Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI THÔN BẢN PHẨY XÃ XIÊNG MY HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.03 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ NGÂN

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC
VÀO TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI THÔN BẢN PHẨY XÃ
XIÊNG MY HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ NGÂN

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC
VÀO TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI THÔN BẢN PHẨY XÃ
XIÊNG MY HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

Chuyên Ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn:TS. LA VĨNH HẢI HÀ



Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Thầy TS. La Vĩnh Hải Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
viết khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt bốn năm đại học. Với
vốn kiến thức có được trong suốt quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá
trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã luôn giúp đỡ em trong lúc khó khăn.
Cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại xã Xiêng My, và phòng Nông nghiệp và phát triển
Nông Thôn huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình thu thập số liệu.
Con xin cảm ơn gia đình thân yêu đã dạy dỗ, nuôi dưỡng con khôn lớn và
động viên con rất nhiều trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe. Đồng kính chúc
các cô, chú, anh, chị tại xã Xiêng My và Phòng Nông Nghiệp huyện Tương Dương
tỉnh Nghệ An thành công hơn nữa trong công việc.

Sinh viên
Nguyễn Thị Ngân

i



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên rừng” được tiến hành tại thôn bản Phẩy xã Xiêng My huyện
Tương Dương tỉnh Nghệ An. Thời gian từ ngày 14/2/2012 đến ngày 14/3/2012 dưới
sự hướng dẫn của Thầy TS. La Vĩnh Hải Hà.
Đề tài này nhằm xác định các nguồn lực sinh kế của người dân. Phân tích
sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng của người dân. Phân tích được nguồn thu
nhập từ các hoạt động sinh kế như nông nghiệp, lâm nghiệp và phi lâm nghiệp theo
từng nhóm hộ nghèo, trung bình và khá.
Kết quả điều tra cho thấy: Tình hình dân số tại thôn bản Phẩy bình quân là
4,5 người / hộ đối với hộ khá; 4,7 người/hộ đối với hộ trung bình và 4,5 người/hộ
đối với nghèo. Nguồn lao động tại thôn tương đối dồi dào với cơ cấu lao động trẻ
trong đó có 54,47% số người trong độ tuổi lao động từ 16 – 55, 12,5% số người
ngoài tuổi lao động và 33,33% số người dưới độ tuổi lao động. Về tài nguyên đất
trung bình 2,5 – 3,5 ha đối với nhóm hộ khá, 2 – 2,5 ha đối với nhóm hộ trung bình
và <2 ha đối với nhóm hộ nghèo. Người dân trong thôn cũng được hưởng nhiều
chính sách xã hội như: chương trình 30a về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ giống cây
trồng, vật nuôi, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Người dân trong thôn vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng
như tài nguyên đất rừng và lâm sản ngoài gỗ.
Đối với nhóm hộ khá: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm 26%, sản
xuất lâm nghiệp chiếm 34% và phi nông nghiệp chiếm 40%.
Đối với nhóm hộ trung bình: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm
31%, sản xuất lâm nghiệp chiếm 49% và phi nông nghiệp chiếm 20%.
Đối với hộ nghèo: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm 35%, sản xuất
lâm nghiệp chiếm 57% và phi nông nghiệp chiếm 8%.

ii



SUMMARY
The research "Understanding the livelihoods of people depending on forest
resources" was conducted at Ban Phay halmet , Xieng My village, Tuong Duong
district in Nghe An province. Time from14.03.2012 to 02.14.2012 with the guidance
of Master Ph.D .La Vinh Hai Ha.
The research aims to identify the livelihood resources of people. Analysis of
the dependence on forest resources of people. The analysis of income from subsistence
activities such as agriculture, forestry and non forestry in groups of poor households,
the middle and group households.
The survey results showed the average population density of Ban Phay is 4,5
people per household to wealthy family, is 4,7 people per household to average family
and 4,5 people per household to poor family. The labor resources is plentiful in this
area with the structure of young employment including 54,47% of people of working
age from 16-55, 12,5% of people over the working age and 33,33% of people under
working age. The average land resources from 2,5 to 3,5 ha for the group of
households, from 2 to 2,5 ha for the wealth and <2 ha for poor household. Villagers are
also supported many social policies such as the program 30a on poverty reduction,
supporting plants and animals, loaning with preferential interest rates.
Villagers are still heavily dependent on forest resources such as land resources
and non-timber forest.
For the group of wealthy households: Income from agricultural production
accounts for 26%, manufacturing forest account for 34% and farm account for 40%.
For the average households: Income from agricultural production accounts for
31%, manufacturing forest account for 34% and farm account for 40%.
For poor households: Income from agricultural production accounts for 35%,
manufacturing forest 57% and farm accounts for 8%.

