Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU CHEO CHEO NAM DƯƠNG (Tragulus javanicus Osbeck) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*

NGUYỄN THỊ NGỌC LÂM

NGHIÊN CỨU CHEO CHEO NAM DƯƠNG (Tragulus
javanicus Osbeck) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
- VĂN HÓA ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*

NGUYỄN THỊ NGỌC LÂM

NGHIÊN CỨU CHEO CHEO NAM DƯƠNG (Tragulus
javanicus Osbeck) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
- VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
i


 

CẢM TẠ
 Trước hết, con xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đặc biệt là bố mẹ đã
tạo điều kiện thuận lợi về mặt vật chất và tinh thần để con hoàn thành khóa học.
 Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng
toàn thể thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập tại trường.
 Xin cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể thầy cô đã dạy dỗ và
giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
 Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến cô Vũ Thị Nga đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện khóa luận này.
 Cảm ơn Ban Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Phòng Bảo
tồn thiên nhiên và hợp tác đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tốt
nghiệp tại đây.
 Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè trong Khoa Lâm nghiệp và tập thể lớp DH08QR
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và thực hiện đề tài tốt nghiệp.

                                

 


  Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2012

SV: Nguyễn Thị Ngọc Lâm

ii


 

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu cheo cheo Nam Dương (Tragulus javanicus Osbeck) tại
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai” được tiến hành tại Khu Bảo tồn
Thiên nhiên -Văn hóa Đồng Nai, thời gian từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012.
Để đạt được các nội dung nghiên cứu cần thiết, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp điều tra như: phương pháp phỏng vấn kiểm lâm và người dân địa
phương, phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn tại 3 khu vực: Mã Đà, Vĩnh An,
Hiếu Liêm và đã thu được các kết quả sau:
Mức độ phong phú và phân bố của cheo cheo Nam Dương tại KBT cụ thể số
lượng cheo cheo Nam Dương tập trung nhiều tại khu vực Vĩnh An, mật độ cheo
cheo Nam Dương ước tính tại Vĩnh An là 7,32 cá thể / ha, còn tại Hiếu Liêm và Mã
Đà mật độ cheo cheo Nam Dương là không nhiều, ước tính là 5,68 cá thể / ha tại
Mã Đà và 3,68 cá thể / ha tại Hiếu Liêm. Có 9 loài được cheo cheo Nam Dương sử
dụng lá, cành non làm thức ăn đó là Chiếc tam lang, Nhãn rừng, Bằng lăng ổi, Bình
linh ba lá, Trường chua, Vối rừng, Tinh thư, Xoài rừng, Cò ke. Sinh cảnh cheo cheo
Nam Dương sinh sống thường gặp một số loại cây sau: Bằng lăng, Bình linh, Chiếc
tam lang, Móng bò dây..., đa số có vị trí gần nguồn nước. Thông qua phỏng vấn
chúng tôi ghi nhận các mối đe dọa đến cheo cheo Nam Dương bao gồm: Săn bắt
động vật hoang dã, khai thác lâm sản trái phép, chăn thả gia súc trong KBT, lấn
chiếm đất rừng và nguy cơ cháy rừng do đốt thực bì, sự xâm lấn của loài ngoại lai
mai dương. Một số giải pháp đã được đề xuất để hạn chế và khắc phục các tác động

tiêu cực này.

iii


 

SUMMARY
The thesis title :“ Research of Mouse deer (Tragulus javanicus Osbeck) in the
Dong Nai Natural and Cultural Reserve”. This topic was studied in the Dong Nai
Natural and Cultural Reserve from March to June, 2012.
To achieve necessary research contents, we used investigative methods such
as: interview with foresters and local people, investigation of standard plots in three
areas: Vinh An, Ma Da and Hieu Liem. We obtained the results:
The richness and distribution of Mouse deer in the Reserve specific number
of Mouse deer concentrated in Vinh An area, density is estimated 7,32 individuals /
hectares, while Hieu Liem and Ma Da are not much, is estimated at 5,68 individuals
/ hectares in Ma Da and 3,68 individuals / hectares in Hieu Liem. Nine species were
use leaves, shoots as food for Mouse deer includes: Vitex trifolia, Nephelium
hypoleucum, Syzygium cumini, Dimocarpus fumatus, Mangifera duperreana,
Grewia paniculata, Barringtonia macrostachya, Lagerstroemia calyculata,
Cosmostigma racemosum. Habitat of Mouse deer frequently had some trees
following: Barringtonia macrostachya, Vitex trifolia,….Through interview, we
noted current direct threats to Mouse deer in the Reserve are wildlife hunting,
harvesting forest products including timber logging, free cattle raising in the
Reserve, forest encroachment, risk of forest fire and expansion of invasive species
(Mimosa pigra). Some measures for mitigation of these threats are recommended.

