Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

TÌM HIỂU HỆ THỐNG SẢN XUẤT MÔ HÌNH DỪA XEN CACAO TẠI XÃ TÂN THANH TÂY, HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
*************

NGUYỄN VĂN NHỮNG

TÌM HIỂU HỆ THỐNG SẢN XUẤT MÔ HÌNH DỪA XEN
CACAO TẠI XÃ TÂN THANH TÂY, HUYỆN MỎ CÀY BẮC,
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
*************

NGUYỄN VĂN NHỮNG

TÌM HIỂU HỆ THỐNG SẢN XUẤT MÔ HÌNH DỪA XEN
CACAO TẠI XÃ TÂN THANH TÂY, HUYỆN MỎ CÀY BẮC,
TỈNH BẾN TRE

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


GVHD: Th.S ĐẶNG HẢI PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi chân thành cảm ơn giảng viên
Th.s Đặng Hải Phương cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, các nhà chuyên môn đã giúp tôi hoàn thành khóa luận
này.
Tôi chân thành cảm ơn các đồng chí phòng Nông Nghiệp và phát triển Nông
Thôn huyện, các cán bộ xã và người dân tại xã Tân Thanh Tây đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình điều tra thu thập số liệu cho bài khóa luận tốt nghiệp này.
Sau cùng tôi chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên giúp đỡ tôi thực
hiện khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng khóa luận cũng không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báo của các thầy cô
giáo và bạn bè để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi chân thành cảm ơn!
Ngày 15 tháng 6 năm 2012
Nguyễn Văn Những

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Tìm hiểu về hộ thống sản xuất mô hình vườn dừa xen cacao tại xã
Tân Thanh Tây huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ ngày 15/3 đến

15/6/2012.
Đề tài thực hiện nhằm mô tả tìm hiểu về hiện trạng mô hình sản xuất vườn
dừa xen cacao trên địa bàn của xã Tân Thanh Tây về thời gian xuất hiện mô hình,
các chính sách hổ trợ của nhà nước, về diện tích, mật độ, cách bố trí cây trồng cũng
như các biện pháp kĩ thuật canh tác tại khu vực nghiên cứu. Thông qua đó tìm hiểu
ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh tự nhiên, kinh tế-xã hội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại phong trào trồng cacao xen trong vườn
dừa đang phát triển mạnh mẻ về diện tích tại địa phương, và đem lại một nguồn thu
nhập lớn cho người dân tại đây. Bênh cạnh đó do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây trồng.
Trước những gì đang diễn ra tại địa phương luận văn đã đề xuất các biện
pháp kĩ thuật để nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

iii


ABSTRACT
Project "Understanding household production system model coconut
intercropping cacao in Tan Thanh Tay Mo Cay district of Ben Tre North " in made
from 15/3 to 15/6/2012.
Threads made to describe the current state to learn about model coconut
intercropping cacao production in the province’s Tan Thanh Tay appears time
model, the policy of state support, in terms of size, density level, plant layout as
well as measures cultivation techniques in the study area. Though that
understanding the influence of natural condition and circumstances, socioeconomic.
Research results show that the current movement in the coconut
intercropping cocoa growing strongly on the local area, and provide a large soure
of income for pepole here. Advocacy addition the impact of climate change
complicated weather has great influence to the growth and development of plant.

First what is happening locally thesis has proposed measures to improve
technique for crop yield.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa.......................................................................................................... i
Lời cảm ơn. .............................................................................................................. ii
Tóm tắt .....................................................................................................................iii
Abstract .................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... v
Danh sách các hình và biểu đồ ............................................................................. xi
Danh sách các bản ................................................................................................. xii
Chương 1 .............................................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
Chương 2 .............................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh thái và sinh học của cacao ................................................................. 3
2.1.1 Nguồn gốc cây cacao................................................................................................. 3
2.1.2 Đặc điểm chung và yêu cầu ngoại cảnh của cacao................................................ 3
2.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cacao ................................................................................ 4
2.2 Vai trò của mô hình dừa xen cacao ............................................................................ 5
2.2.1 Sinh thái môi trường.................................................................................................. 5
2.2.2 Kinh tế - xã hội .......................................................................................................... 5
2.3 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu............................................................................. 6
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................... 6
2.3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................................. 6
2.3.1.2 Diện tích tự nhiên ................................................................................................... 6