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ .............................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Lời mở đầu ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
2.1 Chính sách nhà nước .............................................................................................3
2.2 Rừng và sinh kế của người dân .............................................................................3
2.3 Cơ sở lý luận .........................................................................................................4
2.4 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................7
2.4.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................8
2.4.2 Hiện trạng dân cư, kinh tế, xã hội ....................................................................10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................14
3.1. Nội dung .............................................................................................................14
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................15
3.2.1 Thu thập tài liệu ...............................................................................................15
3.2.2 Ngoại nghiệp ....................................................................................................18
3.2.3 Nội nghiệp ........................................................................................................18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................19
4.1 Các nguồn lực tạo sinh kế của người dân tại thôn Bản Phẩy..............................19
4.1.1 Vốn con người ..................................................................................................20
4.1.2. Nguồn vốn xã hội ...........................................................................................23

iv



4.1.3 Nguồn vốn tự nhiên ..........................................................................................24
4.1.4 Nguồn vốn vật chất ..........................................................................................26
4.1.5 Nguồn vốn tài chính .........................................................................................28
4.2 Các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng ............................30
4.2.1. Chuyển hóa đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp ....................................30
4.2.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ .............................................................................34
4.2.3 Khai thác gỗ rừng trồng ...................................................................................37
4.3 So sánh nguồn thu nhập từ các hoạt động sinh kế ..............................................38
4.3.1.Phân tích nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất .............................................38
4.3.2 So sánh tỉ trọng từ các nguồn thu nhập ............................................................45
4.3.3 Tầm quan trọng của các loại sinh kế theo từng nhóm hộ ................................48
4.3.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của từng nhóm hộ ..........51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................57
5.1 Kết luận ...............................................................................................................57
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60
PHỤ LỤC.................................................................................................................62

v


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DFID:

Department for International Development
Sở phát triển Quốc Tế

PRA:


Participatory Rural Appraisal
Đánh giá nông thôn có sự tham gia

SWOT:

Strength – Weakness – Opportunity – Threat
Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

SPSS:

Statistical Package for the Social Sciences
Thống kê trọn gói cho các môn khoa học

NACA:

Network of Aquaculture Centres In Asia – Pacific
Mạng lưới trung tâm nươi trồng thủy sản ở châu Á Thái Bình
Dương

ĐH-CĐ:

Đại Học – Cao Đẳng

THCS:

Trung Học Cơ Sở

THPT:

Trung Học Phổ Thông


LSNG:

Lâm Sản Ngoài Gỗ

BKC:

Bán kiên cố

NHNN&PHNT:

Ngân hàng Nhà Nước và phát triển Nông Thôn

NHCSXH:

Ngân hàng chính sách xã hội

GCN QSDĐ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NN & PTNT:

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Thống kê dân số theo thành phần dân tộc ................................................11
Bảng 2.2: Bảng thống kê dân số theo cơ cấu lao động .............................................12
Bảng 2.3: Kết quả xếp hạng giàu nghèo thôn Bản Phẩy ...........................................12
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt thu thập thông tin sơ cấp .....................................................17
Bảng 4.1: Tiêu chí xếp hạng giàu – nghèo ở thôn Bản Phẩy ....................................19
Bảng 4.2: Kết quả phân loại giàu - nghèo .................................................................20
Bảng 4.3: Thống kế dân số theo độ tuổi ...................................................................21
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của chủ hộ ....................................................................22
Bảng 4.5: Thống kê tài sản tại thôn bản Phẩy 2012..................................................27
Bảng 4.6: Tiếp cận nguồn vốn của người dân thôn bản Phẩy ..................................29
Bảng 4.7: Bảng phân loại đất thôn bản Phẩy ............................................................31
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng tài nguyên đất .............................................................32
Bảng 4.9: Tình trạng thiếu đất sản xuất ....................................................................33
Bảng 4.10: Tình trạng khai thác LSNG ....................................................................34
Bảng 4.11: Mức độ khai thác LSNG .........................................................................35
Bảng 4.12: Mục đích sử dụng các loại LSNG ..........................................................36
Bảng 4.13: Diện tích trồng rừng theo từng nhóm hộ ................................................38
Bảng 4.14: Thu nhập từ trồng trọt.............................................................................39
Bảng 4.15: Thu nhập từ chăn nuôi ............................................................................40
Bảng 4.16: Thu nhập từ nông nghiệp ........................................................................41
Bảng 4.17: Thu nhập từ khai thác gỗ ........................................................................41
Bảng 4.18: Thu nhập từ khai thác LSNG..................................................................43
Bảng 4.19: Thu nhập từ lâm nghiệp ..........................................................................43
Bảng 4.20: Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp ..........................................44
Bảng 4.21: Tổng thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế ................................45
Bảng 4.22: Tầm quan trọng các loại sinh kế của hộ khá ..........................................48
Bảng 4.23: Tầm quan trọng các loại sinh kế của hộ trung bình................................49
Bảng 4.24: Tầm quan trọng các loại sinh kế của hộ nghèo ......................................50
Bảng 4.25: Phân tích SWOT đối hộ khá ...................................................................51
Bảng 4.26: Phân tích SWOT đối với hộ trung bình ..................................................53

