Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THỰC VẬT 3 PHÂN KHU: KHU THỰC VẬT RỪNG NHIỆT ĐỚI, VƯỜN ƯƠM, KHU THỰC VẬT BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN VĂN SÁNG

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THỰC VẬT 3 PHÂN
KHU: KHU THỰC VẬT RỪNG NHIỆT ĐỚI, VƯỜN ƯƠM,
KHU THỰC VẬT BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN
TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN VĂN SÁNG

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THỰC VẬT 3 PHÂN
KHU: KHU THỰC VẬT RỪNG NHIỆT ĐỚI, VƯỜN ƯƠM,
KHU THỰC VẬT BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN
TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG MAI HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành báo cáo thực tập này, tôi xin gửi sự biết ơn chân thành nhất tới:
Trước hết, con xin cảm ơn ba mẹ là những người có công dưỡng dục cho
con có được ngày hôm nay, ba mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất
để cho con học tập và hoàn thành báo cáo thực tập này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, giảng viên trường Đại Học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp đã giúp tôi có những kiến
thức quý báu về ngành nghề mà mình đang theo học cũng như những kinh
nghiệm quý báu và những bài học vô cùng có ích từ quá trình thực tế mà các thầy
cô đã tận tình truyền đạt cho chúng tôi.
Đặt biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trương Mai Hồng – người
đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ, chỉ dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài đúng
thời gian quy định. Và cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến những bạn trong nhóm
thực hiện đề tài tốt nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Cảm ơn ban quản lý Thảo Cầm Viên đã cung cấp những điều kiện tốt nhất
cho tôi trong quá trình thực tập nhằm thu thập số liệu phục vụ đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thành viên lớp DH08LN đã luôn bên tôi,
giúp đỡ về mặt tinh thần, đóng góp ý kiến cho bài báo cáo được hoàn thiện
hơn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bài báo cáo thực tập này
bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của
quý thầy cô.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Văn Sáng

 

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật 3 phân khu: khu thực vật rừng
nhiệt đới, vườn ươm, khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan tại Thảo Cầm
Viên Sài Gòn” đã được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại Thảo Cầm
Viên Sài Gòn.
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu:
Kiểm tra, đánh giá hiện trạng cây xanh trong Thảo Cầm Viên
Xây dựng bản đồ hiện trạng cây xanh
Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật theo phân khu
Xác lập danh mục loài cây bổ sung
Đề tài đã sử dụng: bản đồ hiện trạng (năm 2009), danh mục thực vật (năm
2008) kết hợp điều tra hiện trạng để xây dựng bản đồ quy hoạch mới.
Kết quả đã thu được:
Đã định vị đươc: 2672 cây trên bản đồ hiện trạng (gồm cây có mã số và cây
chưa có mã số) thuộc 59 họ với 307 loài.
Xây dựng bản đồ quy hoạch cho 3 phân khu: khu thực vật rừng nhiệt đới

(IV), vườn ươm (V), khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan (III).
Khu III có diện tích 5483,8 m2 (chiếm 3,17 %) , có 26 loài.
Khu IV có diện tích 73.177,8 m2 (chiếm 42,26 %), có 207 loài.
Khu V có diện tích 4273,9 m2 (chiếm 2,57 %), có 41 loài.
Bổ sung được 33 loài cây trồng phù hợp với phân khu thực vật đã quy hoạch.
Bản đồ quy hoạch này sẽ làm cơ sở để Thảo Cầm Viên dể dàng quản lí và
trồng bổ sung hay thay thế các loài cây mới theo đúng phân khu đã quy hoạch.

 

iii


ABSTRACT

The research project: "Mapping vegetation three planning zones: the tropical
forest plants, nurseries, semi-arid zone plants and orchids at the Thao Cam Vien Sai
Gon Zoo" was conducted from May, 2012 to July,2012 at the Thao Cam Vien Sai
GonZoo.
Subject to implement the following objectives:
Inspect and assess the status of trees in Thao Cam Vien
Mapping vegetation plan under subdivision
Establishing the list of additional species
Thread used: status map (2009), list of plants (2008) combined to investigate
the current state building new zoning maps.
The results were obtained:
Have located: 2672 trees on the status map (including plants and trees do not
have code numbers) on their 59 with 307 species.
Mapping the subdivision plan for three zones: tropical forest plants (IV),
nurseries (V), semi-arid zone plants and orchids (III).

