Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN PHƯỚC HÙNG

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHO MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT TẠI
VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ,
TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN PHƯỚC HÙNG

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHO MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT TẠI
VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ,
TỈNH CÀ MAU

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG VĂN VINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Căn cứ vào quyết định của trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh và kế hoạch thực tập của Khoa Lâm Nghiệp, tôi được giới
thiệu tới VQG U Minh Hạ thực hiện luận văn tốt nghiệp. Vì vậy, qua đây tôi
xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Toàn thể Thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tận tình dạy
dỗ tôi trong suốt thời gian học vừa qua.
Quý Thầy cô tại Khoa Lâm Nghiệp cùng thầy Th.S Trương Văn Vinh,
người đã tận tình quan tâm, giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận này.
Ban lãnh đạo VQG U Minh Hạ cùng anh Nguyễn Tấn Truyền trong
thời gian qua đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho tôi thực hiện
khóa luận tại đây.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 15 tháng 6 năm 2012
Sinh viên

Trần Phước Hùng


ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số loài
động thực vật tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” được tiến hành từ
tháng 4/2012 đến tháng 7/2012.
Kết quả thu được:
Đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số loài động
thực vật tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” đã xây dựng được CSDL về
các loài động thực vật trong khuôn viên VQG U Minh Hạ, kết quả ban đầu đề tài
đã xác định được:
- Về thực vật đã xác định được 12 loài thực vật, thuộc 10 họ.
- Về động vật đã xác định được 31 loài động vật, thuộc 22 họ.
- Đề tài bước đầu đã xây dựng được bản đồ vùng phân bố của các loài động
thực vật tại VQG U Minh Hạ, đặc biệt là vị trí của một số loài cần được bảo tồn.
Ngoài ra, đề tài đã tiến hành thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu như tên khoa học,
đặc điểm hình thái, vùng phân bố và công dụng của các loài động thực vật đã xác
định được tại khu vực nghiên cứu. Toàn bộ thông tin này được lưu trữ trên phần
mềm Mapinfo để phục vụ cho công tác lưu trữ và truy vấn dữ liệu nhằm phát huy
hiệu quả trong công tác quản lý và bảo tồn các loài động thực vật tại VQG.
- Đề tài đã tiến hành liên kết dữ liệu thuộc tính và không gian với Google
Earth giúp định vị các loài động thực vật trên bản đồ thực địa. Ngoài ra, việc sử
dụng phần mềm Picasa để xây dựng ngân hàng dữ liệu ảnh trên nền Google Earth
giúp cho việc tra cứu thông tin và dữ liệu thêm sinh động.

iii



SUMMARY
The thesis: "Applying the GIS technology to building databases for
several animal and plant species in U Minh Ha National Park, Ca Mau
province" have been becarried out 4/2012 to 7/2012.
Result:
The thesis: "Applying the GIS technology to building databases for several
animal and plant species in U Minh Ha National Park, Ca Mau province" has built
database for several species in U Minh Ha National Park, results have identified:
- There are 12 plant species of 10 families were found.
- There are 31 animals species of 22 families were found.
- The thesis has initially built the distribution maps of animal and plant
species in U Minh Ha National Park, especially the position of some species
should be preserved. In addition, the project has conducted data collection and
database built as scientific names, morphological characteristics, regional
distribution and function of plant and animal species identified in the study area.
All this information is stored on MapInfo software to cater for the storage and
query data in order to promote effective management and conservation of animal
and plant species in national parks.
- The thesis has conducted data link properties and space with Google Earth
to help locating the animal and plant species on the field map. In addition, the use
of Picasa software to build a data bank on the Google Earth image makes reference
to information and data more lively.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa

i


Lời cảm ơn

iii

Tóm tắt

iii

Summary

iv

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

viii

Danh sách hình

ix

Chương 1 MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Giới hạn đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1. Tổng quan về GIS và ứng dụng củ nó

3

2.1.1. Định nghĩa GIS

3

2.1.2. Ứng dụng của GIS

4

2.1.2.1. Một số lãnh vực ứng dụng

4


2.1.2.2. Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên rừng

8

2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

9

2.2.1. Giới thiệu khái quát về VQG U Minh Hạ

9

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

10

2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

13

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Mục tiêu

18

3.2. Nội dung


18

3.3. Phương pháp nghiên cứu

18

v


3.3.1. Ngoại nghiệp

18

3.3.2. Nội nghiệp

19

3.3.3. Khai thác và trích xuất thông tin

20

3.3.4. Liên kết dữ liệu với Google Earth

20

3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

20


3.3.5.1. Xây dựng dữ liệu không gian.

20

3.3.5.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Mô hình xây dựng CSDL cho một số loài động thực vật tại VQG U Minh Hạ
trên cơ sở ứng dụng GIS