Bảng 4.27: Phân tích SWOT đối với hộ nghèo.........................................................55

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Khung phân tích sinh kế ...............................................................................6
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng đất tại thôn Bản Phẩy ...................25
Biểu đồ 4.2: Mục đích sử dụng các loại sinh kế .......................................................29
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ phần trăm thu nhập của nhóm hộ khá .....................................46
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ phần trăm thu nhập của nhóm hộ trung bình ..........................47
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ phần trăm thu nhập của nhóm hộ nghèo .................................47

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lời mở đầu
Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi. Khu vực này là nơi sinh sống của
khoảng 25 triệu người chiếm gần 1/3 dân số cả nước. Trong đó có cư dân của 53
trên 54 dân tộc anh em, tài nguyên rừng là nguồn đóng góp quan trọng nhất đối với
cuộc sống của người dân nơi này (Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang, Mai Văn
Thành, 2005).
Sinh kế và cuộc sống của người dân có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một
biến động nào từ rừng. Ở Việt Nam, diện tích rừng đã giảm từ 33% giai đoạn 1954
– 1975 xuống còn 29% giai đoạn 1976 – 1985, và 28% giai đoạn 1986 – 1999 ( Bộ
NN&PTNT. 2000 trong Quang, 2003); trong đó diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 6%
diện tích đất của Việt Nam (Dũng, 1996 trong Poffenberger, 1998). Những con số

ước tính gần đây cho thấy khoảng 200.000 ha rừng biến mất hàng năm do nhiều
nguyên nhân khác nhau (Thắng, 1995 trong Rambo và cộng sự,1995). Diện tích đất
cằn cũng tăng lên với tỉ lệ 400% từ 3 triệu ha năm 1943 đến 12 triệu ha năm 1995
và có thời điểm chiếm khoảng 40% diện tích cả nước (Poffenberger, 1999). Những
năm gần đây nhờ có một số chính sách và chương trình bảo vệ và phát triển rừng,
diện tích che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể, chiếm tỉ lệ gần 35%, nhưng chất
lượng rừng thì vẫn tiếp tục bị suy giảm. Sự suy giảm diện tích rừng dẫn đến sự thiếu
hụt lương thực, giảm các nguồn thu nhập, tác động xấu đến điều kiện kinh tế của
người dân và tăng độ rủi ro cho khoảng 25 triệu người dân sống phụ thuộc vào
rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng và phá rừng làm nương rẫy. Vì vậy
để đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ gia đình là một vấn đề được quan tâm
nhiều ở nông thôn hiện nay (Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang, Mai Văn Thành,
2005).

1


Mặt khác, tài nguyên rừng rất phong phú không chỉ cung cấp các sản phẩm
gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà còn có chức năng phòng hộ, dự trữ nguồn gen, du lịch sinh
thái, an ninh, quốc phòng… Vì vậy sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng là điều
khó tránh khỏi. Sự phụ thuộc này có thể trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hay ít, dài hay
ngắn nhưng đều ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
rừng. Ngày nay với xu thế phát triển nền kinh tế thị trường thì áp lực lên tài nguyên
rừng ngày một lớn, trong khi đó con người lại chưa có biện pháp sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên rừng, chưa chú trọng vào việc phục hồi, tái sinh rừng làm cho
rừng ngày càng bị suy thoái quá mức, làm mất cân bằng sinh thái, thường xuyên
xảy ra lụt lội, hạn hán đang đe dọa cuộc sống của con người. Đồng thời khi diện
tích rừng giảm, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt thì cuộc sống của người dân
sống trong và gần rừng sẽ như thế nào? Họ sẽ làm gì để đảm bảo sinh kế hàng ngày.
Chính quyền địa phương đã có biện pháp nào nhằm cải thiện đời sống của người