v


2.3.1.3 Địa hình –Thổ nhưỡng ........................................................................................... 6
2.3.1.3.1 Địa hình ................................................................................................................ 6
2.3.1.3.2 Thổ nhưỡng .......................................................................................................... 6
2.3.1.4 Khí hậu..................................................................................................................... 6
2.3.1.5 Thủy văn .................................................................................................................. 7
2.3.2 Tài nguyên .................................................................................................................. 7
2.3.2.1 Tài nguyên nước ..................................................................................................... 7
2.3.2.2 Tài nguyên đất ........................................................................................................ 7
2.3.2.3 Lao động .................................................................................................................. 8
2.3.3 Điều kiện xã hội - hạ tầng cơ sở .............................................................................. 9
2.3.3.1 Dân số và dân tộc ................................................................................................... 9
2.3.3.2 Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn....................................................... 9
2.3.3.3 Giao thông ............................................................................................................... 9
2.3.3.4 Điện ........................................................................................................................ 10
2.3.4 Văn hóa - giáo dục - y tế ......................................................................................... 11
2.3.4.1 Văn hóa .................................................................................................................. 11
2.3.4.2 Giáo dục ................................................................................................................. 11
2.3.4.3 Y tế ......................................................................................................................... 12
2.3.5 Các ngành kinh tế .................................................................................................... 12
2.3.5.1 Sản xuất nông nghiệp ........................................................................................... 12
2.3.5.2 Các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ...................................................... 13
Chương 3 ............................................................................................................................ 14
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 14
3.1 Mục tiêu ....................................................................................................................... 14
3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 14
3.2.1 Mô tả quá trình hình thành mô hình dừa xen cacao tại xã.................................. 14


vi


3.2.2 Hiện trạng áp dụng kĩ thuật trồng và chăm sóc cacao trong vườn dừa của
người dân tại địa phương .................................................................................................. 15
3.2.3 Đề xuất các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình vườn dừa
xen cacao ............................................................................................................................ 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 15
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................. 16
3.3.1.1 Với thông tin thứ cấp ........................................................................................... 16
3.3.1.2 Với các thông tin sơ cấp ...................................................................................... 16
3.3.2 Tổng hợp xử lý thông tin ........................................................................................ 16
Chương 4 ............................................................................................................................ 17
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................... 17
4.1 Mô tả quá trình hình thành mô hình dừa xen cacao tại xã ..................................... 17
4.1.1 Lịch sử hình thành mô hình vườn dừa xen cacao ................................................ 17
4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành vườn dừa xen cacao tại xã Tân Thanh
Tây ....................................................................................................................................... 19
4.1.2.1 Yếu tố tự nhiên ..................................................................................................... 19
4.1.2.1.1 Nước ................................................................................................................... 19
4.1.2.1.2 Đất ....................................................................................................................... 19
4.1.2.1.3 Khí hậu ............................................................................................................... 20
4.1.2.2 Về kinh tế .............................................................................................................. 20
4.1.2.2.1 Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất .................................................. 20
4.1.2.2.2 Nhu cầu thị trường của dừa và cacao.............................................................. 22
4.1.2.3 Về xã hội................................................................................................................ 23
4.1.2.3.1 Lao động ............................................................................................................. 23
4.1.2.3.2 Tập quán canh tác.............................................................................................. 24
4.1.3 Lịch thời vụ của dừa và cacao trong năm ............................................................. 25
4.1.4 Phân tích SWOT của mô hình dừa xen cacao tại xã Tân Thanh Tây ............... 26


