Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐIỀU TRA THỰC VẬT HỌ SAO DẦU (Dipterocarpaceae) VÀ HỌ ĐẬU (Fabaceae) TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT HUYỆN TÂN BIÊN – TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

ĐIỀU TRA THỰC VẬT HỌ SAO DẦU (Dipterocarpaceae) VÀ
HỌ ĐẬU (Fabaceae) TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT
HUYỆN TÂN BIÊN – TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
*****************

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

ĐIỀU TRA THỰC VẬT HỌ SAO DẦU (Dipterocarpaceae) VÀ
HỌ ĐẬU (Fabaceae) TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT
HUYỆN TÂN BIÊN – TỈNH TÂY NINH

Ngành: Lâm Nghiệp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình
của cơ quan, quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
- Ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng tôi để tôi có được như ngày hôm
nay.
- Quý Thầy Cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy
Cô khoa Lâm nghiệp nói chung và bộ môn Lâm Sinh đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện
khóa luận này.
- Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy ThS. Phan Minh Xuân đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
- Ban giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát huyện Tân Biên, tỉnh Tây
Ninh. Các chú, các anh công tác tại các chốt, các trạm trong Vườn quốc gia đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành
khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thị Cẩm Nhung

ii 
 


TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra thực vật họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu
(Fabaceae) tại Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát – huyện Tân Biên – tỉnh Tây Ninh” được
tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.
Dựa vào phương pháp điều tra theo tuyến, đề tài tập trung vào giải quyết các
vấn đề: Điều tra thực vật họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae) xuất
hiện ở khu vực nghiên cứu cũng như mô tả chi tiết, ghi hình ảnh về thân, lá, hoa quả
(nếu có), vỏ cây, thịt vỏ, thịt gỗ,…
Các kết quả chính thu được của đề tài:
- Họ Sao Dầu điều tra được 10 loài thuộc 5 chi, trong đó chi Vên vên có 1 loài
cây Vên vên (Anisoptera costata Karth); chi Dầu có 5 loài: Dầu rái (Dipterocarpus
alatus Roxb), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Dầu trà beng
(Dipterocarpus obtusifolius Teijsm), Dầu mít (Dipterocarpus costatus Gaertn), Dầu
lông (Dipterocarpus intricatus Dyer); chi Sao có 1 loài cây Sao đen (Hopea odorata
Roxb); chi Sến có 2 loài: Sến mủ (Shorea roxpurghii G. Don), Chò chai (Shorea guiso
(Blco) Blume); chi Làu táu có 1 loài cây Táu trắng (Vatica odorata Sym subsp
odorata).
- Họ Đậu điều tra được 6 loài thuộc 3 họ phụ, trong đó họ phụ Trinh nữ có 1
loài cây là Căm xe (Xylia xylocarpa (Roxb) Taubert); họ phụ Vang có 3 loài: Lim xẹt
(Peltophorum dasyrrachis (Miq) Kurz), Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre), Gõ
mật (Sindora siamensis Teysm ex Miq var siamensis); họ phụ Đậu có 2 loài: Trắc
(Dalbergia cochinchinensis Pierre), Điên điển (Sesbania sesban (L) Merr).
- Thiết lập được bảng tra cho các loài cây thuộc họ Sao Dầu và họ Đậu để thuận

lợi cho việc tra cứu tại khu vực.

iii 
 


ABSTRACT
Subject: "Investigation on Dipterocarpaceae and Fabaceae plants in the Lo Go
- Xa Mat National Park - Tan Bien district - Tay Ninh province" was conducted from
February to June, 2012. Based on survey in line methods, subjects focus on solving the
problem:
- The number of Dipterocarp family and Fabaceae appears in this area as well
as detailed descriptions, recorded images of stems, leaves, fruits (if any), bark, shell
trunk, wood color, ... The main results was showed: In this area have 10 species
belonging to 5 branchs, include: Anisoptera costata Karth; Dipterocarpus alatus
Roxb.; Dipterocarpus dyeri Pierre; Dipterocarpus obtusifolius Teijsm; Dipterocarpus
costatus Gaertn; Dipterocarpus intricatus Dyer; Hopea odorata Roxb.; Shorea
roxvburghii G. Don; Shorea guiso (Blco) Blume; Vatica odorata subsp Sym odorata.
- The number of Fabaceae are six species belonging to three sub_family:
Mimosoideae: Xylia xylocarpa (Roxb.) Taubert;

Caesalpinioideae: Peltophorum

dasyrrachis (Miq.) Kurz, Dialium cochinchinensis Pierre, Sindora siamensis var
siamensis Miq. ex Teysm; and Faboideae: Dalbergia cochinchinensis Pierre, Sesbania
sesban (L.) Merr.
- Each species which were show all photographs in this study.
- Establising a founding table in this area which is very comfort to check
species following two family: Dipterocarpaceae and Fabaceae.