Zone III has an area of 5483.8 m2 (up 3.17 %), with 26 species.
Zone IV has an area of 73,177.8 m2 (up 42.26 %), with 207 species.
Zone V has an area of 4273.9 m2 (up 2.57 %), with 41 species.
Additional 33 species of plant in accordance with subdivision planned plant.
Zoning map will serve as basis for the zoo and easily manage additional or
replacement planting of new trees in accordance with the planned subdivision.

 

iv


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các hình.................................................................................................... ix
Danh sách các bản đồ ............................................................................................... xii
Danh sách các bảng ................................................................................................ xiiii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 
1.2. Mục đích – ý nghĩa của đề tài ........................................................................... 3 

1.3. Mục tiêu.................................................................................................... 4
1.4. Giới hạn .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN....................................................................................... 5
2.1. Giới thiệu sơ lược về Thảo cầm viên Sài Gòn .................................................. 5
2.2. Lịch sử hình thành Thảo Cầm Viên .................................................................. 6
2.3. Đất đai ............................................................................................................... 9

2.4. Vị trí và chức năng của Thảo Cầm Viên........................................................... 9
2.5. Cơ sở xây dựng bản đồ quy hoạch cho Thảo Cầm Viên ................................11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................12
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................12
3.2 Địa điểm và thời gian .......................................................................................12
3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................12
3.4 Điều kiện nghiên cứu .......................................................................................13
3.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................13

 

v


3.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................13
3.5.2. Ngoại nghiệp ............................................................................................15
3.5.3. Nội nghiệp ................................................................................................19
3.5.4. Phương tiện xử lý số liệu và vẽ bản đồ ....................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................22
4.1. Đánh giá và phân tích hiện trạng thực vật khu vực nghiên cứu .....................22
4.1.1. Hiện trạng hệ thống thực vật trong Thảo Cầm Viên ................................22
4.1.2. Phân loại phẩm chất hệ thống thực vật ....................................................24
4.2. Xây dựng bản đồ hiện trạng của Thảo Cầm Viên...........................................25
4.2.1. Phân tích hiện trạng hệ thống cây xanh trong TCV. ................................25
4.2.2. Hiện trạng chuồng thú ..............................................................................27
4.2.3. Hiện trạng mặt nước .................................................................................31
4.2.4. Hiện trạng bồn hoa cây kiểng ...................................................................33
4.2.5. Hiện trạng các sân bãi ..............................................................................34
4.2.6. Hiện trạng các công trình nhà xưởng, nền đường ....................................34
4.3. Phân tích ưu nhược điểm và cơ hội phát triển hệ thống thực vật ...................36

4.3.1. Điểm mạnh ...............................................................................................36
4.3.2. Điểm yếu ..................................................................................................36
4.3.3. Thách thức ................................................................................................36
4.3.4. Cơ hội .......................................................................................................36
4.4. Xây dựng bản đồ quy hoạch ...........................................................................37
4.4.1. Các phân khu theo quy hoạch .................................................................41
4.4.1.1. Khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan (khu III) .......................42
4.4.1.2. Khu thực vật rừng nhiệt đới (khu IV) ...............................................46
4.4.1.3. Vườn ươm (khu V) ...........................................................................52
4.5. Xây dựng danh mục loài cây bổ sung .............................................................55
4.6. Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật tổng thể cho Thảo Cầm Viên ................. 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................60
5.1 Kết luận ............................................................................................................60

 

vi


5.2 Kiến nghị..........................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................62
PHỤ LỤC

 

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


GIS

Geographic Information Systems

T.M.H

Trương Mai Hồng

TCV

Thảo Cầm Viên

NTMK

Nguyễn Thị Minh Khai

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 

 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Tượng J.B.Louis Pierre

5

Hình 2.2 Ảnh Thảo Cầm Viên

10

Hình 3.1 Bảng đồ hiện trạng Thảo Cầm Viên trên Autocad

14

Hình 3.2 Bản vẽ hiện trạng Thảo Cầm Viên Sài Gòn


14

Hình 3.3 Các ô điều tra trên bản đồ

15

Hình 3.4 Máy định vị GPS

15

Hình 3.5: Máy đo cao Vertex VI

16

Hình 3.6 Đo chiều cao cây tại hiện trường bằng máy đo cao Vertex

17

Hình 3.7 La bàn

18

Hình 3.8 Thước dây 30m

18

Hình 3.9 Đo chu vi và đường kính tán cây

19


Hình 4.1: Biểu đồ phân loại phẩm chất cây Thảo Cầm Viên

25

Hình 4.2: Chuồng tê giác

31

Hình 4.3: Chuồng voi

31

Hình 4.4: Khu hồ sen

32

Hình 4.5: Kênh khu vực nghiên cứu

33

Hình 4.6: Biểu đồ thành phần loài cây (≥ 5%) tại phân khu bán khô hạn
và nhà phong lan

