Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG RỪNG ĐƯỚC TRỒNG (Rhizophora apiculata Blume) TỪ 8 ĐẾN 20 TUỔI TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦM DƠI HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

PHẠM MINH RÓT

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG RỪNG ĐƯỚC
TRỒNG (Rhizophora apiculata Blume) TỪ 8 ĐẾN 20 TUỔI
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦM DƠI
HUYỆN ĐẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

PHẠM MI NH RÓT

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG RỪNG ĐƯỚC
TRỒNG (Rhizophora apiculata Blume) TỪ 8 ĐẾN 20 TUỔI
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦM DƠI
HUYỆN ĐẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được nhiều
lời động viên, sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Trước hết con xin chân thành cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành
dưỡng dục, là nguồn động viên, là điểm tựa, đã hổ trợ và tạo nghị lực
cho con trong suốt quá trình học tập.
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng
quý giá trong suốt quá trình học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Th.S. Phan Minh Xuân
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm
hết sức bổ ích trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn đến tất cả các Thầy cô khoa Lâm Nghiệp
Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình truyền đạt cho em những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Anh Phạm Minh Trí, Nguyễn
Thanh Phong, Nguyễn Chí Hiện thuộc Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm
Dơi đã giúp đở tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập, thu thập số
liệu tại đây.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn và tập thể lớp DH08LN
đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh
khỏi những khuyết điểm, những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến chân thành của tất cả mọi người
Sinh viên thực hiện
Phạm Minh Rót

i


TÓM TẮT
Phạm Minh Rót, sinh viên lớp DH08LN, thuộc Khoa Lâm nghiệp, Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên đề tài “Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng của
rừng Đước trồng (Rhizophora apiculata Blume.) tại Ban quản lý rừng Phòng
hộ Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau”. Thời gian thực hiện khóa luận từ
tháng 01 năm 2012 đến tháng 07 năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Minh Xuân.
Phương pháp: Ở mỗi cấp tuổi tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện
tích 200 m2 (20 x 10), tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra (Hvn, D1,3, Dt, N,...).
Sử dụng phần mềm Excel 2007 và Statgraphics plus 4.0 để xử lý số liệu thu thập
và tính toán các nội dung nghiên cứu đặt ra trong đề tài.
Kết quả nghiên cứu:
- Cấu trúc rừng ở các cấp tuổi tại khu vực nghiên cứu: đường kính và
chiều cao của các cá thể ở mỗi tuổi tương đối đồng đều nhau, thông qua biên độ
biến động và hệ số biến động tương đối thấp, trị số các cây tập trung chủ yếu
quanh giá trị bình quân.
- Sinh trưởng lâm phần đước: qua thử nghiêm các phương trình kết quả
mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra như sau:
+ Sinh trưởng về đường kính (D1,3/A)
Phương trình cụ thể: D1,3 = 1/(0,0276168 + 1,70858/A)

+ Sinh trưởng về chiều cao (Hvn/A)
Phương trình cụ thể: Hvn = 1/(0,0369979 + 0,862207/A)
+ Mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
Phương trình cụ thể: Hvn = exp(2,92407 – 4,0041/D1,3)

ii


+ Sinh trưởng về trử lượng (M/A)
Phương trình cụ thể: M = 1/(-0.00367596 + 0,220092/A)
+ Sinh trưởng về thể tích (V/A)
Phương trình cụ thể: V = (-0,075017 + 0,0147149*A)^2
+ Sinh trưởng về mật độ (N/A)
Phương trình cụ thể:  N = exp(9,842 – 0,0947458*A)
+ Lượng tăng trưởng về đường kính với (iD/A)
Phương trình cụ thể: iD = exp(-2,91353 + 0,241024*A)
+ Lượng tăng trưởng về chiều cao (iH/A)
Phương trình cụ thể: iH = exp(2,86633 – 22,8334/A)
- Thiết lập được biểu dự đoán quá trình sinh trưởng rừng đước trồng từ 8
đến 20 tuổi và có thể ứng dụng tại khu vực nghiên cứu.

iii


ABSTRACT
Pham Minh Rot, DH08LN-class in the Faculty of forestry, University of
Agriculture and Forestry, Ho Chi Minh City.
The study’ name is “Research on growth of Rhizophora apiculata in Dam
Doi manrgove protective forest, Dam Doi district, Ca Mau province ". From
January, 2012 to July, 2012.