26

4.2. Xây dựng CSDL các loài động thực vật tại VQG U Minh Hạ

27

4.2.1. Xây dựng dữ liệu không gian

27

4.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

28

4.3. Xây dựng bản đồ phân bố thực vật và động vật


30

4.4. Liên kết với Google Earth

31

4.5. Khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý

33

4.5.1. Truy vấn nhanh

33

4.5.2. Truy vấn một thuộc tính

33

4.5.3. Truy vấn nhiều thuộc tính

35

4.5.4. Sử dụng chức năng Hotlink để liên kết tập tin về thông tin các loài động thực
vật với Mapinfo

36

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


74

5.1. Kết luận

74

5.2. Kiến nghị

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

PHỤ LỤC

a

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNVC

Cán bộ công nhân viên chức.

CNTT

Công nghệ thông tin.


CSDL

Cơ sở dữ liệu.

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông
tin địa lý).

GPS

Global Positining System (Hệ thống định vị toàn
cầu).

HTTTDL

Hệ thống thông tin địa lý.

IT

Information Technology (Công nghệ thông tin).

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng.

THCS

Trung học cơ sở.


UNESCO

United Nations Educaltional Scientific and
Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, khoa
học và văn hóa của Liên Hợp Quốc).

UTM

Universal Transverse Mercator (Hệ lưới chiếu).

VQG

Vườn Quốc Gia.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Thành phần loài thực vật

28

Bảng 2: Thành phần loài động vật

29

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1: Hộp thoại đăng nhập

21

Hình 3.2: Khai báo hệ quy chiếu và đăng nhập tọa độ

21

Hình 3.3: Dữ liệu nhập bằng excel

22

Hình 3.4: Cửa sổ Excel Information và Other Range.

23

Hình 3.5: Cửa sổ Create Points

24

Hình 3.6 Hộp thoại Tag images

25

Hình 3.7: Chọn vị trí để đưa ảnh lên Google Earth

25

Hình 4.1: Mô hình xây dựng CSDL động thực vật tại VQG U Minh Hạ


26

Hình 4.2.: Vị trí các loài động thực vật sau khi được định vị trên bản đồ

27

Hình 4.3: Dữ liệu sau khi nhập vào Mapinfo

28

Hình 4.4: Bản đồ phân bố một số loài động thực vật đặc trưng tại VQG U Minh
Hạ.

31

Hình 4.5: Vị trí các loài động thực vật trên Google Ear

32

Hình 4.6: Hình ảnh các loài động thực trên Google Earth

32

Hình 4.7: Truy vấn nhanh bằng công cụ “Info” trong thanh “Main”

33

Hình 4.8: Kết quả truy vấn cây có tên “Bui”

34


Hình 4.9: Kết quả truy vấn cây có chiều cao vút ngọn trên 16m

35

Hình 4.10: Kết quả truy vấn cây Trâm lý có chiều cao vút ngọn trên 12m và chu vi
lớn hơn 50cm