vii


4.1.5 Diện tích các vườn dừa xen cacao tai địa xã Tân Thanh Tây ............................ 27
4.1.6 Tác động của các chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành
vườn dừa xen cacao tại địa phương ................................................................................ 29
4.2 Hiện trạng áp dụng kĩ thuật trồng cacao xen trong vườn dừa tại xã Tân Thanh
Tây ....................................................................................................................................... 30
4.2.1 Thời kì kiến thiết cơ bản cây cacao trong vườn dừa ........................................... 30
4.2.1.1 Về giống cacao ..................................................................................................... 30
4.2.1.2 Xử lý cây trồng ..................................................................................................... 30
4.2.1.3 Mật độ và cách bố trí cacao trong vườn dừa ..................................................... 31
4.2.1.4 Lượng phân bón và cách thức bón phân giai đoạn đầu của cacao trong vườn
dừa.............................................................................................................................32
4.2.1.5 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .......................................................... 36
4.2.1.6 Chế độ nước tưới cho cây trồng ......................................................................... 38
4.2.2 Thời kì kinh doanh của cacao trong vườn dừa..................................................... 39
4.2.2.1 Chế độ phân bón phân cho vườn cây ................................................................. 40
4.2.2.2 Kĩ thuật vệ sinh vườn cây .................................................................................... 41
4.2.3 Giá trị kinh tế và thu nhập của vườn cây mang lại .............................................. 42
4.3 Đề xuất các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả vườn dừa xen cacao ... 42
4.3.1 Biện pháp nâng cao năng suất cây dừa ................................................................. 42
4.3.2 Biện pháp nâng cao năng suất cây cacao .............................................................. 44
Chương 5 ............................................................................................................................ 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 47
5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 47
5.1.1 Tình hình trồng dừa xen cacao trên địa bàn của xã ............................................. 47
5.1.2 Các yếu tố tác động bất lợi đến vườn cây............................................................. 47
5.1.3 Các yếu tố thuận lợi để cho mô hình phát triển ................................................... 48

5.2 Kiến nghị ...................................................................................................................... 48

viii


5.2.1 Với người dân .......................................................................................................... 49
5.2.2 Với cơ quan chức năng ban ngành ........................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 52
Phụ lục 1: Một số về hình ảnh vườn dừa xen cacao tại xã Tân Thanh Tây ............... 52
Phục lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn ............................................................................... 54
Phụ lục 3: Danh sách các hộ phỏng vấn ......................................................................... 58

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
N

:

Nitơ

P2O5

:

Photspho pentoxite

K2O5


:

Kali pentoxite

UBND

:

Ủy ban nhân dân

CN-TTCN

:

Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

TMDV

:

Thương mại dịch vụ

PRA

:

Participatory Rural Appraisal

SWOT


:

Strengths-Weaknesses-Opportunities-Threats

UTZ

:

UTZ CERTIFIED

ILO

:

International Labour Organization

IPM

:

Integrated Crop Management

P

:

Phosphorus

K


:

Kali

USD

:

Đồng tiền đô la Mỹ (United States Dollar)

EURO

:

Eurozone

IFAD

:

International Fund for Agriculture Development

HVP

:

Hổn hợp phân bón

NPK


:

Nitơ - Phosphorus - Kali

DAP

:

Diamino phosphate

x


DANH S ÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
HÌNH

TRANG

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện sự hỗ trợ giống cacao qua các năm ............................. 18
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tăng trưởng diện tích dừa và cacao qua các năm ...................... 23
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ diện tích vườn dừa xen cacao ........................................................... 27
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ phần trăm số hộ bón phân cho cacao trong vườn dừa thời kì kiến
thiết cơ bản. ........................................................................................................................ 33
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ phần trăm cách thức bón phân theo hộ điều tra………………...……..36
Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ tưới nước cho cây trồng vào mùa khô. ............................................ 39
Hình 4.2: Các hình thức bố trí cây dừa trên một liếp.................................................... 44
Hình 1: Vườn dừa xen cacao tại ấp Thanh Tây ............................................................. 52
Hình 2: Vườn dừa xen cacao tại ấp Sùng Tân ............................................................... 52
Hình 3: Điểm thu mua cacao tại xã Tân Thanh Tây ..................................................... 53

Hình 4: Máy bóc vỏ cacao tại 1 điểm thu mua cacao tại xã Tân Thanh Tây ............. 53