iv 
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
Danh sách các hình ....................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2.: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............. 3
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 3
2.1.1. Địa hình ...................................................................................................... 3
2.1.2. Địa chất ........................................................................................................ 4
2.1.3. Thổ nhưỡng .................................................................................................. 5
2.1.4. Khí hậu ......................................................................................................... 6
2.1.5. Thủy văn ...................................................................................................... 6
2.1.6. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 7
2.1.7. Tình hình kinh tế - xã hội........................................................................... 11
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 12
2.2.1. Họ Sao Dầu ................................................................................................ 12
2.2.2. Họ Đậu ....................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

.................. 16


3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 16

 


3.2.1. Phần ngoại nghiệp ................................................................................... 16
3.2.2. Phần nội nghiệp ....................................................................................... 17
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 18
4.1. Những loài cây thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) phân bố ở khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................................ 18
4.2. Những loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) phân bố ở khu vực nghiên cứu............ 35
4.3. Bảng tra những loài cây họ Sao Dầu và họ Đậu..................................................... 44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 47
5.1. Kết luận................................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 49

vi 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

01


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

02

LGXM

Lò Gò Xa Mát

03

S

Sông

04

TP

Thành phố

05

VQG

Vườn quốc gia

vii 

 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thống kê dân số thuộc VQG LGXM ............................................................ 11
Bảng 2.2 Thống kê lao động theo ngành nghề các xã có liên quan VQG LGXM ....... 12
Bảng 4.1 Bảng các chi trong họ Sao Dầu tại khu vực nghiên cứu................................ 18
Bảng 4.2 Danh lục các loài cây họ Sao Dầu được phát hiện ở khu vực nghiên cứu .... 19
Bảng 4.3 Danh lục các loài cây họ Đậu được phát hiện ở khu vực nghiên cứu ........... 35

viii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mặt cắt địa hình hướng Bắc – Nam ................................................................4
Hình 4.1 Ảnh chụp cây Vên vên tại VQG Lò Gò Xa Mát...........................................21
Hình 4.2 Ảnh chụp cây Dầu rái tại VQG Lò Gò Xa Mát ............................................23
Hình 4.3 Ảnh chụp cây Dầu song nàng tại VQG Lò Gò Xa Mát

............................24

Hình 4.4 Ảnh chụp cây Dầu trà beng tại VQG Lò Gò Xa Mát

............................26

Hình 4.5 Ảnh chụp cây Dầu mít tại VQG Lò Gò Xa Mát ...........................................27
Hình 4.6 Ảnh chụp cây Dầu lông tại VQG Lò Gò Xa Mát .........................................29

Hình 4.7 Ảnh chụp cây Sao đen tại VQG Lò Gò Xa Mát ...........................................30
Hình 4.8 Ảnh chụp cây Sến mủ tại VQG Lò Gò Xa Mát ............................................32
Hình 4.9 Mẫu chụp cây Chò chai tại VQG Lò Gò Xa Mát .........................................33
Hình 4.10 Ảnh cây Táu trắng tại VQG Lò Gò Xa Mát ...............................................35
Hình 4.11 Ảnh chụp cây Căm xe tại VQG Lò Gò Xa Mát ..........................................37
Hình 4.12 Ảnh cây Lim vàng tại VQG Lò Gò Xa Mát ...............................................38
Hình 4.13 Ảnh cây Xoay tại VQG Lò Gò Xa Mát

...............................................40

Hình 4.14 Ảnh cây Gõ mật tại VQG Lò Gò Xa Mát ...................................................41
Hình 4.15 Ảnh cây Trắc tại VQG Lò Gò Xa Mát .......................................................43
Hình 4.16 Ảnh chụp cây Điên điển tại VQG Lò Gò Xa Mát ......................................44

ix 
 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho con
người, rừng hình thành hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi cho xã hội thông qua các chức
năng của nó, rừng tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần và vật chất đối với sự hình
thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Ngày nay, dưới sức ép của sự gia tăng dân số, nhất là ở các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam, diện tích rừng ngày càng thu hẹp và chất lượng rừng suy
giảm, nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng tồn tại và phát triển được trong tình hình hiện
nay thì việc xây dựng các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn là rất quan trọng để có thể bảo
tồn được tài nguyên động thực vật, mẫu chuẩn hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen quý
giá. Đứng trước tình hình đó, tỉnh Tây Ninh quyết định thành lập Vườn quốc gia Lò