35

Hình 4.11: Bí bái

37

Hình 4.12: Dây kỳ nam

37

Hình 4.13: Bình bát

38

Hình 4.14: Cây bùi

39

Hình 4.15: Cứt quạ

40


Hình 4.16: Lá U Minh

41

ix


Hình 4.17: Cây mật cật

41

Hình 4.18: Cây Mét

42

Hình 4.19: Dây Mỏ quạ

43

Hình 4.20: Cây Móp

44

Hình 4.21: Trâm lá ớn

45

Hình 4.22: Trâm lý

46


Hình 4.23: Bìm bịp

47

Hình 4.24: Cò lửa

48

Hình 4.25: Bói cá

49

Hình 4.26: Cầy hương

50

Hình 4.27: Cầy vòi hương

51

Hình 4.28: Chao chảo

52

Hình 4.29: Chích cồ

52

Hình 4.30: Chim hút mật


53

Hình 4.31: Chim Điên điển

53

Hình 4.32: Cò bợ

54

Hình 4.33: Cò trắng

55

Hình 4.34: Cu xanh

56

Hình 4.35: Cu đất

56

Hình 4.36: Cú muỗi

57

Hình 4.37: Cuốc

58


Hình 4.38: Tê tê

59

Hình 4.39: Khỉ

60

Hình 4.40: Lợn rừng

61

Hình 4.41: Mèo rừng

62

Hình 4.42: Nai

63

Hình 4.43: Ốc cau

64

Hình 4.44: Phướn

65

Hình 4.45: Chèo bẻo


65

x


Hình 4.46: Rái cá lông mũi

66

Hình 4.47: Rùa nắp

67

Hình 4.48: Sả vằn

68

Hình 4.49: Sóc đuôi ngựa

69

Hình 4.50: Sóc lửa

70

Hình 4.51: Tìm vịt

71


Hình 4.52: Tu hú

72

Hình 4.53: Dơi ngựa lớn

73

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Rừng từ lâu được
coi như “lá phổi xanh” của trái đất, rừng có vai trò quan trọng trong việc giúp điều
hòa khí hậu, duy trì cân bằng sinh thái, sự đa dạng sinh học và đặc biệt là vai trò
của nó trong việc bảo vệ môi trường hấp thụ các khí độc, thải O2 làm cho không
khí trong lành. Vậy, việc quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trong tương lai
như thế nào? đòi hỏi các nhà quản lý và các ngành liên quan phải đưa ra các giải
pháp nào để bảo vệ và phát triển rừng được tốt hơn.
Theo quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11 tháng 8 năm 2011, diện
tích rừng của cả nước là 13.388.075 ha (độ che phủ rừng là 39,5 %). Trong đó tỉnh
Cà Mau có tổng diện tích rừng là 100.387 ha (độ che phủ rừng là 16,7%) trong đó
có 8.883 ha rừng tự nhiên và 91.503 ha rừng trồng.
Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286 ha nằm trên địa
bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh
Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. Đây là một trong hai VQG thuộc tỉnh
Cà Mau và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Tuy nhiên trong những năm qua, công tác trồng, chăm sóc bảo vệ các loài

động thực vật tại VQG đã được các cấp, cơ quan quan tâm và đầu tư thích đáng
nhưng chưa thật sự được quản lý một cách có quy mô, mà phần lớn chỉ quản lý một
cách thủ công. Cho đến nay, việc tiềm kiếm, tra cứu, nguồn thông tin liên quan đến
các loài động thực vật khi cần thiết vô cùng khó khăn và phức tạp vì các thông tin
bản đồ và số liệu thống kê hoàn toàn độc lập với nhau. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS) được nhiều ngành ứng

1


dụng và gắn liền với thực tế. Với đặc thù không gian của công nghệ, các thông tin
về các loài động thực vật sẽ là đối tượng chính được tổ chức quản lý và phân tích
thông qua một công nghệ thích hợp nhất là hệ thông thông tin địa lý (GIS). Do đó
sử dụng sử dụng công nghệ GIS để quản lý hệ động thực vật sẽ mang tính thiết
thực hơn trong thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển.
Trước thực trang trên, Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ứng dụng GIS trong
xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số loài động thực vật tại Vườn Quốc Gia U
Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản
lý hệ động thực vật trong VQG một cách khoa học để đưa ra những biện pháp chăm
sóc, nuôi dưỡng một cách tốt nhất. Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
thầy Th.S Trương Văn Vinh, Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, khoa Lâm Nghiệp,
Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
1.2. Giới hạn đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn (4 tháng), điều kiện tự nhiên tại VQG U
Minh Hạ không thuận lợi: Diện tích rộng lớn trên 8000 ha, điều kiện giao thông
không thuận lợi, kênh rạch chằng chịt gây khó khăn cho việc đi lại khảo sát vị trí
các loài động thực vật nên đề tài bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số loài
động thực vật đặc trưng tại VQG.

