Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và khu du lịch văn hóa Đầm Sen Đề xuất biện pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 140 trang )

Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------------o0o-----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH
HỌC TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN VÀ
KHU DU LỊCH VĂN HOÁ ĐẦM SEN. ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN

Ngành học
Mã ngành

: MÔI TRƯỜNG
: 108

GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : HỒ THỊ TRƯỜNG
MSSV: 103108209

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

1



Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi về sự phong phú, đa dạng của các
hệ sinh thái, đa dạng của các loài, đa dạng của tài nguyên di truyền, gọi chung là
đa dạng sinh học (ĐDSH). Các kết quả điều tra cho thấy, nước ta có khoảng 12.000
loài thực vật, trong đó đã định tên được khoảng 7.000 loài, 27 loài thú, 800 loài
chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2470 loài cá, 5.500 loài côn trùng... Tính
độc đáo của ĐDSH này là khá cao; 10% số loài thú, chim và cá của Thế giới tìm
thấy ở Việt Nam, hơn 40% số loài thực vật thuộc loài đặc hữu, không tìm thấy ở
nơi nào khác ngoài Việt Nam.
Về giá trị kinh tế, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản... thực
chất là khai thác từ nguồn ĐDSH, ước tính hàng năm đem lại cho đất nước khoảng
2 tỷ USD. Nhiều nơi nhất là miền núi nguồn lương thực - thực phẩm nguồn thuốc
chữa bệnh và mọi thu nhập chủ yếu đều dựa vào khai thác ĐDSH.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh dân số nước ta, việc diện tích rừng bị thu hẹp,
việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển và áp dụng rộng rãi các giống mới
trong sản xuất nông nghiệp... đã dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các hệ sinh thái,
dẫn tới nguy cơ tiêu diệt 28% loài thú, 10% loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư.
Trên thực tế tốc độ suy giảm ĐDSH của Việt Nam nhanh hơn nhiều so với các
quốc gia khác trong khu vực.
Nhận thức được các giá trị to lớn về kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội ... của
ĐDSH đối với sự phát triển hiện tại và tương lai của cả loài người, thấy được trách
nhiệm nặng nề về việc phải bảo vệ ĐDSH, Việt Nam đã và đang ra sức bảo tồn đa
dạng sinh học với nhiều hình thức khác nhau.


SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

2


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng ở Thành Phố Hồ Chí Minh như hiện nay,
thì việc bảo tồn các loài động, thực vật là rất cần thiết và quan trọng. Nếu như
Rừng ngập mặn Cần Giờ là “lá phổi xanh của Thành phố” thì Thảo Cầm Viên và
Công Viên Văn Hoá Đầm Sen là nơi quy tụ các loài động, thực vật quý hiếm, đang
có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới, như: Voọc vá chân đen, Sói
lửa, Báo gấm, Mèo gấm, Sếu đầu đỏ, Tró sao v.v… Bảo tồn ĐDSH tại hai địa điểm
này không chỉ tạo cảnh quan cho môi trường đô thị mà còn duy trì và phát triển các
loài có nguy cơ tuyệt diệt, bên cạnh đó giáo dục cho người dân về vai trò của
ĐDSH cũng như ý thức về bảo vệ các loài động, thực vật và môi trường sống.
Việc khảo sát, thu thập số liệu về tài nguyên đa dạng sinh học tại một địa
điểm, để từ đó tìm ra biện pháp bảo tồn và phát triển hợp lý là một trong những
việc làm thiết thực của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Vì có như vậy chúng ta
mới xác định được những biến động của loài theo thời gian, sự tăng hay giảm số
lượng liên quan đến môi trường sống và điều kiện chăm sóc. Đây là lý do em chọn
đề tài: “Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và
Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen. Đề xuất biện pháp bảo tồn ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
• Khảo sát, điều tra hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm
Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen.
• Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại hai địa điểm nghiên

cứu là Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen,
góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn
các loài động, thực vật quý hiếm đang trong tình trạng bị tuyệt chủng,
nhằm mục đích cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
1.3. Mục tiêu của đề tài
• Phản ánh được hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm
Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen, để từ đó đề ra biện
pháp bảo tồn hợp lý.
SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

3


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

• Lên danh sách các loài động, thực vật quý hiếm, đang trong tình trạng
bị tuyệt chủng để nhằm có những giải pháp bảo tồn, chăm sóc phù hợp,
góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học ở Thành phố Hồ Chi Minh nói
riêng và Việt Nam nói chung.
• Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong
thực tế. Qua việc bảo tồn đa dạng sinh học kết hợp với công tác tuyên
truyền nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng phải bảo vệ các
loài, từ đó phát huy vai trò của cộng đồng, của các tổ chức cá nhân
tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tạo tiền đề cho sự phát
triển trong tương lai.
• Tạo cơ sở cho việc phối hợp quản lý và giải quyết đồng bộ các vấn đề
môi trường chung của Thành phố và các khu vực lân cận.
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi nghiên cứu đề tài ở hai địa điểm : Thảo Cầm Viên Sài Gòn và
Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.

