Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

BẢO TỒN TẠI CHỖ THỰC VẬT LÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRÊN ĐẤT THUỘC QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI LÀNG IAR GIÊNG, THÔN ĐẠ RA HOA THUỘC XÃ ĐẠ NHIM, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN CAO CƯỜNG

BẢO TỒN TẠI CHỖ THỰC VẬT LÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TRÊN ĐẤT THUỘC QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI LÀNG IAR GIÊNG, THÔN ĐẠ RA HOA THUỘC XÃ ĐẠ
NHIM, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN CAO CƯỜNG

BẢO TỒN TẠI CHỖ THỰC VẬT LÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TRÊN ĐẤT THUỘC QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI LÀNG IAR GIÊNG, THÔN ĐẠ RA HOA THUỘC XÃ
ĐẠ NHIM, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG



Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS NGUYỄN QUỐC BÌNH

TP Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:


Ba má tôi, người đã nuôi lớn và dưỡng dục tôi có ngày hôm nay.



Thầy Nguyễn Quốc Bình đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn chúng tôi hoàn
thành luận văn này.



Các thầy cô trong trường và đặc biệt là thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp
trường đại học Nông Lâm đã chỉ dạy tận tình và giáo dục chúng tôi qua bốn
năm học.




Tất cả bạn bè đặc biệt là các bạn cùng lớp DH08QR đã động viên và giúp
đỡ tôi trong những lúc khó khăn khi thực hiện luận văn.



Ban lãnh đạo vườn quốc gia Bidoup Núi Bà đã tạo điều kiện cho chúng tôi
về địa điểm thực tập và thu thập số liệu.



Cậu Nguyễn Mạnh Hùng đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong những bước
đầu thực tập.



Các anh trong trạm Kiểm lâm Đưng Iar Giêng đã tạo điều kiện ăn ở, sinh
hoạt và giúp chúng tôi vào Iar Giêng tiếp xúc người dân, thu thập số liệu.



UBND xã Đạ Nhim, người dân Iar Giêng và thôn Đạ Ra Hoa đã nhiệt tình
giúp chúng tôi thu thập số liệu và hiểu thêm điều kiện tự nhiên, con người
nơi đây.

Kí tên

Nguyễn Cao Cường

 
 

ii 
 


TÓM TẮT
 

Đề tài nghiên cứu “Bảo tồn tại chỗ thực vật là LSNG trên đất thuộc quyền

quản lý của người dân tại làng Iar Giêng, thôn Đạ Ra Hoa thuộc xã Đạ Nhim, huyện
Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại làng Iar Giêng và thôn Đạ Ra Hoa
của xã Đạ Nhim, thời gian từ 10/2/2012 – 10/6/2012.
Kết quả tìm hiểu được các thông tin thứ cấp như điều kiện tự nhiên – xã hội,
tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp từ đó làm tiền đề để đề xuất các biện pháp bảo
tồn loài Đảng Sâm (Codonopsis javanica) thông qua các kết quả và phân tích sau:
+Thực trạng phân bố và sử dụng các nhóm loài LSNG có trên đất thuộc
quyền quản lý của người dân.
+  Thực trạng khai thác, lịch mùa vụ trồng/khai thác, sự quan tâm và thực tế
khai thác các loài LSNG của người dân.
+  Thực trạng quản lý, bảo tồn TNR và LSNG tại khu vực nghiên cứu từ đó
có các đề xuất và kiến nghị để việc bảo tồn được hiệu quả, góp phần cải thiện những
mặt chưa được trong công tác quản lý, bảo tồn TNR và LSNG tại khu vực điều tra.
+ Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ, mức sống của người dân và sự ảnh
hưởng của LSNG đến các nhóm hộ qua đó cho thấy những tác động từ hệ thống thị
trường đến người dân và đến công tác quản lý tài nguyên rừng.
+Dựa vào thảo luận với các cán bộ Kiểm lâm và người dân cùng với các kết
quả phân tích trước đó đã xác định loài LSNG ưu tiên bảo tồn là loài Đảng Sâm và

đề xuất ba mô hình cho hai vùng nghiên cứu là làng Iar Giêng và thôn Đạ Ra Hoa.
Trong đó làng Iar Giêng gồm hai mô hình là trồng Đảng Sâm trên các mãnh đất
canh tác bỏ hoang hóa và thực hiện bảo tồn tại chỗ loài Đảng Sâm mọc tự nhiên,
thôn Đa Ra Hoa bảo tồn Đảng Sâm bằng phương thức trồng Đảng Sâm dưới tán
rừng thông phía trên ranh giới trồng cà phê. Cùng với đó đề tài cũng chỉ ra được
những thuận lợi và khó khăn của từng mô hình.