iv



 

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................... i
CẢM TẠ .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ ................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1 Cheo cheo Nam Dương .........................................................................................4
2.1.1 Phân loại .............................................................................................................4
2.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố, tình trạng bảo tồn .................5
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái ..........................................................................................5
2.1.2.2 Đặc điểm sinh học và tập tính .........................................................................5
2.1.2.3 Nơi sống và sinh thái.......................................................................................5
2.1.2.4 Phân bố ............................................................................................................5
2.1.2.5 Tình trạng bảo tồn ...........................................................................................6
2.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ...............................6
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên ..............................................................................................6
2.2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................7
2.2.1.2 Địa hình ...........................................................................................................7
2.2.1.3 Khí hậu, thủy văn ............................................................................................7
2.2.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................................8

2.2.1.5 Đa dạng sinh học .............................................................................................8
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................10

v


 

2.2.2.1 Dân số, dân tộc và phân bố dân cư................................................................10
2.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp ....................................................................................10
2.2.2.3 Nuôi trồng thủy sản .......................................................................................11
2.2.2.4 Sản xuất lâm nghiệp ......................................................................................11
2.2.2.5 Các ngành nghề khác ....................................................................................11
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........13
3.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................13
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................13
3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ...........................................................13
3.3.1 Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................13
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................13
3.3.2.1 Phương pháp phỏng vấn ................................................................................13
3.3.2.2. Phương pháp giám sát cheo cheo Nam Dương theo ô tiêu chuẩn ...............14
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................17
4.1. Phỏng vấn người dân và kiểm lâm .....................................................................17
4.2 Kết quả điều tra cheo cheo Nam Dương theo ô tiêu chuẩn (DT = 2.500 m2) .....19
4.2.1 Vị trí các khu vực điều tra cheo cheo Nam Dương tại Khu Bảo tồn Thiên
nhiên - Văn hóa Đồng Nai ........................................................................................19
4.2.2 Kết quả điều tra mức độ phong phú loài cheo cheo Nam Dương tại Khu Bảo
tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai ........................................................................20
4.2.3 Khảo sát thành phần thức ăn của cheo cheo Nam Dương tại Khu Bảo tồn .....25
4.2.4 Mô tả sinh cảnh tại ô điều tra cheo cheo Nam Dương .....................................26

4.3 Các mối đe dọa đến cheo cheo Nam Dương tại KBTTNVH Đồng Nai .............31
4.3.1 Săn bắt và bẫy thú hoang dã.............................................................................31
4.3.2 Khai thác lâm sản trái phép ..............................................................................32
4.3.3 Chăn thả gia súc trong KBT .............................................................................32
4.3.4 Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy và nguy cơ cháy rừng do đốt thực bì .......32
4.3.5 Sự xâm lấn của loài ngoại lai ...........................................................................32
4.4 Đánh giá hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển loài ........................................33
4.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn cheo cheo Nam Dương tại KBTTNVH Đồng Nai ...34
vi


 

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................35
5.1 Kết luận ...............................................................................................................35
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................37

vii


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐTGS:


Điều tra Giám sát

IUCN:

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBT:

Khu bảo tồn

KBTTNVH:

Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa

LSNG:

Lâm sản ngoài gỗ

NĐ - CP:

Nghị định Chính phủ

PCCR:

Phòng chống cháy rừng

SC1: Sinh cảnh 1:

Rừng thứ sinh bán thường xanh cây lá rộng


SC2: Sinh cảnh 2:

Rừng hỗn giao cây gỗ - tre nứa

SC3: Sinh cảnh 3:

Rừng tre nứa thuần loại

SC4: Sinh cảnh 4:

Rừng trồng, trảng cỏ - cây bụi và nương rẫy

SC5: Sinh cảnh 5:

Đất ngập nước (sông, suối, hồ, bàu sình)

VQG:

Vườn Quốc Gia

UBND:

Ủy ban nhân dân

viii


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ

Trang
Bảng 4.1: Mức độ xuất hiện của cheo cheo Nam Dương qua phỏng vấn ................17
Bảng 4.2: Số bãi phân của cheo cheo Nam Dương trong lần điều tra thứ nhất .......22
Bảng 4.3: Số bãi phân của cheo cheo Nam Dương trong lần điều tra thứ hai .........22
Bảng 4.4: Số bãi phân của cheo cheo Nam Dương trong lần điều tra thứ ba ..........22
Bảng 4.5: Số bãi phân trung bình của cheo cheo Nam Dương ................................23
Bảng 4.6: Các loài cây cheo cheo Nam Dương ăn được ..........................................25
Bảng 4.7: Sinh cảnh ô điều tra cheo cheo Nam Dương tại khu vực Vĩnh An .........26
Bảng 4.8: Sinh cảnh ô điều tra cheo cheo Nam Dương tại khu vực Mã Đà ............28
Bảng 4.9: Sinh cảnh ô điều tra cheo cheo Nam Dương tại khu vực Hiếu Liêm ......30

ix


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai ..........6
Hình 4.1: Vị trí khu vực điều tra cheo cheo Nam Dương ........................................20
Hình 4.2: Bãi phân mới của cheo cheo Nam Dương ...............................................20
Hình 4.3: Bãi phân tương đối mới của cheo cheo Nam Dương ...............................21
Hình 4.4: Bãi phân cũ của cheo cheo Nam Dương ..................................................21

x


 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1: Số lượng bãi phân mới và số cá thể cheo cheo Nam Dương ở khu
vực điều tra ................................................................................................................ 23

xi


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về
đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng xích đạo tới
giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về
thiên nhiên và sinh học cao. Việt Nam là nơi tạo nên môi trường sống cho khoảng
10 % tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Hệ động vật Việt Nam không
những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng
Đông Nam Á và có nhiều loài đặc hữu.
Là một trong 16 nước đứng đầu thế giới về đa dạng sinh học nhưng ở nước ta,
các loài động vật ngày càng suy giảm nghiêm trọng, trong đó không ít loài động vật
đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên (Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 được Bộ
Tài nguyên Môi trường công bố trong tháng 06/2011 nêu lên thực tế này). Nước ta
được xếp vào nhóm 15 quốc gia hàng đầu thế giới về suy giảm loài thú, nhóm 20
nước hàng đầu về suy giảm số loài chim, nhóm 30 nước hàng đầu về suy giảm số
loài thực vật và lưỡng cư.
Đáng nói là số loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu không chỉ tăng về số lượng
mà còn tăng về mức độ đe dọa - cảnh báo này đã được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
quốc tế (IUCN) đưa ra. Trong danh sách đỏ của IUCN năm 1996, có 25 loài động
vật của Việt Nam ở mức nguy cấp, năm 2004 là 46 loài và năm 2010 tăng lên với
47 loài. Đáng chú ý trong khi một số loài động vật đã được coi tuyệt chủng ngoài tự

nhiên trên lãnh thổ Việt Nam thì vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia lân cận.
Trước tình hình suy giảm nhanh chóng của các loài sinh vật nói chung và động
vật nói riêng, các Khu bảo tồn đã và sẽ được thành lập với mục đích bảo vệ sinh

1


 