Gò Xa Mát để thực hiện mục tiêu quản lý và bảo vệ, sử dụng hiệu quả vốn rừng hiện
còn, trên cơ sở đảm bảo, duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng bền vững góp phần cải
tạo môi trường, phòng thủ tuyến biên giới, bước đầu ổn định và nâng cao đời sống
nhân dân trong vùng, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Để thực hiện tốt mục tiêu về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng thì
cần thiết phải nắm được các họ thực vật đang sinh trưởng phát triển ở Vườn quốc gia.
Việc điều tra họ thực vật biết được sự phân bố, thích ứng, tiềm năng phát triển và giá
trị của chúng. Ngoài ra còn biết được sự phức tạp của hệ thực vật rừng.
Xuất phát từ thực tế trên và trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp,
được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp và được sự hướng dẫn của Thầy ThS.
Phan Minh Xuân tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thực vật họ Sao Dầu
(Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae) tại Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát huyện Tân Biên - tỉnh Tây Ninh”. Với hy vọng kết quả đạt được của khóa luận

 


sẽ góp một phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác điều tra họ thực
vật nói chung, họ Dầu và họ Đậu nói riêng vào công tác xây dựng các kế hoạch
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát tỉnh Tây Ninh
trong tương lai, vì bên cạnh các họ thực vật có kích thước gỗ lớn, có giá trị kinh
tế thì họ Sao Dầu và họ Đậu tham gia vào với đa số cũng là cây gỗ lớn, có giá trị
kinh tế cao. Ngoài ra, những loài cây nằm trong hai họ này đều xuất hiện trong
những kiểu rừng khác nhau. Tuy Vườn quốc gia có thể đã thống kê các loài cây
trong hai họ Dầu và họ Đậu tại khu vực nhưng cùng một loài cây thì khi sinh
trưởng phát triển ở những dạng lập địa khác nhau chúng sẽ biểu thị hình thái và
kích thước khác nhau, bên cạnh đó số lượng cá thể cũng như số loài tại khu vực
có thể nhiều nhưng phạm vi một khóa luận chúng tôi chỉ điều tra cây thân gỗ (nhỏ,
trung bình và lớn) đó cũng là những lý do tôi thực hiện khóa luận này.
Do thời gian thực hiện khóa luận và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
khỏi những sai xót, kính mong nhận được những chỉ dẫn, góp ý của Thầy Cô trong

Khoa Lâm nghiệp và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.


 


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Địa hình
Tây Ninh thuộc khu vực chuyển tiếp địa hình giữa đồng bằng bậc thềm cao
Đông Nam Bộ và đồng bằng thấp trũng ĐBSCL và địa hình cao hơn nữa là địa hình
bán bình nguyên đất đỏ Bazan. Với đặc điểm địa hình đồng bằng cao không bị ngập
nước mùa mưa như ĐBSCL hoặc chỉ có ngập cục bộ theo vi địa hình và ngập ven bãi
bồi sông ở các đoạn hạ lưu thuộc Vàm Cỏ Đông. Vì địa hình thay đổi ở phạm vi nhỏ
do quá trình san bằng tích tụ bề mặt tạo trũng cục bộ trên bề mặt thềm phù sa cổ. Địa
hình dốc từ phía Bắc xuống phía Nam và Đông Nam hướng về sông Vàm Cỏ Đông.
Trên phạm vi rộng hơn thì hướng dốc địa hình hướng từ Campuchia dốc dần về sông
Vàm Cỏ Đông.
Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi trong
khoảng 5 – 20 m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25 m so với mực
nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1 – 5 độ do vậy VQG có địa hình gần như
bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân chia địa hình
cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò hình
thành các trảng và bàu nước ngập nước trong mùa mưa.
Nhìn chung, VQG LGXM nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội sinh ổn
định nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp.



 


Hình 2.1: Mặt cắt địa hình hướng Bắc – Nam
2.1.2 Địa chất
Cấu trúc địa chất tỉnh Tây Ninh hiện tại có vị trí tiếp giáp giữa rìa Tây Nam của
địa khối Kon Tum và bồn trũng Cửu Long – Côn Sơn. Các thành tạo địa chất của cả
tỉnh bao gồm trầm tích đệ tứ và phun trào Permie muộn. Tại khu vực Lò Gò Xa Mát,
các thành tạo địa chất mới nhất chỉ có thành tạo tuổi Holocene, gồm các trầm tích
sông, sông đầm lầy và trầm tích sông biển.
Đánh giá chung thì khu vực LGXM có nguồn gốc địa chất đơn giản. Phân tích
chi tiết hơn thì nền địa chất tại khu vực VQG LGXM thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi
Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ, trầm
tích sông và đầm lầy, không có trầm tích trung thuộc trầm tích biển tại khu vực này.
Các hoạt động kiến tạo tại khu vực này đã diễn ra từ thời cổ xưa và đã ổn định.
Các đứt gãy địa chất có thể xác định trong khu vực VQG tương ứng là đứt gãy Vàm
Cỏ Đông, Xa Mát – sông Sài Gòn.
Các thành tạo địa chất thuộc trầm tích Đệ Tứ trong khu vực LGXM như sau (từ
tuổi cổ đến trẻ):
- Trầm tích Pleistocene thượng, tầng trên: trầm tích sông với các thành phần sỏi,
cát, bột, sét chiếm phần lớn diện tích của VQG.
- Trầm tích Holocene hạ – trung: thuộc trầm tích sông với các thành phần cuội
sỏi, cát, bột sét. Phân bố chủ yếu dọc lưu vực sông Vàm Cỏ.
- Trầm tích Holocene thượng phần dưới: thuộc trầm tích sông – đầm lầy, thành
phần vật liệu bột, sét, di tích thực vật, than bùn. Phân bố tại các địa hình thấp trũng
hoặc các trũng đầm lầy hóa có độ cao địa hình tại chỗ chênh lệch 0,5 – 1 m. Với thành
phần chủ yếu là bùn nhão, mềm bở, sét chiếm ưu thế.

