Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CÂY TRỒNG TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở ẤP 4B THỊ TRẤN BẢY NGÀN HUYỆN CHÂU THÀNH A TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

SƠN NGỌC SÁCH

TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CÂY TRỒNG TRONG MỘT SỐ
MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở ẤP 4B
THỊ TRẤN BẢY NGÀN HUYỆN CHÂU
THÀNH A TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

SƠN NGỌC SÁCH

TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CÂY TRỒNG TRONG MỘT SỐ
MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở ẤP 4B
THỊ TRẤN BẢY NGÀN HUYỆN CHÂU
THÀNH A TỈNH HẬU GIANG

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : Th.S ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CÁM ƠN
Thưa Cha Mẹ kính yêu ! Có được thành quả như hôm nay, con vô cùng biết ơn
công lao của Cha Mẹ đã bao năm vất vả nuôi dạy con ăn học nên người.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của tôi đến các Thầy Cô trong khoa Lâm Nghiệp, cùng
toàn thể Thầy Cô trong trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Trong 4 năm
học tại trường, Thầy Cô là người truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu.
Xin gửi lời tỏ lòng biết ơn của tôi đến Thạc sĩ Đặng Hải Phương, Thầy đã truyền
đạt cho tôi những tri thức và trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành khóa
luận này.
Xin cảm ơn Chú Nguyễn Văn Mỹ (trưởng ấp 4B), Chú Lý Thinh (Chủ Tịch hội
nông dân thị trấn Bảy Ngàn), Chú Hồ Quang Tương (Phòng Thống Kê UBND thị
trấn Bảy Ngàn) và toàn bộ người dân trong ấp 4B đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong
suốt thời gian tôi thực hiện đề tài tại ấp.
Xin cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để
tôi hoàn thành đề tài này.
Tp.Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 6 năm 2012
Người viết
Sơn Ngọc Sách


ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu sự đa dạng cây trồng trong một số mô hình Nông
Lâm Kết Hợp ở ấp 4B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang”
được tiến hành tại ấp 4B, thị trấn bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu giang,
thời gian từ ngày 15 tháng 2 năm 2012 đến ngày 15 tháng 6 năm 2012.
Kết quả thu được:
Việc thu thập thông tin, số liệu được thực hiện bằng phương pháp quan sát,
phỏng vấn từng hộ gia đình (sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc) đối với
thông tin, số liệu sơ cấp. Đối với thông tin thứ cấp được tiếp cận từ cơ quan Ủy Ban
Nhân Dân thị trấn.
Sau khi thu thập và xử lí thông tin, tôi đã phân tích và tổng hợp được kết quả
như sau:
1) Đã mô tả hiện trạng và xác định được thành phần loài cây trồng trong các mô
hình Nông Lâm Kết Hợp ở ấp 4B.
2) Đã xác định và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự đa dạng loài cây
trong vườn của người dân bao gồm kinh tế, văn hóa – xã hội, tài nguyên môi trường.
3) Phân tích được ý nghĩa của sự đa dạng cây trồng đối với cộng đồng dân cư ấp
4B bao gồm cung cấp thực phẩm cho bữa ăn, xóa đói giảm nghèo, tâm linh của
người dân
4) Cùng người dân đưa ra tiêu chí lựa chọn cây trồng trong vườn bao gồm: giá trị,
nguồn giống, khả năng chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ của cây trồng.
5) Đã đề xuất được tất cả 28 loài cây có thể trồng được trong mô hình Nông Lâm
Kết Hợp ở ấp 4B qua sự bình chọn cuả người dân.

