Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐỊNH LƯỢNG KHÍ CO2 PHÁT THẢI TỪ HẦM THAN ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TẠI HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGÔ LÊ MINH HẢI

ĐỊNH LƯỢNG KHÍ CO2 PHÁT THẢI TỪ HẦM THAN
ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TẠI HUYỆN
LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGÔ LÊ MINH HẢI

ĐỊNH LƯỢNG KHÍ CO2 PHÁT THẢI TỪ HẦM THAN
ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TẠI HUYỆN
LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ,
các Thầy, Cô giáo trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cảm ơn
thầy Nguyễn Minh Cảnh - Trưởng bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, cô Vũ Thị
Nga - giáo viên chủ nhiệm lớp DH08QR và, cùng các thầy, cô giáo thuộc bộ môn
Quản lý tài nguyên rừng, khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.Viên Ngọc Nam, thầy giáo
hướng dẫn trực tiếp khóa luận tốt nghiệp này, đã dành nhiều thời gian quý báu
và tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn anh La Văn Sơn, chị Trần Thị Thùy Dương chủ lò
than, anh La Lợi Thanh quản lý lò than ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đã
tạo Điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại
khu vực nghiên cứu.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn Đỗ Duy Huỳnh, Lê Trúc
Huân, Nguyễn Hữu Khắp, các bạn trong câu lạc bộ võ thuật và các bạn trong
nhóm Nghiên cứu khoa học đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện
khóa luận.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân, bạn bè, tập
thể lớp DH08QR đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2012
Ngô Lê Minh Hải


i
 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Định lượng khí CO2 phát thải từ hầm than Đước
(Rhizophora apiculata Blume) tại huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai”. Thời gian
thu thập tài liệu từ tháng 2 năm 2012. Số liệu được thu thập từ 3 lò than với các
kích cỡ khác nhau: Lò lớn (8 - 10 tấn than); lò trung bình (3 - 4 tấn than); lò bé
(0,8 - 1 tấn than). Đề tài thu được những kết quả sau đây:
Mô tả cấu tạo, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật hầm than của lò than ở huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Đo đếm lượng củi nguyên liệu Đước đầu vào như sau: Lò lớn (44 stere) với
tổng khối lượng là 28,03 tấn, lò trung bình (16 stere) với tổng khối lượng là 9,23
tấn và lò bé (6 stere) với tổng khối lượng là 3,6 tấn.
Đo đếm lượng củi nhiên liệu Điều dùng để đốt lò như sau: Lò lớn (40 stere)
với tổng khối lượng là 15,47 tấn, lò trung bình (16 stere) với tổng khối lượng là
5,99 tấn, lò bé (8 stere) với tổng khối lượng là 2,87 tấn.
Lượng CO2 phát thải của mỗi lò trong một lần hầm than: Lò lớn là 48,21 tấn,
lò trung bình là 20,77 tấn, lò bé là 8,11 tấn. Lượng CO2 phát thải của 29 lò than tại
khu vực nghiên cứu trong một năm: Lò lớn là 3.856,85 tấn CO2, lò trung bình là
1.163,09 tấn CO2, lò bé là 973,79 tấn CO2. Tổng lượng CO2 phát thải trong một
năm là 5.993,73 tấn CO2.
Theo giá thị trường carbon Châu Âu, ngày 01/01/2012: là 4 Euro/tấn CO2
tương đương với tỷ giá 1 Euro = 26.965,21 VNĐ (ngày 07/05/2012) VNĐ là
107.860,84 VNĐ/tấn CO2.
Từ kết quả tính toán thì phí dịch vụ môi trường mà chủ lò phải chi trả cho
một lần hầm than: Lò lớn là 192,84 Euro tương đương 5.200.042 VNĐ, lò trung
bình là 83,08 Euro tương đương 2.240.203 VNĐ, lò bé là 32,46 Euro tương đương

875.281VNĐ. Chủ lò phải chi trả phí dịch vụ môi trường cho 29 lò than tại khu

ii
 


vực nghiên cứu trong một năm là: Lò lớn là 15.427,41 Euro tương đương
416.003.386,04 VNĐ, lò trung bình là 4.652,34 Euro tương đương
125.451.362,44 VNĐ, lò bé là 3.895,16 Euro tương đương 105.033.736,90 VNĐ.
Tổng số tiền là 23.978,91 Euro tương đương 646.488.485,38 VNĐ. Hiệu quả kinh
tế từ việc sản xuất than khi chưa áp dụng Nghị định 99/2012/NĐ - CP ngày
24/09/2010 của Chính phủ thì mỗi năm số tiền lợi nhuận mà chủ lò thu được là
504.618.000 VNĐ. Khi áp dụng Nghị định thì mỗi năm chủ lò phải đóng thuế cho
nhà nước là 646.488.485,38 VNĐ như vậy chủ lò sẽ bị thua lỗ 141.870.485,38
VNĐ. Do đó đễ có lãi cần tính chi phí dịch vụ môi trường vào trong giá bán than.