44

Hình 4.7: Cây dứa cảnh

44

Hình 4.8: Xương rồng hoa đỏ


44

Hình 4.9: Một số loài trong phân

45

Hình 4.10: Khu trưng bày phong lan

46

Hình 4.11: Khu rừng nhiệt đới

47

Hình 4.12: Biểu đồ thành phần loài cây (≥ 1%) tại phân khu thực vật rừng

 

ix


nhiệt đới

51

Hình 4.13: Một hệ thống dây leo tại phân khu rừng nhiệt đới

51


Hình 4.14: Cây Bao báp

51

Hình 4.15: Quần thể gồm nhiều lớp thực vật

52

Hình 4.16: Súng nia

52

Hình 4.17: Biểu đồ thành phần loài cây ( ≥ 1%) tại phân khu vườn ươm

54

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 

 

x


DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ
BẢN ĐỒ

TRANG

Bản đồ 4.1: Hiện trạng thực vật trong TCV trên mapinfo

23 

Bản đồ 4.2: Ranh giới các khu tại TCV trên mapinfo

26

Bản đồ 4.3: Phân lớp chuồng thú trong TCV trên mapinfo

28


Bản đồ 4.4: Phân bố các chuồng thú trong TCV

31

Bản đồ 4.5: Phân lớp mặt nước trong TCV trên mapinfo

32

Bản đồ 4.6: Phân lớp hệ thống bồn hoa cây kiểng trong TCV trên mapinfo

33

Bản đồ 4.7: Hệ thống sân bãi trong TCV trên mapinfo

34

Bản đồ 4.8: Hệ thống công trình, nhà xưởng trong TCV trên mapinfo

35

Bản đồ 4.9: Hệ thống nền đường trong TCV trên mapinfo

35

Bản đồ 4.10: Lớp màu khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan trên mapinfo 38
Bản đồ 4.11: Lớp màu khu thực vật rừng nhiệt đới trên mapinfo

39


Bản đồ 4.12: Lớp màu vườn ươm trên mapinfo

40

Bản đồ 4.13: Quy hoạch thực vật 3 phân khu: thực vật rừng nhiệt đới, vườn ươm,
thực vật bán khô hạn và nhà phong lan.

41

Bản đồ 4.14: Khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan tại TCV trên mapinfo 43
Bản đồ 4.15: Khu thực vật rừng nhiệt đới tại TCV trên mapinfo

47

Bản đồ 4.16: Vườn ươm trong TCV trên mapinfo

53

Bản đồ 4.17: Quy hoạch thực vật TCV

59

 

xi


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Một số loài cây chiếm ≥ 1% trên tổng số cây tại TCV

23

Bảng 4.2: Danh mục các chuồng thú trong TCV

28

Bảng 4.3: Diện tích phân bố sử dụng đất thực vật và các công trình
tại Thảo Cầm Viên

37

Bảng 4.4: Các phân khu trong bản đồ quy hoạch

41

Bảng 4.5: Danh mục các loài cây nằm trong sách đỏ

42 

Bảng 4.6: Bảng diện tích các công trình và đất thực vật của khu

 

thực vật bán khô hạn và nhà phong lan


43

Bảng 4.7: Bảng diện tích các công trình và đất thực vật của khu thực vật
rừng nhiệt đới

48

Bảng 4.8: Danh mục các chuồng thú tại phân khu thực vật rừng nhiệt đới

48

Bảng 4.9: Bảng diện tích các công trình và đất thực vật của khu vườn ươm

54

Bảng 4.10: Danh mục loài cây trồng bổ sung theo phân khu
đề tài thực hiện tại TCV

55

 

 