Cs. Advisor: Msc. Phan Minh Xuan.
The methods: in each age level proceed up 3 standard, each has an area of
200m2 (20 x 10), conduct the count targets of investigation (Hvn, D1,3, Dt, N, ...).
Excel 2007 and use Statgraphics plus software 4.0 to handle data collected and
calculated the content of research set out in topic.
The results of research include:
-

Forest structure of every year in area: the similar in each year of diameter

and high of tree because the range and constant variable so low, diameter and
high of tree around the medium value.
-

Grow of Rhizophora apiculata: through the test the equation result

relation between the factors of investigation are as follows:
+ Growth of diameter (D1,3/A )
Equation in particular: D1,3= 1/(0,0276168 + 1.70858/A)
+ Growth in height (Hvn/A)
Equations in particular: Hvn = 1/(0,0369979 + 0,862207/A)
+ Relationship between height and diameter (Hvn/D1,3)
Equation in particular: Hvn = exp (2,92407- 4,0041/D1,3)
+ Growth on the timber reserve (M/A)
Specific equation: M = 1/(- 0,00367596 + 0,220092 /A)

iv


+ Growth volume (V/A )

Specific equation: V = (-0,075017 + 0,0147149*A)^2
+ Growth of density (N/A)
Specific equation: N = exp(9,842 – 0,0947458*A)
+ Volume growth in diameter with (iD/A)
Equations in particular: iD = exp(-2,91353 + 0,241024*A)
+ Volume growth in height (iH/A)
Specific equation: iH = exp (2,86633 – 22,8334/A)
-

Establishing a estimate grow table for Rhizophora apiculata plantion from

8 to 20 years which may be appliciation for this area.

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ---------------------------------------------------------------------------------- i
Tóm tắt -------------------------------------------------------------------------------------- ii
Abstract -------------------------------------------------------------------------------------iv
Mục lục--------------------------------------------------------------------------------------vi
Danh sách chữ viết tắt và ký hiệu ----------------------------------------------------- viii
Danh sách các bảng------------------------------------------------------------------------ix
Danh sách các hình ------------------------------------------------------------------------ x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ -------------------------------------------------------------- 1
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ------------------------------------------ 3
2.1. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng ------------------------------ 3
2.2. Những nghiên cứu sinh trưởng cây rừng tại Việt Nam ----------------- 4
2.3. Những nghiên cứu về sinh trưởng của loài Đước ở Việt Nam --------- 5

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ------- 8
3.1. Điều kiện tự nhiên ----------------------------------------------------------- 8
3.2. Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------ 13
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------- 18
4.1. Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------- 18
4.2. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------- 18
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ---------------------- 23
5.1. Cấu trúc rừng trồng Đước 8 – 20 tuổi tại khu vực nghiên cứu-------- 23
5.1.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - Hvn) --------------------- 24
5.1.2. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3)---------------- 31
5.2. Tình hình sinh trưởng của rừng đước trồng 8 – 20 tuổi ---------------- 37
5.2.1. Mối quan hệ giữa đường kính (D1,3) và tuổi (A) ---------------- 38

vi


5.2.2. Mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A) ------------------- 39
5.2.3. Mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn) đường kính (D1,3) ----------- 41
5.2.4. Mối quan hệ giữa trữ lượng (M) và tuổi (A) --------------------- 42
5.2.5. Mối quan hệ giữa thể tích (V) và tuổi (A) ------------------------ 44
5.2.6. Mối quan hệ giữa mật độ (N) và tuổi (A) ------------------------ 45
5.2.7. Mối quan hệ giữa lượng tăng trưởng về đường kính (iD),
chiều cao (iH) và tuổi (A) ------------------------------------------ 46
5.3. Biểu dự báo tình hình sinh trưởng rừng đước trồng 8 – 20 tuổi ----- 49
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------------------ 52
6.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------- 52
6.2. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------- 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------- 55

vii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Stt

Ký hiệu

Giải thích

1

a, b, c

Các tham số phương trình

2

A

Tuổi của cây rừng

3

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

4

D1,3_tn


Đường kính 1,3 m thực nghiệm, cm

5

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết, cm

6

H

Chiều cao của cây, m

7

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

8

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

9

H_lt


Chiều cao lý thuyết, m

10

id1,3

Lượng tăng trưởng về đường kính, cm

11

ih

Lượng tăng trưởng về chiều cao, m

12

log

Logarit thập phân (cơ số 10)

13

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

14

P


Mức ý nghĩa (xác suất)

15

r

Hệ số tương quan

16

R

Biên độ biến động

17

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

18

S

Độ lệch tiêu chuẩn

19

S2


Phương sai mẫu

20

SK

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

21

Sy/x

Sai số của phương trình hồi quy

22

V

Thể tích của cây, m

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 5.1: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 8 ----------------- 24
Bảng 5.2: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 10 ---------------- 25
Bảng 5.3: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 12 ---------------- 26
Bảng 5.4: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 14 ---------------- 27