iii
 


SUMMARY
Title “The quantitative CO2 was emitted from mangrove charcoal
(Rhizophora apiculata Blume) in Long Thanh district - Dong Nai province”. The
data were collected from February to April, 2012. The charcoal kilns had three
different sizes, including a big kiln (8 - 10 tons of charcoal), a medium kiln (3 - 4
tons of charcoal), a small kiln (0,8 - 1 ton of charcoal). The results is as the
follows:
Simulation of the charcoal kiln’s structure and technique construction
measured the volume of the mangrove wood before load, including the big kiln
has 44 stere with the volume of 28,03 tons, the medium kiln has 16 stere with the

volume of 9,23 tons and the small kiln has 6 stere with the volume of 3,6 tons.
Measuring volume of Cashews wood before burn, including the big kiln has
40 stere with the volume of 15,47 tons, the medium kiln has 16 stere with the
volume of 5,99 tons and the small kiln has 8 stere with the volume of 2,87 tons.
The CO2 emission from each charcoal kiln: The big kiln was emitted 48,21
tons, the medium kiln was emitted 20,77 tons and the small kiln was emitted 8,11
tons. CO2 emission from total 29 charcoal kilns per year: The big kiln was emitted
3.856,85 tons, the medium kiln was emitted 1.163,09 tons and the small kiln was
emitted 973,79 tons. The total is about 5.993,73 tons.
According to the European carbon market price on 01/01/2012: 4 Euro/ton
CO2 is equivalent to the exchange rate 1 Euro = 26.965,21 VNĐ (dated May 07,
2012) is 107.860,84 VNĐ/ton CO2.
By calculating results, it was calculated that a boss of charcoal kilns needs to
pay for CO2 emission in a burning, the big kiln is 192,84 Euro (5.200.042 VNĐ),
the medium kiln is 83,08 Euro (2.240.203 VNĐ), the small kiln is 32,46 Euro
(875.281VNĐ). The charcoal kilns owner must pay for environmental services fee
iv
 


of 29 charcoal kilns at the study area in a year: the big kiln is 15.427,41 Euro
(416.003.386,04 VNĐ), the medium kiln is 4.652,34 Euro (125.451.362,44 VNĐ),
the small kiln is 3.895,16 Euro equivalent about 105.033.736,90 VNĐ. The total is
about 23.978,91 Euro is equivalent about 646.488.485,38 VNĐ. Economic
efficiency from producing charcoal, if he didn’t apply the Decree 99/2012/NĐ CP dated September 24th, 2010 of the Government, his profit would have
504.618.000 VNĐ per year. If he applied the decree, he would have to pay for the
Government about 646.488.485,38 VNĐ. In that case, he will be lost about
141.870.485,38 VNĐ. If he wants to be profitable, he needs to calculate the costs
of environmental services into the price of coal.


v
 


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

i

TÓM TẮT

ii

SUMMARY

iv

MỤC LỤC

vi

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

xii

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu và giới hạn đề tài

2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.2 Giới hạn đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu


3

2.1.1 Mô tả

3

2.1.2 Sinh học

4

2.1.3 Nơi sống và sinh thái

4

2.1.4 Phân bố

4

2.1.5 Giá trị

4

2.2 Khái niệm về sinh khối

4

2.2.1 Một số nghiên cứu về sinh khối trên thế giới

5


2.2.2 Một số nghiên cứu sinh khối trong nước

6

2.3 Những nghiên cứu về CO2

6

2.3.1 Những nghiên cứu về CO2 trên thế giới

8

vi
 


2.3.2 Những nghiên cứu về CO2 trong nước

8

2.4 Những văn bản liên quan đến CO2

9

2.4.1 Nghị định thư Kyoto

9

2.4.2 Quyết định số 47/2007/QĐ - TTg


10

2.4.3 Nghị định số 99/2010/NĐ - CP

10

2.5 Các loại lò hầm than trên thế giới và Việt Nam

11

2.5.1 Các lò hầm than trên thế giới

11

2.5.1.1 Lò than tổ ong ở Brazin

11

2.5.1.2 Lò bằng thép

11

2.5.2 Các lò hầm than ở Việt Nam

12

2.5.2.1 Lò hầm than ở Cần Giờ

12


2.5.2.2 Lò hầm than ở Cà Mau

12

2.5.2.3 Lò hầm than kiểu Trung Quốc

13

2.6 Nghiên cứu của FAO về quá trình đốt than

13

Chương 3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC
NGHIÊN CỨU

17

3.1 Nội dung nghiên cứu

17

3.2 Phương pháp nghiên cứu

17

3.2.1 Công tác chuẩn bị

17

3.2.2 Ngoại nghiệp


18

3.2.3 Nội nghiệp

19

3.3 Điều kiện tự nhiên khu vực khảo sát

20

3.3.1 Vị trí địa lí

20

3.3.2 Địa hình

21

3.3.3 Đất đai

21

3.3.4 Khí hậu

21

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

23


4.1 Cấu tạo, xây dưng lò than và kỹ thuật hầm than

23

4.1.1 Cấu tạo lò than

23

4.1.2. Xây dựng lò hầm than

26
vii

 


