Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU SỰ HƯỞNG LỢI CỦA NGƯỜI DÂN SAU NHẬN KHOÁN RỪNG PHÒNG HỘ VÀ ĐẶC DỤNG VEN BIỂN Ở XÃ THẠNH HẢI, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.95 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC HUYỀN

TÌM HIỂU SỰ HƯỞNG LỢI CỦA NGƯỜI DÂN SAU
NHẬN KHOÁN RỪNG PHÒNG HỘ VÀ ĐẶC DỤNG
VEN BIỂN Ở XÃ THẠNH HẢI, HUYỆN THẠNH PHÚ,
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC HUYỀN

TÌM HIỂU SỰ HƯỞNG LỢI CỦA NGƯỜI DÂN SAU
NHẬN KHOÁN RỪNG PHÒNG HỘ VÀ ĐẶC DỤNG
VEN BIỂN Ở XÃ THẠNH HẢI, HUYỆN THẠNH PHÚ,
TỈNH BẾN TRE

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

-

Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp.

-

Toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm đại học.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

Gia đình đã nuôi dưỡng tôi ăn học để tôi có ngày hôm nay.

-


Thầy Nguyễn Quốc Bình hết lòng tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận.

-

Ban giám đốc và Cán bộ, Nhân viên Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng
hộ Bến Tre đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.

-

UBND xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và người dân trong
xã đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.

-

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tập thể lớp DH08NK đã góp ý, giúp đỡ trong thời
gian tôi làm khóa luận.

Người thực hiện
NGUYỄN NGỌC HUYỀN

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu sự hưởng lợi của người dân sau nhận khoán
rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến
Tre” được tiến hành tại xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, được thực
hiện từ ngày 10/02/2012 đến ngày 10/06/2012.

Nội dung của nghiên cứu này được thực hiện dựa vào các thông tin điều tra
được từ các hộ gia đình tham gia nhận khoán rừng và đất rừng trong Xã bằng các
phương pháp được sử dụng như: thu thập những thông tin sẵn có ở địa phương và ở
một số cơ quan có liên quan; kế thừa kết quả của các nghiên cứu có liên quan về sự
hưởng lợi của người dân khi tham gia nhận khoán; phỏng vấn những người đưa tin
then chốt và các hộ gia đình với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Các thông tin
thu thập sẽ được phân tích và tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu thông qua sự
hỗ trợ của phần mềm MS. Word và MS. Excel.
Đề tài ngiên cứu nhằm tìm hiểu về sự hưởng lợi của người dân khi tham gia
nhận khoán rừng để qua đó thấy được tính hiệu quả của chính sách giao đất, giao
rừng hiện nay ở xã Thạnh Hải.
Kết quả của nghiên cứu này gồm: có ba bước cần tiến hành trong tiến trình
giao đất, giao rừng. Với đối tượng được giao là các hộ gia đình trong Xã nhận đất
để trồng rừng và nhận rừng để quản lý bảo vệ. Đặc biệt công tác giao khoán rừng đã
góp phần cho thêm thu nhập và ổn định cuộc sống của các hộ gia đình nhận khoán.
Tuy nhiên, lợi ích mà các hộ được hưởng chưa tương xứng với công sức mà họ bỏ
ra và họ còn gặp phải một số khó khăn trong khi hưởng lợi.

iii


ABSTRACT

Research theme “benefit of people who have been received portective
forest and paticular used forest in coastline in ThanhHai village, ThanhPhu district,
BenTre province” has been carried in ThanhHai village, ThanhPhu district, BenTre
province from february10th 2012 to june 10th 2012.
The content of this study has been relied on informations from households
which participate to receive forest and forest- land in commune. This study use
some methods like get available informations in the local and in some connected

places, inherit the result of the related research that connect with people’ s benefit
and interview people who give key information and families with prepared
questionnaire. The collected information will be analised and synthesized
diffirently. It will be supported by Ms. Word and Ms. Excel.
This theme has been implemented to well understand about people’ benefit
when they have been received land. Besides, we can see effect of this policy in
ThanhHai village, now.
This research finding includes three steps. The families in the region have
been received land, they must plant forest, must manage and protect. Especially,
people’s income in this region is higher and families’ life is stable after having this
policy. However, these policies are not available with people’s work. Therefore,
they have some difficulties in their benefit.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................... ii
Tóm tắt ......................................................................................................... iii
Abstract ........................................................................................................ iv
Mục lục .......................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................... vii
Danh sách các bảng và hình ....................................................................... viii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......... 4
2.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 4
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................... 7