iii



MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA

i

LỜI CÁM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

ix


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3

2.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

5

2.2.1 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu

5

2.2.2 Đặc điểm tự nhiên thị trấn Bảy Ngàn

5

2.2.2.1 Vị trí địa lí

5

2.2.2.2 Điều kiện địa hình


6

2.2.2.3 Khí hậu thủy văn

6

2.2.2.4 Tài nguyên đất

7

2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa

8

2.2.3.1 Dân số và phân bố dân cư

8

2.2.3.2 Kinh tế hợp tác

10

2.2.3.3 Cơ sở hạ tầng

10

3. MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11


3.1 Mục tiêu

11

3.2 Nội dung

11

3.3 Phương pháp nghiên cứu

12

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

14

iv


4.1 Thành phần cây trồng trong mô hình Nông Lâm Kết Hợp ở ấp 4B

14

4.2 Ý nghĩa đa dạng cây trồng đối với cộng đồng dân cư ấp 4B

38

4.3 Tiêu chí lựa chọn cây trồng trong mô hình NLKH của người dân ấp 4B


41

4.3.1 Đề xuất những loài cây trồng phù hợp ở ấp 4B

44

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

47

5.1 KẾT LUẬN

47

5.2 KIẾN NGHỊ

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

PHỤ LỤC

50

PHỤ LỤC 1

50


PHỤ LỤC 2

53

PHỤ LỤC 3

56

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NLKH: Nông Lâm Kết Hợp
VAC: Vườn – Ao – Chuồng
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
SWOT: (Strengths – Weaknesses – Opprtunities – Threast): Điểm mạnh – Điểm
yếu – Cơ hội – Thách thức.
STT: Số thứ tự

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Bảy Ngàn


8

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất của ấp 4B

8

Bảng 2.3 Hiện trạng về dân số thị trấn Bảy Ngàn

9

Bảng 2.4 Hiện trạng thành phần giới tính của thị trấn Bảy Ngàn

9

Bảng 2.5 Một số thông tin khác thu thập về dân số và mật độ phân bố dân cư

9

Bảng 2.6 Hiện trạng về thành phần giới tính của ấp 4B

10

Bảng 4.1 Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp của ấp 4B

14

Bảng 4.2 Hiện trạng thu nhập từ trồng trọt của ấp 4B

14


Bảng 4.3 Diện tích đất vườn của người dân ấp 4B

15

Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất vườn của người dân

15

Bảng 4.5 Các loài cây ăn quả được trồng trong vườn của người dân ấp 4B

17

Bảng 4.6 Sơ đồ phân bố cây trồng trong mô hình dừa, nhãn, mít

19

Bảng 4.7 Sơ đồ phân bố cây trồng trong mô hình xoài, bưởi, quýt

20

Bảng 4.8 Các loài cây thực phẩm và gia vị được trồng vườn của người dân ấp 4B 21
Bảng 4.9 Các loài cây thân gỗ được người dân trồng trong vườn ở ấp 4B

28

Bảng 4.9.1 Tiêu chí sử dụng cây gỗ của người dân ấp 4B

29

Bảng 4.10 Các loài cây cảnh được người dân trồng ở ấp 4B


32

Bảng 4.11 Các loài cây thuốc chữa bệnh được người dân ấp 4B trồng trong vườn 33
Bảng 4.11.1 Thống kê về số hộ trồng cây làm thuốc ở ấp 4B

34

Bảng 4.11.2 Một số loài cây thuốc được dùng trị bệnh và cách sử dụng của người
dân ấp 4B

34

Bảng 4.12 Phân tích SWOT của sự đa dạng cây trồng trong việc canh tác NLKH
của ấp 4B

37

Bảng 4.13 Thu nhập từ trồng trọt trong năm 2010 và năm 2011 của ấp 4B

39

Bảng 4.14 Thành phần giới tính của ấp 4B

39

vii


Bảng 4.15 Một số công trình đã được xây dựng ở ấp 4B


40

Bảng 4.16 Một vài lợi ích của cây trồng

42

Bảng 4.17 Tiêu chí chọn cây trồng trong vườn nhà của người dân

423

Bảng 4.18 Danh sách các cây trồng được đề xuất trồng trong vườn của người dân
ấp 4B

44

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1 Mô hình măng cụt – cà tím – bầu

50

Hình 2 Mô hình bưởi – cóc – khoai mì – cà tím


50

Hình 3 Mô hình dừa – vú sữa – chuối - khoai mì

51

Hình 4 Mô hình trồng mai vàng để bán

51

Hình 5 Mô hình cây thân gỗ - mô hình vườn tạp

52

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Châu Thành A là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang, là huyện phát triển mạnh mẽ
về công nghiệp và thương mại trong những năm gần đây, tỷ trọng nông nghiệp
chiếm đa số và có vị trí quan trọng về phương diện cung cấp hàng hóa và dịch vụ
môi trường, là nguồn thu nhập của phần lớn dân cư sống ở khu vực nghiên cứu.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật có hiệu quả…
Theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành A – Hậu Giang
trong những năm tới, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như tăng thu
nhập cho người dân có sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp của huyện thì phát
triển sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trên cơ sở
chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng theo