4.1.3 Kỹ thuật hầm lò than

32

4.2 Các chi phí trong sản xuất than

41

4.3 Khả năng phát thải CO2 của nguyên liệu, nhiên liệu ở mỗi lò

43

4.3.1 Tính toán khả năng phát thải CO2 của mỗi lò


43

4.3.2 Tỷ lệ phát thải CO2 trên 1 tấn than của mỗi lò

44

4.3.3 So sánh lượng carbon lý thuyết và tổng sản phẩm thu được

45

4.3.4 Tỷ lệ than so với khối lượng Đước

45

4.3.5 Mối quan hệ giữa thể tích của lò và than

46

4.3.6 Mối quan hệ giữa thể tích lò và thời gian đốt lò

46

4.4 Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất than với việc chi trả cho phí dịch vụ môi
trường

47

4.4.1 Lượng giá CO2 cho các kích cỡ lò phát thải trong một năm


47

4.4.2 Lượng giá CO2 cho toàn bộ lò tại khu vực nghiên cứu trong một năm

48

4.4.3 So sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất than và việc chi trả cho phí dịch
vụ môi trường

49

4.4.3.1 Tổng doanh thu từ việc bán than của mỗi lò

49

4.4.3.2 So sánh hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất than và việc chi trả cho phí dịch
vụ môi trường trong một lần đốt

50

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1 Kết luận

52

5.2 Tồn tại


53

5.3 Kiến nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii
 


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CO

Carbon oxit.

CO2

Carbon dioxide.

CDM

Clean Development Mechanism: Cơ chế phát triển sạch.

Ctv

Cộng tác viên.

D


Tỷ trọng gỗ.

Dgiữa thân

Đường kính.

DNRC

Department of Natural Resources and Conservation: Quỹ tài
nguyên và bảo tồn.

EIA

Enviromental Investigation Agency: Cơ quan nghiên cứu môi
trường.

EU

European Union - Liên minh Châu Âu.

FAO

Food and Agriculture Organization: Tổ chức lương thực Nông
nghiệp của Liên hiệp quốc.

GIS

Geographical Information System: Hệ thống tin địa lý.


i.e

Industrial engineering (kỹ thuật công nghiệp).

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change: Ban liên Chính Phủ
về biến đổi khí hậu.

L

Chiều dài khúc củi.

m.s

Metric system (hệ mét).

REDD

Reducing Emssions from Deforestation and Degradation: Giảm
thiểu phát thải từ suy thoái và mất rừng.

V

Thể tích của khúc củi.

VNĐ

Việt Nam đồng.


Wkho

Sinh khối khô.

ix
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Lượng khí thải CO2 của các nước năm 2007

7

Bảng 2.2: Khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại việt Nam

7

Bảng 2.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đốt than đến năng suất và thành phần của than
15
Bảng 4.1: Số ngày công để hoàn thành lò có kích thước lớn

28

Bảng 4.2: Số ngày công hoàn thành các loại lò với 3 người xây dựng

28


Bảng 4.3: Thể tích của các loại lò

29

Bảng 4.4: Số lượng gạch để xây lò

29

Bảng 4.5: Thể tích của ống khói tính từ mặt đất

30

Bảng 4.6: Số lượng nguyên liệu Đước của các loại lò

31

Bảng 4.7: Số lượng nhiên liệu Điều của các loại lò

31

Bảng 4.8: Thời gian theo dõi quá trình hầm than và kỹ thuật điều hành ống khói
của lò lớn

33

Bảng 4.9: Thời gian theo dõi quá trình hầm than và kỹ thuật điều hành ống khói
của lò trung bình

35


Bảng 4.10: Thời gian theo dõi quá trình hầm than và kỹ thuật điều hành ống khói
của lò bé