dân hay không? Để trả lời dược những câu hỏi đó mà tôi đã thực hiện đề tài tốt
nghiệp “Tìm hiểu sinh kế của người dân phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại
thôn Bản Phẩy xã Xiêng My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An” để đánh giá
được những hoạt động sản xuất của người dân nhằm đảm bảo sinh kế của họ, những
thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải. Từ đó có cơ sở để đưa ra những giải
pháp nhằm cải thiện đời sống của người dân, và có biện pháp nhằm quản lý tài
nguyên rừng hợp lý hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Phân tích các nguồn vốn tạo sinh kế
(2) Phân tích các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng
(3) So sánh nguồn thu nhập từ các hoạt động tạo sinh kế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Chính sách nhà nước
Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1954, Chính phủ Việt Nam đã ban
hành một số chính sách và chương trình nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và phát triển
kinh tế xã hội miền núi. Một trong số các chính sách có ảnh hưởng rõ rệt là chính
sách đất đai. Luật Đất Đai trao quyền sử dụng đất của nhà nước cho người dân.
Luật bảo vệ và phát triển rừng ban hành năm 1991 đã cho phép giao đất
cho các hộ, đồng thời các hộ cũng có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế, thế
chấp và chuyển đổi quyền sử dụng diện tích được giao. Nghị định 64/CP ban hành
năm 1993, trao cho người dân quyền sử dụng đất -20 năm đối với đất trồng cây
hàng năm và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm và đất rừng, đối với các vùng
miền núi còn có một số ưu tiên khác. Nghị định 163/ NĐ – CP (Nghị định sửa đổi
của nghị định 02/CP), cho phép giao đất rừng đến các hộ ở miền núi trong thời hạn
50 năm. Theo nghị định 01/CP ban hành tháng 1 năm 1995, những hộ ký cam kết

chăm sóc và bảo vệ rừng. Những điều luật mới này đã phần nào chuyển quyền
quyết định sản xuất từ chính quyền trung ương đến các hộ gia đình miền núi.
Ngoài các chính sách nói trên Chính phủ còn ban hành một số chương trình
khác nhằm bổ sung và cải thiện hệ thống giao đất giao rừng và sử dụng đất: Chương
trình 327, Chương trình 661 hay chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
2.2 Rừng và sinh kế của người dân
Đối với người dân địa phương rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài
việc cung cấp đất, rừng cũng là nơi cung cấp cho họ năng lượng, lương thực, thuốc
chữa bệnh cũng như các vật liệu để làm nhà, đóng thuyền và các loại rổ rã
(Sato,2000). Sato cho rằng, người dân sống dựa vào rừng ở 2 khía cạnh. Thứ nhất là
phụ thuộc về thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập họ có được từ các

3


loại sản phẩm từ rừng. Thứ hai là sự phụ thuộc về sinh kế, được tính toán bằng các
sản phẩm rừng sử dụng hàng ngày. Đối với người dân nói chung, và người dân
miền núi nói riêng, rừng là một trong những nguồn thu nhập và sinh kế của họ.
Tài nguyên rừng cung cấp một vài dạng của các loại vốn cho người dân
miền núi. Chúng đóng góp quan trọng vào thu nhập của người dân, làm cho người
dân trở nên giàu có hơn bằng cách cung cấp cho họ nguồn sản phẩm và nguyên liệu,
bổ sung đầu vào cho hoạt động nông nghiệp và giữ gìn sinh khối mà con người có
thể dựa vào đó để tồn tại trong những lúc khó khăn như khi mùa màng thất bại, thất
nghiệp hoặc các khó khăn khác.
2.3 Cơ sở lý luận
(1) Một số khái niệm
Sinh kế là gì: Sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực có được, kết hợp
những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm kiếm sống cũng như đạt được
mục tiêu và ước nguyện của họ (DFID). Nguồn lực gồm có: Nguồn lực về vốn,
nguồn lực về con người, nguồn lực về vật chất, nguốn lực về vốn tự nhiên, nguồn

lực về tài chính, nguồn lực về xã hội. Sinh kế của hộ gia đình và chiến lược mà con
người sử dụng để tạo ra các sinh kế ấy là cốt lõi cho sự phát triển (bài giảng Lâm
Nghiệp xã hội của Thầy Bùi Việt Hải).
Nguồn vốn sinh kế: Nguồn vốn sinh kế được hiểu như các điều kiện khách
quan và chủ quan tác động vào sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc
lượng. Trong phạm vi này, các yếu tố về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã
hội, các thể chế chính sách mà xả hội quy định (Nguyễn Đức Minh, 2011).
Nguồn vốn con người: Vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân
khẩu của hộ gia đình, kiến thức và giáo dục của các hộ gia đình (bao gồm trình độ
học vấn, kiến thức truyền được hoặc kế thừa được của hộ gia đình), những kĩ năng
và năng khiếu của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo, sức khỏ, tâm sinh lý của các
thành viên trong gia đình, quỹ thời gian hình thức phân công lao động. Đây được

4


xem là yếu tố quan trọng nhất vì nó quyết định khả năng một cá nhân, một hộ gia
đình sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác (Nguyễn Đức Minh, 2011).
Nguồn vốn xã hội: Bao gồm các mạng lưới xã hội, các mỗi quan hệ với họ
hàng, người xung quanh, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về nềm tin, tín ngưỡng, văn
hóa, các tổ chức xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con
người tham gia để được những lợi ích và cơ hội khác nhau... Việc con người tham
gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn này như thế nào cũng tác động không nhỏ đến
quá trình tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo những
lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như khả năng tiếp cân và huy động nguồn
lực có từ các mỗi quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực.
Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa của họ thông
qua sự tương tác giữa các cá nhân (Nguyễn Đức Minh, 2011).
Nguồn vốn tài chính: Đây được xem là các yếu tố trung gian cho sự trao
đổi có ỹ nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các yếu tố/tài sản khác.