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, với tình trạng dân số tăng nhanh, sự phát triển của các
ngành công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông... làm cho môi
trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Đối với môi trường đô thị chịu
tác động kép của ô nhiễm nội tại và những chuyển biến tiêu cực của môi trường
sinh thái. Vì thế việc bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách. Trong
quan điểm về vấn đề cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nước
đều khẳng định: hệ thống cây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều
hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan. Do vậy khi xếp hạng thành
phố thì cây xanh được coi là một trong số các tiêu chí thuộc nhóm hàng đầu, đứng
trên cả tiêu chí giá cả sinh hoạt.
Nhiều quốc gia trong quá trình phát triển rất quan tâm tới mảng xanh đô thị
điển hình là Singapore, một quốc gia mà tốc độ phát triển thuộc loại nhất nhì châu
Á. Chính quyền nơi đây dành nhiều diện tích cho những khoảng xanh công viên rõ
ràng không phải là một sự lãng phí hay sai lầm trong quy hoạch đô thị. Quốc gia
này đặc biệt nổi bật nhờ các biện pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề về môi
trường. Theo kết quả xếp hạng chỉ số thành phố xanh châu Á do do Siemens khởi
xướng và Tổ chức Nghiên cứu kinh tế (Economist Intelligence Unit) thực hiện trên
phạm vi toàn cầu Singapore trở thành thành phố xanh nhất châu Á. Còn nước ta ở
dưới ngưỡng trunh bình.
Ở Việt Nam hệ thống cây xanh đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu về môi
trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý và
thiếu một giải pháp đồng bộ cho việc quy hoạch mảng xanh đô thị.

 

1


Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, đây là một đô thị lớn vào bậc nhất

của nước ta, vừa là trung tâm công nghiệp - văn hóa - khoa học kỹ thuật đồng thời
vừa là trung tâm thương mại, du lịch … Theo số liệu điều tra dân số thành phố
HCM: năm 2005 dân số 6 triệu người, đến nay đã tăng lên hơn 10 triệu người. Hậu
quả là diện tích cây xanh tại TPHCM tại các quận trung tâm chỉ còn là 0,2
m2/người, tại các quận huyện khác cũng chỉ 1,5 m2/người trong khi đó tiêu chuẩn
cây xanh trong các đô thị loại một như Hà Nội và TPHCM ít nhất phải đạt 7
m2/người (quy chuẩn Xây Dựng Việt Nam). Và để đạt tiêu chuẩn là một đô thị sinh
thái phải có diện tích xanh trên đầu người là 12 - 15 m2.
Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM
đến năm 2025 đề ra chỉ tiêu trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ phát triển diện tích công
viên cây xanh đạt bình quân 4,5 m2/người. Đến năm 2015, đất cây xanh sử dụng
công cộng là 7-8 m2/người (Sở Giao Thông Vận Tải, đồ án “quy hoạch ngành công
viên cây xanh TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”). Tuy nhiên đến
nay, diện tích công viên chỉ đạt khoảng gần 1 m2/người. Như vậy giải pháp xây
dựng thêm các công viên và các công trình cây xanh gần như bất khả thi trong tình
hình hiện tại. Một giải pháp hiện nay đang thực hiện là duy trì và tôn tạo các mảng
xanh có sẵn, bảo vệ và phát triển các công viên cây xanh trên địa bàn thành phố.
Năm 1996, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Thảo cầm viên Sài
Gòn đã được Kiến trúc sư trưởng thành phố thỏa thuận theo văn bản 14209/KTSTKT ngày 11/11/1996 v/v cải tạo Thảo cầm viên và văn bản 3181/KTST-KT ngày
28/02/1997 v/v quy hoạch cải tạo xây dựng Thảo cầm viên. Tuy nhiên, hiện nay căn
cứ theo quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng chính phủ v/v
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh và kế
hoạch xây dựng Safari tại huyện Củ Chi nên chủ trương phát triển Thảo cầm viên
Sài Gòn đã thay đổi thành vườn thực vật bách thảo.
Nhằm tạo tiền đề và cơ sở pháp lý để lập dự án đầu tư xây dựng nâng cấp
Thảo cầm viên theo đúng định hướng phát triển chung của khu vực trung tâm thành

 