hướng công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến. Gia tăng hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích và trên đơn vị sản
phẩm. Trong đó phương thức sản xuất NLKH là một phương thức sản xuất có thể
đáp ứng được những mục tiêu đó. Phương thức này không những tận dụng tối đa
hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất bằng việc đa dạng hóa các loại cây
trồng, từ đó giải quyết một phần vấn đề diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày
càng giảm do quá trình đô thị hóa mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
Ấp 4B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang là ấp đông dân
cư , nằm tiếp giáp với xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ở đây người
dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu từ lúa nước, trồng trọt và và chăn nuôi.
Trong những năm gần đây do sự biến động của thị trường và sự thay đổi của thời
tiết nên người dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản

1


phẩm nhằm giảm rủi ro trong sản xuất và phù hợp với nhu cầu thị trường. Các mô
hình nông lâm kết hợp ở địa phương đa dạng, tuy nhiên để mô hình đạt hiệu quả cao
và bền vững thì cần phải tìm hiểu và đánh giá về các mô hình tại địa phương có phù
hợp hay không, từ đó có thể tìm ra những mô hình, những giải pháp phù hợp để áp
dụng cho địa phương.
Để đáp ứng yêu cầu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa kỹ sư Lâm Nghiệp,
chuyên nghành Nông Lâm Kết Hợp, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp, Bộ môn Lâm Nghiệp Xã Hội & Nông Lâm Kết Hợp cùng với hướng dẫn
và giúp đỡ của Thầy Đặng Hải Phương nên tôi thực hiện khóa luận “Tìm hiểu sự
đa dạng cây trồng trong một số mô hình Nông Lâm Kết Hợp ở ấp 4B, thị trấn
Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với những
mục tiêu sau đây:
1) Tài liệu hóa các thành phần cây trồng trong một số mô hình NLKH ở ấp 4B.
2) Phân tích ý nghĩa của sự đa dạng về thành phần cây trồng đối với cộng đồng dân

cư ấp 4B.
3) Đề xuất các kỹ thuật thích hợp để gia tăng hiệu quả canh tác của mô hình NLKH
ở ấp 4B.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hiện nay, việc sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng độc canh hoặc canh tác
liên tục một số loài cây trồng nhất định, trên cùng một diện tích đất theo thời gian
càng tỏ ra kém hiệu quả và không bền vững. Những mô hình canh tác theo hướng
này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường như: thoái hóa và ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí do sử dụng vượt mức lượng phân bón hóa học và thuốc
bảo vệ thực vật. Một số giống cây trồng bản địa có nguy cơ bị mất đi. Do đó việc áp
dụng các mô hình canh tác thích hợp, ít ảnh hưởng đến môi trường đang được nhiều
nước trên thế giới quan tâm. (Trích dẫn bởi Phạm Phú Quốc, 2007).
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, vườn nhà Việt Nam có thể chia thành 2 nhóm sau đây:
1) Vườn tự cung tự cấp:
Phần lớn gặp ở các gia đình nông thôn, xa chợ, thực hiện trong lúc nhàn rỗi với
một số cây ăn trái trồng ở bờ rào, rau quả ở quanh nhà, diện tích khoảng 200 – 500
m2.
Thường mỗi thứ trồng một vài cây để ăn, hay bán để trang trải, đa số là để bổ
sung nhu cầu hằng ngày.
2) Vườn tạo sản phẩm hàng hóa:
Khác với vườn tự cung, tự cấp, vườn quanh nhà loại này đóng một vai trò khá quan
trọng trong cuộc sống gia đình. Thường có diện tích lớn khoảng từ 500 m2 đến 2 ha,
để có thể tạo kinh tế phụ gia đình hoặc có thể sinh sống hoàn toàn nhờ huê lợi thu

hoạch.