iii 
 


ABSTRACT
Research topic “Conservation local plant, which are non-timber forest
products on land under management of people at the Iar Gieng and Da Ra Hoa
villages of Da Nhim communes, Lac Duong district, Lam Dong province”. The
research was conducted at the Iar Gieng and Da Ra Hoa villages of Da Nhim
communes, Lac Duong district, in the time from 10/02/2012 to 06/10/2012.
Research results obtained secondary informations such as natural and social
conditions, status of production of agriculture and forestry as a premise from which
to propose conservation of Dang Sam (Codonopsis javanica) through the results:
+ The actual distribution and use of non-timber species groups on land under
management of local people.
+ Planting and exploiting seasonal calendar non-timber species of people.
+ Situation management, conservation of forest resources and non-timber
forest products in the study area from which the recommendations and proposals for
the effective conservation, improve the working face has been in conservation of
forest resources and non-timber forest products in the area to investigate.
+ Evaluation market system, people's living standards and the impact of nontimber forest products to household groups which show the effects of the market
system to work people and to resource management forest.
+Based on discussions with ranger officials and local people, along with the

results of previous analysis has identified non-timber forest products species
conservation priority species Dang Sam and suggest three models for the two study
areas, Iar Gieng and Da Ra Hoa village. In the Iar Gieng village there are two
models: one is planting Dang Sam on abandoned farmland and the other one is
conserving Dang Sam native species. In Da Ra Hoa village, conserving by the
method: Dang Sam planted under pine forest canopy and above the coffee line.
Along with that subject are also pointed out the advantages and disadvantages of
each model.

iv 
 


MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................ iii
ABSTRACT ..................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..........................................................................................................v
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH.............................................................................. vii

 

DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................. ix

 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................x


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................3
2.1 Tổng quan nghiên cứu ...........................................................................................3
2.1.1 Khái niệm về LSNG ...........................................................................................3
2.1.2 Hệ thống phân loại LSNG ..................................................................................4
2.1.3 Thực trạng bảo tồn và phát triển LSNG ở Viêt Nam từ năm 1990 đến nay ......5
2.1.3.1 Thực trạng tài nguyên LSNG ở việt nam ........................................................5
2.1.3.2 Thực trạnh sản xuất LSNG từ 1990 đến nay...................................................6
2.1.3.3 Thực trạng chế biến, kinh doanh và thị trường LSNG ...................................6
2.1.3.4 Thực trạng quản lý nhà nước LSNG ...............................................................7
2.1.4 Dự báo xu hướng phát triển của LSNG trong tương lại ....................................9
2.2 Địa điểm khu vực nghiên cứu .............................................................................10
2.2.1 Vị trí địa lí xã Đạ Nhim....................................................................................10
2.2.2 Vị trí khu vực chính nghiên cứu (làng Iar Giêng và thôn Đạ Ra Hoa) của xã Đạ
Nhim ..........................................................................................................................11
2.2.3 Lý do chọn lựa Iar Giêng và thôn Đạ Ra Hoa làm địa điểm nghiên cứu.........12
2.2.4 Tài nguyên rừng ...............................................................................................12
2.2.5 Tài nguyên nhân lực .........................................................................................12
2.2.6 Tình hình sản xuất nông –lâm nghiệp ..............................................................13


 


2.2.6.1 Làng Iar Giêng ..............................................................................................13
2.2.6.2 Thôn Đạ Ra Hoa............................................................................................15
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....17
3.1 Mục tiêu ..............................................................................................................17
3.2 Nội dung ..............................................................................................................17

3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................18
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ..........................................................18
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ............................................................18
3.3.3 Phương pháp xử lí và phân tích thông tin ........................................................20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................21
4.1 Thực trạng phân bố và sử dụng các nhóm loài LSNG có trên đất thuộc quyền
quản lý của người dân ...............................................................................................21
4.1.1. Nhóm loài LSNG làm chất đốt .......................................................................21
4.1.2. Nhóm loài LSNG dùng làm cảnh ....................................................................22
4.1.3. Nhóm loài LSNG dùng làm thuốc ..................................................................23
4.1.4. Nhóm loài LSNG dùng làm rau và thực phẩm ...............................................24
4.1.5. Nhóm loài LSNG dùng cho xây dựng và đồ thủ công mỹ nghệ .....................24
4.2 Thời vụ trồng và khai thác các loài LSNG của người dân địa phương ..............25
4.2.1 Thực trạng khai thác.........................................................................................25
4.2.2 Lịch mùa vụ trồng và khai thác một số loài LSNG có ở khu vực nghiên cứu.26
4.2.3 Mức độ quan tâm và thực tế khai thác LSNG của người dân. .........................27
4.3 Thực trạng quản lý và bảo tồn TNR và LSNG tại khu vực nghiên cứu .............29
4.3.1 Các bên tham gia trong công tác QLGKBVR tại xã Đạ Nhim ........................29
4.3.2 Những mặt được và chưa được trong công tác quản lý rừng và bảo tồn LSNG
...................................................................................................................................31
4.3.2.1 Quản lý rừng và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ ...................................................31
4.3.2.2 Giao khoán bảo vệ rừng ................................................................................33
4.4 Đánh giá hệ thống thị trường tiêu thụ, mức sống của người dân và sự ảnh hưởng
của LSNG đến các nhóm hộ......................................................................................33

vi 
 


4.4.1 Đánh giá hệ thống thị trường ...........................................................................33