 



- Trầm tích Holocene thượng phần trên: thành phần cát sét, bột sét, di tích thực
vật ở khu vực thuộc trầm tích sông. Phân bố dọc lưu vực các suối nhỏ như Đa Ha.
2.1.3 Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối
Laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa mạo
san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác trong
VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong thềm cổ.
Việc xuất hiện các khối Laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết quả tích tụ
oxyt sắt – nhôm. Phân bố của các khối Laterit này thấy xuất hiện tại các trảng, bàu có
địa hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được gây ngập một
khoảng thời gian trong mùa mưa.
- Đất phù sa cổ (Đất xám điển hình): Phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm phần
lớn diện tích VQG. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, phân tích thành
phần cơ giới cho thấy cấp hạt cát chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt cho đến độ
sâu 60 cm. Khả năng giữ nước kém. Tầng đất dày (>100 cm), đất chua và có hàm
lượng mùn thấp. Phân bố trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất
này còn rừng che phủ nên khả năng thoái hoá chưa trầm trọng.
- Đất phù sa sông suối (Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng): chiếm khoảng 20%
diện tích. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi
thấp, bát úp. Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe,... Đất có thành phần cơ
giới cát pha thịt nhẹ. Tầng đất sâu (>100 cm), hơi chua (pH=4,0 – 4,5).
- Đất phù sa có tầng Laterit: đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn
giữa hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp
hoặc không có thực vật che phủ, các khối Laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt.
- Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm diện tích ít nhất trong các loại đất), chủ
yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà
Điếc,... Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng. Đất
chua, nghèo dinh dưỡng. Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên.



 


2.1.4 Khí hậu
Tây Ninh hay cả Nam Bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt.
Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300 mm/năm đến khoảng 1.900 mm/năm, có những
năm lượng mưa đạt trên 2.000 mm (có thể tới 2300 mm), phân bố không đều giữa các
tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6
tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên 100 mm).
Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25-270C, nhiệt độ trung
bình năm xấp xỉ 270C và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao. Giữa hai tháng liền
nhau thì chênh lệch dưới 10C (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,50C (các tháng mùa
khô). Do không có dao động lớn về nhiệt độ nên xét về yếu tố nhiệt thì tại khu vực
Tây Ninh không có phân mùa rõ rệt. Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ trong ngày thì
khá cao, ngoài yếu tố bức xạ mặt trời thì do khu vực cách xa biển (độ quãng cách
biển 180 km). Đồng thời nền địa chất và đất nên đã góp phần làm dao động nhiệt
trong ngày tăng cao tuy không khắc nghiệt như những khu vực khác trong vùng
Đông Nam Bộ như Bình Phước.
Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa
năm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa. Trong mùa mưa lượng bốc hơi
thường thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi tăng
cao hơn lượng mưa. Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100 mm kéo dài 5 – 6 tháng
(tháng 12, 1, 2, 3 và 4).
Các đặc trưng khí hậu:
- Lượng mưa trung bình/năm: 1.800 mm.
- Nhiệt độ trung bình/năm: 26,90C.
- Bốc hơi nước trung bình/năm: 1.100 – 1.200 mm.
2.1.5 Thủy văn
Nước bề mặt - Sông suối:

Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia cắt
địa hình không cao.
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ

 


có nước vào mùa mưa.
- Sông Vàm Cỏ Đông: xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây
khu rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam – Campuchia. Đoạn chảy qua khu
rừng dài khoảng 20 km, lòng sông rộng 10 – 20 m, có nơi mở rộng đến 50 m,
chảy uốn lượn và cắt vào thềm phù sa cổ. Sông có nước ngọt quanh năm nhưng
không thuận tiện cho giao thông.
- Suối Đa Ha – Xa Mát: cũng xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía
Đông Bắc – Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối Mẹt
Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Xa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Suối có nước
quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn ngoèo nên các phương tiện giao thông đường
thủy không đi lại được.
Ngoài ra, còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như: suối Mẹc Nu (xuất
phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào
mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha), suối Tà Nốt,
suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô).
Nước ngầm:
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 – 5 m ở
các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho
nước phục vụ sản xuất (140 – 240 m3/ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa
mới có chất lượng không ổn định và bi chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích.
2.1.6 Tài nguyên thiên nhiên
Sinh cảnh của VQG LGXM mang tính chất đặc trung của các sinh cảnh chuyển
tiếp giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có các

quần thể cây họ Dầu đặc trưng của miền Đông Nam Bộ, rừng khộp của Tây Nguyên,
quần thể Tràm và sinh cảnh đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long. Do đa dạng
về sinh cảnh nên tính đa dạng sinh học rất cao đã được các nhà khoa học xác định sơ
bộ và đang được nghiên cứu thêm.


 


2.1.6.1 Hệ thực vật
Về hệ thực vật rừng, bước đầu bước đầu đã thống kê được 694 loài thuộc 5
ngành, 60 bộ, 115 họ và 395 chi.
Các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế gồm có Dầu rái
(Dipterocarpus alatus), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Dầu lông (Dipterocarpus
intricatus), Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Dầu mít (Dipterocarpus
costatus), Vên vên (Anisoptera costata), Sao đen (Hopea odorata), Sến (Shorea
cochinchinensis),... Đây là những cây gỗ lớn với chiều cao có thể trên 40 m, đường kính
nhiều cây cao trên 2 m.
Các kiểu thảm thực vật chính:
- Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa.
- Kiểu rừng Sao Dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa: trên nền đất
Ferralite nông và trên nền đất ferralite sâu.
- Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế họ
Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và Tràm (Melaleuca).
- Kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế Tràm và cây bụi gai (Randia).
- Trảng cỏ ngập nước theo mùa.
- Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối.
Tất cả các kiểu thảm thực vật tại VQG LGXM được hình thành trên đất cát phù
sa có tầng ferralite mỏng hoặc dày, đặc trưng bởi cấu trúc loài tương ứng.
2.1.6.2 Hệ động vật

a. Thú
Đã ghi nhận được 29 loài thú của 7 bộ: bộ ăn Sâu bọ (Insectivora), bộ Dơi
(Chiroptera), bộ Linh trưởng (Primates), bộ Móng guốc chẵn (Acctiodactyla), bộ Ăn
thịt (Carnivora), bộ Gặm nhấm (Codentia), bộ Thỏ (Lagomorpha) ở những cấp độ dữ
liệu khác nhau.
b. Bò sát
Có 56 loài bò sát, các loài bò sát thuộc về 2 bộ. Trong đó, bộ có vảy
(Squamata) có số loài chiếm đến 92,9%. Có thể nói Bò sát ở đây rất đa dạng về các

 


họ với tổng số ghi với 7 loài, chiếm 12,5% số loài trong khu vực. Có 7 họ chỉ có một
loài duy nhất là: Lacertidae, Boidae, Acrochoridae, Cyclindrophidae, Xenopeltidae,
Testudinidae và Trionychidae.
Bò sát VQG có 40 giống (chiếm 30,0% số giống cả nước) nhưng 92,7% số
giống chỉ có 1 – 2 loài. Gồm 3 loài: Mabuya, Boiga và Enhydris.
c. Côn trùng
VQG LGXM đã định danh được 128 Taxa côn trùng trong đó có:
1.Bộ Lepidoptera, 9 họ, 87 taxa.
2.Bộ Odonata, 5 họ, 22 taxa.
3.Bộ Coleoptera, 4 họ, 7 taxa.
4.Bộ Hemiptera, 2 họ, 3 taxa.
5.Bộ Mantodea, 1 họ, 1 taxa.
6.Bộ Neuroptera, 1 họ, 1 taxa.
7.Bộ Orthoptera, 3 họ, 4 taxa.
8.Bộ Hymenoptera, 2 họ, 2 taxa.
9.Bộ Heteroptera, 1 họ, 1 taxa.
d. Cá
Khu hệ cá VQG LGXM là một phần trong khu hệ cá của đồng bằng sông Cửu

Long và mang đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu của hệ thống sông Mê Công với
88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ.
Trong 10 bộ cá được xác định tại VQG LGXM bộ cá Chép (Cybriniformes)
chiếm số lượng nhiều nhất có 40 loài chiếm 46% tổng số của các loài; đứng thứ 2 là bộ
cá Nheo (Siluriformes) có 17 loài, chiếm 20%; đứng thứ 3 là bộ cá Vược
(Perciformes) có 16 loài, chiếm 18%; đứng thứ 4 là bộ Mang liền (Synbranchiformes)
có 5 loài, chiếm 6%; đứng thứ 5 là bộ cá Kìm (Beloniformes) có 3 loài, chiếm 3%; kế
đến là 2 bộ cá Trích (Clupeiformes) và bộ cá Nóc (Tetraodontiformes), mỗi bộ có 2
loài, chiếm 2%; 3 bộ còn lại gồm: bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ
Gasterosteiformes và bộ cá Bơn (Pleuronectiformes), mỗi bộ có loài, chiếm 1%.