3


(Nguồn: Trích dẫn bởi Võ Đình Thơm,2007)
Chủ yếu ở khu vực nghiên cứu là các vườn chuyên canh loài cây (vườn cây ăn
quả, cây hoa màu, cây lấy gỗ; cây ăn quả, cây cảnh, cây lấy gỗ; cây hoa màu, cây
gỗ…) với các kiểu nông lâm ngư. Ở trên mặt đất trồng cây, dưới đất mặt nước nuôi
thủy sản.
Mục đích của người dân trong việc lựa chọn đa dạng cây trồng là sử dụng đất
tối đa và thu được nhiều sản phẩm nhất trên diện tích đất canh tác của mình mà vẫn
duy trì được độ phì của đất bằng việc trồng xen nhiều loài cây trồng, tạo nên một
tổng thể thực vật có nhiều tầng (hoa màu, cây ăn quả, cây thân gỗ…).
Cây trồng được các thành viên trong nông hộ sử dụng vào những mục đích khác
nhau như cung cấp thực phẩm, chất đốt, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng cũng
như các chức năng văn hóa. Các sản phẩm của vườn nhà có thể đem bán ra thị
trường tạo ra một nguồn thu nhập quan trọng của nông hộ. Chính vì thế vườn nhà
được giả thiết có một vai trò quan trọng trong việc duy trì các tài nguyên di truyền
của các loài cây trồng trong nông nghiệp và lâm nghiệp mà không thể tìm thấy
trong các hệ sinh thái nông nghiệp quản canh. (Trích dẫn bởi Đinh Thị Tuyết
Nhung, 2009).
Tác động của NLKH là rất lớn, đặc biệt là tác động tích cực. Những tác động
này được thể hiện trên cả ba lĩnh vực: (1) Kinh tế hộ gia đình; (2) Xã hội; (3) Sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. (Trích dẫn tài liệu Sản xuất
Nông Lâm Kết Hợp ở Việt Nam, TS. Vũ Văn Mễ, TS. Nguyễn Hữu Hồng và cộng
sự, 2006).
Sự kết hợp các thành phần cây trồng trong mô hình NLKH của người dân có ý
nghĩa về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, môi trường. Vừa tạo thu nhập cho người
trồng, cung cấp sản phẩm cho xã hội và tăng khả năng giữ nước, chống xói mòn đất.

Đa dạng cây trồng trong hệ canh tác Nông Lâm Kết Hợp là cần thiết và cũng cần
phải khuyến cáo cho người dân thực hiện. (Trích dẫn bởi Võ Đình Thơm, 2007).
Nhưng để thực hiện được công việc này thì người dân cần biết những loại cây nào
là có thể trồng xen được với nhau trong các mô hình theo Nông Lâm Kết Hợp, điều

4


này cần phải có sự tham mưu của các nhà khoa học. Trước tiên để làm cơ sở cho
việc thực hiện nghiên cứu đa dạng cây trồng thì việc tìm hiểu những loài cây nào
người dân đang trồng cũng là một việc cần làm và có ý nghĩa thiết thực, đồng thời
tìm hiểu các hệ thống nào phù hợp với cây trồng.
2.2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Thị trấn Bảy Ngàn là một vùng nông nghiệp, là một trong những trung tâm văn
hóa, kinh tế của huyện Châu Thành A.
Toàn thị trấn có 7 ấp, những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước
nên giao thông đi lại trong và ngoài vùng thuận lợi với những công trình lớn đi qua
thị trấn như Quốc Lộ 61B Nối Vị Thanh – Thơ, kênh xáng Xà No, góp phần đáng
kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Trong tương lai bờ kè kênh xáng
Xà No giai đoạn 2 được xây dựng đi ngang qua thị trấn Bảy Ngàn sẽ góp phần
chống sạt lở và tạo vẻ mỹ quan đô thị cho thị trấn. Thành phần dân cư của thị trấn
chủ yếu là dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, thành phần tôn giáo trong đó đạo Phật
chiếm hơn 50%, còn lại là đạo công giáo, tin lành, cao đài và cư sĩ. Trên địa bàn có
1 trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng khang trang.
2.2.2 Đặc điểm tự nhiên thị trấn Bảy Ngàn
2.2.2.1 Vị trí địa lí
Thị trấn Bảy Ngàn được thành lập vào ngày 12/10/2009 theo Nghị Quyết số
37/NĐ.CP ngày 24/08/2009 của Chính Phủ, trên cơ sở phân vạch địa giới hành
chính của 2 xã Tân Hòa và Tân Thuận. Thị trấn Bảy Ngàn là một trong những trung

tâm văn hóa, kinh tế của huyện Châu Thành A, cách huyện 7 km, có diện tích tự
nhiên 1302,64 ha, gồm 07 ấp.
Vị trí địa lí thị trấn Bảy Ngàn như sau:
- Phía Đông giáp xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Phía Bắc giáp xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
- Phía Tây giáp xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu giang.
- Phía Nam giáp xã vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