4.4.1.1 Các kênh thị trường khảo sát được ...............................................................34
4.4.1.2 Dòng thị trường cụ thể của các loài cho giá trị kinh tế cao ..........................35
4.4.2 Mức sống của người dân và sự ảnh hưởng của LSNG đến các nhóm hộ ........38
4.4.2.1 Mức sống của người dân ...............................................................................38
4.4.2.2 Ảnh hưởng của LSNG đến các nhóm hộ ......................................................39
4.4.2.2.1 Nhóm hộ khá giả ........................................................................................39
4.4.2.2.2 Nhóm hộ trung bình ...................................................................................39
4.4.2.2.3 Nhóm hộ nghèo ..........................................................................................40
4.5 Đề xuất các biện pháp bảo tồn dựa trên các kết quả thu thập được ....................42
4.5.1 Các bước cần được bảo tồn được đề xuất ........................................................42
4.5.2 Các loài được đề xuất bảo tồn ..........................................................................44
4.5.2.1 Các tiêu chí xác định các loài ưu tiên ...........................................................44
4.5.2.2 Các loài LSNG ưu tiên được chọn từ điều tra thực địa thông qua các tiêu chí
...................................................................................................................................44
4.5.3 Các phương thức bảo tồn và mô hình cụ thể để trồng Đảng sâm ....................45
4.5.3.1 Các mô hình bảo tồn cho Iar Giêng ..............................................................45
4.5.3.2 Phương thức bảo tồn cho thôn Đạ Ra Hoa....................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................54
5.1 Kết luận ...............................................................................................................54
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56
PHỤ LỤC ................................................................................................................... A
 
 
 

vii 
 



DANH SÁCH CÁC HÌNH
 

TRANG

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lí xã Đạ Nhim ........................................................................ 10
Hình 2.2: Sơ đồ phác thảo vị trí 2 khu vực nghiên cứu. ................................................ 11
Hình 2.3: Sơ đồ tài nguyên khu vực Iar Giêng .............................................................. 13
Hình 2.4: Sơ đồ lát cắt ngang khu vực Iar Giêng........................................................... 14
Hình 4.1: Dớn được người dân khai thác ....................................................................... 22
Hình 4.2: Già làng Kơ Xã Ha San chỉ về củ Tờphabê (a) và cây Tờphabê (b) ............. 23
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của người dân với TN LSNG ......................... 27
Hình 4.4: Sơ đồ các bên liên quan trong việc QLGKBVR ............................................ 29 
Hình 4.5: Các kênh thị trường xuất hiện ở khu vực nghiên cứu .................................... 34
Hình 4.6: Sơ đồ dòng thị trường đường đi của mây, tre ................................................ 35 
Hình 4.7: Sơ đồ dòng thị trường đường đi của cây dớn giá thể trồng lan ..................... 36
Hình 4.8: Dớn cây (a) và Dớn cây được phơi tại nhà dân (b) ........................................ 37
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện mức sống của các nhóm hộ gia đình điều tra ..................... 38
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện mức điểm của các loài LSNG ........................................... 45
Hình 4.11: Mô hình trồng Đảng sâm trên đất cỏ tranh hoang hóa ở Iar Giêng. ............ 46
Hình 4.12: Mô hình khoang nuôi tái sinh tự nhiên cây Đảng sâm ................................ 48
Hình 4.13: Mô hình trồng Đảng Sâm dưới tán rừng thông phía trên đầu rẫy cà phê. ... 51
 
 
 
 
 

viii 
 



DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG

 

Bảng 4.1: Danh sách thực vật nhóm IA điều tra được ................................................... 25
Bảng 4.2: Danh sách thực vật nhóm IIA điều tra được.................................................. 25
Bảng 4.3: Lịch thời vụ của các loài LSNG .................................................................... 26
Bảng 4.4: Thực tế số hộ khai thác LSNG trong 35 hộ phỏng vấn ................................. 28
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

ix 

 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Uỷ ban nhân dân

KL

Kiểm lâm

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

SĐTN

Sơ đồ tài nguyên

CITES

 Convention on International Trade in Endangered Species of

Wild Fauna and Flora.  (Công ước về “buôn bán” quốc tế các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp)
HC VQG

Khu hành chính vườn quốc gia


GCNSDĐ

Giấy chững nhận quyền sử dụng đất

GKBVR

Giao khoán bảo vệ rừng

SDTC

Sử dụng tại chỗ

ĐKTN-KT-XH

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

VLC

Vật liệu cháy

TG1

Trung gian 1

TG2

Trung gian 2

TKL


Trạm Kiểm lâm

QLGKBVR

Quản lý giao khoáng bảo vệ rừng

QLBTLSNG

Quản lý bảo tồn lâm sản ngoài gỗ

BQLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ

CR

Critically Endangered (nguy cấp cao/rất nguy cấp)

VU

Vulnerable (sẽ nguy cấp)

EN

Endangered (đang nguy cấp)


 