Nội dung của đề tài

• Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học gồm các loài động vật và thực vật
tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
• Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học gồm các loài động vật và thực vật
tại Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen.
• Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài
Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp luận
Bảo tồn đa dạng sinh học có hai mục tiêu: một là tìm hiểu những tác động
tiêu cực do các hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các
hệ sinh thái, hai là xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

4


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

của các loài và nếu có thể được, cứu các loài đang bị đe doạ bằng cách đưa
chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp đối với chúng.
Nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học cũng như

nghiên cứu môi trường sinh thái là phải nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài,
yếu tố môi trường và xã hội tác động đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
Hình 1: Sơ đồ thể hiện mối tương tác nhau giữa các lónh vực với sinh học
bảo tồn.

Địa sinh học
Sinh thái học
Các nghiên cứu về môi trường
Kinh tế môi trường
Đạo đức môi trường
Luật môi trường
Sinh học tiến hoá
Di truyền học
Sinh học phân tử
Xã hội học
Phân loại học
Những nghiên cứu khác về sinh
học,
vật lý và xã hội học

Kinh nghiệm thực tế và
những yêu cầu nghiên cứu

Những ý tưởng và phương
pháp tiếp cận mới

Nông nghiệp
Quản lý ngư nghiệp
Rừng
Quy hoạch sử dụng đất

Quản lý các quần thể sinh vật nuôi
Vườn thực vật
Quản lý các vùng tự nhiên
Công viên
Khu dự trữ săn bắn
Các nơi cư trú
Phát triển bền vững
Quản lý động vật hoang dã và
những hoạt động quản lý tài
nguyên khác

Đã có rất nhiều các công ước Quốc tế, các nghị định cũng như quy định về
việc bảo tồn tài nguyên ĐDSH, nhưng công tác tìm kiếm, phát hiện các loài và
tổng hợp số lượng các loài có phần hạn chế nên gây cản trở trong việc đề ra
những giải pháp để bảo tồn và phát triển chúng. Do đó, trên cơ sở khảo sát,
tổng hợp số lượng các loài gắn với những điều kiện môi trường sống và những
đặc điểm các loài để từ đó đề ra giải pháp thích hợp nhằm mục đích bảo tồn và
phát triển chúng.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

5


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan


6


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

1.6.2. Phương pháp cụ thể
1.6.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
• Tham khảo các tài liệu về ĐDSH và bảo tồn đa dạng sinh học như: Báo cáo
hiện trạng môi trường quốc gia 2005 - Chuyên đề đa dạng sinh học, sách, tạp
chí về ĐDSH và bảo tồn đa dạng sinh học.
• Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm địa
chất, chế độ thủy văn, hiện trạng đa dạng sinh học của Thành phố Hồ Chí
Minh dựa vào các nghiên cứu trước và Website có liên quan.


Tham khảo tài liệu nội bộ của Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch
Văn Hoá Đầm Sen, để tìm kiếm và thu thập các thông tin liên quan đến đề
tài.

• Đề tài còn sử dụng Sách đỏ Việt Nam, Động vật chí, Thực vật chí để tra
khảo tên khoa học các loài động thực vật và xem chúng đang ở trong tình
trạng nguy cấp nào.


Ngoài ra, đề tài cũng đã kế thừa các công trình nghiên cứu sẵn có để làm
phong phú cho nội dung nghiên cứu.
Tất cả các tài liệu thu thập được khi đi điều tra, khảo sát sẽ được xây dựng


thành hệ thống dữ liệu của đề tài.
1.6.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Khu
Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen bao gồm việc quan sát, ghi chép, chụp ảnh để thu
thập bổ sung các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1.6.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu được áp dụng nhiều
trong các lónh vực khoa học khác nhau. Khi áp dụng phương pháp này, đề tài
đã thu thập những số liệu, vấn đề có liên quan đến mức độ đa dạng sinh học
trong nhiều thời điểm khác nhau và ở nhiều khu vực khác nhau để so sánh,
đánh giá được diễn biến đa dạng sinh học.
SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

7


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

1.6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài dùng phần mềm máy tính Excel để tổng hợp số lượng thực vật, động
vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

8


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

CHƯƠNG II
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.

Các điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý :
-

10038’ – 10010’ vó độ Bắc

-

10602’- 106045’ kinh độ đông

Chiều dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 102 km, từ Đông sang Tây là 75
km. Trung tâm Thành Phố (TP) cách biển 50 km theo đường chim bay.
Phía Bắc giáp Bình Dương, Tây Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía
Nam giáp biển Đông. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền
Giang.
2.1.2. Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo
mà đặc trưng cơ bản là có lượng bức xạ dồi dào, một nền nhiệt độ cao, tương đối
ổn định trong năm và có sự phân hoá mưa, gió theo mùa khá rõ rệt. Nhìn chung,
đặc điểm khí hậu Tp. Hồ Chí Minh khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc

biệt là các loại cây trồng nhiệt đới, do đó đặc điểm ĐDSH khá phong phú.
Các yếu tố khí hậu cơ bản gồm có:
 Nhiệt độ: Nhiệt độ ở Tp. Hồ Chí Minh tương đối ôn hoà, đây là đặc trưng
của khí hậu các tỉnh Nam Bộ. Nhiệt độ nóng nhất vào tháng 4 và mát nhất
vào tháng 12. Số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy tại Tp Hồ Chí Minh
- Nhiệt độ trung bình năm là

: 25 -270C

- Nhiệt độ cao nhất trung bình

: 33,8 -37,90C

- Nhiệt độ thấp nhất trung bình

: 25,6 -29,30C

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

9


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối

: 400C (tháng 4/1912)