2



phố và nâng cao chất lượng của Thảo cầm viên thì cần nhanh chóng triển khai công
tác lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/200.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng thứ 8
thế giới, là thành viên chính thức của hiệp hội các vườn Đông Nam Á. Đồng thời là
một khu vui chơi giải trí, giáo dục về thiên nhiên và môi trường cho người dân.
Hiện nay Thảo Cầm Viên đang bị xuống cấp, với mật độ chuồng thú cao khiến cho
bầu không khí ô nhiễm, ảnh hưởng tới khách tham quan. Các loài thú bị nuôi nhốt
trong những khu chuồng nhỏ hẹp, không phù hợp với đặc điểm sinh thái nên ảnh
hưởng không tốt đến sự phát triển của chúng. Từ năm 2003 đến nay, tuy đã có nhiều
sự thay đổi về phương cách quản lí điều hành chăm sóc động thực vật, nhưng sự
thay đổi trên chưa đáp ứng yêu cầu của Thảo Cầm Viên. Bên cạnh việc đầu tư xây
dựng Công viên Sài Gòn SAFARI (tại xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, huyện Củ
Chi), UBND TPHCM vừa có văn bản yêu cầu tiếp tục duy trì Thảo Cầm viên Sài
Gòn hiện hữu. Với yêu cầu đó, Thảo Cầm viên cần điều chỉnh quy hoạch tổng mặt
bằng cho phù hợp với định hướng phát triển mới là vườn thực vật bách thảo, nơi
sưu tập và bảo tồn các chủng loài thực vật quý hiếm, có giữ lại một số chủng loài
động vật chọn lọc phù hợp, đa số thuộc các loài thú hiền. Với những lí do trên và
được sự phê duyệt của Ban Giám đốc Thảo Cầm Viên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật 3 phân khu: khu thực vật rừng nhiệt đới,
vườn ươm, khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan tại Thảo Cầm Viên Sài
Gòn”.
1.2. Mục đích – ý nghĩa của đề tài
Kết quả đề tài nhằm quy hoạch lại hệ thống cây xanh theo các phân khu nhằm hỗ
trợ công tác quản lí và nghiên cứu tham quan các mô hình thực vật tại TCV. Quy
hoạch hướng đến tổ chức quản lí và tác động hợp lí, hiệu quả và lâu dài các hệ thực
vật theo phân khu, góp phần vào việc nâng cao tác dụng của TCV, bảo tồn nhân
giống các nguồn cây gỗ quý trong sách đỏ.


 

3


1.3. Mục tiêu
Để thực hiện yêu cầu đề ra: “Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật 3 phân khu:
khu thực vật rừng nhiệt đới, vườn ươm, khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan
tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn” của đề tài đã hoàn thành các mục tiêu:
1. Kiểm tra, thống kê hiện trạng cây xanh trong TCV
2. Xây dựng bản đồ hiện trạng cây xanh
3. Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật theo khu vực chức năng
4. Xác lập danh mục loài cây bổ sung
1.4. Giới hạn
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012
- Về nội dung: Đề tài thực hiện quy hoạch diện tích cho 3 phân khu của TCV mà
không thực hiện toàn bộ TCV:
Gồm : Khu thực vật rừng nhiệt đới
Khu thực vật bán khô hạn và nhà phong lan
Vườn ươm
- Trong đó hệ thống cây xanh được định vị trí trên bản đồ quy hoạch TCV.
- Những mảng khác (chuồng thú, nhà làm việc, đường đi …) sử dụng dữ liệu bản đồ
tỷ lệ 1/200 năm 2009 của Thảo Cầm Viên.

 

4



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu sơ lược về Thảo cầm viên Sài Gòn
Theo website: www.saigonzoo.net, ngày 23 tháng 3 năm 1864, Đề đốc De
La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn. Qua
nhiều lần quy họach, sửa đổi, tới năm 1990, tổng diện tích chuồng thú sau năm
1975 từ 8.500 m2 lên đến 25.000 m2 vào năm 2000.
Thảo Cầm Viên là một trong những địa chỉ văn hoá của thành phố Hồ Chí
Minh, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới.
Bắt đầu xây dựng vào tháng 3/1864 trên một khu đất rộng 12 ha nằm cạnh
sông Rạch Lăng (phía đông bắc Sài Gòn) do một chuyên viên khảo cứu thực vật
nhiệt đới người Pháp là ông J.B.Louis Pierre phụ trách. Công trình hoàn thành vào
năm 1865, trong đó trồng nhiều loại cây quí ở trong nước và trên thế giới, nhập từ
ấn Độ, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia như cacao, cafe, vani, một vài giống mía gọi là
Jardin Acclimater... Nhiều loại động vật lạ và quý hiếm được đưa về nuôi ở đây và
nơi đây được gọi là Sở thú.

Hình 2.1: Tượng J.B.Louis Pierre

 

5


Đến nay, ngoài những khu vực nuôi trồng cầm thú, cây cảnh và sưu tập
phong lan, Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em và
cho người lớn…
Bên cạnh, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có hai công trình kiến trúc đặc sắc mang
dấu ấn lịch sử đó là: Đền thờ vua Hùng được xây dựng từ năm 1926 và Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ năm 1929.