5


Thị trấn có tuyến giao thông đường thủy (sông Xáng Xà No) và 02 tuyến lộ lớn
ngang qua trung tâm thị trấn, tạo vị trí thuận lợi cho thị trấn phát triển kinh tế - xã
hội.
Ấp 4B là một trong 07 ấp thị trấn Bảy Ngàn có vị trí địa lí như sau :
- Phía Nam và phía Tây giáp xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu giang.
- Phía Đông giáp ấp 3B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang.
- Phía Bắc giáp xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
(Nguồn: Phòng địa chính UBND thị trấn Bảy Ngàn)
2.2.2.2 Điều kiện địa hình
Thị trấn Bảy Ngàn thuộc vùng sông nước, với hệ thống kênh thủy lợi chằng chịt
như bàn cờ. Địa hình của thị trấn nhìn chung thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông, phần lớn địa hình nằm kẹp giữa kênh xáng Xà No, độ cao trung bình
chỉ khoảng 0,2 – 0,5 m so với mực nước biển.
Ấp 4B có địa hình tương đối bằng phẳng, xung quanh là hệ thống kênh thủy lợi
và một phần tiếp giáp với kênh xáng Xà No.
2.2.2.3 Khí hậu thủy văn
Cũng như các vùng khác trong tỉnh Hậu Giang, thị trấn Bảy Ngàn có khí hậu
cận xích đạo gió mùa. Tính chất mùa thể hiện rõ nét ở chế độ gió và chế độ ẩm.

Trong năm chịu ảnh hưởng của hai mùa gió: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. lượng
mưa phân bố không đều, độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt,
chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%.
Hệ thống thủy văn : thị trấn Bảy Ngàn nói chung và ấp 4B nói riêng với hệ
thống kênh rạch chằng chịt, không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, mà
còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh khác, đặc biệt
là kênh xáng Xà No.
Phần lớn các nơi trong khu vực trong năm đều có thời kì ngập nước, bắt đầu từ
tháng 7 và kéo dài từ 2 – 3 tháng. Độ sâu và thời gian ngập nước tùy thuộc vào

6


lượng mưa,độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch. Hiện tượng
ngập úng thường do mưa lũ, sau đó tăng cường do lũ sông Hậu. Đây là vùng phần
lớn ngập dưới 30 cm. Chính vì thế xung quanh ấp 4B được đầu tư hai hệ thống đập
thoát nước, nhằm chủ động điều hòa nguồn nước tưới tiêu và phục vụ cho nông
nghiệp tránh được ngập úng.
(Nguồn: UBND thị trấn Bảy Ngàn)
2.2.2.4 Tài nguyên đất
Thị trấn Bảy Ngàn nằm ở vùng trũng của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long,
Đất ở đây có tỷ lệ mùn cao, do nằm gần sông xáng Xà No nên phù sa chiếm chủ
yếu, lại được bồi đắp hằng năm nên có những biến đổi đáng kể. Rất thích hợp cho
nông nghiệp (trồng lúa) và trồng trọt, giữa nông nghiệp (trồng lúa) và trồng trọt có
những điểm giống và khác nhau sau đây:
- Giống nhau:
Nông nghiệp (trồng lúa) và trồng trọt đều cần đất và cần nước để cây trồng
phát triển.
- Khác nhau:

Nông nghiệp (trồng lúa): cần lượng nước nhiều hơn và lượng phù sa cũng
nhiều hơn trồng trọt, đất thấp.
Trồng trọt: lượng nước tưới cho cây trồng (cây ăn quả, hoa màu…) không
nhiều, đất trồng phải cao và không bị ngập úng.
Tuy nhiên đất phèn cũng chiếm một phần nhỏ, nhưng không ảnh hưởng đáng kể.
Thị trấn Bảy Ngàn có tổng diện tích đất tự nhiên 1302,64 ha (trong đó diện tích
tự nhiên của ấp 4B là 250 ha). Các loại đất được sử dụng theo các mục đích khác
nhau được trình bày trong bảng 2.1 sau đây:

7


Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Bảy Ngàn
STT

Hiện trạng sử dụng đất

Diện tích (ha)

1

Đất nông nghiệp trồng lúa

749,96

2

Đất vườn cây ăn trái

441,0


3

Đất trồng hoa màu

102,5

4

Đất thổ cư và sông rạch

9,18
(Nguồn: UBND thị thấn Bảy Ngàn)

Đất sản xuất của ấp 4B có đặc điểm phân bố thuận lợi chứa nhiều phù sa, gần
kênh gạch nên dễ tưới tiêu, dễ canh tác. Đây là một điều kiện thuận lợi cho người
dân trong quản lí và chăm sóc cây trồng của gia đình mình. Hiện trạng sử dụng đất
của ấp 4B được trình bày trong bảng 2.2 sau đây:
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất của ấp 4B
STT

Hiện trạng sử dụng đất

Diện tích (ha)

1

Đất nông nghiệp cho trồng lúa

115,1


2

Đất vườn và đất nuôi thủy sản

96,6

3

Đất thổ cư và sông rạch.

38,3
(Nguồn: Số liệu điều tra)

2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa
2.2.3.1 Dân số và phân bố dân cư
Dân số:
Tổng dân số toàn thị trấn là 2604 hộ gia đình với 10755 người, chủ yếu là dân
tộc kinh địa phương (dân tộc Khmer là 240 hộ với 1102 người, dân tộc Hoa là 85 hộ
với 418 người) được trình bày trong bảng 2.3 sau đây:

8


Bảng 2.3 Hiện trạng về dân số thị trấn Bảy Ngàn
STT

Thành phần dân tộc

1


Kinh

2

Hoa

3

Khmer

Số hộ

Số người

2279

9235

85

418

240

1102
(Nguồn: Số liệu điều tra)

Với thành phần dân số đông như vậy nhưng sự chênh lệch về thành phần giới
tính (Nam/Nữ) của thị trấn không khác biệt nhiều và gần tương đồng nhau, được

trình bày trong bảng 2.4 sau đây:
Bảng 2.4 Hiện trạng thành phần giới tính của thị trấn Bảy Ngàn
STT

Giới tính

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Nam

5382

50,04

2

Nữ

5373

49,96
(Nguồn: Số liệu điều tra)

Phân bố dân cư:
Dân cư phân phân bố tập trung theo từng ấp, mỗi ấp là một đơn vị hành chính
nhỏ, trong hệ thống phân chia hành chính của thị trấn.

Ngoài ra, về mật độ dân số, tỷ lệ tăng dân số, công tác kế hoạch hóa gia đình
của thị trấn Bảy Ngàn cũng được thu thập.
Bảng 2.5 Một số thông tin khác thu thập về dân số và mật độ phân bố dân cư
STT

Thông tin

Chú thích

1

Mật độ dân số trung bình

814 người/km2

2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

1,24%.

3

Công tác kế hoạch hóa gia đình

đạt 115% chỉ tiêu kế hoạch năm 2011

9



(Theo số liệu thống kê từ văn phòng UBND thị trấn Bảy Ngàn năm 2011)
Ấp 4B có 262 hộ gia đình với 1116 người, chủ yếu là dân tộc kinh (dân tộc
Khmer là 35 hộ, dân tộc Hoa là 3 hộ). Trong đó thành phần giới tính (Nam/Nữ) của
ấp được trình bày trong bảng 2.4 sau đây:
Bảng 2.6 Hiện trạng về thành phần giới tính của ấp 4B
STT

Giới tính

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Nam

560

50,18

2

Nữ

556

49,82
(Nguồn: Số liệu điều tra)


2.2.3.2 Kinh tế hợp tác
Ấp 4B có một hợp tác xã xây dựng và một câu lạc bộ khuyến nông với 06 tổ
hùng vốn tương trợ qua lại với nhau. Tổng số vốn hiện nay là 96 triệu đồng cho vay
xoay vòng. Nguồn vốn này sẽ giúp các hộ trong câu lạc bộ phát triển các mô hình
nông nghiệp hay mô hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao.
2.2.3.3 Cơ sở hạ tầng
Các công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển kinh tế
- xã hội đã được xây dựng như đập thoát nước, cầu bê tông, điện quốc gia có sự hỗ
trợ của Nhà Nước.
Giao thông đi lại trên địa bàn ấp 4B đa số là đường bê tông nên đi lại dễ dàng.
Hiện tại ấp 4B chưa có nguồn nước máy, nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt chủ
yếu là nước sông hay nước giếng khoan.