2



Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về GIS và ứng dụng củ nó
2.1.1. Định nghĩa GIS
Có nhiều định nghĩa về GIS:
GIS là công cụ trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những hiện
tượng đang tồn tại và các sự kiện xảy ra trên trái đất. (Environmental System
Research Institute ESRI – Mỹ).
GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế nhằm thu
thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu quy chiếu không
gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch. (National Center For
Geography Information and Analysis NCGIA – Mỹ).
GIS được định nghĩa là một tập hợp các nguyên lý, phương pháp, dụng cụ,
và dữ liệu quy chiếu không gian được sử dụng để nhập, lưu trữ, chuyển đổi, phân
tích, lập mô hình, mô phỏng và lập bản đồ các hiện tượng, sự kiện trên trái đất,
nhằm sản sinh các thông tin thiết thực hổ trợ cho việc ra quyết định. (Thesriault –
Canada)…
Một cách tổng quát, GIS thực hiện việc thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu
địa lý cùng với việc trình bày kết quả dưới hình thức bản đồ và báo cáo.
Trong nghĩa hẹp, GIS là một tập công cụ phần cứng phần mềm được sử
dụng để quản lý và phân tích dữ liệu không gian và các thuộc tính liên quan tương
ứng. GIS đã có từ lâu nhưng mới phát triển nhanh và mạnh theo sự phát triển của
nghành IT, đang được giảng dạy tại các cấp học trên thế giới, được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực.

3



GIS không chỉ là một hệ thống máy tính với phần cứng và phần mềm đắt
tiền, mà quan trọng còn là một công nghệ nhằm khai thác công cụ hiện đại để thực
hiện tích hợp các chức năng thao tác dữ liệu địa lý một cách hoàn hảo.
2.1.2. Ứng dụng của GIS
2.1.2.1. Một số lãnh vực ứng dụng
Môi trường: Trong lĩnh vực môi trường sử dụng GIS cho nhiều ứng dụng
khác nhau từ kiểm kê đơn giản, chất vấn tới phân tích chồng lớp bản đồ, đưa ra
quyết định. Các ứng dụng chính bao gồm:
 Mô hình hóa rừng.
 Mô hình hóa khí/nước.
 Quan trắc môi trường.
 Thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm môi trường.
 Phân tích về mối tương tác giữa sự thay đổi kinh tế, khí hậu, thủy văn địa
chất.
 Phân tích tác động môi trường.
 Chọn vị trí chôn lấp chất thải.
 Giám sát sự thay đổi môi trường theo thời gian.
Dữ liệu điển hình cho đầu vào những ứng dụng này bao gồm: Độ cao địa
hình, lớp phủ rừng, chất lượng lớp phủ đất, lớp phủ địa chất - thủy văn. Một số
trường hợp ứng dụng GIS trong nghiên cứu môi trường là sự xem xét cân đối giữa
phát triển kinh tế và những những điều kiện về môi trường.
Cơ sở hạ tầng và những tiện ích: Những kỹ thuật GIS cũng được áp dụng
rộng rãi trong việc thành lập các dự án và quản lý các tiện ích công cộng. Các cơ
quan quản lý cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng tìm thấy ở GIS những công cụ
mạnh mẽ để lập dự án, ra quyết định, phục vụ khách hàng, những yêu cầu cần điều
chỉnh, và hiển thị máy tính. Những ứng dụng điển hình bao gồm những dịch vụ:
 Điện lực.
 Khí đốt.
 Nước.


4


 Thoát nước.
 Truyền thông.
 Đường xá.
 Hiệu quả truyền sóng TV/FM.
 Những phân tích mối nguy hiểm, rủi ro.
 Tình huống nguy kịch và dịch vụ khẩn cấp.
+ Kinh doanh và bán hàng: GIS sử dụng trong kinh doanh và bán hàng hiệu
quả nhất trong một số lĩnh vực bao gồm:
 Vị trí có khả năng cạnh tranh.
 Cung cấp phân loại những mối nguy.
 Trợ giúp quản lý rủi ro trong công ty bảo hiểm.
 Tối ưu tuyến vận chuyển và phân phối.
 Gán địa chỉ và tìm kiếm vị trí.
 Những dữ liệu đầu vào trong những ứng dụng này bao gồm:
 Mạng đường phố.
 Địa chỉ đường phố.
 Hồ sơ khách hàng.
 Những tài liệu kinh tế - xã hội.
+ Bản đồ máy tính: Sự phát triển máy tính trợ giúp bản đồ đã phát triển
mạnh độc lập với phát triển vector - dựa trên GIS. Với trợ giúp GIS, quản lý những
mảnh bản đồ theo tờ rất thuận lợi, những kỹ thuật chồng lớp các chuyên đề thông
tin bản đồ, những phép chiếu bản đồ vv… Giúp cập nhật CSDL địa lý dễ dàng để
tạo những bản đồ mới.
+ Thông tin đất: GIS trợ giúp cho quản lý thông tin sử dụng đất vì nó cho
phép tạo và duy trì dữ liệu những thửa đất, những dự án đất, tình hình sử dụng.
Nhiều nơi những chính quyền địa phương bắt đầu sử dụng GIS giúp quản lý thông
tin đất của họ. GIS cho phép dễ dàng nhập, thêm, phục hồi dữ liệu như thuế đất, dự