36

Bảng 4.11: Thời gian để hoàn thành một mẻ than

37

Bảng 4.12: Chi phí mua củi nguyên liệu Đước để sản xuất than

41

Bảng 4.13: Chi phí mua củi nhiên liệu Điều để đốt lò

41

Bảng 4.14: Chi phí vận chuyển củi nguyên liệu Đước

42

Bảng 4.15: Các chi phí liên quan

43

Bảng 4.16: Khối lượng CO2 của Đước mỗi lò

43


Bảng 4.17: Khối lượng CO2 của Điều mỗi lò

44

x
 


Bảng 4.18: Tổng khối lượng CO2 và sản phẩm của mỗi lò

44

Bảng 4.19: Khối lượng carbon lý thuyết của Đước và sản phẩm thu được

45

Bảng 4.20: Khối lượng Đước và than

45

Bảng 4.21: Thể tích lò và tổng khối lượng sản phẩm

46

Bảng 4.22: Thể tích lò và thời gian đốt lò

47

Bảng 4.23: Giá trị bằng tiền từ lượng phát thải CO2 của các cỡ lò trong một năm
48

Bảng 4.24: Giá trị bằng tiền từ lượng CO2 phát thải của toàn bộ lò tại khu vực
nghiên cứu trong một năm

48

Bảng 4.25: Tổng doanh thu từ việc bán than

49

Bảng 4.26: Tổng chi phí, tổng tiền trả phí dịch vụ môi trường, tổng doanh thu từ
việc bán than

50

Bảng 4.27: Tổng chi phí, tổng phí dịch vụ, tổng doanh thu, lợi nhuận

51

xi
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Cây Đước

3


Hình 2.2: Lò than tổ ong

11

Hình 2.3: Thân của lò than

12

Hình 2.4: Lò hầm than ở Cần Giờ)

12

Hình 2.5: Lò hầm than ở Cà Mau

13

Hình 2.6: Lò hầm than kiểu Trung Quốc

13

Hình 3.1: Thước dây và cân bàn

18

Hình 3.2: Đo thông số của ống khói và kích thước của thanh Điều

18

Hình 3.3: Khung stere, đo gỗ Đước và Điềutheo stere


18

Hình 3.4: Cân khối lượng của than nguyên thanh

19

Hình 3.5: Bản đồ vị trí của huyện Long Thành

20

Hình 4.1: Cấu tạo thân lò, miệng chụm và ống khói lò lớn (8 - 10 tấn than)

23

Hình 4.2: Cấu tạo thân lò, miệng chụm và ống khói lò trung bình (3 - 4 tấn than)
24
Hình 4.3: Cấu tạo thân lò, miệng chụm và ống khói lò bé (0.8 - 1 tấn than)

25

Hình 4.4: Quá trình xây dựng lò than

27

Hình 4.5: Theo dõi ống khói và kỹ thuật điều hành ống khói của lò lớn

39

Hình 4.6: Thu hoạch than


40

Hình 4.7: Các sản phẩm than ở lò than Đồng Nai

41

Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chi phí mua Đước và Điều của mỗi loại lò

42

Hình 4.9: Biểu đồ tỷ lệ giữa than và thể tích lò

46

Hình 4.10: Biểu đồ tỷ lệ giữa thể tích lò và thời gian đốt lò

47

xii
 


Hình 4.11: Sơ đồ tỷ lệ chi trả cho dịch vụ môi trường

xiii
 

48



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trái đất là hành tinh có sự sống duy nhất trong hệ mặt trời. Nó chứa đựng
nhiều loài sinh vật khác nhau: vi sinh vật, động vật, thực vật. Đặc biệt có loài sinh
vật cấp cao chính là con người. Cũng chính con người là sinh vật ngày một hủy
hoại sự sống của trái đất. Với tốc độ phát triển dân số và khoa học như vũ bão đã
kéo theo nhiều hệ lụy. Thiếu đất định cư, canh tác, nông nghiệp và công nghiệp
con người đã tàn phá rừng. Thiếu nguyên liệu, nhiên liệu con người đã khai thác
các mỏ khoảng sản trên biển lẫn trên lục địa. Các nhà khoa học cho rằng: thế kỷ
vừa qua, nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng thêm 1 0C do việc tích lũy các
chất cácbon điôxít (CO2), mêtan (CH4) và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác
trong không khí (như N2O, HFCs, PFCs, SF6) - sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên
liệu hóa thạch trong các nhà máy, phương tiện giao thông và các nguồn khác.
Những hiện tượng trên đều do biến đổi khí hậu gây nên. Đã có nhiều hội nghị cấp
thế giới, cấp quốc gia nhằm tìm ra hướng giải quyết cho việc hạn chế thấp nhất
thải khí CO2. Nghị định thư Kyoto đã được soạn thảo vào năm 1997 là Nghị định
liên quan đến “Chương trình khung về biến đổi khí hậu” mang tầm quốc tế của
Liên hợp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính. Những
quốc gia tham gia ký kết phải chấp nhận cắt giảm khí CO2 và năm loại khí nhà
kính khác. Việt Nam tham gia nghị định thư Kyoto từ năm 2002 và coi đây là
nguyên tắc chung trong các hoạt động về môi trường của mình. Ngoài ra, Chính
phủ còn ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ - CP ngày 24/09/2010 về chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bước đầu nghiên cứu về sự phát thải CO2 ra môi
trường, hiệu quả kinh tế của lò than nhằm cung cấp thông tin để phục vụ Nghị
định số 99/2010/NĐ - CP. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Định lượng khí CO2 phát
1
 