- Nhiệt độ thấp tuyệt đối

: 13,80C (tháng 1/1937)

- Tổng nhiệt độ cao nhất

: 9.677,40C/năm

Điều dáng lưu ý đối với nhiệt độ là sự giao động nhiệt độ trong ngày. Biên độ
nhiệt đạt đến 100C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm
vào sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng và
xanh tốt quanh năm.
Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành Tp.Hồ Chí Minh cao
hơn các nơi khác trong khu vực địa bàn kinh tế phía Nam 1-1,5 0C
 Độ ẩm : Độ ẩm trung bình ngày trong cả năm là 70 - 80%. Số liệu thống kê
từ năm 1952-1988 cho thấy độ ẩm bình quân hàng tháng dao động từ 62%
đến 84%. Các tháng mùa mưa độ ẩm khá cao: 80-90%. Các tháng mùa khô
60-75%. Ban ngày độ ẩm không khí xuống thấp từ 1-2 giờ chiều và tăng lên
từ 3-7 giờ sáng.
 Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình 3-5 mm/ngày. Mùa khô lượng bốc
hơi khá cao, từ 100-180 mm/tháng. Cán cân nước tự nhiên bị thiếu hụt
nghiêm trọng trong mùa khô.
 Lượng mưa: Thành phố có 2 mùa mỗi năm: Mùa khô và mùa mưa. Mùa
mưa thường bắt đầu từ tháng 5 hàng năm và chấm dứt vào tháng 10. Mùa khô
bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau. giữa mùa khô thường có hạn
ngắn kéo dài 5 đến 10 ngày. Lượng mưa vào mùa mưa chiếm 80-85% tổng
lượng mưa hàng năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 và tháng 9, trung bình từ
250-330 mm/tháng, cao nhất lên tới 683 mm. Mưa ở Tp. Hồ Chí Minh mang
tính mưa rào nhiệt đới: Đến nhanh, kết thúc nhanh, thường cơn mưa trung bình
kéo dài từ 1-3 giờ. Cường độ mưa khá lớn (0.8-1.5 mm/phút). Mưa lớn gây

ngập lụt đường phố và những nơi thấp trũng với độ ngập sâu từ 20-80.


Gió: Hai hướng gió chủ đạo tại Tp.Hồ Chí Minh là Tây-Tây Nam

và Bắc-Đông Bắc. Gió Tây-Tây Nam thay đổi vào mùa mưa(từ tháng 6 -10)
SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

10


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

với vận tốc trung bình 3,6 m/s. Gió Bắc-Đông Bắc thay đổi vào các tháng từ
tháng 11 đến tháng 2 với vận tốc trung bình 2,4 m/s. Tốc độ gió trung bình
năm tại Tp.Hồ Chí Minh là 2,5 m/s. Gió thường thổi mạnh vào trưa sang
chiều.
 Bão: Chu kỳ bão bao gồm cả áp thấp nhiệt đới tại Tp.Hồ Chí Minh được
thống kê từ năm 1952 -1988 như sau:
3 cơn bão trong năm

4% thời gian kể trên

3 cơn bão trong năm

16% thời gian kể trên

3 cơn bão trong năm


20% thời gian kể trên

Không có bão

62,4% thời gian kể trên

Như vậy có thể nhận thấy, tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh hầu như không có
bão. Hàng năm tại khu vục chỉ chịu ảnh hưởng của một số cơn bão xảy ra
ngoài khơi hoặc tại một số tỉnh miền trung. Trong những ngày đó thường
không có gió nhưng thường có mưa lớn.
2.1.3. Nguồn nước và thuỷ văn
Hệ thống sông rạch thành phố có tổng chiều dài 7.955 km, mật độ dày và
phân bố chằng chịt ở khu vực Cần Giờ, Nhà Bè. Tổng diện tích nước mặt 33.814
ha. Đây là thuận lợi lớn cho việc cung cấp nước tưới, điều hoà dòng chảy trong
mùa mưa, nuôi trồng thuỷ sản nhưng cũng thường xuyên gây gập úng trên 40.000
ha ven sông rạch.
TP.Hồ Chí Minh chịu tác động của hệ thống sông rạch sau:
Sông Đồng Nai: Bắt nguồn từ Tây Nguyên, do sông Đa Nhim và sông Đa
Dung hợp thành, lưu vực khoảng 23.000 km. Đoạn chảy qua Tp.Hồ Chí Minh để ra
biển dài khoảng 35 km (không tính đoạn hợp lưu từ Nhà Bè). khu vực Đồng Nai,
do địa hình bị phân cách mạnh, có xu hướng cao phía Bắc và thấp dần về phía Nam
nên các hệ thống sông chính của lưu vực đều có xu hướng dòng chảy Bắc- Nam và
Tây Bắc- Đông Nam.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