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Lượng dinh dưỡng cho cacao mới trồng ........................................................ 4
Bảng 2.2: Ranh giới tiếp giáp của xã Tân Thanh Tây .................................................... 6
Bảng 2.3: Thống kê diện tích đất đai của xã Tân Thanh Tây năm 2011 ...................... 7
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo ngành nghề ................................................................... 8
Bảng 2.5: Cơ cấu dân số và thành phần dân tộc .............................................................. 9
Bảng 2.6: Các trục giao thông chính trên địa bàn của xã ............................................. 10
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu sử dụng điện trên địa bàn của xã năm 2011 .......................... 10
Bảng 2.8: Danh sách các hộ buôn bán trên địa bàn của xã .......................................... 13
Bảng 4.1: Số lượng cây trồng tỉnh đã hỗ trợ cho xã ..................................................... 18
Bảng 4.2: Kiểm kê biến động diện tích đất canh tác tại xã Tân Thanh Tây 2011. ... 21
Bảng 4.3: Diện tích dừa và cacao trong tỉnh Bến Tre qua các năm ............................ 22
Bảng 4.4: Lịch thời vụ dừa và cacao trong năm ............................................................ 25
Bảng 4.5: Bảng thống kê diện tích dừa xen cacao tại xã Tân Thanh Tây năm 2011 27
Bảng 4.6: Diện tích vườn dừa xen cacao theo điều tra nông hộ .................................. 28
Bảng 4.7: Phân hạn giàu nghèo theo diện tích dừa xen cacao của người dân tại địa
phương ................................................................................................................................ 28
Bảng 4.8: Số lần bón phân cho cacao trong vườn dừa thời kì kiến thiết cơ bản của
người dân trong năm ......................................................................................................... 33
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ phần trăm số hộ bón phân cho cacao trong vườn dừa thời kì kiến
thiết cơ bản. ........................................................................................................................ 33

Bảng 4.9: Phân loại hộ theo mức sống ........................................................................... 34

xii


Bảng 4.10: Danh sách các loại phân bón mà người dân sử dụng ................................ 35
Bảng 4.11: Cách thức bón phân của người dân theo điều tra nông hộ ....................... 35
Bảng 4.12: Danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được người dân sử dụng cho
vườn dừa xen cacao........................................................................................................... 37
Bảng 4.13: Số lần tưới nước cho vườn dừa xen cacao vào mùa khô .......................... 39

xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới vườn hộ là một trong những
phương thức nông lâm kết hợp truyền thống rất phổ biến đã có từ lâu đời, ở Việt
Nam có thể tìm thấy ở mọi miền đất nước đặc biệt là ở vùng đồng bằng, trung du,
nơi đất hẹp người đông. Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế diện tích đất nông
nghiệp đang giảm mạnh mẽ nền nông nghiệp nước nhà đang đứng trước nhiều thách
thức mới do quá trình tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển của các khu công
nghiệp, khu chế xuất, tốc độ gia tăng dân số đã làm cho diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó cần phải có một
chiến lược lâu dài phát triển nền nông nghiệp một cách bềnh vững đảm bảo mang
lại lợi ích cho người dân.
Bến Tre là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, hợp bởi ba cù lao là cù lao Bảo,
cù lao Minh và cù lao An Hóa. Với đặc điểm khí hậu mát mẻ, hệ thống sông ngòi
chằng chịt, thuận lợi cho giao thông thuỷ, bộ và đặc biệt Bến Tre vẫn giữ được hệ
sinh thái trong lành, nguyên sơ của miệt vườn sông nước, với những hàng dừa xanh

bát ngát. Trong những năm gần đây giá dừa ổn định ở mức cao, nông dân trong tỉnh
Bến Tre quan tâm đầu tư trồng dừa. Nếu như cuối năm 2009, toàn tỉnh có hơn
45.000 ha dừa thì đến cuối tháng 9/2010 đã tăng lên khoảng 50.640 ha. Trong số
này có trên 40.500 ha dừa đang cho trái, ước sản lượng thu hoạch trên 324 triệu
trái/năm, tăng 13,8. % so với cùng kỳ năm 2009
Phong trào trồng cacao xen trong vườn dừa đang phát triển mạnh ở hầu hết
đất vườn Bến Tre. Cùng với 52.000 ha diện tích dừa khoảng 9.500 ha cacao đang

1


phát triển khá tốt và có chiều hướng gia tăng. Theo Trung tâm khuyến nông khuyến
ngư Bến Tre, tính đến cuối tháng 9 - 2011 diện tích cacao trong tỉnh đạt hơn 9.500
ha, gần đạt chỉ tiêu kế hoạch trồng 10.000 ha cacao xen trong vườn dừa. Hiện nay
nông dân trong tỉnh đang tiếp tục hoàn thành diện tích còn lại theo kế hoạch đề ra.
Đây là diện tích phát triển khá ấn tượng chỉ trong thời gian ngắn phát động phong
trào. Qua đó cho thấy đây còn thể hiện rõ quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và người dân
trong việc đưa loại cây trồng mới vào cơ cấu sản xuất trong tỉnh. Trồng xen cacao
trong vườn dừa, qua thực tế cho thấy cacao trồng ở Bến Tre có khả năng thích ứng
rộng cả những vùng đất nhiễm mặn ngắn hạn, cho sản phẩm có hương vị thơm
ngon. Do vậy, xét về mặt tiềm năng cacao có nhiều điều kiện và lợi thế để phát triển
thành một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa
lớn.
Để tìm hiểu được thực trạng trên và đề xuất các biện pháp kĩ thuật phù hợp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình vườn dừa xen cacao tại địa phương
tôi đã thực hiện một đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu hệ thống sản xuất mô hình vườn
dừa xen cacao tại xã Tân Thanh Tây huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre”.