án sử dụng đất, mã đất dễ dàng hơn rất nhiều so với thời đại bản đồ giấy. Những
ứng dụng tiêu biểu là quản lý thông tin đất là:

5


 Quản lý đăng ký đất sở hữu đất.
 Chuẩn bị cho những dự án sử dụng đất và bản đồ phân vùng.
 Bản đồ địa chính.
 Nguồn vào dữ liệu bao gồm:
 Bản đồ quản lý ranh giới hành chính.
 Giao thông.
 Lớp phủ đất.
Các ngành liên quan: GIS là kết quả hội tụ kỹ thuật hiện đại của nhiều
ngành:
+ Địa lý: Quan tâm đến hiểu biết thế giới và nơi loài người sinh sống. Các
nhà địa lý có truyền thống làm việc lâu dài với các dữ liệu không gian và nhiều kỹ
thuật được chuyển sang GIS.
+ Giao thông:
 Quản lý mạng giao thông.
 Duy trì tín hiệu đèn giao thông.
 Phân tích điểm tai nạn, tìm các điểm nguy hiểm.
 Tuyến giao thông du lịch.
 Quản lý hệ thống ô tô, tìm vị trí, tuyến.
+ Lâm nghiệp:
 Theo dõi thông tin những cây gỗ phát triển.
 Có thể lập dự án khai thác rừng.
 Làm sao cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho cây, duy trì bảo vệ tài
nguyên rừng trong tương lai.
 Lập kế hoạch thiết lập đường vận chuyển, phương pháp khai thác, di

chuyển gỗ theo luật môi trường.
 Quản lý rừng theo nhiều mục đích, bao gồm cả việc tái tạo lại.
+ Nông nghiệp – Trang trại:
 Tăng cường sử dụng các bản đồ chi tiết và những ảnh theo dõi mùa
màng.

6


 Phân tích sản lượng.
 Có kế hoạch áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hợp chất hóa học.
 Những kỹ thuật dự báo nông nghiệp.
Bản đồ học: Hiển thị các thông tin không gian dưới dạng các loại bản đồ.
Bản đồ đang tồn tại là nguồn dữ liệu quan trọng cho hệ thống bản đồ điện toán.
Viễn thám: Có nghĩa là thu nhận thông tin từ tàu vũ trụ và vệ tinh. Theo
truyền thống, các thông tin này gồm ảnh hàng không, hiện nay đó là các thông tin
ảnh số thu nhận từ vệ tinh.
Trắc lượng ảnh: Sử dụng ảnh hàng không và kỹ thuật chiết xuất thông tin từ
các ảnh này. Trước đây, trắc lượng ảnh sử dụng các nguồn dữ liệu địa hình (độ cao,
đặc điểm nhìn thấy được như đường xá và mạng sông suối, sử dụng đất và lớp phủ
đất…).
Khảo sát, cung cấp dữ liệu chính xác cao về vị trí ranh giới đất, công trình
xây dựng, đặc điểm tự nhiên…
Số liệu quan sát tạo ra tại một điểm có rất nhiều nguồn dữ liệu cho GIS: Bản
đồ, biểu đồ khảo sát, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, bản câu hỏi, dữ liệu định vị toàn
cầu.
Thống kê: Cung cấp nhiều phương pháp để xây dựng mô hình điện toán
hoặc để phân tích dữ liệu. Kỹ thuật tối ưu hóa (như tìm đường ngắn nhất) là trọng
tâm trong ứng dụng GIS.
Toán học: Cung cấp rất nhiều phương pháp, nhất là trắc địa và lý thuyết đồ

họa.
Khoa học máy tính: Cung cấp nhiều phương pháp và công cụ phần mềm mà
các nhà phân tích GIS có thể lựa chọn để giải quyết các vấn đề riêng biệt. Một số
nhánh khoa học máy tính có thể khai thác gồm:
Trợ giúp thiết kế: Cung cấp phần mềm dùng trong GIS các kỹ thuật nhập dữ
liệu, trình bày, hiển thị.