 


e. Lưỡng cư
Đã xác định được ếch nhái ở VQG LGXM gồm 23 loài thuộc 2 bộ, 6 họ và 15
giống, trong đó 22/23 loài có mẫu vật đối chứng.
Với tỷ lệ 13,2% loài ếch nhái so với cả nước, đây là tỷ lệ khá cao đối với một
khu vực nhỏ và ít đa dạng về môi trường sống như VQG LGXM. Các loài ếch nhái
phân bố phụ thuộc rất nhiều vào độ cao, vĩ độ, độ ẩm và môi trường sống.
Ếch nhái ở VQG LGXM là những loài sống rất thích hợp ở độ cao thấp và thích
nghi tốt với điều kiện sống chịu sự tác động của con người. Phần lớn chúng thuộc về
họ Nhái bầu (Microhylidae) như Ễnh ương đốm (Calluella guttulata), Cóc đốm
(Kalophrynus interlineatus), Ễnh ương nâu (Kaluola baleata).
Với 15 giống, chiếm 32,6% số giống của cả nước, giống Nhái bầu (Microlyla)
được coi là chiếm ưu thế với 8 loài (bằng 4,6% số loài của cả nước). Các giống còn lại
chỉ có 1 – 2 loài.
Họ ếch nhái ở VQG LGXM có 6 họ, chiếm 60% so với cả nước. Trong đó,
chiếm ưu thế là họ Nhái bầu (Microhylidae) với 11 loài (bằng 6,3% số loài so với cả

nước). Họ Ếch nhái chính thức (Dicrogrossidae) có 4 loài, chiếm 2,3% số loài so với
cả nước. Họ Ếch giun (Ichthyophidae) chỉ mới tìm thấy 1 loài. Ở đây có rất nhiều
vùng đất ngập nước theo mùa và ngập quanh năm, đây là điều kiện thích hợp cho
những loài ếch nhái sinh sống. Mặc dù VQG LGXM có diện tích không lớn, địa hình
thấp và bằng phẳng nhưng có đa dạng sinh học về ếch nhái khá cao, chiếm 13,2% số
loài trong cả nước.
f. Chim
Tổng số loài ghi nhận được tại VQG trong các đợt khảo sát vừa qua là 149 loài
thuộc 15 bộ và 40 họ. Những họ có số lượng cao là Quạ (Corvidae) 21 loài, họ Chim
chích (Sylviidae) 16 loài, họ Gõ kiến (Picidae) 9 loài, họ Hút mật (Nectariniidae) 9
loài. Ngoài những loài đã ghi nhận được trong các đợt khảo sát bằng các danh sách
Mackinnon List, chúng tôi còn ghi nhận thêm 8 loài khác.
Trong 149 loài chim ghi nhận được có 3 loài quý hiếm ghi nhận trong sách đỏ
Việt Nam và thế giới đó là Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Già đẫy Java (Leptoptilos
10 
 


javannicus), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus).
2.1.7 Tình hình kinh tế - xã hội
Dân số 3 xã Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp dân cư tập trung chủ yếu theo các
trục 20, 22, 13 lộ từ Hòa Hiệp vào trung tâm các xã. Trong địa phận của VQG chỉ có
một số hộ tạm trú theo lộ 791, đường ranh giới nông lâm và khu vực trảng Bà Điếc (21
họ). (Theo tài liệu của phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II – VQG LGXM và thông
tin từ các xã).
- Tổng số hộ: 4.277 hộ.
- Nhân khẩu: 16.276 (trong đó: nam: 8.715, nữ: 7.561).
- Thành phần dân tộc: Kinh (98,8%), Khơ me và các dân tộc khác (1,2%).
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,6% và cơ học là 3,6%. Tỷ lệ tăng
cơ học cao nhất là của xã Tân Bình (5,6%), là những lo ngại trong việc bảo tồn.