cảnh, tạo điều kiện cho các loài phát triển, can thiệp kịp thời nhằm bảo tồn các loài
có nguy cơ tuyệt chủng,....
KBTTNVH Đồng Nai là một trong những KBT có diện tích tự nhiên lớn ở
Việt Nam với các hệ sinh thái rừng đặc trưng của miền Đông Nam Bộ. Mặc dù đã bị
tác động ở các mức độ khác nhau, nhưng hệ động và thực vật của KBT rất đa dạng,
phong phú với nhiều loài quý, hiếm, nguy cấp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có các
nghiên cứu chuyên sâu về các loài động vật ở KBT nói chung và cheo cheo Nam
Dương nói riêng, chỉ có các cuộc đánh giá chung về ĐDSH và điều tra xác định
danh lục động, thực vật trong KBT như: Khảo sát và nghiên cứu Khu hệ động vật
khu vực 3 Lâm trường (Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An) năm 2003 của Viện Sinh thái
và tài nguyên sinh vật Hà Nội, nhằm cung cấp tư liệu cho việc quy hoạch thành lập
Khu Bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu; Dự án “Điều tra, xây dựng danh mục và tiêu
bản động, thực vật rừng ở KBT”. Dự án bắt đầu được triển khai từ năm 2007 và
hoàn thành vào năm 2009, nhằm đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học của KBT, từ
đó có cơ sở dữ liệu thực hiện công tác bảo tồn, được Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Đồng Nai phối hợp hỗ trợ kinh phí thực hiện. Hiện tại, các giá trị ĐDSH của
KBT vẫn đang bị áp lực lớn của 5.798 hộ (khoảng 26.690 nhân khẩu) dân cư sống
bên trong và ở vùng đệm với những tác động đáng kể như: Khai thác lâm sản ngoài
gỗ và củi quá mức, xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh,…. trong đó nạn săn bắn,
bẫy bắt động vật hoang dã có ảnh hưởng nhiều đến số lượng thú tại KBT. Cheo
cheo Nam Dương là một trong những loài thú xa bẫy nhiều, số lượng ngày càng

giảm. Do vậy, việc điều tra, giám sát các loài thú nói chung và cheo cheo Nam
Dương nói riêng nhằm tìm ra những biện pháp quản lý, bảo tồn thích hợp cho từng
thời kỳ là rất cần thiết.
Với những lý do trên việc điều tra và khảo sát cơ bản cheo cheo Nam Dương
làm cơ sở để đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ cheo cheo Nam Dương ở KBT là một
vấn đề hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Được sự cho phép của Khoa Lâm
nghiệp, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh và Ban Giám đốc Khu
Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô - Ts.

2


 

Vũ Thị Nga, đề tài: “ Nghiên cứu cheo cheo Nam Dương (Tragulus javanicus
Osbeck) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai” đã được tiến hành.

3


 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Cheo cheo Nam Dương
2.1.1 Phân loại
Mười loài cheo cheo tạo thành một họ động vật có danh pháp khoa học là
Tragulidae tức họ cheo cheo, thuộc bộ Guốc chẵn Artiodactyla. Cheo cheo là các
động vật nhỏ, nhút nhát, hiện nay chỉ còn tìm thấy trong các cánh rừng nhiệt đới của
Châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á.

Họ Tragulidae
Giống Hymoschus
Cheo cheo nước: Hyemoschus aquaticus
Giống Moschiola
Cheo cheo đốm Ấn Độ: Moschiola indica
Cheo cheo đốm Sri Lanka: Moschiola meminna
Cheo cheo vằn vàng: Moschiola kathygre
Giống Tragulus
Cheo cheo Nam Dương hay Cheo cheo Java: Tragulus javanicus
Cheo cheo Napu hay cheo cheo lớn: Tragulus napu
Cheo cheo Kanchil hay cheo cheo nhỏ: Tragulus kanchil
Cheo cheo Philippine: Tragulus nigricans
Cheo cheo Việt nam: Tragulus versicolor
Cheo cheo Williamson: Tragulus williamsoni
Họ Moschidae: Hươu xạ
Họ Cervidae: Hươu, nai thực thụ
Họ Giaffidae: Hươu cao cổ và okapi
4


 

Họ Antilocapridae: Linh dương gạc nhiều nhánh
Họ Bovidae: Trâu, bò, dê, cừu và linh dương
Tên khoa học của cheo cheo Nam Dương: Tragulus javanicus Osbeck
2.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố, tình trạng bảo tồn
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái
Cheo cheo Nam Dương là loài có kích thước nhỏ nhất trong bộ thú ngón chẵn.
Dài thân 335 - 520 mm, dài đuôi 44 - 94 mm, dài bàn chân sau: 80 - 134 mm, trọng
lượng 1,6 - 2,6 kg. Đầu thon nhỏ, đôi mắt đen nhánh, dưới cằm có vệt lông trắng