thải từ hầm than Đước (Rhizophora apiculata Blume) tại huyện Long Thành - tỉnh
Đồng Nai”.
1.2 Mục tiêu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Tính toán lượng CO2 phát thải từ hầm than.
- Cung cấp thông tin làm cơ sở khoa học để phục vụ Nghị định 99/2012/NĐ - CP
ngày 24/09/2010 của Chính phủ về việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1.2.2 Giới hạn đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về mặt thời gian, kinh phí nên đề tài chỉ
nghiên cứu 3 lò than kinh doanh tại huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khả năng phát thải khí CO2 trong quá
trình hầm 3 lò than có kích thước (8 - 10 tấn than; 3 - 4 tấn than; 0,8 - 1 tấn than).

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cây Đước (Rhizophora apiculata
Blume).

Hình 2.1: Cây Đước (Nguồn: )
2.1.1 Mô tả
Cây bụi hay cây gỗ nhỏ (ở Bắc Bộ) hay cây gỗ lớn (ở Nam Bộ), cao hơn 25 30 m, đường kính 60 - 70 cm. Vỏ cây màu xám, dày 2,5 cm, nứt dọc. Gốc có
nhiều rễ chồng hình nơm, cao 1 - 2 m. Lá đơn, mọc đối, phiến lá hình bầu dục thuôn hay gần hình mũi mác, dài 10 - 16 cm, rộng 3 - 6 cm, đầu và gốc lá nhọn,
dày, cứng bóng, mặt dưới có nhiều chấm màu đen, gân giữa nâu đỏ, gần bên mờ,
cuống dài 1,5 - 3 cm, màu đỏ nhạt. Lá kèm dài từ 4 - 8 cm, màu hồng hay đỏ nhạt.

Cụm hoa xim có 2 hoa, cuống dài 0,5 - 1 cm, mọc từ nách lá đã rụng. Các lá bắc
con làm thành hình chén ở gốc hoa. Hoa không cuống, đài hợp, chia làm 4 thùy,

3


dài 1 - 14 cm, rộng 6 - 8 mm. Tràng hoa có 4 cánh mỏng, hình mũi mác, dài
8 - 11 mm, rộng 1,5 - 5 mm. Nhị 8 - 12. Bầu bán hạ, 2 ô, vòi 2 thùy. Quả hình quả
lê ngược, dài 2 - 2,5 cm, có màu nâu sần sùi. Trụ nấm hình trụ dài 20 - 35 cm,
phía dưới phình to, màu lục, khi chín màu hồng.
2.1.2 Sinh học
Mùa hoa tháng 4 - 5, đôi khi quanh năm, mùa quả chín tháng 11. Hạt nẩy
mầm thành cây con trên cây mẹ, khi thành thục xuất hiện một vồng cổ dài 0,8 1,2 cm giữa phần quả và trụ mầm. Cây con rụng khoảng tháng 7 - 9.
2.1.3 Nơi sống và sinh thái
Cây mọc ở rừng ngập mặn cửa sông, ven biển, nơi thủy triều trung bình, bùn
sét chặt, ưa mặn, bãi xa bồi. Thường chiếm ưu thế hoặc gần như thuần loại ở rừng
ngập mặn, có tầng đất tụ dày và màu mỡ, thường xuyên chịu ảnh hưởng thủy triều
và bồi tụ mạnh. Tái sinh mạnh dưới tán cây tiên phong như Mắm đen (Avicennia
officinalis), Mắm trắng (Avicennia alba). Lúc đầu mọc hỗn giao và sau đó chiếm
ưu thế tuyệt đối.
2.1.4 Phân bố
- Việt Nam: Bà Rịa - Vũng Tàu (Vũng Tàu - Côn Đảo), Kiên Giang (Hà Tiên,
Phú Quốc), vùng cửa sông Cửu Long, Cà Mau và Trung trung bộ đến Hà Tiên,
chủ yếu Nam bộ.
- Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia,
Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê, Ôxtrâylia.
2.1.5 Giá trị
Gỗ cứng, khá bền, dùng tốt trong xây dựng, đóng đồ đạc chống lò, cho than
ít khói, nhiệt lượng cao. Vỏ nhiều tanin để nhuộm lưới và thuộc da. Lá làm phân
xanh, hoa nuôi ong. Quần xã là thành phần chính của rừng ngập mặn có vai trò

chắn sóng gió, bảo vệ vùng ven biển. Là nơi nuôi dưỡng và cung cấp thức ăn cho
các loài hải sản có giá trị cao.
2.2 Khái niệm về sinh khối
- Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số lượng
sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng.
4
 