2



Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm sinh thái và sinh học của cacao
2.1.1 Nguồn gốc cây cacao
Cây cacao (Theobroma cacao L) thuộc họ Sterculiaceae và còn được chia ra
làm nhiều loại khác, quan trọng nhất là các loại Criollo, Forastero và Trinitario. Cây
cacao được người Pháp mang vào trồng tại Việt Nam từ năm 1858 ở nhiều vùng
khác nhau từ Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long, nhưng bởi nhiều lý do
cây cacao không được phát triển theo hướng thương mại. Đến những năm 1980 cây
cacao được tái giới thiệu trồng trên hàng ngàn ha ở nhiều tỉnh miền Trung và miền
Nam nhưng vẫn không phát triển mạnh vì chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Đến
năm 2004, Chính phủ đã phát động một chương trình mới đầy tham vọng về cây
cacao hướng đến mục tiêu trồng 100.000 ha cây cacao vào năm 2020.
2.1.2 Đặc điểm chung và yêu cầu ngoại cảnh của cacao
Cây cacao là loại cây có tán thuộc tầng trung bình, sống dưới bóng những
cây cổ thụ già, chiều cao của nó có thể đến 11 m, tuy nhiên để việc thu hoạch cũng
như chăm sóc dễ dàng người ta thường giới hạn chiều cao của nó lại khoảng 2 – 4
m, rễ của nó thuộc loại rễ chùm, không ăn sâu vào lòng đất (trong vòng khoảng 2
m) do đó khâu tưới - tiêu là công việc quan trọng trong vấn đề chăm sóc loại cây
này. Loại đất thích hợp nhất cho cây cacao là mùn xốp, nơi các mạch nước ngầm
không quá sâu (như các vùng đất bưng biền chẳng hạn) độ cao không nên quá 700
m trên mực nước biển.

3


Cây cacao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp
với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm.
Cacao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50 - 60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích

hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng.
Cây cacao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: Đất đỏ, đất xám, đất phù
sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ
5,5 - 5,8, tầng canh tác dày 1 - 1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu
chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ) có thể
giúp cây cacao đạt năng suất cao trên vùng đất kém màu mỡ.
2.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cacao
Cây cacao là cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó thành phần N, P, K trong
đất là rất quan trọng. Qua điều tra, cập nhật số liệu đất đai tại địa phương tôi nhận
thấy đất đai tại khu vực thuộc nhóm đất phù sa điển hình nên rất giàu về thành phần
mùn có tỉ lệ N, P, K trong đất cao tạo điều kiện cho đất có độ tơi xốp, khả năng giữ
nước và thoát nước tốt, với điều kiện đó rất thuận lợi cho cây cacao tại địa phương
sinh trưởng và phát triển tốt và cho năng suất cao. Theo Ebon (1987), lượng phân
trong hai năm đầu tiên được khuyến cáo theo như sau:
Bảng 2.1: Lượng dinh dưỡng cho cacao mới trồng
Lượng dinh dưỡng cho mỗi cây (g)

Tháng sau khi
trồng

N

P2O5

K2O

1

6,4


6,4

6,4

4

8,5

8,5

8,5

8

8,5

8,5

8,5

12

12,8

12,8

12,8

18


17,0

17,0

17,0

24

27,3

27,3

38.5

4


2.2 Vai trò của mô hình dừa xen cacao
Nghề trồng dừa là một bộ phận quan trọng trong ngành nông nghiệp của cả
nước. Các vườn dừa đã có từ lâu đời và đã trở thành một nghề kinh doanh quan
trọng của người nông dân Việt Nam. Cây dừa luôn giữ một vai trò hết sức quan
trọng trong hệ sinh thái môi trường, có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh
xung quanh. Vì vậy việc nghiên cứu đặc tính sinh thái của cây dừa làm cơ sở để lựa
chọn những cây trồng thích hợp nhằm tận dụng mọi không gian dưới tán cây là điều
quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế cao nhất cho vườn dừa hiện nay. Do đặc
tính của cacao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) ưa
bóng rợp, có khả năng chịu bóng tốt nên thường thích hợp trồng xen dưới tán cây ăn
trái hoặc cây che bóng, có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5 - 5,8.
Đất có tầng canh tác dày 1 - 1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu
chất hữu cơ. Với những đặc tính này việc trồng cacao xen trong vườn dừa là một