Nguồn vốn tài chính chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương mà
con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn tài chính
cơ bản đó là nguồn vốn tài chính sẵn có (tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi...)
và nguốn vốn vào thường xuyên (trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ nhà
nước hoặc các khoản tiền gửi) (cẩm nang phương pháp đánh giá nông thôn và phân
tích sinh kế bền vững, NACA).
Nguồn vốn vất chất: Bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất
hàng hóa cấn thiết để hỗ trợ sinh kế. Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa
công cộng sử dụng mà không cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong
môi trường vật chất mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình và
đem lại nhiều lợi ích hơn (đường giao thông, nhà máy điện, báo chí, vi tính...).
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người sử dụng để
hoạt động mang lại năng suất cao hơn, các công cụ đó có thể do một cá nhân hay
một nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua (xe máy, máy phát điện, máy

5


bơm...) (cẩm nang phương pháp đánh giá nông thôn và phân tích sinh kế bền vững,
NACA).
Nguồn vốn tự nhiên: Bao gồm tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, không
khí. Nguồn vốn này đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người trong qua
trình tồn tại và phát triển.
Kết quả sinh kế của người dân có thể hiểu là bao gồm những gì họ đạt
được sau khi sử dụng nguồn vốn, xây dựng những cách thức và thực hiện các hoạt
động sinh kế. Con người vận dụng các nguồn vốn dưới sự tác động của bối cảnh
khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập cho bản
thân và gia đình. Kết quả sinh kế của con người bao gồm: Mức thu nhập, chất lượng
cuộc sống, an ninh lương thực, khả năng chống chọi với những tác động từ các điều
kiện khách quan từ bên ngoài.

Chiến lược sinh kế: chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp
nhựng lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra để sử dụng, quản lý các nguồn
vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt
được mục tiêu và nguyện vọng của họ.

Bối cảnh
dễ tổn
thương
Xu hướng
kinh tế, xã
hội, môi
trường.
Giao động
theo thời
vụ.

Con người

Xã hội

Vật chất

Sốc, khủng
hoảng.

Tự nhiên

Tài chính

Chính sách, tiến

trình và cơ cấu

Các chiến
lược SK

Các kết
quả SK

Ở các cấp khác
nhau của Chính
phủ, luật pháp,
chính sách công,
các động lực, các
qui tắc

Các tác nhân xã
hội (nam, nữ, hộ
gia đình, cộng
đồng …).

Thu nhập cao
hơn.

Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư
nhânCác thiết
chế công dân,
chính trị và kinh
tế (thị trường,

văn hoá)

Các cơ sở tài
nguyên
thiên
nhiên
Cơ sở thị trường
Đa dạng

Chất lượng
cuộc sống
cao hơn.
An ninh
lương thực
được cải
thiện

Sinh tồn hoặc
tính bền vững

*Nguồn: DFID, 2003.

Sơ đồ 1: Khung phân tích sinh kế

6


Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét các yếu tố
khác nhau ảnh hưởng tới sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó
khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích

tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan như thế nào trong những bối cảnh cụ thể.
(2) Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của lý thuyết hệ thống;
quan điểm sinh thái nhân văn, quan điểm bảo tồn và phát triển, phương pháp tiếp
cận có sự tham gia.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia
Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng,
trong đó người dân địa phương tham gia thông qua hình thức tư vấn, cung cấp
thông tin. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) sẽ được sử dụng
để thu thập và phân tích thông tin trong quá trình nghiên cứu.
2.4 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại thôn bản Phẩy xã Xiêng My huyện Tương
Dương tỉnh Nghệ An.
Bằng phương pháp sử dụng công cụ dòng thời gian, tôi đã tiến hành phỏng
vấn những người cao tuổi trong thôn, cùng với việc tham khảo tài liệu thứ cấp để tái
hiện những sự kiện thay đổi có ỹ nghĩa, ảnh hưởng đến đời sống của người dân như
sau:
Trước 1994: Người dân vẫn còn sống du canh, du cư sống rải rác trong
rừng. Cuộc sống của người dân lúc này chủ yếu là dựa vào nguồn tài nguyên rừng.
1994: Nhà nước thực hiện chính sách gom dân, tái định cư. Người dân bắt
đầu thực hiện canh tác nương rẫy, lúa nước. Diện tích canh tác rẫy là do người dân
đốt rừng làm nương rẫy. Song do hiệu quả canh tác chưa mang lại hiệu quả cao nên
người dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng.
23/4/2007: Thành lập xã Xiêng My trên cơ sở tách ra từ xã Nga My. Do
mới thành lập nên đời sống của người dân gặp không ít khó khăn. Trước bối cảnh