Bảng 2.1: Thống kê dân số thuộc VQG LGXM
Hạng mục

Tổng cộng

Tân Bình

Hòa Hiệp

Tân Lập

Hộ (hộ)

4.277

850

1.117

1.604

Nhân khẩu (người)

16.276

3.992

5.342

6.942


Nam (người)

8.715

2.195

2.940

3.580

Nữ (người)

7.561

1.797

2.402

3.362

Mật độ dân số
(ng/km2)

37

23

60


41

Diện tích xã (ha)

43.051

17.301

8.854

16.896

Thu nhập bình quân
(triệu/người/năm)

3,5

4,5

- Lao động: có 8.129 lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất, được thống
kê như sau:

11 
 


Tỷ lệ lao động theo ngành nghề:
+ Lao động nông nghiệp: 81,2%
+ Lao động lâm nghiệp: 1,0%
+ Lao động dịch vụ, thương mại: 6,4%

+ Lao động khác: 11,4%
Bảng 2.2: Thống kê lao động theo ngành nghề
các xã có liên quan VQG LGXM
Loại lao động

Tổng cộng

Tân Bình

Hòa Hiệp

Tân Lập

8.129

1.916

2.604

3.609

Nông nghiệp

6.605

1.628

2.451

2.526


Lâm nghiệp

112

33

23

56

Dịch vụ - thương mại

520

172

130

218

Khác

892

83

0

809


2.2 Đối tượng nghiên cứu
Với tên đề tài đã xác định, khóa luận tiến hành nghiên cứu đối với các loài cây
thuộc họ Sao Dầu và họ Đậu thông qua việc tìm hiểu và phân tích hình thái của chúng.
2.2.1 Họ Sao Dầu
Ngành Ngọc Lan:

Magnoliophyta

Lớp Ngọc Lan:

Magnoliopsida

Phân lớp Sổ:

Dilleniidae

Bộ Chè:

Theales

Họ Sao Dầu:

Dipterocarpaceae

2.2.1.1 Đặc điểm sinh thái và phân bố
Họ Sao Dầu hay còn gọi là họ Quả hai cánh có danh pháp khoa học là
Dipterocarpaceae là một họ lớn trên thế giới có 17 chi và 580 – 680 loài chủ yếu là
cây gỗ lớn, phân bố ở các rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp. Họ này được chia thành
ba phân họ:


12 
 


+ Monotoideae: 3 chi, 30 loài
+ Pakaraimoideae: Chứa 1 loài duy nhất là Pakaraimaea roraimae
+ Dipterocarpoideae: Phân họ lớn nhất, chứa 13 chi và 470 – 650 loài, được
chia thành 2 tông: Dipterocarpaceae có 8 chi và Shorea có 5 chi.
Trong họ Sao Dầu phần lớn là cây gỗ lớn và trong thân thường có nhựa dầu. Lá
mọc cách, đơn nguyên, có khi có răng cưa, lá kèm sớm rụng. Hoa đơn, lưỡng tính,
đều. Đài có 5 thùy lợp, hợp ở gốc và ống đài thường dính với bầu, các lá đài thường
đồng trưởng, sau thành cánh ở quả nhất là hai cánh lớn. Cánh hoa 5, vặn. Nhị thường
nhiều hơn 15, đôi khi 5, thường rời nhau. Bầu thường có 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả
không mở hoặc mở chậm bởi 3 van, bao bởi đài hoa đồng trưởng thành 2, 3 hay 5
cánh. Hạt thường đơn độc không có phôi nhũ, lá mầm thường gấp nếp.
Các loài cây thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) có phân bố ở các nước
thuộc bán đảo Đông Dương và khắp Việt Nam, những Taxon này phân bố ở Việt Nam
từ độ cao dưới 1200 m ở miền Nam và 600 m ở miền Bắc so với mực nước biển. Nhìn
chung các Taxon trong họ Sao Dầu phân bố phổ biến ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên trở vào đến đảo Phú Quốc.
2.2.1.2 Công dụng và giá trị kinh tế
Những loài cây thuộc họ Sao Dầu hầu hết đều có giá trị kinh tế cao, dễ gieo
ươm và trồng rừng, có thể trồng xen dặm trong các rừng tự nhiên, trồng rừng thuần
loài hay các rừng hỗn loài. Chúng có thể cho sản lượng, công dụng về gỗ cao và các
chất nhựa dầu.
Tùy theo các loài cây khác nhau trong họ mà chúng có công dụng khác nhau, đa
số chúng có chung công dụng: dùng trong các công trình xây dựng, thủy lợi, đóng tàu,
xẻ ván, làm đồ gia dụng,… Riêng các chi như chi Sao, chi Sến, chi Làu táu thường có
các loài giá trị cao, gỗ cứng, nặng, không mối mọt, dễ uốn, chịu được va chạm. Ngoài

ra chúng có thể cho nhựa dầu, tập trung nhiều nhất ở chi Dipterocarpus, chi Shorea và
một số loài ở chi Hopea, chi Anisoptera và chi Vatica. Các chi này có vỏ khi chích vào
sẽ chảy ra một chất nhựa dầu gọi là dầu gỗ. Nếu để cho chất lỏng ấy lắng lại thì nó sẽ
tách thành hai phần, một là đóng lại ở phía dưới và hai là chất dầu có tỷ trọng thấp hơn
13 
 


nổi lên trên. Nhựa cây có thể làm nguyên liệu rất tốt cho ngành sơn, vecni,… Ngoài ra
còn làm thuốc, cho hương liệu, làm cây che bóng,…
Việc trích nhựa dầu được tiến hành quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa khô.
Muốn lấy nhựa, người ta đục một lỗ sâu như tổ chim cách mặt đất 1 m, sau đó đốt lửa
trong lỗ ấy để kích thích cây chảy nhựa nhanh và thu vào những bình hay lọ riêng. Một
cây trưởng thành khi khai thác nhựa như trên có thể cho 80 lít dầu và có thể khai thác
liên tục trong 6 năm.
2.2.2 Họ Đậu
Ngành Ngọc Lan:

Magnoliophyta

Lớp Ngọc Lan:

Magoliopsida

Phân lớp Hoa Hồng:

Rosidae

Bộ Đậu:


Fabales

Họ Đậu:

Fabaceae

2.2.2.1 Đặc điểm sinh thái và phân bố
Họ Đậu (Fabaceae) là một trong những họ quan trọng cho nhiều loài gỗ quý,
cây gỗ, cây bụi, dây leo. Lá kép lông chim (có khi lá đơn) từ 2 – 3 lá chét đến lá kép
nhiều lần, bao giờ cũng có lá kèm. Hoa đều đối xứng hai bên, cánh hoa rời hoặc dính
một phần, lợp hay van, nhị nhiều đến ít rời hay dính lại theo nhiều cách khác nhau,
thường 2 bó, lá noãn đơn độc, bầu trên. Quả thường là quả đậu mở hay không, đôi khi
hạt hoặc quả có cánh hạt.
Trên thế giới họ Đậu có tới 710 chi với 17600 loài. Phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta có 134 chi với hơn 630 loài. Họ Đậu được chia
làm 3 họ phụ:
+ Họ phụ Trinh nữ: Mimosoideae
Thân đa dạng, từ thân cỏ, dây leo đến cây gỗ lớn, số ít loài cây có gai. Lá kép
lông chim 2 lần, lá thường cử động được. Hoa tự đầu trạng hay tự bông, đài 4 – 5 tràng
xếp liền, nhị nhiều và rời, chỉ nhị dài, bao phấn nhỏ. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
Ở nước ta có trên 10 chi.

14 
 


+ Họ phụ Vang: Caesalpinioideae
Thân đa dạng, gỗ lớn, nhỏ đến cây bụi, dây leo. Lá đôi khi có thêm gai. Lá kép
lông chim 1 – 2 lần, lá chét mọc đối hoặc cách, đôi khi có lá kép 2 lá chét, có lá kèm
sớm rụng. Hoa tự chùm, chùm viên chùy, tự ngù. Hoa không đều, lưỡng tính, mẫu 5.

Đài hợp gốc xẻ 4 thùy xếp lợp hay liền, tràng 4 – 5 có khi 6 hoặc 4 – 3 – 1 hoặc không
có. Tiền khai hoa thìa, nhị 10 hoặc ít hơn rời hay hợp gốc, bao phấn mở lỗ. Quả giáp
nứt hoặc không, đôi khi hai bên mép dẹt ra dạng cánh. Hạt có nhiều phôi nhũ. Phân bố
chủ yếu ở Châu Á, Việt Nam có 19 chi với hơn 100 loài.
+ Họ phụ Đậu: Faboideae
Thân đa dạng, gỗ lớn, nhỏ đến cây bụi, dây leo. Lá kép lông chim 1 lần lẻ
hoặc lá kép 3 lá chét, luôn có lá kèm thường sống dai. Hoa lưỡng tính không đều, đài
5 hợp gốc xẻ 4 – 5 thùy tràng không đều nhau. Tiền khai hoa cờ. Nhị 10 rời hay hợp
thành 1 đến 2 bó (9 + 1) hoặc (5 + 5), bao phấn 2 ô mở dọc hay mở lỗ. Bầu trên một
đến nhiều lá noãn. Quả giáp thường tự nứt. Phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới Châu Á.
Nước ta ước tính có khoảng 50 chi, hầu hết là cây thực phẩm, dầu, tinh bột và có
nhiều loài cho gỗ quý.
2.2.2.2 Công dụng và giá trị kinh tế
Họ Đậu là một trong những họ có nhiều cây cho gỗ quý, có giá trị kinh tế cao.
Đây là họ có phần lớn cây đa tác dụng: cung cấp gỗ có giá trị, tanin, nhựa, thuốc
nhuộm và cải tạo đất.
Một đặc trưng nổi bật của họ Đậu là cho nhiều loài có vi khuẩn cố định đạm tại
các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt
rễ (Rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành
các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH4+). Hoạt động này được gọi là
cố định đạm. Cây họ Đậu trong vai trò của cây chủ còn vi khuẩn nốt rễ trong vai trò
của nhà cung cấp nitrat có ích tạo ra một quan hệ cộng sinh.

15 
 


×