phương thức canh tác phù hợp có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa dừa và cacao trong không
gian môi trường sống của chúng, và đem lại một số lợi ích, vai trò thiết thực sau:
2.2.1 Sinh thái môi trường
Cây dừa là một trong số ít các loại cây trồng có thể chịu đựng và tồn tại được
trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, ngập úng, đất cát
nghèo dinh dưỡng, nước mặn xâm nhập, cacao là tầng cây thấp thường được trồng
xen để tận dụng đất đai và năng lượng mặt trời, có tác dụng phụ trợ cho cây trồng
chính góp phần tạo dựng một môi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bềnh
vững của cây trồng chính, sử dụng triệt để không gian dinh dưỡng, bảo tồn được tài
nguyên đất và nước. Đồng thời tạo nên một cảnh quan đẹp để phát triển du lịch sinh
thái.
2.2.2 Kinh tế - xã hội
Việc trồng dừa xen cacao giúp các hộ gia đình tận dụng được thời gian
nguồn lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập cho

5


gia đình và các nguồn đầu tư trở lại cho cây trồng, điều hòa được lợi ích trước mắt
và lâu dài.
2.3 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Tân Thanh Tây là một trong 13 xã của huyện Mỏ Cày Bắc, nằm về hướng
Nam cách trung tâm huyện khoảng 5 km, cách trung tâm thành phố Bến Tre 20 km.
Bảng 2.2: Ranh giới tiếp giáp của xã Tân Thanh Tây
Phía Bắc

Phía Đông và phía Nam


Phía Tây

Xã Thành An

Xã Tân Bình

Xã Nhuận Phú Tây

(Nguồn: UBND xã Tân Thanh Tây)
2.3.1.2 Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên của xã là 987,47 ha, được chia thành 6 ấp gồm: Thanh
Đông, Thanh Tây, Thanh Nam, Thanh Bắc, Xóm Gò, Sùng Tân.
2.3.1.3 Địa hình –Thổ nhưỡng
2.3.1.3.1 Địa hình
Xã Tân Thanh Tây thuộc kiểu đồng bằng châu thổ, có xu hướng thấp dần từ
Đông sang Tây rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp.
2.3.1.3.2 Thổ nhưỡng
Chủ yếu là nhóm đất phù sa.
2.3.1.4 Khí hậu
Khí hậu xã Tân Thanh Tây chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo nên có hai mùa nắng, mưa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa là mùa gió
Tây Nam khí hậu ẩm mưa nhiều, mùa khô là mùa gió Đông Bắc nên khí hậu hơi
khô và lạnh, nhiệt độ dao động theo mùa từ 25 – 350C, độ ẩm không khí trung bình
từ 79 – 90% và biến động theo mùa, lượng mưa hàng năm từ 1.400 – 1.800 mm, với

6


đặc điểm trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp quanh năm.

Đặc biệt là các loại rau màu và cây ăn trái như dừa, măng cụt, bưởi da xanh… và
cây con giống.
2.3.1.5 Thủy văn
Xã có hệ thống sông ngòi chằng chịt là nguồn nước cung cấp cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân. Hệ thống thủy lợi của xã cơ bản phục vụ
tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân tại địa phương. Tổng
chiều dài các kênh mương do xã quản lý là 16,5 km. Đã nạo vét được 15,5 km kênh
nội đồng, bề mặt kênh rộng 6 m - 13 m, còn lại khoảng 1 km chưa nạo vét (có dự án
đầu tư, dự kiến đến năm 2013 tiến hành nạo vét).
2.3.2 Tài nguyên
2.3.2.1 Tài nguyên nước
Diện tích mặt nước gồm các sông như: Cống Cầu Mai, Giồng Dầu, Bún
Bánh Xe, và các kênh như kênh Cầu Ông Lân, kênh đi từ Cống Cầu Mai đến Bún
Bánh Xe, kênh Lộ Bang Tra, kênh Xóm Gò, kênh Cây Da, kênh Thanh Đông đến
Thanh Nam đến Tân Bình, kênh đồng Thanh Bắc, phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp khá thuận lợi. Tổng diện tích nước mặt trên địa bàn của xã là 35 ha, chủ yếu
là ao, hồ, mương vườn phục vụ nuôi trồng thủy sản.
2.3.2.2 Tài nguyên đất
Bảng 2.3: Thống kê diện tích đất đai của xã Tân Thanh Tây năm 2011
Loại đất sử dụng