hình chữ V. Lông ngắn, mịn, lưng màu nâu đen, hai bên sườn màu vàng, bụng
trắng. Bốn chân mảnh khảnh, 2 chân sau dài hơn 2 chân trước. Bàn chân 2 ngón,
đuôi ngắn khoảng 150 - 200 mm, mặt trên xám dưới trắng. Con đực và cái đều
không có sừng, không có răng cửa, răng nanh hàm trên phát triển thò ra ngoài
miệng tới 2 - 3 mm. Dạ dày 3 ngăn, thiếu ngăn lá sách.
2.1.2.2 Đặc điểm sinh học và tập tính
Thức ăn chủ yếu của chúng là quả cây rừng rụng xuống mặt đất, lá non và
chồi cây, rất ít ăn cỏ và lá già. Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 1 - 5. Thời gian có
chửa 130 - 150 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Không biết làm tổ, mùa
hè nằm trên mặt đất nơi khô ráo, mát mẻ, mùa đông nằm trên đám lá khô. Cheo
cheo Nam Dương sống một mình, đơn độc, lặng lẽ, chỉ ghép đôi trong thời kỳ động
dục. Hoạt động kiếm ăn ban đêm.
2.1.2.3 Nơi sống và sinh thái
Sống ở rừng già, rừng thưa cây lá rậm địa hình tương đối bằng phẳng. Ở nơi
gốc cây to, bụi cây móc.
2.1.2.4 Phân bố
Việt Nam: Lạng Sơn (Yên Bình, Hữu Lũng), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Thanh
Hóa (Thường Xuân, Hồi Xuân), Nghệ An (Quỳ Châu, Phủ Quỳ), Hà Tĩnh (Hương
Khê), Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc,
Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai.
Thế giới: Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Crimantan, Xumatơra, Giava.

5


 

2.1.2.5 Tình trạng bảo tồn
Giá trị: Thú cổ nhất của bộ ngón chẵn ở vùng nhiệt đới, hiền lành dễ nuôi làm
thú cảnh trong vườn thú, vườn quốc gia.

Tình trạng: Tại các tỉnh phía Bắc số lượng đã giảm nhiều, ở các tỉnh phía Nam
số lượng ngày càng giảm do săn bắn, bắt bẫy thường xuyên. Mức độ đe dọa: bậc V,
có thể bị đe dọa tuyệt chủng.
Biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, vào mùa sinh sản và động dục
từ tháng 10 - 12 năm trước đến tháng 1 - 5 năm sau. Nuôi và nhân giống trong vườn
thú và vườn quốc gia.
Nguồn: Sách đỏ Việt Nam, trang 84.
2.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
Nguồn: Khu BTTNVH Đồng Nai.
6


 

2.2.1.1 Vị trí địa lý
KBT nằm phía Bắc sông Đồng Nai, thuộc địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu
Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu và xã Thanh Sơn - huyện Tân Phú;
xã Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định - huyện Định Quán; xã Thanh
Bình thuộc huyện Trảng Bom; xã Gia Tân - huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai.
Tọa độ: 11o 08’ 55” - 11o 51’ 30” Bắc và 106 o 90’ 73” - 107 o 23’ 74” Đông.
KBT nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Bình Dương; phía
Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Cách thành phố Hồ Chí Minh 80 km và cách thành phố
Biên Hòa khoảng 40 km (nằm cạnh nhà máy Thủy điện Trị An).
2.2.1.2 Địa hình
KBT nằm chủ yếu trên dạng địa hình vùng đồi, với 3 cấp độ cao: Đồi thấp Đồi trung bình và Đồi cao, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông
sang Tây. Khu vực phía Bắc, phía Tây và một phần phía Đông, địa hình gồm nhiều
đồi dốc, nhưng độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ

từ. Độ cao lớn nhất: 368 m, thấp nhất: 20 m, bình quân: 100 - 120 m; độ dốc lớn
nhất: 35 o, độ dốc bình quân: 8 o - 10 o.
2.2.1.3 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu Đồng Nai nói chung và huyện Vĩnh Cửu nói riêng thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt cao đều quanh năm là
điều kiện thuận lợi cho các loài động vật, thực vật sinh trưởng và phát triển.
Do nằm ở vĩ độ thấp, Vĩnh Cửu nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời
và ít bị ảnh hưởng của gió mùa phương Bắc. Bởi vậy nhiệt độ không khí trung bình
quanh năm cao với nhiệt độ bình quân 25 - 27 oC, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ có 4,2 oC. Nhiệt độ trung bình tối cao các tháng là
29 - 35 oC, nhiệt tối thấp trung bình tháng trong năm từ 18 - 25 oC. Tổng tích ôn
tương đối cao (9000 - 9700 o) và phân bố tương đối đều theo mùa vụ cho phép sản
xuất cây trồng quanh năm. Độ ẩm tương đối 80 - 82 %. Ít có gió bão và sương
muối. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt
là các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
7


 

Vĩnh Cửu có lượng mưa tương đối cao (2000 - 2800 mm). Sự phân bố mưa
theo không gian đã hình thành 03 vành đai chính: vành đai phía Bắc giáp Bình
Phước có lượng mưa rất cao > 2800 mm và có số ngày mưa 150 - 160 ngày; vành
đai trung tâm huyện có lượng mưa 2400 - 2800 mm và số ngày mưa trong năm là
130 - 150 ngày; vành đai phía Nam có lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số
2000 - 2400 mm.
Hệ thống thủy văn của KBT bao gồm hệ thống các hồ lớn như hồ Trị An
(32.400 ha), hồ Bà Hào (415 ha), hệ thống các sông, suối (sông Bé, sông Mã Đà,
suối Dakin, suối Sa Mách, suối Linh, suối Bà Hào, suối Ràng, suối Cây Sung) và
bàu sình (Bàu Điền, bàu Sắn, bàu Mai, bàu Ếch). Đặc điểm chính của các dạng sinh

cảnh này là ngập nước quanh năm hoặc theo mùa, có hệ thực vật và động vật thủy
sinh phong phú.
2.2.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng
Trong khu vực có tập hợp đá mẹ và mẫu chất đất rất đa dạng đã tạo ra một quỹ
đất rất phong phú. Theo tài liệu địa chất khoáng sản Đông Nam Bộ (Nguyễn Đức
Thắng, 1986) cho thấy trong KBT có các nhóm, loại đất chính sau: nhóm đất đen,
nhóm đất xám, nhóm đất đỏ.
2.2.1.5 Đa dạng sinh học
Theo kết quả điều tra của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Viện Nghiên cứu - Nuôi trồng Thủy sản II
(2007 - 2009), tài nguyên động thực vật tại KBT rất đa dạng về chủng loài và nhiều
về số lượng cá thể, qua điều tra bước đầu ghi nhận:
Thực vật:
Có 1.401 loài thực vật, thuộc 623 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp, 6 ngành thực vật
khác nhau. Trong đó có 10 loài thực vật có tên trong Danh sách các loài nguy cấp,
quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ - CP; 30 loài thực vật có tên
trong Sách Đỏ Thực vật Việt Nam (2007); 41 loài thực vật có tên trong danh mục
các loài quý hiếm của Sách Đỏ IUCN (2009); 84 loài thực vật đặc hữu của Việt
Nam, có tên Việt Nam hay tên khoa học mang các địa danh của Việt Nam; 18 loài
thực vật có tên Việt Nam hay tên khoa học mang các địa danh của tỉnh Đồng Nai.
8


 

Có 2 loài hiếm được phát hiện ở KBT là Vấp thuộc họ Bứa, Thông tre thuộc
họ Kim giao, cây dược liệu có 715 loài. Thảm thực vật rừng trong KBT, gồm các
kiểu rừng: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng kín nửa rụng lá
ẩm nhiệt đới; kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới.
Động vật:

Có 1.729 loài động vật, côn trùng hoang dã thuộc 238 họ, 52 bộ động vật, côn
trùng sống tại KBT. Trong đó, có nhiều loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như:
Báo gấm, Gấu chó, Bò tót, Chà vá chân đen…trong đó:
Lớp Thú: có 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó có 36 loài quý hiếm, đặc
hữu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á như bò tót, bò bangten, voi, gấu chó,
sói lửa... ; 19 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN; 26 loài ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam; 2 loài đặc hữu của Việt Nam và 9 loài đặc hữu trong khu vực, chiếm 28,3 %
tổng số loài thú của Việt Nam.
Lớp Chim: có 259 loài chim thuộc 52 họ và 18 bộ. Trong đó có 21 loài chim
quý hiếm, 12 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam; 11 loài ghi trong Danh lục Đỏ
IUCN.
Bò sát: có 64 loài thuộc 13 họ và 2 bộ.
Ếch nhái: có 33 loài thuộc 5 họ và 1 bộ. Trong số 97 loài bò sát và ếch nhái có
25 loài quý hiếm, 12 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN; 21 loài ghi trong Sách Đỏ
Việt Nam.
Cá: có 99 loài được định danh, thuộc 29 họ và 11 bộ. Đặc trưng nổi bật về
thủy sản tự nhiên tại KBT là hệ sinh thái cá nước ngọt, nơi cư trú của nhiều loài cá,
trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và được ghi vào sách Đỏ
Việt Nam như cá mơn (cá rồng), đặc biệt là các loài thích nghi với vùng sông suối
thượng nguồn, nước chảy mạnh khác xa với các loài cá nước ngọt phân bố ở đồng
bằng thuộc hạ lưu sông Cửu Long, sông Đồng Nai hay sông Sài Gòn.
Côn trùng: Có 1.241 loài côn trùng, thuộc 112 họ và 10 bộ. Trong đó có 2 loài
côn trùng có tên trong Danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm ban hành kèm theo
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP; 8 loài côn trùng có tên trong Sách Đỏ Động vật Việt
Nam (2007).
9


 


2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.2.1 Dân số, dân tộc và phân bố dân cư
KBT nằm trên địa giới hành chính của 3 xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý với
nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Theo số liệu điều tra năm 2009 của UNBD
huyện Vĩnh Cửu, dân cư sinh sống trong khu vực gồm 5.798 hộ - 26.690 khẩu.
Trong số các dân tộc hiện đang sinh sống trong KBT, chỉ có dân tộc Chơ Ro là
dân bản địa (cư trú lâu đời tại xã Phú Lý), còn lại là dân cư từ nhiều địa phương
trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ với nhiều hình thức khác
nhau như: di dân tự do, lao động dọn lòng hồ Trị An, cán bộ công nhân viên các
lâm trường và công nhân xây dựng thủy điện Trị An nghỉ hưu và nghỉ theo các chế
độ ở lại lập nghiệp; Việt kiều Campuchia hồi hương, dân khai phá vùng kinh tế mới
do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa với các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Do vậy, cộng
đồng dân cư ở đây mang nhiều nét văn hóa đặc trưng, đa dạng trong khu vực.
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14.673 người. Trong đó, lao động
nông lâm nghiệp chiếm trên 95 %, còn lại là lao động trong lĩnh vực thương mại,
dịch vụ và lao động khác. Về trình độ văn hóa, đa phần lao động có trình độ văn hóa
cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hóa trung học
phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, trình
độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa, thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao, sản
lượng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đời sống bấp bênh. Vì
vậy, một số người vẫn thường xuyên vào rừng săn bắt, lấy cắp lâm sản và tình trạng
lấn rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng và
bảo tồn đa dạng sinh học của KBT.
2.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp
Hệ thống canh tác nông nghiệp trong vùng đang trong quá trình chuyển dịch từ
canh tác rẫy thuần túy truyền thống sang canh tác nông lâm kết hợp, từ sản xuất độc canh
sang xen canh giữa các loài cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa cây lương thực với cây
ăn trái,….

10


 