Hiện nay TCV đã có các tài liệu liên quan tới việc bảo tồn và quản lý thực
vật:
- Bản đồ phân bố hiện trạng của Thảo Cầm Viên, tỷ lệ 1/200 xây dựng năm 2009
- Các thông tin liên quan: hồ sơ thực vật của Thảo Cầm Viên
- Bản duyệt xây dựng khu vực bảo tồn cây hoa, kiểng: 1.929 m2 (năm 2010)
- Nội dung chưa có: Chưa xây dựng bản đồ quy họach thực vật theo chức năng và
chưa xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ quản lý cây xanh bằng chương trình
MapInfo.
- Tài liệu: “ Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch đò án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị tỷ lệ 1/500 – TCV Sài Gòn”, của sở giao thông công chánh TP HCM,
năm 2011.
Thảo Cầm Viên có vai trò và chức năng quan trọng trong công tác nghiên
cứu bảo tồn các loài động, thực vật và góp phần nâng cao đời sống văn hóa, giáo
dục môi trường đô thị cho cư dân TPHCM và khách tham quan.
2.2. Lịch sử hình thành Thảo Cầm Viên
Trở lại thời gian, năm 1864 vườn bách thảo Sài Gòn được khởi công xây
dựng trên khu đất hoang rộng 12 ha nằm ngay gần trung tâm thành phố, ở phía
Đông Bắc kênh L’ vanche (bây giờ là kênh Thị Nghè) Ông Louis Adoiph German,
một bác sĩ thuộc đội quân viễn chinh Pháp, được giao nhiệm vụ khẩn hoang mảnh
đất này.
Theo website www.saigonzoo.net, công trình vườn bách thảo được hoàn tất
vào tháng 3 năm 1865. Sau khi ông Louis Pierre (1883 – 1905), một nhà thực vật
học người Pháp, từ vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ) đến nhận chức giám đốc

 

6


vườn thực vật đã phát triển vườn Bách Thảo nhanh chóng một cách kỳ lạ, với

những bãi cỏ xanh, ao hồ, bồn hoa, đồng thời du nhập nhiều loài cây nhiệt đới từ
các nước châu Mỹ, châu Phi và khu vực Đông Nam Á. Một số loài thú lạ được đem
về nuôi cho công chúng vào xem. Vườn Bách Thảo – trăm thứ cây được mang tên
Sở Thú từ đó.
Đến năm 1924, vườn Bách Thảo được mở rộng qua bên kia kênh Thị Nghè
thêm 12 ha, năm 1927 chiếc cầu đúc bắc qua sông nối liền hai khu của vườn Bách
Thảo được hình thành.
Từ năm 1924 – 1927, chính quyền thực dân Pháp chủ trương tôn tạo quy mô
cơ sở vật chất với ý đồ nâng cấp Sở Thú Sài Gòn thành một cơ sở kiểu mẫu,thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian này, người ta đã nhận xét về
vườn Bách Thảo như sau: “ việc tạo dựng nên vườn Bách Thảo quả là món quà
trang sức độc đáo nhất cho thành phố, Sài Gòn được xếp vào một trong các thành
phố hoa lệ nhất của miền Viễn Đông”.
Từ năm 1942 - 1945 sở thú bị Nhật chiếm đóng.
Từ năm 1945 - 1955 sở thú bị quân đội viễn chinh Pháp biến thành nơi đồn
trú. Các chuồng trại bị phá hoại, hư hỏng nhiều. Sau đó là trận bão năm 1952 làm
cho nhà cửa, chuồng trại, cây cối bị sụp đổ…
Đến năm 1956, Chính phủ Sài Gòn đã cho tu sửa và tái thiết lại, từ đó sở thú
mang tên Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến tận ngày nay.
Vào tháng 5 năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã tiếp quản
gân như nguyên vẹn Thảo Cầm Viên Sài Gòn.Giai đoạn này Thảo Cầm Viên chưa
có sự đầu tư đáng kể, trong khi số lượng khách đến đây ngày càng đông, chính điều
đó càng làm cho Thảo Cầm Viên bị xuống cấp.
Năm 1977, Thảo Cầm Viên thuộc công ty cây xanh.
Những năm kế tiếp, nhiều hạng mục công trình đã được đầu tư. Đặc biệt là từ năm
1990, nhiều chuồng thú đã được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đặc tính của
từng loài thú, nâng tổng diện tích chuồng từ 8.500 m2 năm 1975 đến 25.000 m2 năm
2000.Quan hệ hợp tác quốc tế được thiết lập. Các chương trình trao đổi thú với

 