2.1.3. Các chính sách tác động trực tiếp đến Giao, Thuê và Khoán rừng ............... 10
2.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 12
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 12
2.2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 12
2.2.1.2. Địa hình ....................................................................................................... 13
2.2.1.3. Đất đai ......................................................................................................... 13
2.2.1.4. Khí hậu ........................................................................................................ 14
2.2.1.5. Thủy văn ...................................................................................................... 14
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 15
2.2.2.1. Tình hình kinh tế ......................................................................................... 15
2.2.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội .......................................................................... 16
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 18
3.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 18
3.2. Nội dung............................................................................................................ 18
v


3.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 19
3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................................. 19
3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp ............................................................................... 19
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ..................................................... 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 21
4.1. Tiến trình giao đất, giao rừng tại địa phương ................................................... 21
4.1.1. Các bước cần tiến hành trong quá trình giao đất, giao rừng .......................... 22
4.1.2. Đối tượng được giao ...................................................................................... 23
4.1.3. Hiện trạng rừng tại địa điểm nghiên cứu ....................................................... 25
4.1.4. Kết quả đạt được và những tồn tại trong việc giao khoán rừng ..................... 27
4.2. Sự hưởng lợi của người dân trước và sau khi nhận khoán ................................. 29
4.2.1. Nguồn thu trực tiếp từ việc nhận khoán trong tổng nguồn thu ...................... 29

4.2.2. Nguồn thu gián tiếp từ việc nhận khoán trong tổng nguồn thu ..................... 32
4.2.3. Sự khác nhau trong việc hưởng lợi trước và sau khi nhận khoán .................. 34
4.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc hưởng lợi ....................................... 36
4.3. Các đề xuất từ người dân về việc hưởng lợi trong nhận khoán rừng ................. 39
4.4. Các đề xuất hưởng lợi từ việc tham chiếu theo quy định (hợp đồng) giao khoán
rừng .......................................................................................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 42
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 42
5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44
PHỤ LỤC .................................................................................................................. A

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLR:

Quản lý rừng

FAO:

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

JICA:


Japan international Cooperation Agency
(Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)

THCS:

Trung học cơ sở

NDTQ:

Nhân dân tự quản

TDTT:

Thể dục thể thao

UBND:

Ủy ban nhân dân

BQL:

Ban quản lý

BQLR:

Ban quản lý rừng

LSNG:


Lâm sản ngoài gỗ

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Bản đồ vị trí địa lý xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.......... 13
Bảng 2.1 Hiện trạng diện tích các loại đất ở xã Thạnh Hải trong năm 2011 ........... 15
Bảng 4.1 Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp năm 2011 ở xã Thạnh Hải theo
ba loại rừng................................................................................................................ 21
Bảng 4.2 Thống kê một số thông tin chung của các hộ gia đình nhận khoán
theo từng đơn vị hành chính trong xã Thạnh Hải. .................................................... 24
Bảng 4.3 Thống kê nghề nghiệp và trình độ học vấn của các chủ hộ nhận khoán
theo từng đơn vị hành chính trong xã Thạnh Hải. .................................................... 24
Bảng 4.4 Hiện trạng diện tích các loại rừng ở xã Thạnh Hải năm 2011. ................. 25
Bảng 4.5 Hiện trạng rừng được giao cho các hộ gia đình. ...................................... 26
Bảng 4.6 Nguồn thu trực tiếp từ việc nhận khoán của các hộ trong năm 2011........ 29
Bảng 4.7 Nguồn thu gián tiếp từ việc nhận khoán của các hộ trong năm 2011. ...... 32
Bảng 4.8 Nguồn thu ngoài diện tích rừng và đất rừng nhận khoán của các hộ
trong năm 2011. ........................................................................................................ 33
Bảng 4.9 Mục đích vay, mượn tiền của các hộ nhận khoán trong năm 2011. ......... 35
Bảng 4.10 Những thuận lợi trong việc hưởng lợi của các hộ nhận khoán. ............. 36
Bảng 4.11 Những khó khăn trong việc hưởng lợi của các hộ nhận khoán............... 38
Bảng 4.12 Các đề xuất từ người dân. ....................................................................... 39