11



Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Sông Sài Gòn: Bắt đầu từ vùng Hớn Quản, qua Thủ Dầu Một tới Sài Gòn dài
khoảng 200 km, có nhiều chi lưu làm giảm hậu quả lũ lụt.
Quá trình xâm nhập mặn trên các sông Đồng Nai, Sài Gòn được cải thiện liên
tục nhờ sự vận hành và khai thác các hồ chứa nước ở thượng nguồn, điều tiết lượng
chảy và tăng lượng xả trong các tháng mùa khô, đặc biệt là các tháng 3,4,5 trên
sông Sài Gòn có công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng, trên sông Đồng Nai có công
trình thuỷ điện Trị An, hai công trình này góp phần điều tiết dòng chảy. Lưu lượng
xả trong mùa khô làm cho vùng thấp ven sông Đồng Nai và Sài Gòn được ngọt hoá
khoảng 20.000 ha.
Sông Nhà Bè: Chảy ra biển qua hai ngả: Sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu.
Sông Soài Rạp đổ ra cửa Soài Rạp dài 59 km, tốc độ chảy tương dối chậm, lòng
sông tương đối cạn. Sông Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái dài 56 km, rộng trung
bình, lòng sông sâu.
Ngoài các sông kể trên, thành phố còn có hệ thống sông rạch chằng chịt, nhất
là các huyện phía nam như: Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các kênh rạch này
đóng vai trò trong việc tiêu thoát nước, giao thông vận tải… những kênh rạch chính
là: Kênh Bến Nghé, kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Ngang, kênh Tàu Hủ, kênh Tham
Lương, kênh Nhiêu Lộc, kênh Xáng, kênh An Hạ, rạch Thị Nghè, rạch Chợ Đệm,
rạch Cần Giuộc.
Với mạng lưới sông rạch như vậy và chế độ bán nhật triều không đều của
Biển Đông đã tạo nên sự phức tạp trong chế độ thuỷ văn, thuỷ lực vùng cửa sông
Đồng Nai, Sài Gòn. Tuy nhiên nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
giao thông đường thuỷ và phát triển thuỷ sản.
Các vùng ngập nước ở Tp.Hồ Chí Minh tập trung ở phía Nam trung tâm thành
phố. Tại huyện Thủ Đức, vùng Đông Nam là vùng đất thấp, nhiều sông rạch. Quận
Tân Bình trong khu vực tứ giác dọc theo kinh cầu An Hạ, mùa nắng bìa bưng cạn

khô, nhưng khoảng giữa sình lầy. Huyện Bình Chánh trong khu vực tứ giác vùng
Tân Nhật là vùng sình lầy quanh năm.
SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

12


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

2.1.4. Địa hình
Có thể chia địa hình thành phố làm 4 dạng chính:
-Vùng đồi gò cao lượn sóng, độ cao thay đổi từ 4-32 m, phân bố phần lớn ở
các huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh. Điều kiện nước
tưới hạn chế. Nguồn nước mặt chủ yếu trong mùa mưa. Trữ lượng nước ngầm
tầng nông kém, chỉ thuận lợi cho các loại cây lâm nghiệp, cao su, điều, cây ăn
trái, đồng cỏ chăn nuôi. Vùng có độ cao dưới 10m có thể trồng rau màu.
-Vùng đất bằng thấp, độ cao xấp xỉ 2-4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương
đối thuận lợi, phân bố ờ Thủ Đức, Hóc Môn, Quận 12, nằm dọc theo sông Sài
Gòn và nam Bình Chánh, chiếm khoảng 15% diện tích. Nguồn nước tưới tương
đối thuận lợi, có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
-Vùng trũng thấp, đầm lầy phía Tây Nam, độ cao phổ biến từ 1-2m phân bố
dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ, kéo dài từ
các huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực Nhà Bè, Quận 7, vùng bưng Quận 2,
Quận 9 và bắc Cần Giờ chiếm khoảng 34% diện tích.Đất bị nhiễm mặn nhiễm
mặn theo mùa, thường bị ngập nước theo thuỷ triều.
-Vùng trũng thấp độ cao phổ biến từ 0-1m, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều
hàng ngày, ước tính chiếm khoảng 12% diện tích. Nguồn nước bị nhiễm mặn trên
8 tháng/1năm. Hiện đang xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn và

khu sinh quyển thế giới.
2.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng
Đất đai thành phố phát triển trên 2 trầm tích Pleixtoxen và Holoxen
Trầm tích Pleixtoxen: Còn gọi là trầm tích phù sa cổ, chiếm toàn bộ địa hình
đồi gò và triền, được tạo thành cách nay hàng chục vạn năm.
Trầm tích Holoxen: Còn gọi là trầm tích phù sa trẻ, tạo thành cách nay khoảng
5.000 năm, có nguồn gốc biển, sông biển, sông, vũng, vịnh, đầm lầy.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

13


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Thành Phố Hồ Chí Minh có đặc điểm của vùng đất Châu Thổ, phần nội
thành nằm trên phù sao cổ, được phủ bởi phù sa mới (Thủ Đức, Hóc Môn, Bình
Chánh. Ngoại thành chủ yếu là đất phù sa.
2.1.6. Thảm thực vật
Thảm thực vật nó phản ánh tổng hợp các điều kiện tự nhiên vùng đó cho
nên tìm hiểu quy luật phân bố các quần xã thực vật sẽ giúp chúng ta nắm được đặc
điểm môi trường vùng nghiên cứu.
2.1.6.1. Các thảm thực vật nguyên thuỷ
Sài Gòn xưa khi con người mới đến khai phá là một vùng hoang vu, cây cối
rậm rạp, sinh cảnh phong phú, khác biệt tuỳ địa hình cao thấp, tính chất đất, nước
của từng khu vực đã tồn tại các HST thực vật chính sau:
2.1.6.1.1. Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới
Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới phân bố ở những nơi có địa hình cao, phát

