3 Tài nguyên đất
Địa bàn xã Eawer có thành phần đất đai tương đối phức tạp và kém màu
mỡ, đa phần là đất cát và đất xám bạc màu không thích hợp cho việc trồng các
loại cây công nghiệp dài ngày, do vậy cây trồng chủ đạo trên địa bàn chủ yếu là
các loại hoa màu và rau củ. Cụ thể có các thành phần đất chủ yếu sau:
Đất đỏ vàng trên đá sét hiếm gồm 2,319 ha chiếm 28.7% tổng diện tích tự
nhiên, phân bổ ở khu vực phía Bắc của xã, đất có thành phần cơ giới trung bình
đến nặng, độ PH từ 4.5-5.1, lượng mùn và lượng đạm tổng số đạt trung bình đến
khá. Lân và kali tổng số khá, lân dễ tiêu thì lại nghèo với dung tích hấp thu thấp.
Đây là loại đất tốt, thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn
quả cho năng suất, chất lượng cao.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: Gồm 5,461 ha, chiếm 67.6% tổng diện tích tự nhiên,
phân bố ở phía nam của xã. Đất có thành phần cơ giới nhẹ pH = 4.0 – 4.8, nghèo mùn
và các chất dinh dưỡng dễ tiêu, hàm lượng kali khá, hàm lượng nhôm di động lớn,
bazơ thấp. Đất này có thể trồng cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cao.
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ Bazan: 100ha, chiếm 1.2% diện tích tự
nhiên. Đất chua đến ít chua, chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình đến khá, lân dễ
tiêu nghèo. Đất thích hợp với việc trồng lúa cho năng suất cao.
- Đất nâu thẫm trên đất xám trên đá cát: 160 ha, chiếm 2% diện tích tự
nhiên. Đất chua pH < 4.5, nghèo mùn, sản phẩm đá bọt và đá Bazan: 40 ha,
chiếm 0.5% diện tích đất tự nhiên, tầng đất mỏng, nhiều đá và lẫn lộn đá lộ đầu,
đất chua nghèo lân, kali dễ tiêu khá. Đất có độ phì nhiêu cao, trồng các loại cây
hàng năm cho năng suất cao.
- Đạm, lân tổng số thấp, tầng đất mặt thường có kết von, đất có thể trồng
điều, các loại rau, đậu.
15
Bảng 02: Hiện trạng và cơ cấu đất đai của xã Eawer
STT Loại đất
Năm 2009 Năm 2010
Diện
tích(ha)
Tỷ
lệ(%)
Diện
tích(ha)
Tỷ lệ
(%)
1 Đất nông nghiệp 3,768.83 45.28 3,860.44 47.94
1.1 Đất trồng cây hằng năm 2,424.04 64.32 2,443.77 63.3
1.2 Đất trồng cây lâu năm 1,344.79 35.69 1,416.67 36.7
2 Đất lâm nghiệp 2,870.43 34.49 2,790.43 34.66
2.1 Đất rừng sản xuất 2,870.43 100 2,790.43 100
3 Đất nuôi trồng thủy sản 7.2 0.09 7.2 0.09
4 Đất ở 62.18 0.75 70.22 0.87
5 Đất chuyên dùng 604.11 7.26 613.42 7.62
5.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 7.9 1.31 7.9 1.29
5.2 Đất quốc phòng, an ninh 7 1.16 7 1.14
5.3 Đất để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 5.79 0.96 5.79 0.94
5.4 Đất có mục đích công cộng 583.42 96.58 592.73 96.63
6 Đất nghĩa trang nghĩa địa 16.4 0.20 18.9 0.23
7 Đất sông suối và mặt đất chuyên dùng 313.61 3.77 313.61 3.89
8 Đất chưa sử dụng 680.48 8.18 377.78 4.69
9 Tổng 8,323.24 100 8,052 100
(Nguồn: Báo cáo của xã Eawer năm 2010)
16
3.1.1.4 Thủy văn, nguồn nước.
Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ
thống sông ngòi ở đây cao nhất gấp 50 lần bình thường, lúc nhỏ nhất lưu lượng
dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251m
2
/s.
Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng
9, 10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau.