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Diện tích tự nhiên

987,47

100


Diện tích đất nông nghiệp

892,47

90,38

Diện tích đất phi nông nghiệp

95

9,62
(Nguồn: UBND xã Tân Thanh Tây)

Qua bảng trên ta nhận thấy đến năm 2011 xã Tân Thanh Tây có tốc độ
chuyển dịch kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ chậm, nhìn chung cơ bản vẫn là

7


một xã nông nghiệp là chính, với diện tích đất canh tác sản xuất nông nghiệp trên
90% diện tích đất đai của toàn xã.
2.3.2.3 Lao động
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo ngành nghề
Các ngành sản xuất

Tổng số người điều tra
Độ tuổi lao động

Số người


Tỉ lệ (%)

Tổng số

3.844

6.433

59,75%

Nông, lâm, ngư nghiệp

2.035

3.844

52,93%

CN - TTCN

1.214

3.844

31,6%

TMDV

595


3.844

15,47%

Còn đi học

1.260

3.844

37,77%

(Nguồn: UBND xã Tân Thanh Tây)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy Tân Thanh Tây là một xã có một nguồn
lao động dồi dào chiếm 59,75% dân số toàn xã. Nhưng đa phần là lực lượng lao
động hoạt động trong lãnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu chiếm 52,93%.
Nhưng chưa được qua đào tạo cơ bản, trình độ còn hạn chế, chuyên môn thấp nên
không khai thác hết được tìm năng lao động cho địa phương. Tuy nhiên trong
những năm qua, do tốc độ phát triển kinh tế một lực lượng lao động trên địa bàn của
xã đã chuyển qua hoạt động trong các lãnh vực CN - TTCN và TMDV đã làm cho
lực lượng lao động trong lãnh vực này gia tăng. Đây là một lực lượng lao động phổ
thông trẻ có trình độ chuyên môn nhất định, đồng thời lực lượng lao động trong độ
tuổi đi học cũng khá cao. Từ đó cho thấy xã Tân Thanh Tây là một xã có cơ cấu lao
động trẻ và rất dồi dào.

8


2.3.3 Điều kiện xã hội - hạ tầng cơ sở

2.3.3.1 Dân số và dân tộc
Bảng 2.5: Cơ cấu dân số và thành phần dân tộc
Mật độ dân
số
(người/km2)
775/km2

Tổng số nhân khẩu: 7.595 nhân khẩu
Đi làm ngoài tỉnh
1.162

Thành

Thường trú tại địa

phần

phương

dân tộc

6.433 nhân khẩu

Dân tộc
kinh

(Nguồn: UBND xã Tân Thanh Tây)
Nhìn chung xã mật độ dân số đông, thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc
kinh, tình hình đi làm ngoài tỉnh còn nhiều khoảng 15,29%.
2.3.3.2 Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn

Tình hình trật tự xã hội trên địa bàn nhìn chung ổn định, không có trọng án,
trọng điểm xảy ra, không có tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Nhìn chung tình hình an
ninh trật tự trên địa bàn được ổn định và phát triển kinh tế có sự chỉ đạo xuyên suốt
từ cấp ủy đảng đến chính quyền xã. Cụ thể, định kỳ giao ban giữa thường trực đảng
ủy với các ban, hội đoàn thể, bí thư chi bộ 6 ấp vào sáng thứ hai hàng tuần, giao ban
trong thường trực đảng ủy vào mỗi chiều thứ sáu.
2.3.3.3 Giao thông
Đường trục xã tổng chiều dài 15.150 m, hiện trạng các tuyến đường chưa đạt
chuẩn, chỉ có 1 tuyến Xóm Gò - Giồng Xép (dài 500 m rộng 2 m) xã đang tiến hành
pê tông đạt chuẩn, để đạt chuẩn cần làm mới 14.650 m.