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng vô giá của nhân loại. Nó cung cấp cho chúng ta
rất nhiều sản phẩm có giá trị như: gỗ, củi, các loại lâm sản, cây cảnh, mật ong, các
loài cây dược liệu, hoa lan. Ngoài ra, rừng còn là bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của
một số đồng bào dân tộc. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các sản phẩm có
nguồn gốc từ rừng như: các loại rau, tre, nứa, mật ong để làm thức ăn, dược liệu, đồ
dùng sinh hoạt trong gia đ́ ình. Những sản phẩm đó không phải là gỗ mà được gọi
chung là LSNG. LSNG đã đi sâu vào trong suy nghĩ và tiềm thức của con người nơi
đây hầu như con người không thể sống mà tách rời với rừng. Theo thời gian sản
phẩm họ thu hái được không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày của người
dân mà c ̣òn là một hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Những sản phẩm từ LSNG xuất
hiện không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả xuất khẩu như đồ thủ công mỹ
nghệ, các mặt hàng đan lát, bàn ghế, chúng đóng góp rất lớn vào tổng thu nhập
chung của cả nước.
Nhưng trên thực tế tình trạng tài nguyên rừng nói chung và LSNG nói riêng
đang ngày một bị mất đi nhanh chóng do khai thác, sử dụng tài nguyên rừng và đất
rừng một cách quá mức, thiếu bền vững. Các sản phẩm được cộng đồng người sống
gần rừng lấy ra không còn chỉ để cải thiện đời sống mà còn để làm giàu. Cách khai
thác chủ yếu bằng phương thức tận diệt. Các cây, các con càng hiếm càng quí thì
càng bị khai thác và khai thác đến mức loài đó không còn, những cánh rừng xanh
dần dần bị phá hủy và thay vào đó là những cánh rừng non phục hồi, trảng cỏ, cây
bụi.
Theo thống kê mức độ tàn phá rừng ở các nước nhiệt đới hàng năm là 0,8%
hay 15,4 triệu hecta/năm trong giai đoạn1981 - 1990, trong đó Châu Á có tỷ lệ mất

1
 



rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến
1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng
năm ở Việt Nam vào khoảng 100.000 hecta.
(Nguồn:www.vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1_r%E1%BB%Abng)
Hiện nay, vấn đề trái đất nóng lên đang là mối lo ngại của toàn nhân loại, bởi
hậu quả của nó vô cùng khủng khiếp mà con người không thể lường trước được như
hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng, đa dạng sinh học không còn. Mà một trong những
nguyên nhân gây ra hậu quả này là do tình trạng mất rừng. Như vậy, có thể thấy
rừng là tài nguyên vô giá cần phải có chính sách quản lý và bảo tồn hợp lí.
Công tác bảo tồn tài nguyên rừng không chỉ làm cho rừng sinh trưởng, phát
triển tốt mà còn phải đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đặc biệt là người dân
sống chỉ phụ thuộc vào rừng. Tạo điều kiện cho họ tham gia công tác trồng rừng,
giao khoán bảo vệ rừng, từ đó làm giảm sức ép lên tài nguyên rừng.
Để góp một phần vào công tác bảo vệ rừng thì việc “Bảo tồn tại chỗ thực vật
là LSNG trên đất thuộc quyền quản lý của người dân tại làng Iar Giêng, thôn Đạ Ra
Hoa thuộc xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện thông
qua việc phối hợp giữa cộng đồng với các cơ quan chức năng cần được nghiên cứu
và xem xét cụ thể.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Đạ Nhim thuộc vườn quốc gia
Bidoup Núi Bà. Nơi đây được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học
của Việt Nam. Vì vậy công tác quản lý bảo tồn các nguồn tài nguyên này cần được
xem xét và thực hiện sao cho hiệu quả và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của vùng vừa góp phần nâng cao đời sống và ý thức bảo vệ rừng của người dân
để xứng đáng với câu nói “Rừng Là Vàng”
 
 

2
 



Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm về LSNG
Có rất nhiều định nghĩa về lâm sản ngoài
̣ gỗ, định nghĩa này có thể thay đổi
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, vào quan điểm sử dụng, phát triển tài
nguyên và nhu cầu khác. Tuy nhiên để làm rõ hơn, theo tài liệu và tác giả nước
ngoài
̣ thì có một số khái niệm về lâm sản ngai
̣ gỗ có thể đưa ra để tham khảo như:
Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật,
được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát
triển kinh tế-xã hội.
Lâm sản ngoài
̣ gỗ là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể
gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừngvà đất rừng. Dịch vụ trong định nghĩa
này là những họat động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa, và các họat
động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này.
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiêp,
gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được
dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa xã hội. Việc sử
dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng
đệm,..thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng. Lâm sản ngoài
̣ gỗ bao gồm các nguyên
liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con
người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin,
thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã.