triển trên đất đỏ feralite và đất xám có nguồn gốc trầm tích phù sa cổ. Đây là kiểu
rừng kín rậm cây lá rộng, nửa thường xanh, trong đó ưu thế là các loại cây họ Sao
Dầu (Dipterocarpacede) là họ đặc hữu của khu vực n Độ – Mã Lai, mà phần lớn
là các loại cây thường xanh hỗn giao với các cây của họ Đậu (Leguminosae) có gỗ
cứng, gỗ quý (Afzelia, Dalbergia, Pterocarphu) và nhiều loại Bằng Lăng
(Lagerstroemia spp) rụng lá trơ cành trong mùa khô. Những kiểu rừng kín rậm này
là mục tiêu của cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ đã sử dụng những chất diệt cỏ
làm rụng lá, với nồng độ cao, rải đi rải lại nhiều lần nhằm phá huỷ tán rừng.
2.1.6.1.2. Hệ sinh thái rừng úng phèn, nước lợ
Thảm thực vật gồm một số quần hợp chính:
-

Dừa lá phân bố theo kênh rạch, vùng cửa sông, nhiều khi lan rộng thành
những khu rừng dừa lá bạt ngàn.

-

Bần, bình bát… phân bố trên các loại đất có nguồn gốc sông biển, vừa
nhiễm mặn, vừa nhiễm phèn.

-

Bàng, lác… phân bố trên đất phèn nặng.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

14


Đồ án tốt nghiệp

-

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Rừng tràm phân bố trên các đầm lầy chua phèn, tầng sình phèn dày, ngập
nước thường xuyên.

2.1.6.1.3. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng Sác Gia Định là một trong các khu rừng ngập tiêu biểu của miền Nam
trước chiến tranh. Hệ sinh thái khá phong phú trong đó Đước Vẹt (Rhizophoraceae)
là họ chiếm ưu thế có 10 loài : 3 loài Đước, 3 loài Vẹt, 2 loài Dà, 1 loài Trang mọc
thành quần hợp thuần loại ở các bãi bùn mới bồi; có 3 loài Mắm mọc thành các
quần hợp Mắm thuần loại hay mọc hỗn giao với Bần Đắng; còn Bần chua là cây
nước lợ ở cửa sông mọc ở ven sông rạch và càng vào sâu trong nội địa là những
rừng Dừa nước ờ vùng ngập hàng ngày; còn trên những đất rắn chắc thì có rừng
Chà Là phát triển, trên những vùng trũng thấp mà nước triều chỉ tràn ngập trong
những con nước lớn thì hình thành những trảng cỏ Ráng mênh mông, có nhiều nơi
còn điểm những cây Giá, Mắm, Cóc, Vẹt, Dù… Loài cây chủ yếu là Đước, Sú, Vẹt,
Giá Dà, Mắm, Bần…
2.2.6.2. Các thảm thực vật hiện nay
Do sự tác động của con người đã làm cho thảm thực vật tự nhiên của vùng
này bị tàn phá nghiêm trọng. Sinh cảnh phong phú của rừng nhiệt đới trước đây
không còn thấy trên địa bàn thành phố mà chỉ gặp vết tích tại một vài nơi quanh
các đền chùa trong vùng đồi gò các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức. Bên cạnh
đó là thảm cây bụi thứ sinh, trảng cỏ và một số loại cây phụ sinh khác. Sự chặt phá
bừa bãi đã biến rừng rậm rạp thành đồi trọc làm cho đất bị xói mòn, thoái hoá, kiệt
màu. Rừng tái sinh được biến thành những bãi đất trống với một số cây chịu hạn,
khẳng khiu, già cỗi. Trên vùng đồi gò, thực vật tự nhiên, phổ biến hiện nay có
mua, hà thủ ô, cỏ may, cỏ tranh…
Vùng bưng trũng Tây Nam Thành phố ven sông Sài Gòn – Đồng Nai có

sông rạch chằng chịt, các loài thực vật thích nghi với môi trường chua phèn nước lợ
tồn tại khá phong phú trên các bưng phèn, thực vật đặc trưng có năng, lác, đưng…
Vùng nước lợ có dừa nước, chuối nước, ôrô, mái.
SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

15


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Vùng ngập mặn Cần Giờ bị huỷ diệt trong chiến tranh nay cũng đã được
phục hồi. Rừng sác Cần Giờ có một diện tích khá lớn (trên 33.000 ha).
2.3. Hiện trạng kinh tế – xã hội
2.3.1. Dân số và mật độ dân cư
Dân số thành phố (năm 2003) là 5.630.192 người, trong đó nội thành 12
quận là 3.673.595 người, nội thành mở rộng 5 quận : 897.281 người, ngoại thành 5
Huyện: 1.059.316 người. Mật độ dân cư toàn thành phố : 2687 người/km 2, nội
thành: 25.761 người/km2, ngoại thành:641 người/km2.
2.3.1.1 Nội thành:
Bảng 1: Diện tích và dân số nội thành TP.Hồ Chí Minh

STT
01
02
03
04
05
06

07
08
09
10
11
12

Các quận

Diện tích(km2)

Dân số (người)

Quận 1
7,73
232.186
Quận 3
4,92
223.274
Quận 4
4,18
202.415
Quận 5
4,27
211.809
Quận 6
7,19
267.769
Quận 8
19,18