Bảng 5.5: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 16 ---------------- 28
Bảng 5.6: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 18 ---------------- 29
Bảng 5.7: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 20 ---------------- 30
Bảng 5.8: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 8 --------------- 31
Bảng 5.9: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 10 -------------- 32
Bảng 5.10: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 12 ------------ 33
Bảng 5.11: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 14 ------------ 34
Bảng 5.12: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 16 ------------ 35
Bảng 5.13: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 18 ------------ 36
Bảng 5.14: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 20 ------------ 37
Bảng 5.15: Tổng hợp các chỉ tiêu thực nghiệm rừng đước 8 – 20 tuổi ----------- 38
Bảng 5.16: Biểu dự báo tình hình sinh trưởng rừng đước 8 – 20 tuổi ------------ 50

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 5.1: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 8 --------------------- 24
Hình 5.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 10 ------------------- 25
Hình 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 12 ------------------- 26
Hình 5.4: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 14 ------------------- 27
Hình 5.5: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 16 ------------------- 28
Hình 5.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 18 ------------------- 29
Hình 5.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 20 ------------------- 30
Hình 5.8: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ở tuổi 8 ------------------ 31
Hình 5.9: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 10 ------------------- 32
Hình 5.10: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 12 ----------------- 33
Hình 5.11: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi14 ------------------ 34
Hình 5.12: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 16 ----------------- 35

Hình 5.13: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 18 ----------------- 36
Hình 5.14: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 20 ----------------- 37
Hình 5.15: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa đường kính (D1,3) với tuổi (A)-- 39
Hình 5.16: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn) với tuổi (A) ----- 40
Hình 5.17: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn)
với đường kính (D1,3) ------------------------------------------------------- 42
Hình 5.18: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa trữ lượng (M) với tuổi (A)------- 43
Hình 5.19: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thể tích (V) với tuổi (A)---------- 45
Hình 5.20: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mật độ (N) với tuổi (A) ---------- 46
Hình 5.21: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tăng trưởng về đường kính (iD)
với tuổi (A) ------------------------------------------------------------------- 47
Hình 5.22: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tăng trưởng về chiều cao (iH)
với tuổi (A) ------------------------------------------------------------------- 49

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ngập mặn Cà Mau là hệ sinh thái đa dạng, có vai trò rất quan trọng,
được ví như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn
chế tác hại của gió bão mở rộng đất liền, trong đó rừng đước góp phần khá quan
trọng trong việc tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng và hoàn chỉnh. Theo
tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam, rừng ngập mặn là hệ
sinh thái đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học đối với việc
bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội nhưng rừng ngập mặn của nước
ta trước nguy cơ bị khai thác quá mức dẫn tới bị tàn phá nặng nề. Số liệu của Bộ
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho thấy: Năm 1943 diện tích rừng ngập
mặn Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000
ha vào 2006.

Cây đước (Rhizophora apiculata Blume) là cây đại diện cho hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở Cà Mau, đây là loài cây khá quen thuộc đối với người dân nơi
đây bởi những giá trị mà nó mang lại như: làm hàng rào chắn sóng, gió bão, là
cây gỗ được sử dụng khá phổ biến trong làm nhà ở, làm cột trụ đánh bắt tôm cá
trên sông. Bên cạnh đó than đước rất được ưa chuộng và sử dụng trong nhiều
công việc như đun nấu hàng ngày của người dân, phụ nữ có con sử dụng than
đước sưởi ấm rất tốt cho sức khỏe cho mẹ và trẻ, vỏ đước thì có phẩm màu và
được dùng nhiều trong việc nhuộm lưới.
Trong những năm gần đây cùng với xu hướng phát triển về thủy sản của
tỉnh Cà Mau, nhiều khu rừng đước dần chuyển đổi mục đích sử dụng, việc chặt
phá rừng để có được diện tích nuôi tôm, trong đó nuôi tôm quảng canh cần diện
tích mặt nước rất lớn để có thể nhận được nhiều ánh sáng phục vụ cho công việc
nuôi tôm vì vậy nhiều diện tích rừng đước bị thu hẹp. Bên cạnh đó, khi nuôi tôm