- Khối lượng sinh khối trong sinh quyển ước tính là n.1014 - 2.1016 tấn. Trong đó,
riêng ở các đại dương hiện có 1,1. 109 tấn sinh khối thực vật và 2,89. 1010 tấn sinh
khối động vật. Phần chủ yếu của sinh khối tập trung trên lục địa với ưu thế
nghiêng về phía sinh khối thực vật. Sinh khối của trái đất hiện chiếm một tỷ lệ nhỏ
so với trọng lượng của toàn bộ trái đất và rất bé so với thạch quyển, thuỷ quyển.
Tuy nhiên, trong thời gian địa chất lâu dài, từ khi xuất hiện vào khoảng 3 tỷ năm
trước đây, sinh khối trái đất đã thực hiện một chu trình biến đổi mạnh mẽ một
khối lượng lớn vật chất trên trái đất. Sinh khối có mặt trên hầu hết các loại đất đá
trầm tích, biến chất và các khoáng sản trầm tích của trái đất dưới dạng vật chất
hữu cơ. Theo tính toán của của các nhà khoa học, tổng khối lượng vật chất hữu cơ
trong toàn bộ các đá trầm tích là 3,8. 1015 tấn.
- Sinh khối đã trở thành một phần quan trọng của lâm nghiệp trong cả nước. Sự
loại bỏ sinh khối do khai thác cây cối để sản xuất bột giấy, nhu cầu năng lượng,
hoặc gỗ làm nhà gây ra những tác động không mong muốn đến môi trường tự
nhiên. Do đó, khai thác sinh khối phải đảm bảo trên nguyên tắc bảo vệ tất cả các
giá trị của rừng, muốn vậy phải làm cho rừng phát triển mạnh hơn và cần sự hợp
tác của cả cộng đồng.
2.2.1 Một số nghiên cứu về sinh khối trên thế giới
- Morgan (2009) Báo cáo tại Montana DNRC (Department of NaturalResources
and Conservation) nói về lượng sinh khối gỗ cung cấp và sử dụng ở Montana. Có
4 nguồn sinh khối được kiểm tra là: cây còn sống, cây đã chết, dư lượng khai thác

gỗ, chất thải nhà máy (như: mùn cưa, vỏ cây). Trong đó để ước tính số lượng cây
đã chết và cây còn sống người ta tiến hành kiểm kê rừng và phân tích dữ liệu
(FIA) từ năm 2003 - 2007. Sinh khối của cây còn sống: Hiện có hơn 9 tỷ cây sống
ở rừng thuộc Montana, cây có dbq < 7,0 inches chiếm hơn 75 %. Số lượng sinh
khối của mỗi cây tăng theo kích thước của cây. Trung bình cứ 200 cây còn sống
với kích thước dbq < 3,0 inches, có một tấn sinh khối khô. Một tấn sinh khối khô
bao gồm 50 cây còn sống có kích thước 3,0 < dbq < 4,9 inches. Trong khi đó, một
cây còn sống có kích thước 19,0 < dbq < 21,0 inches chứa chỉ hơn 1 tấn sinh khối
khô. Ngoài ra Morgan còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như: Tính dư lượng khai
5
 


thác gỗ, dư lượng chất thải nhà máy, tính sinh khối của các cây đã chết …
- Theo Kenneth Skog và ctv (2009), rừng có thể cung cấp khoảng 40 (triệu tấn
sinh khối khô) sinh khối mỗi năm, có thể sản xuất được khoảng 4 tỷ gallon nhiên
liệu sinh học. Khoảng 20 tỷ gallon nhiên liệu sinh học sẽ được sản xuất từ 200
triệu tấn sinh khối khô nguyên liệu nông nghiệp. Mục đích chính của việc đánh
giá sinh khối: Sử dụng nguồn tài nguyên rừng và quản lý môi trường. Trong mục
tiêu sử dụng nguồn tài nguyên rừng cần xác định được bao nhiêu sinh khối sẵn có
để sử dụng tại một thời gian nhất định. Ngoài ra sinh khối cũng là một chỉ số quan
trọng trong việc thu hồi carbon.
2.2.2 Một số nghiên cứu sinh khối trong nước
- Viên Ngọc Nam, 2003 đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp quần thể
mắm trắng (Avicennia alba BL) tự nhiên tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã
tính được tổng sinh khối, lượng tăng trưởng sinh khối, năng suất vật rụng cũng
như năng suất thuần của quần thể Mắm trắng trồng tại Cần Giờ. Tác giả đã mô tả
mối tương quan giữa sinh khối các bộ phận cây Mắm với đường kính bằng dạng
phương trình logW = a + b*logD1,3 và cũng đã lập được bảng tra sinh khối cây cá
thể loài Mắm trắng.