7


Đồ họa máy tính: Cung cấp phần cứng và phần mềm để thể hiện các đối
tượng đồ thị. Hệ thống quản trị CSDL, hệ thống phần mềm để quản trị các bộ cơ sở
dữ liệu lớn trong GIS như các ứng dụng về địa chính và điều tra dân số.
+ Trí tuệ nhân tạo:
 Cung cấp nhiều kỹ thuật để trợ giúp ra quyết định.
+ Hành chính:
 Cơ sở dữ liệu về dân số và các bản đồ kết hợp.
 Cơ sở dữ liệu địa chính và các bản đồ kết hợp.
 Địa lý nhân khẩu học.
2.1.2.2. Ứng đụng GIS trong quản lý tài nguyên rừng
Riêng về lĩnh vực Lâm Nghiệp đã được nhiều cơ quan, tác giả nghiên cứu
ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý như:
- Viện điều tra quy hoạch rừng: Là một trong những nơi điều tra, thu thập dữ
liệu về Lâm nghiệp trên quy mô lớn và sớm sử dụng công nghệ GIS để phân tích và
khai thác dữ liệu. Viện đã ứng dụng phàn mềm ILWIS, Mapinfo và tự phát triển hệ
thống phần mềm Frw GIS, hệ thống xử lý ảnh phục vụ cho công tác quản lý tài
nguyên rừng.
- Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển
Nông Thôn) từ những năm 1993 viện đã sử dụng kỹ thuật GIS để thu thập, phân
tích, xử lý dữ liệu và phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch định

hướng phát triển Nông nghiệp.
- Trần Huy Mạnh, 2005. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phân cấp
mức độ xung yếu rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất sử dụng đất Lâm Nghiệp trên
địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Tóm lại: GIS góp phần quan trọng vào việc quản lý những vấn đề trên bởi
tính năng ưu việt của nó. Với các chức năng như cung cấp cho nhà quản lý những
dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính về đối tượng cần quan tâm và quản lý, và với
những chức năng như truy cập, trích xuất dữ liệu, Hotlink… nhà quản lý sẻ dễ dàng
truy cập thông tin cũng như xuất bản đồ khi cần thiết.

8


2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu khái quát về VQG U Minh Hạ
Vườn quốc gia U Minh Hạ được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-TTg
ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Nằm trên địa bàn 5 xã thuộc 2 huyện U
Minh, Trần Văn Thời (gồm xã Khánh An, Khánh Lâm và một phần diện tích xã
Nguyễn Phích, huyện U Minh; xã Khánh Bình Tây Bắc và xã Trần Hợi huyện,
Trần Văn Thời).
Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286 ha. Trong đó, diện tích có
rừng 7.325 ha, chiếm 60,7% được chia làm ba phân khu:
- Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn.
- Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước.
- Phân khu dịch vụ hành chính.
 Tình hình tài nguyên rừng
- Thực vật rừng: VQG U Minh Hạ là khu rừng tràm thuộc hệ sinh thái rừng
ngập lợ nên hệ thực vật tương đối đơn giản chủ yếu là loài cây tràm (Melaleuca
cajuputii). Đây là loài cây ưu thế nổi bật của hệ sinh thái này và được xem là loài
cây đặc hữu của vùng Đông Nam Á.

- Một số loài cây trong hệ sinh thái này bao gồm:
+ Nhóm cây gỗ: Tràm (Melaleuca cajuputii), Bùi (Llex thorelli Pierre), Móp
(Alsbiuia spathulata), Trâm sẽ (Eugenia zeylanica), Trâm khê (Eugenia
famlolana).
+ Nhóm cây bụi: Mua lông (Melastoma polyanthium), Mật cật gai (Licuala
spinosa), Bòng bòng (Lygodium microphyllym), Đầu đấu 3 lá (Euodia lepta), Bí bái
(Actonychia laurifollia).
+ Nhóm thảm tươi: Sậy (Phragmites karka), Mây nước (Flagelllaria
indica), Choại, dớn (Stenochlaena palustris), Cỏ đuôi lợn (Machaerina falcata),
Năng ngọt (Eleocharis dulcis).