viii


Chương1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quí báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban
tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho chúng
ta. Ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu ”Rừng vàng, biển bạc”.
Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc
sống như: gỗ, củi, động vật, dược liệu. Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, tạo ra
oxy, bảo vệ sự sống. Ngoài ra, rừng còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Có loại
rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Rừng ngập
mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt. Vì thế, việc bảo vệ và
sử dụng bền vững rừng giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Nhận thức được sự quan trọng của rừng, kể từ năm 1994, Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản luật hướng dẫn thực hiện chính sách giao đất giao rừng và
quyền hưởng lợi của người nhận đất nhận rừng. Giao đất giao rừng và thực hiện cơ
chế hưởng lợi là những vấn đề quan trọng đang được xã hội quan tâm. Đây là
những vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa xã hội và có tính lâu dài. Đặc biệt
đối với các vùng ven biển, các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ven biển là thành
phần quan trọng của môi trường sinh thái. Nó góp phần ngăn cản sóng, bảo vệ bờ
biển trước các cơn bão, lũ lụt và xói lở, cung cấp gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ và là
môi trường sống cho các loài sinh vật dưới nước và trên cạn. Vì vậy, việc giao
khoán rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cho người dân địa phương quản lý, sử dụng
cũng đang được quan tâm.
Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng đã
và đang có nhiều vấn đề được cho là chưa phù hợp với thực tế như: ý thức về quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận nhỏ dân cư còn kém nên còn xảy ra

1


hiện tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nuôi tôm, khai thác lâm đặc sản (con
Sâm đất); tác động của ngành lâm nghiệp trong công tác xoá đói, giảm nghèo chưa

cao, thu nhập từ nghề rừng còn thấp và không ổn định. Mặc dù đã có nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề
này nhưng thực tế còn nhiều câu hỏi đang đặt ra cần được giải quyết.
Bến Tre là một tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long và tiếp giáp biển Đông,
có bờ biển dài 65km, địa hình bị chia cắt bởi 4 con sông lớn là sông Tiền, sông Ba
Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên.Với vị trí như trên, mặc dù diện tích rừng
ngập mặn của tỉnh không nhiều nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc phòng
hộ bảo vệ môi trường, phòng chống xói lở, cố định bãi bồi, đặc biệt là giữ vững sự
cân bằng sinh thái vùng cửa sông ven biển. Ngày nay, dưới tác động của biến đổi
khí hậu làm cho bão, lũ, hạn hán, tình hình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt
và phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Theo đánh
giá của các nhà khoa học, Bến Tre là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề
nhất. Do vậy, việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của nước ta nói chung và của
tỉnh Bến Tre nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong những năm qua, hàng năm tỉnh Bến Tre đã tổ chức trồng mới thêm
hàng trăm ha rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán, nâng diện tích rừng của tỉnh
lên 3.842 ha. Thông qua chính sách giao khoán rừng, đất rừng và cho người dân
được hưởng lợi từ các sản phẩm từ rừng theo Quyết định 178 của Chính phủ; các
mô hình sản xuất kết hợp với quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả (nuôi tôm, sò huyết
trong rừng); đầu tư công trình phúc lợi xã hội như cầu, đường, trường học, trạm xá
đã kích thích người dân tham gia trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn.
Qua đó tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập cho người
dân vùng ven biển (Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, năm 2010). Tuy nhiên, trong việc
giao khoán quản lý và bảo vệ rừng, quyền lợi của người dân tham gia nhận khoán
đang được cho là chưa thích hợp trong bối cảnh địa phương. Do đó, đề tài nghiên
cứu: “Tìm hiểu sự hưởng lợi của người dân sau nhận khoán rừng phòng hộ và đặc

2



dụng ven biển ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” được thực hiện
nhằm làm sáng tỏ sự hưởng lợi của người dân từ việc giao khoán rừng.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan nghiên cứu
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về chính sách giao đất giao rừng, đối tượng hưởng lợi và các
chính sách liên quan trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới được
đặt biệt quan tâm, nhất là các nước đang phát triển. Do đặc điểm lịch sử và bản chất
của giai cấp thống trị nên quyền sở hữu rừng và đất rừng trên thế giới phần lớn
thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Ở Phần Lan có 2/3 tổng diện tích rừng thuộc sở hữu tư nhân. Cả nước có trên
430 nghìn chủ rừng và trung bình mỗi chủ rừng có 33 ha. Sở hữu cá nhân về rừng ở
Phần Lan mang tính truyền thống và liên quan chặt chẽ đền sản xuất nông nghiệp.
Ở Nêpal chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các khu
rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng dân cư địa phương, thông qua
các tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở để QLR. Chính phủ yêu cầu các tổ chức đó
phải thành lập một ủy ban về rừng và cam kết quản lý những vùng rừng ở địa
phương theo kế hoạch đã thỏa thuận. Tuy nhiên sau một thời gian người ta nhận ra
các tổ chức đó không phù hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm
phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có các nhu cầu, sở thích khác
nhau. Tiếp theo, nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng.
Quyền sở hữu rừng chia làm hai loại là sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước. Trong
sở hữu nhà nước chia rừng thành các dạng khác nhau như: rừng cộng đồng theo các
nhóm sử dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng nhà nước. Trong vòng 14