- Viên Ngọc Nam, 2009 đã tính được lượng CO2 cây Dà quánh và cây Cóc trắng
hấp thụ được thông qua việc tích tụ carbon. Từ đó, tính được giá trị kinh tế của
rừng ngập mặn. Theo nghiên cứu này thì lượng carbon tích lũy của cây tăng dần
lên theo kích thước của cây cũng như trữ lượng rừng. Đồng nghĩa với lượng CO2
hấp thụ và lượng oxy được thải ra từ cây rừng cũng tăng theo.
2.3 Những nghiên cứu về CO2
- Viện Tài nguyên thế giới (World Ressousces Institute) cho rằng xã hội loài
người từ 1860 - 1949 đã thải vào khí quyển khoảng 51 tỷ tấn carbon dưới dạng
dioxit carbon thông qua hình thức duy nhất là sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
Sau đó nhịp độ thải khí CO2 gia tăng 10 và đạt tới 130 tỷ tấn bổ sung từ 1950 đến
1987. Nếu người ta cộng thêm vào đó khối lượng khí carbonic phát thải do việc
đốt phá rừng từ 1860 thì đến năm 1987 khối lượng carbon thải vào khí quyển đạt
tới tổng số 241 tỷ tấn chỉ trong vòng hơn một thế kỷ. Các số liệu nêu lên bởi các
6
 


cơ quan nghiên cứu của các nước khác nhau, dù được diễn đạt dưới những hình
thức và kết quả khác nhau đều khẳng định rằng sự gia tăng hàm lượng CO2 trong
khí quyển là một điều xác thực.
Bảng 2.1: Lượng khí thải CO2 của các nước năm 2007
Stt

Thứ hạng
(1)

1

1


2

Quốc gia
(2)

Triệu tấn CO2
(3)

Tấn CO2/người
(4)

Trung Quốc

6.284

4,8

2

Mỹ

6.007

19,9

3

3

Nga


1.673

11,8

4

4

Ấn Độ

1.401

1,2

5

5

Nhật Bản

1.262

9,9

6

6

Đức


835

10,1

7

7

Canada

590

18

8

8

Anh

564

9,3

(Nguồn: EIA, năm 2007)
- Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam năm 1994, mức phát
thải của chúng ta hiện vẫn còn rất thấp: 103 triệu tấn CO2 tương đương. (Có
nhiều loại khí nhà kính, nhưng được quy đổi ra CO 2 thì gọi là CO 2 tương
đương). Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của đất nước, chắc chắn mức phát thải

này sẽ còn tăng lên.
Bảng 2.2: Khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại việt Nam
Stt

Lĩnh vực
(1)

Quy đổi thành triệu tấn CO2
(2)

%
(3)

1

Tổng lượng khí thải

103,845

100

2

Trong đó năng lượng

25,637

24,7

3


Công nghiệp

3,807

3,7

4

Nông nghiệp

52,444

50,5

5

Lâm nghiệp

19,380

18,6

6

Rác thải

2,576

2,5


(Nguồn: RCEE, năm 1994)

7
 


Hiện tại ở Việt Nam tình hình vi phạm về phát thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn
ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Càng ngày càng có nhiều các doanh nghiệp vi
phạm các quy định về phát thải khí cũng như về môi trường. Vấn đề lựa chọn giữa
tăng trưởng nhanh và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững được đặt ra có vẻ
như quá sơ đẳng về lý luận vì điều này thường không được đề cập khi hoạch định
chiến lược phát triển mà luôn nêu mục tiêu “vừa tăng trưởng nhanh, vừa bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững”.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế về vấn đề
CO2 và nhất là các nguồn thải ra CO2 từ đó tìm cách hạn chế nồng độ CO2 đến
mức an toàn. Hiện nay, nồng độ CO2 ở mức an toàn là 350 ppm.
2.3.1 Những nghiên cứu về CO2 trên thế giới
- Đánh giá nhanh về dự trữ carbon tại huyện Nunukan, phía đông Kalimantan,
Indonesia. Đây là phương pháp sử dụng công cụ RaCSA, công cụ đánh giá tổng
hợp nhanh dự trữ carbon trong cảnh quan, khu vực Đông Nam Á, TUL-SEA. Kết
quả đánh giá dự trữ carbon cảnh quan cho thấy lượng carbon năm 1996 là 166 Mg
ha-1 trong giai đoạn từ 1996 - 2003. Sự ước lượng hấp thụ carbon đối với hệ thống
Jakaw là 3,7 Mg ha-1 năm-1 và hệ thống nông lâm kết hợp là 2 Mg ha-1 năm-1. Kết
quả mô hình hóa cho tất cả thu nhập và dự trữ carbon cấp cảnh quan ở Nunukan
đang giảm xuống.
- Subarudi và ctv, 2004 đã phân tích chi phí cho việc thiết kế và triển khai dự án
CDM tại tỉnh Cianjur, miền Tây Java, Indonesia với diện tích là 17,5 ha (đất của
các hộ nông dân). Đây là một trong những dự án CDM đã được thiết lập trong một
số tỉnh ở Indonesia. Kết quả cho thấy trữ lượng carbon hấp thụ từ 19,5 - 25,5 tấn