10


Chương 3
MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Mục tiêu
1)Tài liệu hóa các thành phần cây trồng trong một số mô hình Nông Lâm Kết Hợp
ở ấp 4B.
2) Phân tích ý nghĩa của sự đa dạng về thành phần cây trồng đối với cộng đồng dân
cư ấp 4B.
3) Đề xuất các kỹ thuật thích hợp để gia tăng hiệu quả canh tác của mô hình Nông
Lâm Kết Hợp ở ấp 4B.
3.2 Nội dung
1) Mô tả các thành phần cây trồng trong một số mô hình Nông Lâm Kết Hợp ở ấp
4B.
.Diện tích, hiện trạng sản xuất cây trồng trong mô hình Nông Lâm Kết Hợp ở ấp

4B.
Thành phần loài cây trồng trong mô hình Nông Lâm Kết Hợp ở ấp 4B, công
dụng của chúng đối với nông hộ.
2) Đa dạng cây trồng đối với cộng đồng dân cư ấp 4B.
. Về kinh tế : đầu ra cho sản phẩm của mô hình Nông lâm Kết Hợp, giá cả sản
phẩm, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, thu nhập mang lại cho người dân.
. Về xã hội : tập quán sản xuất của người dân, lao động và kinh nghiệm của
người dân trong việc đa dạng thành phần cây trồng.
. Về môi trường : quỹ đất dành cho đa dạng về thành phần cây trồng ở một số mô
hình Nông Lâm Kết Hợp của người dân ở ấp 4B, ảnh hưởng của thời tiết đến

11


hoạt động sản xuất của người dân. Xem xét sự đa dạng trên quan điểm của người
dân.
3) Xây dựng tiêu chí lựa chọn cây trồng trong mô hình Nông Lâm Kết Hợp của
người dân ấp 4B, đề xuất một số loại cây trồng cho hiệu quả cao.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Do bị chi phối về mặt thời gian, để gạp mặt phỏng vấn và thu thập số liệu, thông
tin phục vụ cho nghiên cứu là phụ thuộc vào người dân và cán bộ ở địa phương. Vì
vậy trong quá trình điều tra, thu thập thông tin được chia ra nhiều đợt và có sự kết
hợp xen kẽ giữa việc thu thập thông tin thứ cấp với nghiên cứu hiện trường (thu
thập thông tin sơ cấp).
1) Thông tin thứ cấp
Thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của thị trấn và
ấp thu thập từ cơ quan hành chính UBND thị trấn.
2) Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng các công cụ khác nhau trong bộ công cụ
PRA, trong đó chú trọng các phương pháp phỏng vấn người dân, điều tra về số loài

cây trồng trong nông hộ và kết hợp quan sát thực tế.
Phỏng vấn người dân để biết được những hộ có mô hình NLKH đáp ứng nhu
cầu nghiên cứu và lựa chọn số hộ cần nghiên cứu. Cụ thể là người dân trong ấp 4B,
không phân biệt hộ giàu,nghèo, không phân biệt dân tộc, số hộ được lựa chọn là 40
hộ. Tất cả các hộ phỏng vấn đều có danh sách kèm theo và được trình ở bảng phụ
lục danh sách các hộ được phỏng vấn.
Sau khi lựa chọn 40 hộ để phỏng vấn để có thể thu thập đầy đủ thông tin (lựa
chọn bằng cách đi thực tế đến từng hộ gia đình), sau đó tiến hành phỏng vấn nhằm
tìm hiểu rõ hơn về hiện trạng của các mô hình NLKH này. Thành phần loài cây
được trồng, cách thức trồng , các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng cây trồng trong
những mô hình NLKH. Các công cụ sử dụng:
. Bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước.