352.158
Quận 10
5,72
250.189
Quận 11
5,14
248.976
Quận Gò Vấp
19,74
406.087
Quận Tân Bình
38,45
680.040
Quận Bình Thạnh
20,76
413.705
Quận Phú Nhuận
4.88
184.987
Tổng số
3.673.595
Nguồn : Chi Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh, năm 2003

Mật độ dân cư
(người/km2)
30.037
45.381
48.425
49.604
37.242

18.361
43.739
48.439
20.572
17.686
19.928
37.907
25.761

Số liệu bảng 1 cho thấy:
Quận 5 có mật độ dân cư cao nhất, gấp gần 2 lần mật độ dân cư toàn vùng
(49.601/25.761); thấp nhất là quận Tân Bình, bằng 0.68 mật độ trung bình vùng
(17.686/25.761) và mật độ dân cư lớn nhất gấp 6 lần mật độ dân cư nhất. Bốn quận
Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, quận 8 có mật độ dân cư nằm dưới trị số trung bình
SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

16


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

toàn vùng. Mật độ dân cư cao hơn rất nhiều so với các thành phố lớn khác trên thế
giới.
2.3.1.2. Nội thành mở rộng:
Bảng 2: Diện tích và dân số nội thành mở rộng TP.Hồ Chí Minh
STT
01
02

03
04
05

Các quận

Diện tích(km2)

Dân số (người)

Quận 2
49,74
113.727
Quận 7
35,68
143.035
Quận 9
114,00
164.891
Quận 12
52,78
227.930
Quận Thủ Đức
47,76
247.698
Tổng số
299,97
897.281
Nguồn : Chi Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh, năm 2003


Mật độ dân cư
(người/km2)
2.286
4.008
1.446
4.318
5.186
2.991

Số liệu bảng 2 cho thấy:
Ngoài quận Thủ Đức, do có thị trấn Huyện lỵ cũ nên là điểm tập trung đông dân cư
từ trước (5.186 người/km2), các quận còn lại chưa thể hiện rõ là vùng đô thị, mật độ
dân cư còn thấp nhất là quận 9 (1.446 người/km 2) và cao nhất là quận 12 (4.318
km2).
2.3.1.3. Ngoại thành
2.3.1.3.1. Huyện Cần Giờ
Nằm ở phía Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố
khoảng 50km theo đường chim bay, có đường bờ biển dài hơn 20km theo hướng
Tây Nam – Đông Bắc, bao gồm 7 xã: Cần Thạnh, Long Hoà, Thạnh An, Lý Nhơn,
Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh, được bao bọc trong vùng các cửa
sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Tổng diện tích
của Huyện Cần Giờ là 704.22km2, dân số 64.183 người, dân cư thưa thớt, bình quân
91 người/km2. Các điểm dân cư hiện hữu vẫn mang tính chất dân cư nông thôn.
Việc phân bố dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung ở 2 xã là Cần Thạnh và
Bình Khánh.
2.3.1.3.2. Huyện Củ Chi
SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

17



Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Huyện Củ Chi là địa bàn cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh cách
trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 40km. Huyện có diện tích khoảng 434,5km 2 –
vào loại lớn thứ 2 (huyện Cần Giờ có diện tích lớn nhất) so với 21 quận Huyện
khác, có dân số 265.857 người, mật độ trung bình 612 người/km 2. Huyện Củ Chi có
những nét đặc thù riêng của một Huyện ngoại thành, có tiềm năng to lớn về đất
đai, có điều kiện thuận tiện về giao thông thuỷ bộ, có sông Sài Gòn ở phía Đông
chạy từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên mức độ đô thị hoá của Huyện còn kém hiện nay
Củ Chi là một huyện nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn
khá cao trong cơ cấu kinh tế.
2.3.1.3.3. Huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè
Diện tích 3 huyện: dân số, mật độ dân cư trung bình, cao nhất là Hóc Môn,
thấp nhất là Nhà Bè.
Bảng 3: Diện tích và dân số ngoại thành TP.Hồ Chí Minh
STT

Các quận

01
02
03
04
05
Tổng số

Diện tích(km2)


Dân số (người)

Củ Chi
Hóc Môn
Bình Chánh
Nhà Bè
Cần giờ

434,5
265.857
109,18
220.337
304,57
440,083
100,41
68.856
704,22
64.183
1652,88
1.059.316
Nguồn : Chi Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh, năm 2003

Mật độ dân cư
(người/km2)
612
2.018
1.445
686
91

641

2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Đất nông nghiệp: Tổng diện tích là 91.573 ha, trong đó chiếm diện tích
nhiều nhất là Huyện Củ Chi với 33.155 ha. Chỉ có 9/17 quận nội thành là còn đất
dành nông nghiệp. Thấp nhất là quận Tân Bình với diện tích là 186 ha.
Chiếm diện tích nhiều nhất trong đất đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng
năm (64.659 ha) và đất ruộng lúa, lúa màu (51.252 ha), ít nhất là đất cỏ dành cho
chăn nuôi chỉ có 274 ha, chủ yếu tập trung ở Củ Chi.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