9


Bảng 2.6: Các trục giao thông chính trên địa bàn của xã
Tên đường

Chiều dài (m)

Đường ấp Thanh Bắc

1.850

Đường Thanh Tây - Hưng Nhơn

1.650

Đường Thanh Tây - Tân Bình

1.600


Đường Thanh Tây - Huyện Lộ 18

2.200

Đường Xóm Gò - Giồng Xếp

500

Đường Thanh Tây - Thanh Đông

1.600

Đường Thanh Nam - Tân Bình

1.000
(Nguồn: UBND xã Tân Thanh Tây)

Hiện trạng các tuyến đường đã được pê tông rộng từ 1,4 - 2,5 m, với tổng chiều dài
là 11.600 m. Còn lại 3.500 m là nền cát rộng 1,5 m. Có 27 cây cầu pê tông cốt thép.
2.3.3.4 Điện

Toàn xã có 4.500 m điện trung thế, có 29.500 m hạ thế, và 13 trạm biến áp
phân bố 5/6 ấp toàn xã, dung lượng 325 km/h. Tất cả các trạm đều hoạt động tốt đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu sử dụng điện trên địa bàn của xã năm 2011
Tổng số hộ trên địa bàn của xã : 1893
Sử
dụng
điện

1.855

Tỉ lệ
(%)
98

Sử dụng
điện kế
chính
1.761

Tỉ lệ

Sau điện

Tỉ lệ

Chưa có

Tỉ lệ

(%)

kế chính

(%)

điện

(%)


93,03

94

4,97

38

2

(Nguồn:UBND xã Tân Thanh Tây)
Nhìn chung hệ thống điện cung cấp cho người dân tại địa phương đáp ứng
được nhu cầu sử dụng điện cũng như sinh hoạt của người dân, tạo điều kiện tốt cho
sinh hoạt, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

10


2.3.4 Văn hóa - giáo dục - y tế
2.3.4.1 Văn hóa
Xã được công nhận là xã văn hóa vào năm 2005, có 6/6 ấp đạt ấp văn hóa, có
1.827/1.893 hộ được công nhận là gia đình văn hóa chiếm 96,51% có 620/1.893 gia
đình được công nhận là gia đình thể thao chiếm 32,75%.
Hiện tại xã có một nhà văn hóa rộng khoảng 300 m2, hội trường 250 chổ
ngồi, chưa có phòng chức năng và phòng thể thao, hiện tại ở xã và các ấp chưa có
sân vận động và điểm để luyện tập thể thao, các sân bóng đá, bóng chuyền chỉ mang
tính tự phát ở các bãi đất trống chứ chưa vào quy hoạch bày bản. Nhằm phục vụ tốt
nhu cầu tập luận thể thao, rèn luyện sức khỏe cho người dân tại đây cần tiến hành
xây dựng các khu văn hóa, thể thao đạt chuẩn.

2.3.4.2 Giáo dục
Toàn xã có 3 cấp học, 5 điểm trường với 40 phòng học, gồm
Trường mẫu giáo: 2 điểm trường, điểm chính ở ấp Thanh Tây, diện tích
1.099 m2, điểm phụ ở ấp Thanh Nam, diện tích 200 m2. Số phòng học đã có 3 phòng
đều đạt chuẩn và một văn phòng. Hiện chưa có phòng chức năng, số phòng còn
thiếu 4 phòng. Tổng số giáo viên ở hai điểm trường là 8 giáo viên với 140 học sinh
hiện đang xây dựng khung trường với 2 phòng đạt chuẩn. Diện tích bình quân 8,9
m2/1 học sinh.
Trường tiểu học: 2 điểm trường học, trong đó điểm chính là trường tiểu học
Tân Thanh Tây ở ấp Thanh Tây diện tích 6.605 m2, với 19 phòng học xây dựng đạt
chuẩn. Điểm phụ là trường tiểu học Thanh Nam ở ấp Thanh Nam diện tích 706m2,
với 2 phòng được xây dựng đạt chuẩn. Tổng số giáo viên ở hai điểm trường là 28
giáo viên, với 310 học sinh. Diện tích bình quân 24 m2/1 học sinh.
Trường THCS Tân Thanh Tây: 1 điểm trường ở ấp Thanh Tây, diện tích
4.625 m2, với 16 phòng học xây dựng đạt chuẩn. Tổng số giáo viên là 30 giáo viên,
với 275 học sinh. Diện tích bình quân 17 m2/1 học sinh.

11


×