12


. Khảo sát các mô hình NLKH bằng phương pháp đi thực tế, điều tra các loài
cây được người dân trồng trong vườn (loài cây gì? Số lượng bao nhiêu?...), quan
sát và kết hợp với việc hỏi, ghi chép nhanh những thông tin khác từ chủ hộ,
chụp ảnh làm tư liệu.
. Phỏng vấn và thảo luận với các chủ theo mô hình NLKH đại diện nhằm cùng
xây dựng những tiêu chí chọn cây trồng trong những mô hình theo NLKH.
3) Sau khi có thông tin, số liệu thu thập hoàn chỉnh thì tiến hành xử lý thông tin số
liệu và viết báo cáo :
Phân tích, xử lý số liệu và thông tin điều tra thu thập được.
Bảng sơ lược lịch sử ấp và bảng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm
năng và trở ngại của sự đa dạng cây trồng đối với người dân trong việc canh tác
theo mô hình NLKH (phân tích SWOT) đã được xây dựng trên cơ sở chọn lọc và
tổng hợp nhiều thông tin thu thập từ nhiều người dân. Đặc biệt ưu tiên những thông
tin từ các lão nông trong ấp.

Các thông tin về cây trồng, các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng cây trồng và
những tiêu chí lựa chọn cây trồng của người dân đều cần phải chọn lọc và tổng hợp
để có được những thông tin cần thiết nhất cho bài báo cáo.
Kết hợp với tài liệu để định danh theo tên khoa học, công dụng các loại cây, và
cuối cùng là :
Tiến hành viết báo và cùng với giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa để hoàn thiện bài
báo cáo tốt nghiệp.

13


Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần cây trồng trong mô hình Nông Lâm Kết Hợp ở ấp 4B
Kết quả điều tra cho thấy hoạt động sản xuất của người dân ở ấp 4B chủ yếu là nông
nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó sản phẩm trồng trọt thu được từ mô hình
Nông Lâm Kết Hợp (vườn nhà, mô hình VAC) là chủ yếu. Diện tích đất nông
nghiệp được trình bày trong bảng 4.1 sau đây:
Bảng 4.1 Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp của ấp 4B
STT

Hiện trạng đất nông nghiệp

1

Đất trồng lúa

2

Đất vườn


Diện tích (ha)
115,1
86,0
(Nguồn: Số liệu điều tra)

Thu nhập từ hoạt động trồng trọt của ấp được trình bày trong bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4.2 Hiện trạng thu nhập từ trồng trọt của ấp 4B
STT

Trồng trọt

Thu nhập/ha

1

Hoa màu

10 triệu

2

Cây ăn quả

50 triệu
(Nguồn: Số liệu điều tra)

Diện tích đất vườn trung bình của mỗi hộ được điều tra là không lớn (khoảng
0,22 ha/hộ) và đều được cấp sổ đỏ. Diện tích đất vườn và hiện trạng sử dụng đất
vườn mà mỗi hộ sở hữu cụ thể được trình bày trong bảng 4.3 sau đây:


14


Bảng 4.3 Diện tích đất vườn của người dân ấp 4B
Diện tích đất vườn (ha)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

0,10 – 0,20

23

57,5

0,21 – 0,31

15

37,5

0,32 – 0,42

2

5

Tổng


40

100
(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua số liệu được trình bày ở bảng 4.3 cho thấy diện tích đất mỗi hộ sở hữu thì
ít. Tuy nhiên ngày nay trong việc canh tác trồng trọt trong vườn, người dân đã thực
hiện tăng cường thâm canh, trồng xen, kết hợp nhiều loại cây trồng với nhau trên
cùng một diện tích đất nhằm tận dụng tối đa diện tích đất hiện có để mang lại hiệu
quả và tăng thu nhập cho người dân.
Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất vườn của người dân
Hiện trạng đất vườn

Số hộ

Sản xuất hoa màu, cây ăn quả

Tỷ lệ (%)

15

37,5

Vườn cây ăn quả, cây lâm nghiệp

9

22,5


Sản xuất hoa màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp

3

7,5

Cây hoa màu, cây lâm nghiệp

3

7,5

Mô hình VAC

3

7,5

Sản xuất hoa màu

2

5,0

Vườn cây cảnh, hoa màu

2

5,0


Vườn tạp, cây lâm nghiệp

1

2,5

Vườn cây ăn quả, cây cảnh

1

2,5

Sản xuất hoa màu, cây cảnh, cây ăn quả

1

2,5

Tổng

40

15

100


×