4


năm Nhà nước giao khoảng 9000 ha rừng quốc gia cho các cộng đồng. Từ năm
1993 chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng. Cho phép
gia tăng quyền hạn và hỗ trợ các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng của các
phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và
thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn.
Ở Philipin áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đó chính
phủ giao quyền quản lý đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng và cộng
đồng địa phương trong 25 năm và gia hạn thêm 25 năm nửa, thiết lập rừng cộng
đồng và giao cho nhóm quản lý. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng,
nếu được giao dưới 300ha thì năm đầu tiên phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau
phải trồng được 70% diện tích và 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích
được giao.
Những kinh nghiệm ở các nước khác như: Nam Triều Tiên, Thái Lan đều có
một xu hướng chung là cho phép một nhóm người ở cả địa phương có nhiều rừng
quyền sử dụng các lợi ích từ rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương xứng
với lợi ích được hưởng. Thông thường các nước đều chú ý tăng cường quyền sử
dụng gỗ, củi, thức ăn gia súc cần thiết để người dân tự cung, tự cấp cho nhu cầu
hàng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ có thêm thu nhập từ rừng.
Trong thế kỷ 20, nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ này, việc QLR và xây
dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp trên thế giới đã có nhiều chuyển biến. Có thể
tóm tắt những xu hướng chủ yếu QLR trong thời gian gần đây như sau:
(1) Chuyển mục tiêu quản lý từ sử dụng rừng sản xuất gỗ chủ yếu sang
thực hiện mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: kinh tế, sinh thái và xã hội.
Nhiều nước đã tuyên bố thực hiện hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý rừng
theo hướng tăng cường bảo vệ rừng như: đình chỉ khai thác gỗ tự nhiên, nâng cao
diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du
lịch sinh thái, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát huy tác dụng sinh thái của

rừng.

5


(2) Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp (phi tập trung
hóa), xu hướng là chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về QLR từ các cấp
trung ương xuống các cấp địa phương và cơ sở.
(3) Xúc tiến giao đất rừng cho nhân dân và cộng đồng, giảm bớt can thiệp
của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và các cơ sở kinh doanh lâm nghiệp,
tạo điều kiện cho việc QLR năng động hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
(4) Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư được hưởng lợi trong quá
trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng, khuynh hướng chung là khi xây dựng kế
hoạch QLR, chủ rừng rất quan tâm thu hút sự tham gia của các bên có liên quan đến
quyền lợi từ rừng.
(5) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác
QLR, xu hướng là phát triển các hình thức tổ chức để thu hút cộng đồng địa phương
vào quản lý rừng như: liên kết QLR, phát triển các chương trình lâm nghiệp cộng
đồng, các công trình bảo tồn thiên nhiên theo làng, xã.
Ở Myanmar theo phân tích của Hobley (1996) về vấn đề hưởng lợi trong
quản lý sử dụng rừng cho thấy hệ thống rừng Taugya từ năm 1850 đã cho phép
những người dân du canh được chiếm một diện tích rừng khoảng 3 – 4 ha với điều
kiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm sóc cây nông nghiệp. Do vậy, cơ
quan lâm nghiệp địa phương có thể kiểm soát những người du canh thông qua hoạt
động canh tác của họ cùng với việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị.
Tại Ấn Độ, liên kết QLR đã đem lại những lợi ích nhất định cho cả hai bên:
Chính phủ (cơ quan lâm nghiệp) và cộng đồng địa phương. Chính sách lâm nghiệp
quốc gia 1988 khẳng định sự tham gia của người dân vào phát triển và bảo vệ rừng
và khẳng định một trong những điểm thiết yếu của QLR chính là các cộng đồng tại
rừng phải được khuyến khích để tự nhận biết vai trò của bản thân họ trong phát triển

và bảo vệ rừng mà họ được hưởng lợi từ đó. Một số quy định cụ thể về cơ chế
hưởng lợi được thể hiện như sau:
(1) Quyền sử dụng đất rừng và các lợi ích khác chỉ dành cho những người
hưởng lợi thuộc tổ chức thiết chế làng xã tái tạo và bảo vệ rừng. Những tổ chức này