1


cây đước hầu như luôn nằm trong tình trạng ngập nước vì được bao bọc bởi
những bờ đê bao, mỗi tháng chủ rừng chỉ thay nước một đến hai lần phục vụ cho
công việc bắt tôm, cá,… trong khi cây đước lại thích nghi với chế độ thủy triều
hàng ngày, do đó với việc thay đổi chế độ ngập sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tình
hình sinh trưởng và phát triển của cây đước.
Trước tình hình chặt phá rừng, chuyển mục đích sử dụng từ rừng đước ồ ạt
dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp và để khắc phục nhiều đơn vị lâm nghiệp đã
tiến hành nhiều biện pháp nhằm phục hồi tăng diện tích rừng, độ che phủ, cải
thiện môi trường sống,… trong đó công tác trồng rừng được chú trọng và cây
đước là đối tượng chính để trồng rừng vì cây đước là loại cây có tính phù hợp với
vùng đất ngập nước, dễ trồng và mang lại hiệu quả cao. Do đó, việc nghiên cứu
cấu trúc và sinh trưởng của loài đước (Rhizophora apiculata Blume) là việc làm
có ý nghĩa quan trọng trong đề xuất các biện pháp lâm sinh (trồng rừng, nuôi

dưỡng, tỉa thưa,…) cũng như kinh doanh lợi dụng rừng nhằm tham gia vào chiến
lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau.
Được sự nhất trí của Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh - Bộ môn Lâm Sinh và được sự hướng dẫn của Thầy ThS.
Phan Minh Xuân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với tên khóa luận: “Nghiên
cứu sinh trưởng rừng Đước trồng (Rhizophora apiculata Blume) từ 8 đến 20
tuổi tại Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau”.
Do kiến thức và thời gian có hạn chế cũng như giới hạn của một khóa luận
tốt nghiệp nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót mong quý Thầy Cô và các bạn
góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng
Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước theo thời gian và gia
tăng mức độ ảnh hưởng giữa chúng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung
quanh.
Sinh trưởng của rừng là sinh trưởng của quần thể, quần xã, có quan hệ
chặt chẽ tới điều kiện lập địa. Nếu điều kiện sống khác nhau thì tình hình sinh
trưởng của cây rừng cũng khác nhau.
Sinh trưởng về cá thể cây rừng khác về chất so với sinh trưởng quần thể
và quần xã. Vì khi nghiên cứu quá trình phát triển về rừng, ta thường chỉ nghiên
cứu đến tầng cây gỗ lớn vì đó là đối tượng kinh doanh chủ yếu của rừng, trong đó
sinh trưởng của rừng dựa trên sự tăng trưởng về kích thước cũng như số lượng
của cây rừng. Sinh trưởng của quần thể thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai
vấn đề khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau.
Theo Giang Văn Thắng (2002), sinh trưởng của cây rừng được chia làm 3

giai đoạn: hình thành phát triển, sinh trưởng mạnh, thành thục và già cỗi. Ba giai
đoạn này sẽ diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính sinh vật học
của loài cây, điều kiện hoàn cảnh môi trường xung quanh.
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành quy luật sinh trưởng của
lâm phần và sản lượng rừng, vì vậy muốn nghiên cứu quy luật sinh trưởng của
quần thể thì trước hết ta phải nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cá thể.
Theo Lâm Xuân Sanh (1978), sinh trưởng là một biểu thị động thái của
rừng, là căn cứ khoa học quan trọng để định ra các phương thức kỹ thuật lâm
sinh kết hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng với
mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và cá thể

3


cây rừng là hai vấn đề khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng
cá thể có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của rừng.
Sinh trưởng của cây rừng về mặt toán học được xem là hàm số Ym của
thời gian (t): Ym = F(t).
Hàm số là hàm thuận, tăng đơn điệu xác định trong khoảng 0 < t < A
(A là tuổi thọ của cây)
Khi nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng người ta
thường xét đến các hàm:
-

Sinh trưởng theo chiều cao (H) YH = F(t)

-

Sinh trưởng theo đường kính (D) YD = F(t)


-

Sinh trưởng theo thể tích (V) YV = F(t)
Sinh trưởng của cây rừng được coi là một hàm phụ thuộc vào thời gian (t)

và các yếu tố hoàn cảnh phụ thuộc như: nhiệt độ (t0), lượng mưa (mm), độ ẩm
không khí (w), bức xạ mặt trời,…
Ta có thể viết như sau:
Y = F(t,p)
Hay Y = F(t,vl,w,…)
F: là hàm số thích hợp được xác định bởi các phương pháp thống kê và
đảm bảo được tính phù hợp và đặc tính sinh học của loài cây.
Cho đến nay các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đưa ra một số
dạng hàm toán học được gọi là hàm sinh trưởng đã mô tả quy luật sinh trưởng
cho nhiều loài cây và các loại rừng trên từng châu lục.
2.2. Những nghiên cứu sinh trưởng cây rừng tại Việt Nam
Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng và đề nghị một số
ứng dụng để diễn đạt quá trình sinh trưởng của cây rừng cũng như các mối quan
hệ giữa các đại lượng với nhau trong sinh trưởng của rừng.
Đồng Sĩ Hiền (1971) trong công trình nghiên cứu của mình ông đã đưa ra
4 dạng bậc đa thức để mô tả quá trình phát triển hình dạng của thân cây.
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + … + bnXn

4


Phương trình này là cơ sở lập biểu thể tích và độ thon cây đứng dùng để
xác định nhanh trữ lượng của rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn.
Vũ Đình Phương (1973) đã mô tả quan hệ giữa chiều cao bình quân (H)
của cây Bồ đề với độ tuổi của lâm phần (A) bằng công thức.