C/ha, chi phí để tạo ra một tấn carbon là 35,6 - 45,9 USD. Một tấn C tương đương
với 3,67 tấn CO2, vì thế giá bán một tấn CO2 là từ 9,5 - 12,5 USD.
2.3.2 Những nghiên cứu về CO2 trong nước
- Vũ Tấn Phương, 2006. Đã nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi tại
các vùng đất không có rừng tại một số huyện ở tỉnh Thanh Hóa. Năm dạng cỏ
được nghiên cứu là cỏ chỉ, cỏ lông lợn,….Tác giả xác định trữ lượng carbon thông
qua việc xác định sinh khối tươi và khô của thảm tươi và cây bụi. Kết quả cho
8
 


thấy lau lách có trữ lượng carbon cao nhất 20 tấn/ha. Cỏ chỉ, cỏ lông lợn có lượng
carbon thấp nhất khoảng 3,9 tấn/ha.
- Bảo Huy, 2008. Đã thực hiện nghiên cứu phương pháp ước tính trữ lượng
carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và
mất rừng ở Việt Nam. Kết quả thu được như sau:
Để xác định sinh khối rừng và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên, cần
nghiên cứu một cách có hệ thống thông qua các phương pháp rút mẫu thực
nghiệm trên hiện trường, phân tích carbon tích lũy trong các bể chứa trên và dưới
mặt đất…. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định, dự báo năng lực hấp thụ
CO2 của các trạng thái, kiểu rừng khác nhau.
Các trạng thái rừng non, nghèo hiện tuy đã bị hạn chế về giá trị lâm sản
thuần túy, nhưng vẫn còn có giá trị hấp thụ CO2; vì vậy nếu gắn việc quản lý bảo
vệ rừng của cộng đồng dân cư trong giao đất giao rừng với chương trình REDD.
Tạo ra cơ hội thu nhập cho người dân đồng thời góp phần quản lý rừng.
2.4 Những văn bản liên quan đến CO2
2.4.1 Nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto đã được 159 quốc gia ký năm 1997 tại Kyoto (Nhật
Bản) với mục tiêu giảm lượng khí thải điôxit carbon CO2 và các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính, làm khí hậu trái đất nóng lên và được Nga ký ngày 11/3/1999, Nghị

định thư quy định, trong giai đoạn đầu có hiệu lực, từ năm 2008 đến năm 2012,
Nga cũng như các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm lượng khí thải CO2
xuống mức 5,2 % như năm 1990 bằng việc giảm sử dụng than, dầu và khí thiên
nhiên, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và sức gió.
Thời kỳ sau năm 2012, mọi trách nhiệm giữa các nước sẽ được quy định trong quá
trình đàm phán được bắt đầu vào năm 2005. Tuy nhiên, để có hiệu lực, Nghị định
thư Kyoto cần phải được tối thiểu 55 nước chịu trách nhiệm về 55 % lượng khí
thải toàn cầu, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển phê chuẩn nhưng cho
đến thời điểm ngày 30/9/2004 khi chính phủ Nga thông qua dự luật “phê chuẩn
Nghị định thư Kyoto trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về
thay đổi khí hậu”, các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto mới chỉ chịu trách
9
 


nhiệm 44,2 % lượng khí thải toàn cầu.
2.4.2 Quyết định số 47/2007/QĐ - TTg
Ngày 06 tháng 04 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế
hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 - 2010.
1. Huy động mọi nguồn lực nhằm góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2007 - 2010 của đất nước theo hướng phát triển nhanh, bền
vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Công ước khí hậu), Nghị định thư Kyoto
thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Nghị định thư
Kyoto) và cơ chế phát triển sạch (CDM).
2. Tận dụng triệt để các quyền và lợi ích mà Công ước khí hậu và Nghị định thư
Kyoto dành cho các nước đang phát triển.
3. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM, khuyến khích cải
tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật hiện

đại.
4. Góp phần quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, môi trường, khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính.
2.4.3 Nghị định số 99/2010/NĐ - CP
Ngày 24 tháng 09 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
99/2010/NĐ - CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định này
quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, gồm:
1. Các loại dịch vụ môi trường rừng được bên sử dụng dịch vụ chi trả tiền cho bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Nghị định này.
2. Các bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
3. Quản lý và sử dụng việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành đối với việc thực
hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
10
 


×