6


có thể là những tổ chức chính quyền cấp cơ sở hay hợp tác xã hay hội đồng lâm
nghiệp làng. Những nhóm hưởng lợi có thể được hưởng những sản phẩm như: cỏ,
cành, ngọn, và các vật phẩm khác. Nếu họ bảo vệ rừng thành công, họ có thể được
hưởng một phần từ thu nhập do bán gỗ đã thành thục.
(2) Cùng với cây làm củi, thức ăn gia súc và gỗ, cộng đồng địa phương
cũng được phép trồng các cây ăn quả sao cho phù hợp với quy hoạch trồng rừng
chung và cả cây bụi, cây họ đậu và cỏ để nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ, bảo vệ đất
và nguồn nước, làm giàu rừng, ngay cả cây dược liệu cũng có thể trồng theo yêu
cầu.
(3) Cây gỗ chỉ được khai thác cho đến khi cây đã trưởng thành. Các cơ
quan lâm nghiệp cũng không được chặt cây trên đất lâm nghiệp đang do cộng đồng
bảo vệ trừ trường hợp theo kế hoạch.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong quá trình triển khai chính sách giao đất giao rừng theo Nghị định số
02/CP ngày 15/04/1994 (nay là nghị định 163/ CP ngày 16/11/1999), Nghị định 01/
CP của Chính phủ ngày 04/01/1995, Nhà nước có ban hành một số chính sách có
liên quan đến hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân nhận rừng, đất rừng. Quyết định
178/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 12/11/2001 và thông tư liên
tịch số 80/2003/TTLT – BTC/BNN&PTNT ngày 30/09/2003 về việc hướng dẫn
thực hiện quyết định số 178 đã được thông qua và triển khai rộng rãi. Trong thời
gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu, tổng kết về chính sách giao đất giao rừng và
hưởng lợi từ rừng và đất rừng được giao như:

Hội thảo quốc gia về chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doanh
trồng rừng do Bộ NN&PTNT, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp
quốc (FAO) cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức vào tháng 7 năm
1998. Cuộc hội thảo chỉ quan tâm đến rừng trồng sản xuất còn rừng tự nhiên, rừng
phòng hộ, rừng đặt dụng không được đề cập đến. Nội dung của cuộc hội thảo đề cập
đến những vấn đề sản xuất kinh doanh của các chủ rừng kinh doanh rừng trồng sản

7


xuất, lợi ích của các chủ rừng khi kinh doanh rừng trồng sản xuất, các giải pháp
thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh rừng sản xuất.
Từ năm 1998, Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thụy
Điển đã triển khai một số mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở tỉnh Yên Bái và
Hà Giang. Khi việc thử nghiệm kết thúc nguời ta tiến hành đánh giá mô hình quản
lý rừng cộng đồng dựa trên 5 tiêu chí sau: trạng thái rừng cho các cộng đồng, sự tác
động của nhà nước, sự tham gia của cộng đồng người dân vào quản lý và bảo vệ
rừng, quyền sử dụng đất của người dân, những lợi ích cộng đồng được hưởng. Việc
đánh giá trên làm cơ sở cho việc đề suất các giải pháp phát triển mô hình quản lý
bảo vệ rừng cộng đồng. Nhìn chung chương trình chỉ gói gọn trong lĩnh vực quản lý
bảo vệ rừng cộng đồng còn các hình thức bảo vệ rừng khác không được đề cập đến
ở đây.
Năm 2002, Ngô Đình Thọ và Phạm Xuân Phương nghiên cứu tình hình triển
khai chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La đạt được
kết quả như sau: người dân được hưởng nhiều quyền lợi từ diện tích rừng nhận
khoán, diện tích rừng giao cho hộ gia đình và cộng đồng được bảo vệ và phát triển
tốt, diện tích rừng bị chặt hạ trái phép giảm rõ rệt, nhận thức của người dân về rừng
được nâng lên và có ý thức bảo vệ rừng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được thì vẫn còn những hạn chế sau: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
chưa đồng bộ; quyền hưởng lợi từ rừng đối với người dân nhận rừng tùy thuộc vào