7


vườn thú Leipzing, Rodstock ( Cộng Hòa Liên Bang Đức ) và Usti nad Labem
(Tiệp Khắc) đã làm cho bộ sưu tập của Thảo Cầm Viên ngày càng phong phú. Đến
năm 1990, Thảo Cầm Viên Sài Gòn là thành viên chính thức của hiệp hội vườn thú
Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã có những đóng góp tích cực cho hoạt
động của hiệp hôi.Đây là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng thứ 8 thế giới.
Ngoài ra, nó còn là thành viên của Liên Đoàn Thế Giới Bảo Tồn Thiên Nhiên và
Tài Nguyên Thiên Nhiên (IUNC), Hiệp Hội Giáo Dục Bảo Tồn các Vườn Thú Trên
Thế Giới (IZEA)...( Nguồn: />2.3. Đất đai
Theo Đặng Phi Nhật Hảo (2005), phẫu diện đất tại khu vực có đặc điểm sau:
Tầng Ao: trên cùng dày khoảng 20cm, có màu xám nâu gồm lá cây và cỏ là
chính, tầng thảm mục ở đây tương đối mỏng.
Tầng E: dày khoảng 10cm, có màu nâu cam, chưa có hiện tượng kết von, tại
tầng này đất tương đối mịn.
Tầng B1: dày khoảng 7cm, có màu nâu đỏ, kích thước hạt lớn hơn so với các
tầng khác, độ kết dính không cao.
Tầng B2: dày khoảng 10cm, có màu nâu nhạt, đất tương đối mịnh, đất chứa
nhiều hạt sét và các hạt kết dính với nhau, ít tách rời, tạo thành một khối đất khi lấy
ra khỏi phẫu diện.
Tầng B3: được tính từ tầng B2 trở xuống, có màu nâu đen. Từ tầng này trở
xuống đất rất mịnh và bện chặt vào nhau cho thấy đây là tầng chứa nhiều hạt sét
nhất, khả năng giữ ẩm cao nhất. Nhìn vào màu sắc cho thấy đất chứa nhiều mùn và
chất dinh dưỡng.
Thành phần cơ giới
- Cát: tầng Ao, E, B1: 58 %, tầng B2, B3: 42 %
- Sét: tầng Ao, E, B1: 8 %, tầng B2, B3: 8 %
- Thịt: tầng Ao, E, B1: 34 %, tầng B2, B3: 50 %


 

8


Đất của khu vực này là đất thịt nhẹ (40 % thịt). Đất là thành phần trung gian
giữa cát và sét, lượng nước đủ và dinh dưỡng tương đối cao. Với thành phần cát :
thịt : sét như trên cho thấy đây là loại đất tương đối tốt, có sa cấu thích hợp, là môi
trường sống thuận lợi của nhiều loài cây. Nhưng để lựa chọn loại cây trồng phù hợp
cần chú ý đến các chỉ tiêu khác: dung trọng đất, tỷ trọng đất, độ no bazơ… mà trong
đó pH là quan trọng nhất. Độ pH từ 5,5 – 6.5 rất thích hợp với nhiều loại cây trồng
tuy nhiên, để lựa chọn cây trồng phù hợp cần phải dụa vào nhiều yếu tố khác như tỷ
trọng đất, dung trọng đất…. trong đó chỉ tiêu pH đất là quan trọng nhất, đa số cây
trồng phát triển tốt nhất ở độ pH từ 5,5 – 6,5. Để đánh giá độ pH nên dựa vào độ
chua hoạt động để đánh giá. Độ chua hoạt động được gây ra bởi ion H+ tự do trong
dung dịch đất. Nồng độ càng lớn thì đất càng chua. Nếu dùng nước cất để rút H+ ra
thì độ chua hoạt động biểu thị bằng pH. Có thể chia thành các cấp như sau: pH > 9
đất kiềm mạnh, pH = 8,1 – 9 đất kiềm; pH = 7,1 – 8 đất hơi kiềm; 7,0 đất trung tính;
6,0 – 6,9 đất hơi chua; 5,9 – 5 đất chua; 4,9 – 4,0 đất chua mạnh; 3,9 – 3,0 đất rất
chua; 2,9 – 2,0 đất quá chua.
Độ pH ( nước) của khu vực nghiên cứu là 4,18 ở tầng Ao, E, B1 và 5,2 ở
tầng B2 và B3. Như vậy khu vực này chua mạnh, do đó muốn cây phát triển tốt cần
phải bón vôi khử chua hoặc trồng cây có khả năng chịu chua mạnh.
2.4. Vị trí và chức năng của Thảo Cầm Viên
Thảo Cầm Viên nằm tại 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh, nằm bên bờ kênh Thị Nghè, phía Đông Bắc thành phố.
Vị trí: vị trí Thảo cầm viên nằm tại phía Bắc khu trung tâm thành phố, thuộc
phạm vi phường Bến Nghé , quận 1, TP HCM.
Ranh giới lập qui hoạch:

Phía Đông Bắc :

giáp Rạch Thị Nghè rộng khoảng 50 m.