Các loài cây trồng lâu năm gồm có Điều, các loại Xoài (xoài Ba Mùa, xoài cát
Hòa Lộc, xoài Tượng) và một số diện tích không lớn trồng một số cây ăn quả khác
như: Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Cà phê, Cam, Quýt, Tiêu,… Cây ngắn ngày có
diện tích không lớn, cây trồng chủ yếu là mỳ (sắn), được trồng manh mún ở những
diện tích đất trống trảng cỏ và ven các vườn rẫy. Nhìn chung thu nhập từ diện tích
trồng mỳ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập từ nông nghiệp của vùng.
2.2.2.3 Nuôi trồng thủy sản
Công tác nuôi trồng thủy sản chính trong lòng hồ Trị An, trước đây do Trung
tâm Thủy sản Đồng Nai thực hiện và từ khi hồ Trị An được sáp nhập vào KBT,
công tác này được giao khoán cho hợp tác xã Phước Lộc kinh doanh, khai thác.
Hàng năm, tổ chức thả cá giống bổ sung để nuôi đại trà vừa nâng cao năng suất sản
lượng thủy sản trong hồ, vừa thanh lọc nguồn nước, giảm thiểu mức độ nhiễm bẩn.
Từ năm 1995 - 2010 có khoảng 20,6 triệu con cá giống được thả. Về nguồn lợi thủy
sản trên hồ, lượng đánh bắt trên hồ, mỗi năm thu hoạch khoảng từ 2.000 đến 2.500
tấn cá, chủ yếu là cá tạp ít có giá trị kinh tế.
2.2.2.4 Sản xuất lâm nghiệp
Việc thành lập KBT và quy hoạch rừng đặc dụng ở những lâm phần có đất sản
xuất nông lâm nghiệp trước đây, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, thu nhập của
nhiều người dân trong vùng, do vậy sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý
bảo vệ rừng của KBT. Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh đã giao cho huyện
Vĩnh Cửu xúc tiến việc xây dựng và thực hiện Dự án quy hoạch sắp xếp ổn định các
khu dân cư xã Mã Đà và Hiếu Liêm tại vùng đệm. Theo đó ngoài những ngành nghề
khác, về sản xuất lâm nghiệp, các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương sở
tại sẽ định hướng chuyển dịch vùng đệm thành khu vực trồng rừng gỗ nguyên liệu
giấy trọng điểm của vùng.

2.2.2.5 Các ngành nghề khác
Các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại chủ yếu
tập trung tại khu trung tâm các xã và nhìn chung chưa phát triển, trong vùng hiện tại
chưa phát triển được nền sản xuất hàng hóa nên khả năng tiêu thụ và giao lưu sản
phẩm còn yếu. Sức mua bán mới chỉ dừng ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết
11


 

yếu của đời sống hàng ngày và sản xuất. Trong khu vực có một xưởng chế biến lâm
sản ngoài gỗ tại xã Phú Lý.
Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống, giải quyết công ăn
việc làm cho lao động các xã vùng sâu, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu đã thành
lập hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kinh doanh đa ngành nghề như: cung ứng vật tư
nông nghiệp, đan lát mây, tre, lá xuất khẩu,… cho người dân thuộc các xã. Nếu việc
phát triển các làng nghề như trên thành công sẽ có tác dụng rất tích cực cho công tác
bảo tồn đa dạng sinh học của đơn vị trong việc giảm thiểu những tác động có hại
cho tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.

12


 

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng phân bố, thức ăn và sinh cảnh của cheo cheo Nam

Dương, các mối đe dọa đến cheo cheo Nam Dương tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp bảo tồn cheo cheo Nam Dương.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Mức độ phong phú của cheo cheo Nam Dương tại KBT.
- Khảo sát thành phần thức ăn của cheo cheo Nam Dương.
- Mô tả sinh cảnh sống của cheo cheo Nam Dương: màu đất, vị trí nguồn nước,
loài cây,....
- Các mối đe dọa đến cheo cheo Nam Dương tại KBT: đánh giá tác động của
con người và các đe dọa khác.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn cheo cheo Nam Dương.
3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương tiện nghiên cứu
- KBTTN _ VH Đồng Nai
- Các tư liệu: bản đồ địa hình, bản đồ tiểu khu
- Dụng cụ cần thiết: máy định vị GPS, sổ ghi chép, thước đo, cân, dây nilon để
lập ô, sơn đỏ để đánh dấu, túi đựng mẫu vật, la bàn, ống nhòm, đèn pin, máy ảnh,
dao đi rừng,....
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn nhân dân địa phương và lực lượng kiểm lâm kết hợp với việc thu
những mẫu vật mà họ còn giữ lại làm kỷ niệm hoặc sử dụng cho một số mục đích
khác. Đây là bước đầu tiên, phương pháp này được chúng tôi thực hiện cẩn trọng và

13


×