từng loại rừng, nhưng việc phân chia ranh giới giữa rừng sản xuất với rừng phòng
hộ ở một số địa phương chưa rõ; quyền hưởng lợi từ rừng đối với người được giao
rừng tùy thuộc vào trạng thái rừng, nhưng việc xác định trạng thái rừng trên thực
địa ở một số nơi còn đơn giản; chưa quy định rõ quyền hưởng lợi khi hộ gia đình
được giao rừng có trữ lượng ở mức trung bình và giàu; chưa quy định cụ thể chính
sách hường lợi từ rừng đối với hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; chưa quy
định cụ thể trường hợp hộ gia đình được giao đất trống quy hoạch rừng phòng hộ
nhưng nhà nước đầu tư vốn trồng và chăm sóc rừng, hộ gia đình bỏ công trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng; việc quy định không được canh tác cây ngắn ngày trên đất

8


lâm nghiệp trong thời gian cây rừng chưa khép tán ở một số địa phương trong tỉnh
có yếu tố tích cực trong việc bảo vệ và phát triển rừng như: giảm bớt cạnh tranh về
dinh dưỡng, tránh sự lây lan mầm bệnh từ cây nông nghiệp, nhưng đồng thời cũng
ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực của hộ gia đình, có hộ gia đình thiếu từ 3 5 tháng lương thực, trong khi đó quyết định 178, người dân sử dụng đất lâm nghiệp
có quyền sử dụng tối đa 20% diện tích đất chưa có rừng để canh tác cây nông
nghiệp.
Năm 2010, Huỳnh Văn Chương, Trường Đại học Nông Lâm Huế tiến hành
nghiên cứu đề tài: ”Thực trạng và các quyền trên đất lâm nghiệp được giao cho hộ
gia đình quản lý và sử dụng tại xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Song kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển giao còn kéo dài và gặp nhiều lúng
túng giữa các bên liên quan. Mặc dù các chính sách vĩ mô của Nhà nước về việc
giao đất lâm nghiệp là khá rõ ràng nhưng việc thực hiện ở cấp địa phương vẫn chưa
cụ thể. Cách hiểu và thực hiện các bước trong quá trình giao đất vẫn còn có sự
chồng chéo giữa các đối tượng, nhất là giữa BQLR và chính quyền xã, huyện.
Năm 2008, theo nghiên cứu của Hà Văn Tiệp, Trung tâm Khoa học Sản xuất
Lâm nghiệp Tây Bắc - Sơn La, Bùi Phước Chương, Trung tâm Tư vấn và Nghiên
cứu Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên - Huế tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh

giá thực trạng triển khai các chính sách quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Lào Cai”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉnh chưa giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho cộng
đồng dân cư theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; các hình thức quản lý
rừng cộng đồng chủ yếu theo truyền thống, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng và
quản lý bảo vệ rừng theo nhóm hộ; nguồn ngân sách hỗ trợ cho quản lý rừng cộng
đồng trên địa bàn tỉnh chưa được phân bổ từ nguồn ngân sách địa phương; chia sẻ
lợi ích chưa công bằng; qũy bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng chưa thành
lập.
Năm 2010, Nguyễn Ngọc Châu cùng Hồ Trọng Phúc, Trường Đại học Huế
nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: công tác giao đất giao

9


rừng trên địa bàn huyện đã được chính quyền và người dân quan tâm; phần lớn diện
tích đã giao cho hộ, nhóm hộ và cộng đồng quản lý bước đầu đem lại kết quả nhất
định. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, tập quán
canh tác còn lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu đi
vào rừng để kiếm sống nên việc quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn, mức
độ nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng chưa cao, sau khi
được giao đất giao rừng nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mức đầu
tư để phát triển rừng còn thấp.
2.1.3 Các chính sách tác động trực tiếp đến Giao, Thuê và Khoán rừng
 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
 Luật đất đai năm 2003
 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, ngày 10/7/1993 của Quốc Hội
 Pháp lệnh số 05/1998/PL–UBTVQH10, ngày 16/4/1998 của UBTV Quốc
Hội về thuế tài nguyên (sửa đổi)
 Nghị định 02/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/011994 ban hành Bản quy

định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
 Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính Phủ về Nguyên
tắc và Phương pháp xác định giá các loại rừng
 Nghị định 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 phê duyệt Chiến lược phát
triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020
 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về Thi
hành Luật đất đai
 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về Hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
 Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/1/2006 của Chính Phủ về xác định
giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được
nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

10


 Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính Phủ về Giao
khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng
thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trừng quốc doanh
 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính Phủ về Thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước
 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/1/2004 của Chính Phủ về
Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
 Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của Chính Phủ về Thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử
dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
 Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020
 Quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 về Sửa đổi, bổ sung một số