Phía Đông Nam :

giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Phía Tây Nam :

giáp đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Bảo

tàng lịch sử Việt Nam.
Phía Tây Bắc :

 

giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai.

9


Tổng diện tích khu vực hiện trạng là 17,08 ha.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của
công chúng mà vai trò của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và
nghiên cứu.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo Cầm Viên là giáo dục công
dân về việc bảo tồn sinh vật và môi trường. Việc nuôi các loài động vật đặc hữu,
các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Thảo Cầm Viên rất cần thiết cho việc bảo tồn
cũng như mục tiêu giải trí và giáo dục. Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên,

học sinh, các loài động vật đặc hữu hay các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt
chủng có một ý nghĩa rất lớn. Vì qua đó Thảo Cầm Viên có thể thực hiện được chức
năng giáo dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối với mọi người. (Theo website
của Thảo Cầm Viên />
Hình 2.2: Ảnh Thảo Cầm Viên chụp lại từ google earth (Nguồn Google Earth
09/03/2011)

 

10


2.5. Cơ sở xây dựng bản đồ quy hoạch cho Thảo Cầm Viên
Mặc dù TCV đã được xây dựng từ năm 1964, nhưng cho đến nay chưa có
bản đồ quy hoạch tổng thể. Vì thế việc phân vùng cây chưa rõ ràng, công tác quản lí
và trồng bổ sung cây mới cũng chưa có quy hoạch.
Một số cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch: cơ sở xây dựng được dựa trên các
nguyên tắc trong quy hoạch:
Nguyên tắc dài hạn, có tính chiến lược: quy hoạch bản đồ TCV cho mục đích
phát triển bền vững hệ thực vật, đưa ra định hướng về mặt chiến lược cho sự phát
triển hệ thực vật tại TCV ở các cấp quy hoạch.
Nguyên tắc tổng quan: Quy hoạch bản đồ TCV phải đảm bảo tính tổng quan,
giải quyết các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi
trường.
Nguyên tắc quan hệ đa lớp: Quy hoạch thực vật TCV cần được xem xét trong mối
liên quan với các lớp công trình khác trong TCV để bảo đảm sự thống nhất phối
hợp một cách hài hòa.
Nguyên tắc ưu tiên: Căn cứ vào hiện trạng hệ thực vật tại TCV để xem xét bổ
sung các lớp thực vật cần ưu tiên.
Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn: Xây dựng bản đồ quy hoạch

thực vật tại TCV cần có căn cứ khoa học một cách chắc chắn, đồng thời mang tính
thực tiễn để đảm bảo tính khả thi và mang lại được hiệu quả.

 

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra ở trên, đề tài nghiên cứu đã thực hiện
được các nội dung sau:
 Điều tra hiện trạng cây xanh trong khu vực nghiên cứu
Dựa trên số liệu cũ của TCV tiến hành điều tra và thống kê hệ thống thực
vật, xác định và phân loại các lớp thực vật.
Xác định vị trí cây trên hiện trường nhằm định vị cây trên bản đồ.
Khảo sát thực địa hiện trạng cây xanh tại Thảo Cầm Viên nhằm thu thập các
thông tin theo phiếu điều tra (phụ lục 1), định vị vị trí của các cá thể cây thân
gỗ đã được đánh mã số.
 Xây dựng bản đồ hiện trạng
Vị trí cây được định vị theo hệ tọa độ VN-2000, đồng thời xây dựng bảng cơ
sở dữ liệu cho việc thiết lập bản đồ, lớp thực vật được điều tra theo thành phần tên
loài, chiều cao, đường kính, còn các lớp công trình khác như chuồng thú, sân bãi,
mặt nước, nền đường, bồn hoa kiểng được sử dụng lại từ bản đồ TCV 2009, do
TCV cung cấp.
 Xây dựng bản đồ quy hoạch khu vưc nghiên cứu
Xác định 3 phân khu, ranh giới, diện tích và tô màu từng phân khu
Đặt tên phân khu và quy hoạch thực vật theo các phân khu
 Xây dựng danh mục loài cây bổ sung theo từng phân khu

3.2 Địa điểm và thời gian
 Địa điểm: đề tài đã được thực hiện tại Thảo cầm viên Sài Gòn

 

12


×