7


đó người dân đã không ngừng thay đổi để thích nghi với điều kiện sống mới. Bên

cạnh đó thì cũng được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ chính quyền địa phương.
2008: Nhà nước có chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững
(theo nghị quyết 30a cùa chính phủ). Đời sống của người dân bắt đầu đi vào ổn
định. Cây trồng ngày càng đa dạng (lúa nước, lúa rẫy, ngô, sắn, keo, xoan...). Trạm
y tế xã Xiêng My được thành lập do Oxfam HongKong đầu tư.
2009: Áp dụng chương trình 135 giai đoạn II, xây dựng đường bê tông,
đường dây điện lưới. Tuy nhiên thôn bản Phẩy mới chỉ có đường dây điện lưới mà
người dân chưa được hưởng nguồn sáng của điện lưới. Nguyên nhân là do có 3km
đường dây điện cao thế chạy qua rừng phòng hộ nên cần phải được sự đồng ý cho
phép của chính phủ.
2011: Thành lập trường tiểu học Xiêng My. Thực hiện chương trình 167
xóa nhà tranh dột nát theo nghi quyết 30a của chính phủ. Chính quyền địa phương
đang khuyến khích trồng rừng và trồng cỏ chăn nuôi. Diện tích rừng trồng năm
2011 tăng 4,7 ha. Người dân trong thôn còn được tham gia tập huấn canh tác trên
đất dốc theo mô hình VAC do Luxambua tài trợ. Đây được xem là một trong những
yếu tố rất quan trọng góp phần khích lệ tinh thần người dân một cách mạnh mẽ,
nâng cao đời sống về cả vật chất và tinh thần cho người dân.
2012: Chính phủ đã cho phép phát quang 3km rừng phòng hộ để xây dựng
đường dây điện cao thế. Cho đến nay người dân vẫn còn trông chờ vào nguồn điện
lưới. Dự án canh tác trên đất dốc được thực hiện trồng thí điểm 1ha tại hai hộ ở thôn
bản Phẩy.
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Thôn Bản Phẩy là một thôn nằm giữa trung tâm xã Xiêng My, có đường
quốc lộ 48C chạy qua địa bàn. Thôn có ranh giới hành chính được xác định như
sau:
Phía bắc giáp thôn Bản Chon, Nọong mò, Piêng Ồ xã Xiêng My
Phía tây giáp Bản Cha Hìa 2 xã Xiêng My
Phía nam giáp với xã Căm Lâm huyện Con Cuông

8



Phía đông giáp với Bản Quế xã Châu Đình huyện Qùy Hợp
-

Địa hình:

Thôn có địa hình chủ yếu là đồi núi, địa bàn của thôn trải dài theo quốc lộ
48C.
Địa hình được chia ra các dạng chủ yếu sau:
+ Dạng địa hình thung lũng bằng: Phân bố rải rác ở một số bản, bãi bồi dọc
các con suối, vùng đất trũng. Những diện tích đất này thường được người dân canh
tác lúa nước.
+ Dạng địa hình đồi: Chủ yếu nằm dọc theo Quốc lộ 48C.
+ Dạng địa hình núi: Chiếm diện tích lớn. Và đây là dạng địa hình chủ yếu
của toàn thôn Bản Phẩy.
Nhìn chung địa hình của thôn Bản Phẩy chủ yếu là núi cao, độ dốc tương
đối lớn, rất phức tạp, khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Nền đất cấu tạo cơ bản bởi đá xâm nhập, thành phần chủ yếu là đá Granít
hạt mica và megagranit có bioxit. Nhìn chung tầng đất trên toàn thôn khá dày, khả
năng thẩm thấu thoát nước thấp và trung bình, phát triển trên các loại đá Cát kết,
phiến thạch và Granit.
-

Khí hậu

Thôn Bản Phẩy xã Xiêng My chịu sự ảnh hưởng khí hậu chung của huyện
Tương Dương, là khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió Lào
(Tây Nam) khô nóng , thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè

(tháng 5 – 7). Trong những ngày này nhiệt độ có thể vượt quá 40oC và độ ẩm tụt
thấp xuống 30% và gió mùa Đông – Bắc giá rét từ Trung Quốc. Do bị chia cắt bởi
địa hình nên đã hình thành các tiểu vùng khí hậu không đồng nhất và đa dạng. Tuy
nhiên thôn ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt và gió bão gây ra.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô lạnh từ tháng 11 – 4 năm sau, mùa
nóng ẩm từ tháng 5 đến cuối tháng 10.
Nhiệt độ trung bình năm là: 23,6oC

9


Nhiệt độ không khí cao nhất là 42,7oc
Nhiệt độ mặt đất trung bình là: 27oC
Lượng mưa trung bình năm là: 1268,3 mm
Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất là: 192 mm
Số ngày mưa trung bình trong năm là: 133 ngày
Lượng bốc hơi trung bình năm là: 867,1
Độ ẩm trung bình năm là: 64%
- Cơ sở hạ tầng
Thực trạng về cơ sở hạ tầng của thôn còn thiếu và đang xuống cấp nghiêm
trọng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
+ Giao thông: Thôn Bản Phẩy nằm trên tuyến đường quốc lộ 48C. Nhìn
chung mạng lưới giao thông đã được đầu tư, nâng cấp tương đối thuận lợi cho việc
giao lưu hàng hóa và đi lại.
+ Điện thắp sáng: Bản Phẩy đã có đường dây điện lưới chạy qua. Tuy
nhiên người dân vẫn chưa được hưởng ánh sáng từ nguồn điện lưới. Hiện nay người
dân biết cách chế tạo nguồn điện nhờ dòng chảy của các con suối bằng các loại máy
phát điện nhỏ.
+ Giáo dục: Vận động con em đến trường 100%, kịp thời có những giải
pháp hợp lý với những học sinh bỏ học.

+ Y tế: Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân ăn chín uống sôi, và
thực hiện công tác vệ sinh an toàn thự phẩm.
Tuyên truyền mỗi vận động phụ nữ từ 15 – 49 tuổi sử dụng các biện pháp
tránh thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình mỗi vợ chồng chỉ nên có từ 1 – 2 con
(Nguồn UBND xã Xiêng My, năm 2012).

2.4.2 Hiện trạng dân cư, kinh tế, xã hội

10


Bảng 2.1: Thống kê dân số theo thành phần dân tộc
Thành phần dân tộc Số hộ

Số khẩu

Tỉ lệ (%)

Khơ Mú

18

71

20%

Thái

73


285

80%

Tổng

91

356

100%

*Nguồn: Phòng thống kê – UBND xã Xiêng My, năm 2012

Qua bảng thống kê dân số theo thành phần dân tộc chúng ta có thể nhận
thấy rằng thành phần dân tộc tại địa bàn nghiên cứu tương đối ít và chủ yếu là dân
tộc bản địa.
Đặc điểm văn hóa của người Thái: Cũng như một số dân tộc thiểu số
khác ở Việt Nam, người Thái có những đặc trưng khác biệt về văn hóa và tín
ngưỡng. Ví dụ họ cũng có những ngày lễ riêng trong những dịp năm mới và mùa
vụ. Lễ hội là dịp người dân có cơ hội mặc quần áo truyền thống và vui chơi giải trí
thông qua các bài hát và điệu múa dân gian.
Người Thái từ lâu đã sống dựa vào canh tác lúa nước. Trong nghề trồng
lúa, người Thái rất giỏi về tưới tiêu, họ có trình độ khá cao trong việc xây dựng các
hệ thống nước tưới với những mương, phai, lái, lín, cọn nổi tiếng. Họ cũng nuôi thú
và làm đồ gốm. Họ thường sống ở vùng đất thấp ven thung lũng với đất đai màu mỡ
và có điều kiện tiếp cận thị trường cũng như nguồn nước. Tuy nhiên, do thiếu lương
thực họ đã kết hợp trồng cả lúa nước dưới thung lũng và lúa nương trên sườn đồi để
bổ sung cho nguồn lương thực và thu nhập của mình. Lúa nương, ngô, sắn, khoai
lang là cây trồng chính trên nương của người Thái.

Người Thái có thể nói được tiếng phổ thông rất thông thạo, điều đó giúp
họ tiếp cận dễ dàng với thế giới bên ngoài.
Đặc điểm người Khơ Mú: Cách sống của người Khơ Mú rất khác so với
người Thái. Người Khơ Mú từ lâu đã sống dựa vào canh tác nương rẫy với lúa nước
là cây trồng chính. Nếu như người Thái thích nghi với nền kinh tế thị trường thị
người Khơ Mú vẫn giữ cách thức canh tác truyền thống tự cung tự cấp là chính. Vì
thế họ thường sống ở những vùng còn rừng để có thể có đất để mở rộng canh tác