điều của quyết định 661/QĐ-TTg
 Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về Ban hành quy chế
QLR
 Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính
Phủ về Chính sách thu hồi đất của các nông trường, lâm trường để giao
cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
 Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,
được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp
 Thông tư số 38/2007/TT-BNN, ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNN về
Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn
 Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước
của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp
 Thông tư 38/2007/TT-BNN về Hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng cho
thuê rừng

11


 Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/1995 của Bộ TNMT về
Hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 181/2004/NĐ-CP
 Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của BTNMT về việc
Hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
 Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của BTC về Hướng dẫn
thực hiện NĐ 188/2004/NĐ-CP
 Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT ngày 3/9/2003 của BNN&PTNTBTC về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày
12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của
hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm
nghiệp

 Thông tư số 153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998 của BTC về Hướng dẫn
thi hành Nghị định 68/1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998
2.2 Địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Thạnh Hải hiện nay là một trong 18 xã, thị trấn của huyện Thạnh Phú, tỉnh
Bến Tre. Địa bàn được chia thành 8 ấp gồm: Thạnh Thới A (ấp 1A), Thạnh Thới B
(ấp 1B), Thạnh Thới Đông, Thạnh Hưng A (ấp 2A), Thạnh An, Thạnh Hưng B,
Thạnh Lợi và Thạnh Hải. Trung tâm xã được đặt tại ấp Thạnh Hưng B nằm cách
trung tâm huyện 21 km về hướng Tây:
-

phía Bắc giáp sông Hàm Luông,

-

phía Nam giáp xã Thạnh Phong,

-

phía Đông giáp biển Đông, và

-

phía Tây giáp xã Giao Thạnh và An Điền.

12


2.2.1.2 Địa hình

Xã có địa hình bằng
phẳng có kênh rạch chằng chịt,
được hình thành là do sự bồi
đắp của 2 con sông lớn: sông
Cổ Chiên và sông Hàm Luông.

Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Thạnh Hải
2.2.1.3 Đất đai
Trong vùng rừng ngập mặn xã Thạnh Hải có 2 loại đất chính là: đất giồng cát và
đất phù sa mặn ngập triều thường xuyên (được gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn).
Đất giồng cát được phân bố dọc theo bờ biển thành dãi hình vòng cung và cao
hơn so với các vùng phù sa xung quanh. Vật liệu hình thành giồng cát là thạch anh và các
khoán vật khác. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, đất cát giồng được phân hóa có nơi phẫu
diện đất hình thành tầng tích tụ B. Thành phần cơ giới đất mặt thường là cát pha thịt nhẹ,
hàm lượng cát (0,02-2 mm) thường từ 70% đến 74,8% đất có màu vàng sáng, vàng xám,
ẩm. Loại đất này được sử dụng trồng các cây hoa màu, trồng cạn.
Đất mặn dưới rừng ngập mặn chiếm tỉ lệ 81,75% tổng diện tích tự nhiên. Đất mặn
có thành phần sa cấu nặng (thịt nặng – sét). Đất mặm ven biển dưới rừng ngập mặn chịu
ảnh hưởng của nước biển mặn theo thủy triều tràn vào có hàm lượng NCl cao, tổng muối
hòa tan >1,00% hàm lượng Cl – 0,30 – 0,70%.
Đất mặn ngập triều đang được sử dụng mô hình lâm – ngư kết hợp như:
-

Nuôi tôm kết hợp trồng rừng đước có hệ thống cống rảnh và đê bao điều tiết
nước.

-

Nuôi cua trên đất trồng cây bụi.


-

Nuôi sò huyết trên bãi lầy cửa sông.

13


2.2.1.4 Khí hậu
Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt:
-

mùa mưa từ tháng 5 – tháng 11, có gió mùa Tây Nam, và

-

mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc.