H = a + b*A + c*A2
Trong đó a, b, c là các tham số của phương trình
Và cùng loại rừng Bồ đề trên, Trịnh Đức Huy (1978) sau khi thí nghiệm
tại 38 lâm phần cây Bồ đề ở Yên Bái đã xác định hàm sinh trưởng sau:
H = 15,959*e1,763/A
D = 18,1544*e2,709/A
V = 0,1984*e – 6,4699/A
Trong đó A: Tuổi của lâm phần, D: Đường kính bình quân tại 1,3 m, V: Thể tích.
Ngoài ra còn rất nhiều các dạng phương trình toán học mô tả quy luật sinh
trưởng một số loại hình rừng ở Việt Nam, do giới hạn của đề tài nên chỉ đưa ra
một số phương trình điển hình có liên quan đến đề tài.
2.3. Những nghiên cứu về sinh trưởng của loài Đước ở Việt Nam
Một số nghiên cứu về sinh trưởng của rừng Đước (Rhizophora
apiculata) đã được các nhà khoa học trong nước thực hiện, tập trung ở các rừng
ngập mặn Cà Mau và Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh.
Những nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng và Nguyễn Hoàng Trí (1983)
tại Rạch Bà Bường thuộc Lâm ngư trường Ngọc Hiển cho thấy, tốc độ tăng
trưởng trung bình của cây Đước về chiều cao là 0,85 m/năm, đường kính là 0,75
cm/năm và trọng lượng gỗ là 3,34 g/m2/năm. Mức tăng trưởng cây ở cấp kính
thân 5 – 10 cm là cao nhất và cây ở cấp kính 2 cm là thấp nhất.
Những nghiên cứu của Viên Ngọc Nam (1996) tại Cần Giờ cho các số
liệu sau: Tăng trưởng trung bình về đường kính là 0,46 – 0,81 cm/năm, chiều cao
là 0,45 – 0,76 m/năm. Cây có tuổi 4 có mức tăng chiều cao là lớn nhất và ở tuổi
16 có mức tăng đường kính lớn nhất.
Tạ Đình Văn (1993) nghiên cứu quy luật sinh trưởng rừng Đước Duyên
Hải đã đưa ra các phương trình tương quan sau:

5



D1,3 = 1,397.A0,65
Hvn = 1,14.A0,836
Dt = 0,73.e0,069A
Trần Bình Hải (2001), nghiên cứu quy luật sinh trưởng rừng Đước trồng
tại Lâm ngư trường Kiến Vàng, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau đã đưa ra các
phương trình tương quan:
LogD1,3 = - 0,3450 + 1,2459.Log(A)

với r = 0,99

LogY

= - 0,1897 + 1,058.Log(A)

với r = 0,99

Ln(DT) = - 0,4943 + 0,0862.Ln(A)

với r = 0,98

Theo kết quả nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch rừng, 01 ha rừng
Đước trưởng thành ở Cà Mau (với 305 cây và chiều cao trung bình 26 m) đã cho
một sản lượng 369,8 m3 gỗ củi.
Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng rừng là đi vào định lượng, những
nghiên cứu đều xuất phát từ cơ sở lý luận về mặt lâm sinh học, về quan hệ giữa
sinh trưởng và sản lượng với điều kiện lập địa, về sự phụ thuộc của sinh trưởng
và sản lượng vào không gian sinh trưởng cũng như ảnh hưởng của các biện pháp
tác động. Từ đó xây dựng các mô hình sinh trưởng phù hợp cho từng loài cây đáp
ứng mục tiêu kinh doanh cụ thể. Việc lựa chọn một hàm toán học nào đó để biểu

thị cho quá trình sinh trưởng của nhân tố định lượng phải thỏa mãn một số tiêu
chí là hàm đó phải biểu diễn phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của
loài cây nghiên cứu, có hệ số tương quan cao nhất, sai số phương trình nhỏ nhất,
các tham số của phương trình đều tồn tại. Trong trường hợp, cùng một số liệu
thực nghiệm có nhiều hàm khác nhau đều phù hợp, cần thực hiện thực hiện
phương pháp so sánh nhiều hàm để cuối cùng lựa chọn ra hàm tốt nhất. Đây
chính là quan điểm mà đề tài kế thừa để giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu
được đặt ra.
Trên đây giới thiệu tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện sẽ được vận dụng, đặc biệt có
chú trọng tới các vấn đề cơ sở lý luận, những quan điểm và phương pháp nghiên

6


cứu định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng của
các tác giả trong và ngoài nước là những tài liệu tham khảo rất quý báu và bổ ích
cho những nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng nói chung và loài Đước nói riêng
ở hiện tại và tương lai sau này.