11


nông nghiệp, mặc dù những khu vực này có thể xa trung tâm buôn bán. Một trong
những lý do khiến người Khơ Mú ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, vì thế không có
nhiều người Khơ Mú nói được tiếng phổ thông.
Bảng 2.2: Bảng thống kê dân số theo cơ cấu lao động
2011

Thành phần
Số lượng

Tỉ lệ (%)

Tổng số hộ

91

100

Tổng số khẩu


356

100

Nam

194

54,45

Nữ

162

45,55

Lao động chính

175

49

*Nguồn: UBND xã Xiêng My, 2011

Theo kết quả điều tra ở bảng 2.2 cho thấy thôn Bản Phẩy có một nguồn lao
động khá dồi dào với cơ cấu lao động trẻ. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi cho việc
đầu tư cho con cái cả về mặt vật chất lẫn trí tuệ nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Bảng 2.3: Kết quả xếp hạng giàu nghèo thôn Bản Phẩy
Chỉ tiêu


Nghèo

Số hộ

69

Số khẩu
Tỷ lệ số hộ (%)

Trung

Khá

Tổng

15

7

91

266

60

30

356


76

16

8

100

bình

*Nguồn: UBND xã Xiêng My, 2012

Dựa vào bảng 2.3 cho thấy trong toàn thôn chưa có hộ giàu, hộ nghèo vẫn
chiếm tỷ lệ cao (76%), hộ khá (8%), hộ trung bình (16%). Với kết quả xếp hạng này
cũng có thể thấy đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Những hộ khá

12


là những hộ biết nắm bắt kịp thời các quy trình kĩ thuật để đưa vào sản xuất, họ biết
khai thác tiềm năng đất đai hoặc mở rộng dịch vụ buôn bán.
Qua hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thôn bản Phẩy cho
thấy rằng: đời sống của người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn chưa thoát khỏi
tình trạng tự cung, tự cấp, cơ sở vật chất hạ tầng chưa được đầu tư hợp lý nên không
thể khai thác được tiếm năng hiện có của cả thôn.

13


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Nội dung
Đề tài được thực hiện tại thôn Bản Phẩy xã Xiêng My, huyện Tương
Dương, tỉnh Nghệ An. Một xã đặc biệt khó khăn của huyện Tương Dương. Kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp (chiếm hơn 95%), công nghiệp dịch vụ chưa phát triển,
lương thực, thực phẩm còn mang tính tự cung, tự cấp, thu nhập bình quân đầu
người còn thấp
Nội dung chủ yếu của đề tài này là:
(1) Các nguồn lực tạo sinh kế của người dân thôn Bản Phẩy
-

Nguồn lực con người

-

Nguồn lực vật chất

-

Nguồn lực tự nhiên

-

Nguồn lực tài chính

-

Nguồn lực xã hội

(2) Các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng

-

Phân tích quá trình chuyển hóa đất rừng thành đất nông nghiệp

-

Phân tích hiện trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ

-

Phân tích tình hình khai thác gỗ rừng trồng

(3) So sánh các thu nhập từ các hoạt động tạo sinh kế
-

Phân tích thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp

-

So sánh tỷ trọng các nguồn thu nhập giữa các nhóm hộ

-

Đánh giá tầm quan trọng của các hoạt động sinh kế

14


-


Phân tích SWOT của các hoạt động sinh kế

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thu thập tài liệu
(1) Thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu là nguồn thông tin
sẵn có liên quan đến địa điểm thực tập và chủ đề của đợt khảo sát, tài liệu này được
lưu trữ tại xã Xiêng My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An và ban quản lý rừng
gồm có:
Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội tại xã Xiêng My, huyện Tương
Dương, tỉnh Nghệ An.
Báo cáo về tình hình địa chính của xã Xiêng My năm 2011.
Các tài liệu liên quan đến tình hình giao đất, giao rừng, khoán rừng, công
tác bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm và UBND huyện Tương Dương.
Các nguồn khác: Sách, báo, tài liệu, tạp chí…
(2) Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp là những thông tin không có sẵn, hoặc
không thể giúp trả lời những câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự
mình thu thập thông tin sao cho phù hợp với để tài nghiên cứu đặt ra. Hay nói cách
khác thông tin sơ cấp là những thông tin do người nghiên cứu tự thu thập.
Trong phương pháp thu thập này tôi sử dụng các công cụ điều tra nhanh
nông thôn có sự tham gia (PRA), kết hợp với quan sát thực tế và phỏng vấn để biết
được đời sống của cộng đồng.
Các phương pháp sử dụng trong điều tra phỏng vấn là:
-

Phỏng vấn chính thức

-


Phỏng vấn bán cấu trúc

-

Phỏng vấn linh hoạt

-

Phỏng vẫn những người am hiểu

-

Thảo luận nhóm

-

Phân tích SWOT

15


×