Trên địa bàn xã có con sông SêRêPôk chảy dọc theo rìa phía nam của xã
với chiều dài sông chạy dọc theo diện tích đất đai của xã là 8Km. Sông chạy trải
dài suốt chiều dài của xã cung cấp lượng nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp
của các vùng sản xuất nông nghiệp ven sông, với lưu lượng nước sông lớn vừa
cung cấp thêm cho người dân sống quanh vùng lượng thủy sản tươi sống và còn
phục vụ cho công trình thủy điện SêRêPôk 4 và SêRêPôk 4A.
Với hệ thống suối chằng chịt bao gồm 5 con suối chạy rải rác theo chiều dài
của địa phương nên cung cấp nước tưới và nguồn thực phẩm cho các hộ dân sống
lân cận.
+ Nguồn nước ngầm: Cho đến nay vẫn chưa được khảo sát. Tuy nhiên qua
một số giếng của người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá
phong phú.
+ Nguồn nước mặt: Phân bố tương đối đều từ bắc xuống nam, suối EaTul
chảy qua địa bàn xã dài hơn 22Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa
hình bằng phẳng thấp ven sông Sêrêpôk đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi
dào. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp nguồn nước cho nhu cầu nông
nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, vào mùa khô ở đây đất thoát nước rất
nhanh, gây tình trạng thiếu nước cục bộ, đặc biệt trong những năm gần đây thời
tiết diễn biến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài đã gây không ít khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
3.1.2.1 Cơ sở kết cấu hạ tầng.
Hệ thống giao thông.
- Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 1 đi qua dài 9km, mặt đường trải nhựa rộng 6m,
nền đường rộng 10m, hành lang an toàn 30m. Đây là tuyến giao thông chính nối
xã Eawer với thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Ea Súp.
17
- Các tuyến đường liên thôn hầu hết đã được nâng cấp, hiện trạng là đường
cấp phối, mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 8m, tổng chiều dài các tuyến đã
nâng cấp là 19km. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn đã phần nào đáp
ứng được nhu cầu đi lại của người dân và nâng cao tốc độ phát triển nông thôn.
Tuy nhiên,vẫn còn một số tuyến đường nhỏ lầy lội, chưa có rãnh thoát
nước như tại thôn 4, thôn 6, buôn B gây ngập úng trong mùa mưa.
Hệ thống thủy lợi
Hiện tại trên địa bàn xã có 1 hồ trung chuyển tại buôn Tul B và 1 đập tràn
tại thôn 8. Hiện nay, các công trình trên vẫn hoạt động bình thường.
Tuyến mương chính chạy từ đập tràn về hồ trung chuyển dài 3km, rộng 4m.
Trong những năm vừa qua đã được kiên cố hoá một số hạng mục nên đã góp
phần rất lớn vào việc cung cấp nước tưới và chống khô hạn cho các cánh đồng.
Tuy nhiên, để ngày càng nâng cao năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi thì cần
phải sửa chữa nâng cấp để có thể cấp nước cho diện tích cây trồng lớn hơn.
Hệ thống điện
Từ năm 1999 điện lưới đã được kéo về xã, đến nay đã có 1,760 hộ dùng
điện, chiếm 97% tổng số hộ còn lại của 3 thôn chưa có điện là thôn Nà Ven, Ebhi
và thôn 9.
Trường học
Tổng số trường học trên địa bàn xã có 5 trường (gồm 1 trường THCS Hồ
Tùng Mậu, 2 trường Tiểu học Lương Thế Vinh và Nguyễn Du, 2 trường Mầm
non Hoa Sen và Hoa Anh Đào), và 3 phân hiệu ở các thôn xa trung tâm huyện.
Hầu hết các phòng học đã được kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu học tập của con em
trong xã. Trong 5 trường học nói trên đã có 3 trường được công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia. Với hơn 160 giáo viên, 2,915 học sinh và có 253 cháu đang theo
học lớp mầm non. Hiện nay đã đảm bảo đủ số lượng cán bộ và trang thiết bị phục
vụ cho giảng dạy, không còn tình trạng học 3 ca nữa.
Y tế
Là xã vùng III khó khăn, năm 2008 đến nay được Nhà nước cấp thẻ khám
chữa bệnh 139 cho toàn dân, nên 100% người dân được tham gia khám chữa
bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế.
18