3
 


2.1.2 Hệ thống phân loại LSNG
Lâm sản ngoài gỗ ở nước ta được phân thành 6 nhóm:
(1) Sản phẩm có sợi: tre, song mây, lá, vỏ có sợi, cỏ.
(2) Sản phẩm dùng làm thực phẩm:
- Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa,
quả, măng, mộc nhĩ, các loại gia vị, hạt có dầu, nấm ăn.
- Những loại có nguồn gốc động vật như mật ong, thịt thú rừng, tổ yến, cá,
trai, ốc, trứng và các loại côn trùng ăn được.
(3) Sản phẩm thuốc và mỹ phẩm (cây dược liệu và chất thơm): thuốc có nguồn gốc
thực vật, cây có hoạt tính, hương thơm.
(4) Các sản phẩm chiết xuất: các loại nhựa cây, dầu, tinh dầu, chất màu, dầu và
chai cục, gôm, ta nanh và thuốc nhuộm.
(5) Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như các
loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, xương, lông vũ.
(6) Những sản phẩm khác như cây cảnh, lá gói thức ăn và hàng hoá.
Tuy nhiên, đối với từng loài cụ thể việc phân loại không cố định mà biến đổi
theo địa phương và thời gian và công dụng của lâm sản có sự thay đổi, ví dụ: Quế
có thể xếp vào dược liệu nhưng cũng được xếp vào gia vị, cũng như nhiều sản phẩm
có thể được phân vào các nhóm khác nhau tuỳ từng nơi, từng lúc. Đồng thời, cần có
tiêu chí để phân biệt LSNG và cây nông nghiệp vì ngày càng có nhiều loài cây rừng
trong đó đa số là LSNG được trồng trên đất nông nghiệp. Trong nhiều trường hợp
cây cho LSNG đó được coi là cây nông nghiệp như cây Điều, Sơn, Sở. Ngược lại,
có nhiều loài cây được trồng ở vùng nông nghiệp nhưng vẫn được coi như LSNG
như nhiều loài tre, trúc, mây. Vì vậy, việc đưa ra “Tiêu chí” để phân định cây thuộc
LSNG là cần thiết.
- Cây có nguồn gốc từ rừng và hiện cũng được trồng trên đất Lâm nghiệp.

- Cây thuộc sự quản lý của Lâm nghiệp (do Nhà nước quy định).

4
 


2.1.3 Thực trạng bảo tồn và phát triển LSNG ở Viêt Nam từ năm 1990 đến nay
2.1.3.1 Thực trạng tài nguyên LSNG ở việt nam
+Việt Nam là nơi qui tụ của nhiều hệ sinh thái. Hệ thực vật, động vật và
nguồn gen vật nuôi, cây trồng rất phong phú. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng
để bảo tồn và phát triển LSNG .
Đến nay đã thống kê được 63 loài thuộc ngành thực vật Hạt trần và 9812 loài
thực vật Hạt kín. Đa số các loài LSNG nằm trong 2 ngành thực vật này. Nhiều họ
thực vật tập trung các nhóm LSNG như các cây thuộc họ Long não, họ Hoa môi, họ
Giềng cho sản phẩm tinh dầu: các loài thuộc họ Nhân sâm, Hoa môi, Tiết dê là cây
thuốc, trong đó có nhiều cây thuốc quí như: Sâm ngọc linh, Tam thất, Bình vôi,
Vàng đắng, Hoàng đằng…
 

Việt Nam có khoảng 750 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ thực vật, trong

đó nhóm cây lấy quả và cây dược liệu có số loài nhiều nhất. Gần đây nhiều loài
LSNG có giá trị kinh tế cao đã được phát hiện. Điển hình nhất là cây Thạch đen ở
Cao Bằng, nấm Linh chi ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Cây Bời lời ở Tây Nguyên, Cây
Trôm ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
+Một số loài và nhóm cây LSNG có nhu cầu lớn trên thị trường, đóng vai trò

chủ lực hiện nay và trong tương lai như tre, nứa và song mây
 


‐Nhóm tre nứa: đây là nhóm có diện tích lớn nhất Việt Nam.

-Nhóm song mây: Việt Nam có khoảng 40 loài song mây
-Nhóm cây thuốc: Việt Nam có trên 3000 loài có thể sử dụng làm thuốc.
-Nhóm cây cho dầu nhựa: Hồi, Quế, nhựa Thông, nhựa Trám…Gần đây cây
Trầm hương đã phát triển với một tốc độ nhanh và mang lại lợi nhuận cao.
-Nhóm cây cảnh: Hiện nay đã điều tra, ghi nhận được trên 800 loài lan và
trên 20 loài tuế.
+ Tuy nhiên, nhìn chung, tài nguyên LSNG rất phân tán, nghèo về trữ lượng
(trừ tre, nứa, thông Nhựa) nhiều loài động, thực vật có giá trị kinh tế và khoa học đã
và đang trở nên hiếm dần.

5
 


Từ năm 1995 đã hạn chế được sự suy giảm về diện tích rừng, tuy nhiên, diện
tích rừng giàu, phong phú về ĐDSH vẫn bị giảm, chỉ có rừng tre nứa, rừng phục hồi
và rừng trồng rất nghèo LSNG thì lại tăng về diện tích.
-Trong 337 loài thực vật có mạch bị đe dọa ở Việt Nam thì có khoảng 70%
số loài là LSNG.
2.1.3.2 Thực trạnh sản xuất LSNG từ 1990 đến nay
Diện tích rừng tự nhiên có khả năng khai thác, thu hái và diện tích trồng cây
LSNG trong phạm quy toàn quốc có xu hướng tăng lên. Theo số liệu chưa đầy đủ,
tính đến năm 2004, có khoảng 30/64 tỉnh có gây trồng, thu hái LSNG với diện tích
1.630.896 ha, chiếm 13% diện tích đất có rừng trong phạm quy toàn quốc, trong đó
diện tích LSNG có khả năng khai thác từ rừng tự nhiên: 1.161.109 ha, diện tích
LSNG được trồng: 469.194 ha.
Các loại cây LSNG trên 100.000 ha (Thanh Hóa, Hà Tỉnh, Kom Tum, Lâm
Đồng, Phú Yên, Bình Thuận). Có 5 vùng sinh thái tập trung nhiều LSNG nhất là:

Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Trung B và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ,
Tây Bắc Bộ.
Trong thập niên gần đây, do để đáp ứng nhu cầu thị trường nên cây trồng
trong nhân dân phong phú, đa dạng hơn, nhập nội, thuần hóa LSNG đã được đẩy
mạnh trong đó thành công rõ rệt nhất là với những cây dược liệu.
Tuy nhiên, việc trồng cây LSNG cón mang tính phân tán, chỉ một số loài
được trồng trên quy mô lớn khi có nhu cầu của thị trường, thiếu thông tinh về kĩ
thuật tạo giống, gây trồng LSNG.
2.1.3.3 Thực trạng chế biến, kinh doanh và thị trường LSNG
Trong thời gian gần đây, cùng với việc mở rộng qui mô hội nhập kinh tế
quốc tế đã mở rộng trao đổi mua bán hàng hóa trên thị trường ngoài nước, làm
phong phú chủng loại và tăng nhanh nhu cầu hàng hóa LSNG, tạo nên những cơ hội
cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, làng nghề truyền thống chế biến và kinh doanh
LSNG.

6
 


Tổng kim ngạch xuất khẩu LSNG năm 2004 gần 200 triệu USD, riêng hàng
mây tre đan đã đạt 138 triệu USD. Nhóm mặt hàng mây tre đan chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (72,34%), từ năm 2003 giá trị xuất khẩu từ 100 –
130 triệu USD, sau đó là mật ong: 8,40%, quế hồi: 7,78%. Nhìn chung tốc độ tăng
trưởng khá cao, bình quân khoảng 15 – 25%/năm (xấp xỉ tốc độ tăng trưởng cả
nước). Một số mặt hàng LSNG tăng mạnh như: sản phẩm mây tre đan có tốc độ
tăng trưởng bình quân 31,25%/năm, mật ong tốc độ tăng trưởng khá cao.
LSNG của Việt Nam xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ, tuy
nhiên khá phân tán, không có những thị trường lớn.
Thị trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm thị phần cao và ổn định, thị trường
Mỹ mới có từ năm 2001 nhưng có mức tăng trưởng khá nhanh, có triển vọng là thị

trường tiềm năng. Những thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và các nước Đông
Âu cũ được khôi phục.
2.1.3.4 Thực trạng quản lý nhà nước LSNG
Cho đến nay, ở Bộ Nông Nghiệp và PTNT cũng như ở các tỉnh chưa có bộ
phận chuyên trách quản lý nhà nước về LSNG. Trên thực tế, quản lý nhà nước đối
với LSNG mới tập trung vào việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc bảo tồn và
phát triển LSNG và được khái quát như sau:
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến bảo tồn tính đa dạng sinh học LSNG.
- Tính đến năm 2003, Nhà nước đã thiết lập 128 khu rừng đặc dụng với diện
tích 2.228.149 ha chiếm 11,7% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 6,7% diện tích đất
tự nhiên toàn quốc. Trong đó, có 28 vườn quốc gia với diện tích 966.127 ha, 62 khu
bảo tồn thiên nhiên với diện tich1.114.128 ha, 38 khu bảo vệ cảnh quan với diện
tích 147.894 ha.
- Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm: các văn bản pháp
luật quy định thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được phân thành
nhóm có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế đang có nguy cơ bị diệt chủng,
nhóm có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức và có nguy cơ bị diệt chủng.

7
 


Việc phân nhóm này làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách, thể chế cũng như
áp dụng các giải pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật thích hợp với từng loại LSNG.
-Một số văn bản pháp luật khác quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu vì mục
dích thương mại các loại động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, bị đe dọa theo công
ước CITES. Ngoài ra, còn quy định về việc xuất khẩu, nhập khẩu vì mục đích
thương mại, các loại động vật, thực vật hoang dã trong Phụ lục công ước CITES có
nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo.
-Khuôn khổ pháp lý liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh LSNG.

-Về chính sách đầu tư và tín dụng: Từ năm 1992, Nhà nước đã ban hành
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển rừng và được sữa đổi, bổ sung nhiều lần.
Theo đó, nếu trồng một số cây đặc sản (Thông Nhựa, Quế Hồi), chủ rừng được vay
vốn với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, Nhà nước còn quy định chính sách miễn giảm
thuế, tiền thuê đất đối với hoạt động trồng rừng, trong đó có việc gây trồng LSNG.
-Về chính sách hưởng lợi từ rừng quy định hộ gia đình, cá nhân được giao,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa
được khai thác tre, nứa được trồng xen các cây dược liệu, cây đặc sản rừng, chăn
thả gia súc dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng.
-Về chính sách tài nguyên: theo quy định, thuế suất đối với LSNG như tre
nứa: 10%, Trầm hương, Ba kích: 25%, Hồi, Quế, Sa nhân, thảo quả: 10%, các loại
dược liệu khác: 5%, chim thú rừng: 20%.
-Về quản lý khai thác, sử dụng và lưu thông LSNG.
Theo quy định hiện hành, Sở Nông Nghiệp và PTNT phê duyệt và cấp phép
khai thái tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ đối với các tổ chức, UBND
cấp huyện cấp phép khai thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư. Ngoài ra còn quy định khai thác, thu hái các loại LSNG khác (ngoài tre, nứa,
các loại bị cấm khai thác) do chủ rừng quyết định, LSNG khai thác, thu hái được tự
do lưu thông.