7


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm Dơi được thành lập theo Quyết định số

98/QĐUB ngày 27 tháng 06 năm 1984. Tổng diện tích tự nhiên là: 5.615 ha hoạt
động theo cơ chế hạch toán báo sổ cơ quan quản lý trực tiếp là UBND huyện
Đầm Dơi. Tên gọi cũ là Lâm ngư trường Đầm Dơi.
Ngày 15 tháng 10 năm 1992 theo quyết định số 113/UBND tỉnh Minh Hải
chuyển cơ chế quản lý là doanh nghiệp nhà nước đơn vị trực thuộc là UBND tỉnh
Minh Hải.
Tháng 05 năm 1993 theo chỉ đạo của UBND tỉnh nhận thêm diện tích đất
của hai xã Tân Thuận và Tân Tiến nâng tổng diện tích lâm phần lên là: 10.403
ha.
Ngày 31 tháng 12 năm 1996 theo Quyết định số 1832/CT-UBND Lâm
thời tỉnh Cà Mau chuyển Lâm ngư trường Đầm Dơi thành Lâm ngư trường công
ích Đầm Dơi. Tổng diện tích lâm phần là 10.230 ha. Đến đầu năm 1998 do bố trí
lại ranh giới của hai huyện Đầm Dơi và Ngọc hiển bàn giao lại cho huyện Ngọc
Hiển 163,3 ha.
Ngày 25 tháng 03 năm 2002 theo quyết định số 175/QĐ-CTUB của chủ
tịch UBND tỉnh Cà Mau. Đổi tên Lâm ngư trường công ích Đầm Dơi thành Lâm
ngư trường Đầm Dơi hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 20 tháng 08 năm 2002 theo Công văn số 1637/UB của chủ tịch
UBND tỉnh cà Mau “Về việc giao 20 ha đất cho xã Nguyễn Huân xây dựng khu
tái định cư làng cá Hố Gùi”. Tổng diện tích lâm phần còn lại là: 10.210 ha.
8


Ngày 12 tháng 09 năm 2002 theo Quyết định số 24/QĐ-CTUB của chủ
tịch UBND tỉnh Cà Màu, về việc giao quyền quản lý sân chim Đầm Dơi tổng
diện tích 132,2 ha nâng tổng diện tích lâm phần lên 10.342,2 ha.
Ngày 21 tháng 10 năm 2004 theo Quyết định số: 187/QĐ-CTUB của chủ
tịch UBND tỉnh Cà Mau “Về việc thu hồi đất của Lâm ngư trường Đầm Dơi” để
thực hiện Nghị định 163/1999-Cp của thủ tướng chính phủ, tổng diện tích là
453,9 ha và 2 ha của sân chim Đầm Dơi giao cho xã Tân Dân để xây dựng trụ sở,

giảm tổng diện tích lâm phần còn lại là: 9.324,3 ha.
Đến ngày 28/12/2006 Quyết định số 752/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Lâm ngư
trường Đầm Dơi thành Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm Dơi. Tổng diện tích đất
tự nhiên là 9.324,3 ha.
Vị trí địa lý: Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm Dơi nằm trên địa bàn hành
chính của các xã Tân Thuận - Tân Tiến - Nguyễn Huân và xã Tân Dân thuộc
huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp: Cửa sông Ấp Hạp
- Phía Nam giáp: xã Tam Giang Đông huyện Ngọc Hiển
- Phía Tây giáp: sông Đầm Chim và sông Đồng Giác
- Phía Đông giáp: Biển Đông.
- Tổng chiều dài bờ biển 25 km.
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất rừng
* Địa hình đất đai và tài nguyên rừng:
- Địa hình: Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm Dơi có địa hình tương đối
bằng phẳng, ven kênh rạch cao và thấp dần về phía trong nhưng độ cao chênh
lệch không đáng kể, có độ dốc từ 2 - 30, cao hơn so mặt nước biển dao động từ
0,5 đến 1,0 m, có nhiều sông rạch chằng chịt, mạng lưới giao thông đường thủy
thuận lợi.