9


+ Nhóm thuỷ sinh: Lục bình (Eichhornia crassipes), Bèo cái (Pistia
stratiotes), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Rau muống (Ipomoea aquatica), Cỏ
sướt (Centro stachys aquatica).
Theo tài liệu điều tra của Trung tâm nghiên cứu rừng ngập Minh Hải năm
1999. Thực vật rừng gồm có:
- Số loài: 78 loài

- Số họ: 36 họ

- Số chi: 65 chi

- Số loài cây gỗ: 11

Động vật rừng: Vườn quốc gia U Minh Hạ là khu rừng có từ lâu đời và nó
còn mang vẻ tự nhiên của rừng nhiệt đới nguyên sinh do đó động vật rừng khá tiêu
biểu. Tuy không phong phú về loài nhưng mức độ tập trung cá thể từng loài rất lớn

như dơi, các loài chim. Hiện nay diện tích rừng tràm rất lớn ở các vùng xung quanh
đang bị thu hẹp nên thù rừng dồn về cư trú trong khu vực này rất đông bao gồm các
loại như: Heo, Nai, Khỉ, Cà khu, Già đãi, Chàng bè, Chích, Khoang cổ, Dơi...
Theo kết quả điều tra động vật rừng của phân viện điều tra qui hoạch II, thì
động vật rừng gồm có:
+ Lớp thú: Có 7 bộ, 12 họ, 23 loài.
+ Lớp chim: Có 15 bộ, 33 họ, 91 loài.
+ Lớp bò sát: Có 3 bộ, 16 họ, 36 loài.
+ Lớp lưỡng cư: Có 02 bộ, 05 họ, 11 loài.
 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
Tổng số CBCNVC 55 người, trong đó:
+ Cán bộ biên chế 43 người.
+ Nhân viên hợp đồng 12 người.
+ BGĐ: 3 người, 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
+ Văn phòng 7 người cùng 10 trạm, chốt và 01 đội cơ động gồm 45 người.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình
Toàn bộ khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh cao trong khu
vực từ 0,5 đến 1,5 m, hơi thấp dần về hướng Đông Và Đông Nam. Độ chênh cao so

10


với mặt nước biển là 2,5 m. Trước đây khi chưa có đê bao rừng thì toàn bộ khu vực
này bị ảnh hưởng bở chế độ nhật triều của Vịnh Thái Lan do hệ thống kênh Minh
Hà. Hiện nay do việc đắp đê bao quanh khu vực để quản lý bảo vệ rừng nên hàng
năm toàn bộ khu vực chỉ bị ngập nước trong mùa mưa từ 4 - 6 tháng.
 Đất đai
Trên toàn bộ khu vực đất thuộc loại phù sa ven biển được hình thành từ đại
đệ tứ, do phù sa hệ thống sông Cửu Long bồi đắp nên.

Sự có mặt của rừng và tầng thảm mục, thảm thực vật dưới tán rừng đã ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình hình thành đất trên khu vực. Trong khu vực Vườn quốc
gia U Minh Hạ được chia làm hai loại đất:
Loại đất có than bùn phân bố ở phía Tây Bắc và khu trung tâm, loại đất này
còn rừng tự nhiên lớn tuổi chưa xảy ra cháy rừng hoặc rừng bị cháy lướt không
đáng kể? Tầng than bùn dày từ 0,5 - 1,5 m tầng này thấm nước và giữa ẩm tốt, phía
dưới tầng than bùn là tầng đất sét nhiễm phèn ít, độ PH từ 5 - 6. Loại đất này chiếm
30% khu vực.
Loại đất không có than bùn: Đất này do đã bị khai phá rừng làm nông
nghiệp hoặc do hậu quả của các trận cháy rừng gây nên. Hiện nay loại đất này
không có tầng than bùn, tầng sét. Trong thành phần phẫu diện đất đã lộ hẳn trên
mặt, đất bị nhiễm phèn nặng, độ PH từ 3,5 - 4. Phân bố phía Đông và dọc theo các
tuyến kênh Minh Hà, kênh 19 và một phần kênh Đứng. Loại đất này hiện nay
chiếm 70% diện tích khu vực.
 Khí hậu
Khu vực (rừng đặc dụng) VQG U Minh Hạ nằm trong vùng bán đảo Cà Mau
nên đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu mang tính chất
vùng và ẩm theo mùa.
Các chỉ tiêu đặc trưng của khí hậu:
Nhiệt độ bình quân năm 26,50C.
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 38,30C.
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 15,30C

11


Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 210C.
Lượng mưa trung bình năm là 2.360 mm. Tổng bình quân ngày mưa trong
năm là 165 ngày.
Ẩm độ không khí bình quân năm là 85,6%, mùa khô độ ẩm bình quân là