8
 


2.1.4 Dự báo xu hướng phát triển của LSNG trong tương lại
Trong thập kỷ gần đây, nhiều nơi đã quan tâm đến các sản phẩm LSNG, có
rất nhiều yếu tố thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu đối với các LSNG ở các vùng sâu,
vùng xa của Việt Nam.
Tăng nhu cầu nghiên cứu và phát triển khả năng thuần hóa tài nguyên hoang
dã. Một số loài LSNG có giá trị cao đang được đưa vào nuôi sinh sản hoặc trồng

cấy nhân tạo với quy mô công nghiệp.
Nhu cầu chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm LSNG có xu hướng tăng lên,
gắn liền với ngành công nghiệp chế biến giấy, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và một
số nghành công nghiệp khác.
Quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường ngoài nước tiêu thụ
sản phẩm LSNG được mở rộng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với việc
sản xuất, tiên thụ LSNG và bảo tồn nguồn tài nguyên này.
Sản xuất kinh doanh của tư nhân có xu hướng phát triển mạnh. Làng nghề
thủ công truyền thống sử dụng nguyên liệu LSNG cũng được phục hồi và phát triển.

 
 
 
 

9
 


2.2 Địa điểm khu vực nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lí xã Đạ Nhim
Bản đồ Việt Nam

Bản đồ tỉnh Lâm Đồng

Xã Đạ Nhim

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lí xã Đạ Nhim
Diện tích xã Đạ Nhim: 23.903 ha
Phía Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk.


Phía Tây giáp xã Lát và xã Đưng K’nớ.

Phía Đông giáp xã Đạ Chais.

Phía Nam giáp xã Đạ Sar.

10


2.2.2 Vị trí khu vực chính nghiên cứu (làng Iar Giêng và thôn Đạ Ra Hoa) của xã
Đạ Nhim

8 km đường
rừng
(1) Iar
Giêng

Trạm Đưng
Iar Giêng

Nha Trang

5km
TL 723

Khu HC VQG

Đà Lạt
Đạ Tro


Liêng
Bồng

Thôn Đạ
Chays 
Thôn Đạ
Blah

(2) Thôn
Đạ Ra
Hoa

Hình 2.2: Sơ đồ phác thảo vị trí 2 khu vực nghiên cứu.
(1) Iar Giêng là khu đất nằm sâu trong rừng cách TTDLST vườn quốc gia
Bidoup hơn bốn giờ đi bộ đường rừng và cách UBND xã Đạ Nhim khoảng 13km.
Đây là nơi rất quan trọng của người đồng bào dân tộc và là vùng đất duy nhất không
thuộc ranh giới hành chính của bất kì thôn nào trong xã. Iar Giêng nằm ở độ cao
966m so với mực nước biển được bao bọc bởi các khu rừng thông xen với rừng lá
rộng tạo nên một hệ sinh thái hỗn giao rất đặc sắc.
(2) Thôn Đạ Ra Hoa nằm trên trục đường liên thôn TL 723 nối TP Đà Lạt
Với Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa là thôn xuất hiện đầu tiên theo hướng từ Đà lạt
đi Nha Trang. Từ thôn đi vào Iar Giêng khoảng 13 km theo sơ đồ phác thảo.

11
 


2.2.3 Lý do chọn lựa Iar khu vực này làm địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện ở 2 khu vực này là vì thôn Đạ Ra Hoa và làng Iar

Giêng có mối quan hệ ràng buộc với nhau nhất so với các thôn còn lại. Mối quan hệ
sâu sắc của người dân thôn Đạ Ra Hoa với làng Iar Giêng thể hiện qua lịch sử phát
triển có từ thời xa xưa. Trước đây tổ tiên của họ sống dọc theo sông Krông Knô.
Sau đó vì lí do như chiến tranh, hạn hán, họ phải di chuyển đến Đức Trọng, Đơn
Dương, Đà Lạt và một số nơi khác. Trong khi đó có một số người ở lại làng Iar
Giêng, sau này được định canh định cư tại thôn Đạ Ra Hoa, xã Đạ Nhim ngày nay.
Làng Iar Giêng trong suốt thời gian dài từ sau 1960 có lúc bị bỏ hoang hóa
và tái sử dụng lại. Nhưng từ những năm đầu 1980 không được sử dụng do được
định cư tại địa điểm hiện nay là thôn Đạ Ra Hoa. Tuy nhiên, sau những năm 1990,
những người lớn tuổi thích có cuộc sống vốn quen với núi rừng nên mới quay trở lại
để khai thác LSNG, đánh bắt tôm cá và trồng cây hoa màu. Từ đó, nhà cửa cũng
được xây dựng để thuận tiện cho chăm sóc vườn, rẫy. Theo số liệu điều tra thì hiện
nay khu vực Iar Giêng có khoảng 19 hộ đang sinh sống trực tiếp và thường xuyên ở
trong này, mặc dù ở trong này nhưng họ đều có nhà khác ở ngoài làng mà đặc biệt
là ở thôn Đạ Ra Hoa .[1] 
2.2.4 Tài nguyên rừng
Rừng ở xã Đạ Nhim chiếm gần 90% diện tích tự nhiên của xã. Rừng Đạ
Nhim là rừng giàu, độ che phủ lớn và có tính đa dạng sinh học cao, đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ đầu nguồn của hệ thống sông Đa Nhim, nghiên cứu
khoa học và cảnh quan môi trường, phù hợp với phát triển du lịch sinh thái.
2.2.5 Tài nguyên nhân lực
Toàn xã có 5 thôn (trong đó có 3 thôn có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 30% tổng
số hộ, dân số 3.347 khẩu/636 hộ (dân tộc thiểu số 3.012 khẩu/562 hộ, chiếm 90%
dân số), bình quân 5,26 người/hộ. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 1.843
người, trong đó số lao động nữ là 934 người. Hằng năm, tỷ lệ phát triển dân số
trung bình khoảng 5% (tăng tự nhiên 2,48%, tăng cơ học 2,5%), bổ sung một lượng
                                                            