9


- Đất đai: Đất đai của Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm Dơi thuộc dạng
đất phù sa bồi tụ, có thành phần cơ giới sét và thịt, toàn bộ diện tích lâm phần
được chia thành 4 dạng lập địa chính như sau:
 Dạng Ic: Vùng ngập triều trung bình từ 200 - 300 ngày trên năm. Độ
ngập triều cao nhất 55 cm, loại đất bùn chặt, có độ lún bàn chân từ 5 10 cm, chiếm 36,5% diện tích.



Dạng Id: Vùng ngập triều trung bình từ 100 - 200 ngày trên năm, độ
ngập triều cao nhất 55 cm, loại đất sét mềm, có độ lún bàn chân từ 10 20 cm; chiếm 32,1% diện tích.



Dạng Ig: Hầu như không ngập triều, do việc sên vét của người dân
trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản tạo nên, có chiều rộng từ 3 đến 8
m, chiều cao bờ so với mực nước trung bình là 0,5 đến 0,7 m, loại đất
thịt nhẹ, phần trên bề mặt khoảng từ 3 - 5 cm có pha cát, chiếm 26,7%
diện tích.

 Dạng Ic: Có đặc trưng sét cứng, ngập khi triều cao, phèn, mặn, hàm
lượng bùn thấp, thành phần cơ giới sét pha thịt, chiếm 4,7% diện tích.
Trong toàn lâm phần có dạng lập địa do nguồn gốc phù sa bồi tụ, đất có
thành phần cơ giới chủ yếu là sét mùn, lượng mùn cao ở tầng mặt và giảm dần
khi xuống sâu; Độ pH từ 6,5 đến 7,8.
Nhìn chung, các yếu tố tự nhiên của địa bàn Ban quản lý rừng Phòng hộ
Đầm Dơi quản lý là vùng sinh thái mặn đa dạng và phong phú. Đây là yếu tố
thuận lợi cho việc sản xuất lâm ngư kết hợp.
Trong toàn lâm phần có dạng lập địa do nguồn gốc phù sa bồi tụ, đất có
thành phần cơ giới chủ yếu là sét mùn, lượng mùn cao ở tầng mặt và giảm dần
khi xuống sâu; Độ pH từ 6,5 đến 7,8.
- Tài nguyên rừng:
Diện tích tự nhiên lâm phần:

9.324,3 ha.

Diện tích đất lâm nghiệp:


6.623,3 ha.

- Đất có rừng:

6.616,1 ha.

+ Rừng có trữ lượng:

6.486,1 ha.
10


+ Rừng chưa có trữ lượng:

130 ha.

+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng:

7,2 ha.

Đất ngoài lâm nghiệp:

2.701 ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản:

2.312,2 ha.

+ Đất nông nghiệp khác:


261,6 ha.

+ Đất phi nông nghiệp:

127,5 ha.

- Phân theo 3 loại rừng:
Đất rừng phòng hộ:

7.753,5 ha.

- Có rừng:

5.631,8 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản:

1.732,6 ha.

- Đất nông nghiệp khác:

261,6 ha.

- Đất phi nông nghiệp:

127,5 ha.

Đất rừng sản xuất:


1.440,6 ha.

- Đất có rừng:

861,3 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản:

579,3 ha.

Đất rừng đặc dụng:

130,2 ha.

- Đất có rừng:

123 ha.

- Đất kênh khuôn hộ:

7,2 ha.

3.1.3. Tình hình khí hậu thủy văn, dân sinh kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Khí hậu thủy văn
- Khí hậu: Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm Dơi chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa ven biển đông, mỗi năm chia ra làm hai mùa rõ rệt. Mùa
mưa từ tháng 04 đến tháng 10 dương lịch, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm
sau.
- Nhiệt độ bình quân năm: 26oC
- Độ ẩm bình quân: 85%

- Lượng mưa bình quân 2.360 mm, tập trung các tháng 7, 8, 9 và 10.
- Lượng nước bốc hơi: 1.004 mm cao nhất vào tháng 03 hàng năm 1.240
mm.