82,8% (trong tháng 3,4 còn 86%).
Lượng bốc hơi hàng năm bình quân 1.004,7 mm bình quân một ngày là 2,8
mm bốc hơi nhiều và mạnh nhất vào tháng 3 và tháng 4.
Chỉ số khô hạn: Tháng khô có 3 tháng trong 1 năm. Tháng hạn có 1,5 tháng
trong 1 năm. Tháng kiệt có 1 tháng trong 1 năm.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, lượng mưa kéo dài trong 6 tháng phân bố tương đối đều, mưa nhiều,
bốc hơi ít nên mặt đất rừng trong toàn khu vực đều bị ngập nước. Mùa mưa thuận
lợi cho các công việc sản xuất nông nghiệp, bảo vệ và trồng rừng.
 Chế độ gió: Gió thịnh hành theo hai hướng tương ứng với 2 mùa mưa và
khô.
- Mùa mưa gió thổi theo hướng Tây Nam.
- Mùa khô gió thổi theo hướng Tây Bắc.
 Thuỷ văn
Toàn bộ khu vực VQG cách bờ biển Vịnh Thái Lan 15 km, nằm trong vùng
chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều của Vịnh Thái Lan. Hàng năm thuỷ triều vẫn
lên xuống một lần. Nhưng do việc đắp các đê bao xung quanh khu vực đặc dụng để
cách biệt khu lõi với các khu vực khác cũng như vấn đề giữ nước phục vụ công tác
quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trong mùa khô, do đó mà khu vực
vùng lõi VQG không còn chịu ảnh hưởng bởi thuỷ triều của Vịnh Thái Lan.
Hàng năm toàn bộ khu vực này chỉ bị ngập bởi lượng nước mưa bị giữ lại,
thời gian bắt đầu từ tháng 6 đối với những khu vực đất sét và tháng 8,9 đối với khu
vực đất than bùn. Độ ngập bình quân 0,7 - 0,8 m, nơi ngập sâu nhất là khu vực đất
sét 1,2 m, nơi ngập ít nhất là khu vực đất than bùn 0,2 m - 0,3 m, chế độ ngập giảm
dần vào màu khô và khô kiệt vào tháng 3, 4.

12


Kênh mương trên toàn bộ lâm phần khu vực VQG có tổng chiều dài hơn 70

km, bao gồm hệ thống kênh bao một phần khu vực và hệ thống phân chia khu chức
năng, hệ thống kênh đào phân chia các tiểu khu, khu cấm nghiêm ngặt và vùng
đệm. Các đoạn kênh này thông nhau đảm bảo đi lại phục vụ cho việc tuần tra, kiểm
tra trên khu vực.
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Đặc điểm về dân cư
Trên khu vực vùng đệm Vồ Dơi có 4 đội với hộ dân cư sinh sống dọc theo
các tuyến đê bao rừng như kênh 19, kênh Minh Hà và kênh Đứng. Tổng số nhân
khẩu là 985 người. Trong đó lao động chính là 465 người và lao động phụ là 520
người, nam là 504 người chiếm 51,2%, nữ là 481 người chiếm 48,8%, bình quân
mỗi hộ có 4,8 khẩu. Dân cư sống trong khu vực Vồ Dơi được tổ chức phân chia
thành 4 đội.
- Đội I có 56 hộ sống phân bố dọc theo tuyến kênh 19.
- Đội II có 50 hộ sống phân bố dọc theo tuyến kênh Minh Hà từ đầu kênh
19 đến Trụ sở Vườn quốc gia với chiều dài 4 km.
- Đội III có 52 hộ sống dọc theo tuyến kênh Minh Hà từ Trụ sở VQG đến
đầu kênh Đứng với chiều dài 4 km.
- Đội IV có 47 hộ sống dọc theo tuyến kênh Đứng.
Ngoài ra do khu vực nghiên cứu vùng đệm VQG nằm trọn trên địa bàn hành
chính của ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, xung quanh khu vực tiếp giáp với dân cư trên
các lâm phần khác bao gồm:
- Khu vực T19, giáp với Lâm ngư trường U Minh III có 582 hộ dân sinh
sống thuộc xã Khánh An, huyện U Minh.
- Khu vực dọc tuyến Minh Hà đoạn từ đầu kênh T16 đến Trụ sở Vườn quốc
gia có 364 hộ dân sinh sống thuộc nông trường Khánh Hà, xã Khánh Bình Đông và
dọc tuyến Minh Hà từ Trụ sở VQG đến đầu kênh Đứng có 933 hộ dân sinh sống,
thuộc Nông trường quốc doanh U Minh, xã Trần Hợi.
 Tập quán canh tác

13



×