[1] 

Những người dân Iar Giêng có nhà ở thôn Đạ Ra Hoa 


12
 


lao động khá lớn. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn rất hạn chế, hầu hết
chưa qua đào tạo, còn mang nặng tư duy của nền sản xuất tiểu nông. 
Đồng bào các dân tộc Đạ Nhim có nền văn hóa giàu bản sắc, có các ngành
nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, làm rượu cần, kết hợp với cảnh quan thiên
nhiên ngoạn mục và thơ mộng, xã có sức hấp dẫn mạnh mẽ phát triển du lịch sinh
thái nghỉ dưỡng.
2.2.6 Tình hình sản xuất nông –lâm nghiệp
2.2.6.1 Làng Iar Giêng
Sau khi vào Iar Giêng chúng tôi đã tiến hành vẽ sơ đồ tài nguyên và mặc dù
sơ đồ là không hoàn toàn chính xác nhưng nó sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt rõ hơn
về các tài nguyên và tình hình sử dụng tài nguyên, đất đai như thế nào.

HÁI RAU

TRỒNG BĂP

GK BVR
GK BVR

LÚA
HÁI CÂY
THUỐC

LSNG


CHUỐI
DỨA
CỎ TRANH
TRẠM KIỂM LÂM

DÀI 14KM

GK BVR

SUỐI

ỦY BAN XÃ ĐA NHIM

Hình 2.3: Sơ đồ tài nguyên khu vực Iar Giêng
Từ sơ đồ chúng ta dễ dàng nhận thấy khu vực Iar Giêng có diện tích tích
khoảng 5 ha đất bằng nằm gọn trong hai thung lũng và xung qanh được bao bọc bởi
rừng thông, rừng lá rộng và một con suối. Người dân sống tập trung ở hai bên dãy

13


núi và có các cách trồng trọt tương đối khác nhau, một bên dân ít hơn và có trồng
lúa trên đất canh tác còn bên kia thì không trồng lúa mà trồng bắp.
Ngoài trồng trọt những lúc rãnh rỗi người dân thường vào rừng khai thác các
loài LSNG hoặc đánh bắt tôm cá ở dưới suối, theo khảo sát thì lượng tôm các ở đây
rất nhiều, có nhiều cá lớn nhưng trung bình khoảng 1 - 2 kg. Để nắm rõ thêm điều
kiện sử dụng đất chúng tôi đã tiến hành cùng với một số người dân tham gia vẽ lát
cắt ngang khu vực này dựa trên sơ đồ tài nguyên và được phân tích với nhiều góc
độ như sau:
 


SỬ DỤNG
ĐẤT
 
Chất
lượng đất,
nước

R TRỒNG
VÀ R TỰ
NHIÊN

NHÀ,
VƯỜN

Đất dốc , đất đỏ
vàng

RUỘNG LÚA

Đất tốt, có nước
tưới đầy đủ

Quyền sử
dụng đất,
rừng
 
Thu nhập

GKBVR


GCNSDĐ

GCNSDĐ

1.2-3tr/hộ/3
tháng từ GKBV

SDTC
(chuối,
thơm,

SDTC

 
Tìm năng

Du lịch, bảo vệ
môi trường

 
Vấn đề
 
Giải pháp

Khai thác lâm
sản, cháy,..

-Tăng cường
QLBVR

-Dựa vào dân

NHÀ

GCN
SDĐ

VƯỜN

SUỐI

R
TRỒNG
VÀ R TỰ
NHIÊN

Tốt

suối,
nước
nhiều

Đất dốc ,
đất đỏ
vàng

GCNSD
Đ

SDTC


GKBVR

SDTC
(cá,
tôm,.)

1.23tr/hộ/3
tháng.

Nước
và thủy
sản

Du lịch,
bảo vệ môi
trường

Chủ yếu giống cũ,
năng suất kém, ít
bón phân

Thay đổi giống,kĩ
thuật chăm sóc,…

Hình 2.4: Sơ đồ lát cắt ngang khu vực Iar Giêng.

14

Khai thác

lâm sản,
cháy,..
Khai
thác
hợp lí,
không
tận diệt

-Tăng
cường
QLBVR
-Dựa vào
dân


×