Nhiệt độ bình quân 26,6oC/năm, cao nhất 28,4oC vào tháng 4 và thấp nhất
24,3oC vào tháng 12.
Ẩm độ không khí bình quân 83,7%.
Lượng mưa vào loại trung bình thấp 1525 mm. Số ngày mưa 126 ngày/năm.
Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đền tháng 11) là 85% và cao
nhất tháng 12. Ẩm độ không khí cao trong các ngày có mưa lớn, gió mùa Tây Nam.
Độ ẩm cao nhất từ tháng 8 đến tháng 10 (84% - 94%) và thấp nhất từ tháng
12 đến tháng 3 (65% - 80%).
2.2.1.5 Thủy văn
Ảnh hưởng bởi sông Cổ chiên và Hàm Luông và Biển Đông thủy triều cao
nhất vào tháng 9 đến tháng 10 âm lịch và thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch.
Mạng lưới kênh rạch tự nhiên chằng chịt và thông ra biển như các rạch Doi Đước,
Cây Dừa. Biển Đông có chế độ bán nhật triều. Mỗi ngày có 2 lần thủy triều lên và

xuống vào các ngày đầu và giữa tháng âm lịch.
Chế độ ngập triều và độ mặn của nước là những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng của cây rừng ngập mặn và sản xuất lâm ngư
nghiệp. Hoạt động của thủy triều có tác dụng đem ấu trùng tôm và cải tạo lớp đất
mặt. Chế độ ngập triều bao gồm thời gian hoặc chu kỳ ngập triều và độ sâu ngập có
thể phân biệt theo độ cao của đất kết hợp với tính chất chỉ thị của các loài thực vật
hiện có.

14


2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2.1 Tình hình kinh tế
Diện tích đất tự nhiên toàn Xã là 6.387,42 ha. Trong đó diện tích các loại đất
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Hiện trạng diện tích các loại đất ở xã Thạnh Hải trong năm 2011
STT

Loại đất

Diện tích (ha)

1

Đất nông nghiệp

622,09

2


Đất nuôi trồng thủy sản

3

Đất lâm nghiệp

1.408,5

4

Đất phi nông nghiệp

661,83

5

Đất ở

37,45

6

Đất chuyên dùng

34,02

7

Đất tôn giáo, tín ngưỡng


0,82

8

Đất nghĩa địa

3,98

2.049

Nguồn [2]
Đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và sản xuất
nông nghiệp. Bà con nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, mặc dù trình
độ lao động vẫn còn hạn chế nhưng với tính cần cù, nhạy bén nên trong quá trình
lao động có thể tiếp cận được với khoa học kỹ thuật trong sản xuất, còn lại là hoạt
động thương mại, tiểu thủ công nghiệp và một số nhân khẩu đi lao động ngoài tỉnh.
Hệ thống giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện vận
chuyển, giao lưu hàng hóa, phát triển thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp.
 Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 260 ha. Chủ yếu trồng các loại cây hoa
màu hàng năm như: dưa hấu, sắn, đậu phộng.
 Chăn nuôi
Chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm như: trâu, bò, heo, dê, ngựa, gà. Trong
đó đàn trâu 31 con, đàn bò 695 con, đàn ngựa 10 con, đàn dê 280 con, đàn heo 1000
con, gia cầm 12.000 con.
15


 Thủy sản
Tổng diện tích: 2.172,26 ha. Diện tích tôm rừng 565 ha, diện tích nuôi sò

30ha, diện tích nuôi tôm 1.577,26 ha.
Tổng sản lượng thu hoạch 1.247,6 tấn. Trong đó sú quảng canh 60 tấn, tôm
công nghiệp 300,6 tấn (tôm thẻ 180,6 tấn, sú 120 tấn) cá thiên nhiên 180 tấn, cua 32
tấn, sò 325 tấn.
Khai thác thủy sản: Đánh bắt thủy sản tôm cá các loại 350 tấn.
 Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp là 1.408,5 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ và đặc
dụng ven biển, trồng các loài cây như: đước, mắn, bần, sú, vẹt
 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung trong xã chỉ có hai nhà máy xay lúa và một nhà máy nước đá
phục vụ cho nhu cầu của người dân trong xã.
 Dịch vụ - thương mại
Kinh doanh nhỏ lẻ có 194 hộ, chủ yếu kinh doanh tôm sú giống, mua bán tập
hóa, các điểm mua bán nhỏ lẻ. Trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh
xăng dầu nhìn chung các doanh nghiệp đều sử dụng lao động tại gia đình.
2.2.2.2 Tình hình văn hóa – xã hội
 Dân số
Toàn xã có 2031 hộ, 8.196 nhân khẩu được chia thành 8 ấp, lao động trong
độ tuổi khoảng 4.450 người (trong đó 450 lao động làm việc ngoài địa phương), lao
động nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động.
 Giáo dục và đào tạo
Duy trì và nâng cao chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và THCS,
chống mù chữ, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, huy động 100% học sinh tốt
nghiệp tiểu học vào học lớp 6. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 100%, trong đó có
trên 80% tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 25%, chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học.

16



×