18


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Đất lâm nghiệp: có diện tích là 34.933 ha. Ngoài quận 9 có khoảng 25 ha
rừng trồng và rừng sản xuất, thì các quận nội thành không có rừng. Chiếm diện tích
lớn nhất là Cần Giờ với 33.279 ha. Còn lại phân bố ở 3 huyện ngoại thành là Củ
Chi (528 ha), Bình Chánh (1.041 ha) và Hóc Môn (60ha).
Đất khu dân cư: Tập trung ở khu vực nội thành, trung tâm các xã Huyện
ngoại thành có diện tích 18.224 ha, tăng 4,83 ha so với năm 1995.
Đất chuyên dùng: Cho xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, làm muối… chiếm
26.119 ha, tăng 7,114 ha so với năm 1995
Đất chưa sử dụng: Bao gồm cả sông suối chiếm 39.902 ha
2.4. Hiện trạng cảnh quan môi trường đô thị và nông thôn
Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh đã từng là “hòn ngọc Viễn Đông” với hệ

thống giao thông, kênh rạch không gian công cộng… Được quy hoạch và phát triển
khá ấn tượng tuy nhiên cho đến nay cảnh quan đã bị phá vỡ. Nguyên nhân cơ bản
là do quá trình đô thị hoá với sự tăng trưởng hỗn loạn của mô hình nhà ống riêng lẻ
cho dân (hộ gia đình) tự xây dựng từ hơn 10 năm nay.
Phần lớn nhà xây dựng tự phát cao, thấp, lồi lõm, kiến trúc cổ đan xen với
kiến trúc hiện đại, vỉa hè trước nhà được sử dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán tạo
nên bộ mặt đô thị rất xấu, khó thay đổi. Mật độ xây dựng quá cao, 60-70% diện
tích mặt bằng, cao nhất là quận 5 (78,24%) và quận 1 (77,32%). Bốn quận ven:
Quận 8, Gò Vấp, Bình Thạnh và Tân Bình, mật độ xây dựng thấp hơn bình quân
28,6%. Cảnh quan thành phố có sự tương phản sâu sắc giữa các khu phố nhà cửa,
đường phố được xây dựng quy mô đẹp đẽ với những khu phố chật chội, ẩm thấp.
Không gian dành cho các mảng xanh đô thị phát triển rất ít. Cây xanh thiếu
hoặc có nhưng không liên tục do không có lề đường để trồng cây hoặc đường phố
đang quá trình chỉnh trang, mở rộng. Số lượng công viên có diện tích lớn hơn 10ha
rất ít, ít không gian trống. Khu vực ven kênh rạch ít cây xanh nhưng nhiều nhà ổ
chuột và quá nhiều công trình xây dựng lấn chiếm, ngoại trừ một số kênh rạch như

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

19


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Nhiêu Lộc đang thời kỳ cải tạo. Khu vực nội thành mở rộng, có nhiều cây xanh ven
kênh rạch hơn nhưng phần lớn là các loài mọc tự nhiên, kém giá trị cảnh quan.
Đối với ngoại thành, cảnh quan nông thôn trong những năm qua có nhiều sự
thay đổi. Quá trình đô thị hoá đã biến đổi cảnh quan thiên nhiên, làm phá vỡ cảnh

quan văn hoá nông thôn mất dần cây cỏ thiên nhiên, vườn cây ăn trái. Đồng thời
xuất hiện nhiều đường xá, xuất hiện các kiểu nhà phố bê tông, nhà biệt thự vườn,
nhà một gian một chái; xu thế nhà bán kiên cố và kiên cố tăng dần; xuất hiện
nhiều chợ búa, xí nghiệp, cơ quan. Nếu như trước đây, đa phần khu vực này còn là
cảnh quan văn hoá với hệ sinh thái kinh tế – xã hội nông thôn phát triển thì ngày
nay, con ngøi đã làm thay đổi cấu trúc, chức năng của hệ và đang điều khiển hệ
trở thành cảnh quan văn hoá đô thị của hệ thống sinh thái kinh tế – xã hội đô thị
vùng ven.
2.5. Kết luận
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng rất
nhanh, gây áp lực đối với hệ thống hạ tầng cơ sở và làm chất lượng môi trường suy
giảm. Các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải y tế…đã làm cho
không chỉ khu vực phạm vi đô thị bị ô nhiễm mà còn lan ra các vùng lân cận. Một
số ngành công nghiệp như chế biến nông sản, khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu…
là những ngành gây ô nhiễm tiềm tàng. Môi trường nước sông cũng bị ô nhiễm.
Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu vẫn là các nguồn thải từ hàng ngàn cơ sở công nghiệp
ở các KCN ( Khu công nghiệp) và hàng chục ngàn cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp ngoài KCN trong lưu vực Đồng Nai. Chất lượng không khí suy giảm do khí
thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông. Nhiều chỉ tiêu đã vượt quá các
giới hạn cho phép trong đó nồng độ bụi ở TP.Hồ Chí Minh thường xuyên cao hơn
tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2,8 lần.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân cư nhất trong cả nước, bao
gồm cư dân đến từ các địa phương khác trong cả nước, do đó việc giáo dục cho