11


- Chế độ gió: Hàng năm có hai mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc và gió
mùa Tây Nam; tốc độ gió bình quân 3 m/giây.
- Thủy văn: Do lâm phần Ban quản lý nằm dọc ven biển đông nên chịu
ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ bán nhật triều biển đông, mỗi ngày có hai con
nước ròng và lớn; biên độ triều từ 2 đến 3 m. Tháng triều dâng cao nhất là tháng
10, thấp nhất là tháng 3. Số ngày ngập triều trong tháng khoảng 10 đến 12 ngày.
Thời gian triều lên xuống chậm 45 đến 50 phút so với ngày hôm trước. Do phía
Đông của Ban quản lý tiếp giáp với biển nên mức độ sạt lỡ bờ biển bình quân từ
30 đến 50 mét hàng năm.
3.1.3.2. Dân sinh kinh tế - xã hội
- Về dân số, dân tộc, lao động:
+ Về dân số: Tổng số hộ trong toàn lâm phần là 1.568 hộ gia đình có số
khẩu tương đương 6.300 khẩu. Trong đó sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản kết
hợp là: 1.050 hộ; đánh bắt sông biển: 350 hộ; làm thuê, nghề khác: 168 hộ.
+ Dân tộc: Trong 1.568 hộ chủ yếu là dân tộc kinh chiếm đại đa số; 2,5%
là dân tộc Hoa, 1% là dân tộc Khơ Me sống chủ yếu bằng nghề làm thuê.
+ Lao động: Trong 6.300 khẩu tỷ lệ lao động chiếm khoảng 70%. Đây là
nguồn lao động khá dồi dào phục vụ cho công tác sản xuất và quản lý bảo vệ.
- Y tế, giáo dục, thông tin, văn hóa:
+ Y tế: Trên địa bàn lâm phần không có trạm ý tế, việc chăm sóc sức
khỏe trẻ em còn nhiều hạn chế, y tế nhờ vào các khu khám của các xã lân cận.
+ Giáo dục: Trong toàn lâm phần có 11 điểm trường ở bậc tiểu học,
trong đó có 3 điểm trường xây dựng cơ bản. Dụng cụ học tập thô sơ chưa đáp

ứng được nhu cầu học tập, số còn lại xây dựng cây lá tạm bợ,… nạn thiếu giáo
viên xảy ra thường xuyên. Nhìn chung bộ mặt giáo dục còn thiếu và yếu kém.
+Thông tin liên lạc: Chưa được quan tâm hầu như trong toàn lâm phần
không có điện thoại, chủ yếu sử dụng mạng lưới thông tin đại chúng như: Tivi Radio. Về điện lưới hầu như 100% dân không được sử dụng điện.
+ Giao thông: Hầu hết toàn bộ dân cư trong lâm phần đi lại bằng giao
thông đường thủy, không có giao thông đường bộ.

12


+Văn hóa: Do việc giao thông bộ đi lại đến các khu trung tâm dân cư
không thuận lợi nên các hoạt động văn hóa còn nhiều hạn chế. Trình độ dân trí
trong lâm phần rất thấp kém, chủ yếu theo dõi theo mặt bằng chung về văn hóa
bằng thông tin đại chúng.
Nhìn chung đời sống, văn hóa xã hội của đại đa số dân trong toàn lâm
phần đặc biệt khó khăn trong mọi mặt cụ thể như: cơ sở hạ tầng nông thôn (Y tế,
văn hóa, giao thông, điện lưới, giáo dục, thông tin, mức thu nhập, trình độ áp
dụng khoa học vào sản xuất còn nhiều hạn chế,…)
Những năm gần đây tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do điều kiện
thời tiết bất thường, dẫn đến thu nhập của các hộ dân bị giảm đáng kể, nên người
dân rất mong muốn được khai thác rừng vừa có công ăn việc làm vừa có thêm lợi
nhuận từ khai thác rừng để tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.
3.1.4. An ninh, quốc phòng
Gồm có đồn biên phòng 670 nằm trên khu vực ấp Thuận Tạo, Xã Tân
Tiến, huyện Đầm Dơi với bờ biển dài 25 km chạy dọc theo 3 khu vực của 3 xã
Nguyễn Huân, Tân Tiến, Tân Thuận.
Gồm một trạm kiểm soát cửa biển Hố Gùi thuộc xã Nguyễn Huân và 3 đội
tuyên truyền vận động quần chúng trên địa bàn 3 xã.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là rừng đước trồng từ các tuổi 8, 10,

12, 14, 16, 18, 20 tương ứng với các năm: 2004, 2002, 2000, 1998, 1996, 1994.
1992 tại Ban quản lý rừng Phòng hộ Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Cây đước thuộc:
- Lớp ngọc lan:

MAGNOLIOPSIDA

- Phân lớp hoa hồng:

Rosidae

- Bộ Sim:

Myrtales

- Họ Đước:

Rhizophoraceae

- Tên cây đước:

Rhizophora apiculata Blume

Là cây gỗ trung bình đến lớn 25 - 30 m, đường kính gốc 70 cm. Vỏ cây
màu xám, dày 2,5 cm, nứt dọc. Gốc có nhiều rễ chống hình nơm, cao 1,2 m. Lá

13



×