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

20


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

người dân kiến thức về thiên nhiên, động vật, cây cỏ… có tác dụng to lớn trong
công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Về sinh thái cảnh quan, giữa thành thị và vùng ven còn tồn tại nhiều sự khác
biệt. Đó là sự khác biệt giữa một nơi từ lâu đã được đô thị hóa hoàn toàn và một
nơi là nông thôn đang trong quá trình đô thị hoá, giữa nơi có mật độ dân cư rất cao,
bình quân 26.761 người/km2 – cao hơn mật độ khuyến cáo của thế giới (10.000
người/km2) với một nơi mật độ dân cư rất thấp, chỉ 641 người/km 2; giữa một nơi mà
không khí, đất, nước đã bị ô nhiễm nặng nề với nơi môi trường còn trong lành. Và
đặc biệt là giữa một nơi thiếu đất để phát triển mảng xanh với một nơi còn tồn tại
nhiều mảng xanh có ý nghóa môi trường đối với Thành phố.
Vai trò của đa dạng sinh học trở nên quan trọng và cần thiết khi môi trường
Thành phố ngày càng bị ô nhiễm và tốc độ đô thị hoá ngày càng cao. Việc giữ gìn
và phát triển đa dạng sinh học là một trong các vấn đề cần thiết phải quan tâm
hàng đầu trong bối cảnh hiện nay.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

21


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
3.1. Khái niệm về đa dạng sinh học

3.1.1. Đa dạng sinh học

Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học"
(biodiversity, biological diversity) có nghóa là sự khác nhau giữa các sinh
vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: Các hệ sinh thái trên cạn, trong đại
dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái
mà các sinh vật là một thành phần, thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau
trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái.
Một số định nghóa khác về Đa dạng sinh học:
- Tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao
gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. [FAO]
- Tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật
trên trái đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên
trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development
Administration, 1991).
- Tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong
cùng một loài đến sự đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả
các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các
quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà
chúng sinh sống trong đó (Wilson, 1992).
- Là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như
những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời
điểm xác định (Di Castri, 1995).

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

22


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

3.1.2. Đa dạng loài
Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại
một khu vực nhất định tại một vùng nào đó.
Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của
một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau.
Đa dạng sinh học toàn cầu thường được hiểu là số lượng các loài thuộc
các nhóm phân loại khác nhau trên toàn cầu. Ước tính đến thời điểm này
đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được xác định; còn tổng số loài tồn tại trên
trái đất vào khoảng 5 triệu đến gần 100 triệu. Theo như ước tính của công
tác bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu loài trên trái đất. Nếu xét trên khái niệm
số lượng loài đơn thuần, thì sự sống trên trái đất chủ yếu bao gồm côn
trùng và vi sinh vật.
Bảng 4:. Sự phong phú thành phần loài sinh vật ở Việt Nam
Số loài đã

Tỷ lệ (%)

được xác

có trên

giữa

định ở

thế giới


VN/TG

Việt Nam

Nhóm sinh vật

Số loài

(TG)

(VN)
1. Vi tảo( Microalgae)
- Nước ngọt
- Biển
2. Rong, cỏ
- Rêu (Moss)

1.438
537

15.000
19.000

9,6%
2,8%

Khoảng 20

2.000


1%

667

10.000

6,8%

( Fungy)
3. Thực vật bậc

Khoảng

220.000

5%

cao
- Rêu (Moss)
- Nấm lớn (Fungi)

11.400
1.030
826

22.000
50.000

4,6%
1,6%


-

Nấm lớn

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

23


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

3. Động vật không
xương sống ở
nước
(Aquaticinvertebrate
)
- Nước ngọt
- Biển

794
Khoảng

80.000
220.000

1%
3,2%


5. Động vật không

7.000
Khoảng

30.000

3,3%

xương sống ở đất

1.000

161

1.600

10%

7.750

250.000
19.000

3,1%
13%

6.300


4,7%

4.184
9.040
4.000

3,8%
9,3%
7,5%

( Soil
invertebrate)
6. Giun sán ký
sinh ở gia súc
7. Côn trùng
8. Cá (Fish)
- Nước ngọt
- Biển
9. Bò sát
- Bò sát biển
10. Lưỡng cư
11. Chim (Bird)
12. Thú
- Thú biển

Trên 700
2.458
296
21
162

840
310
25

Nguồn : Cục Bảo vệ Môi trường. Viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật,
Cục Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản. Phạm Bình Quyển, 2005
3.1.3. Đa dạng di truyền
Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể
trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có
thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể.
Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di
truyền trong một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét
cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của
bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit nucleic, tạo thành mã di truyền.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

24


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được
nhờ chọn lọc. Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất
khác nhau của các gen trong tập hợp gen. Điều này cũng tương tự trong
tiến hoá của quần thể. Như vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ
ràng: Nó tạo ra sự thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo.
Ước tính cứ 109 gen khác nhau phân bố trên sinh giới thì có 1 gen

không có đóng góp đối với toàn bộ đa dạng di truyền. Đặc biệt, những gen
kiểm soát quá trình sinh hóa cơ bản, được duy trì bền vững ở các đơn vị
phân loại khác nhau và thường ít có biến dị, mặc dù những biến dị này nếu
có sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính đa dạng của sinh vật. Đối với các gen duy
trì sự tồn tại của các gen khác cũng tương tự như vậy. Hơn nữa, một số lớn
các biến dị phân tử trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú được quy
định bởi một số lượng nhỏ các gen di truyền.
3.1.4. Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và
mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh
thái.
Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài
thành viên. Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của
các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài. Trong trường hợp thứ
nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư
trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng
loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau,
hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau.

SVTH: Hồ Thị Trường – MSSV: 103108209

25


×