Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) Ở KHU VỰC VĨNH LINH – QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.39 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

TRẦN TUẤN MINH

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY
KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
Ở KHU VỰC VĨNH LINH – QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

TRẦN TUẤN MINH

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY
KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
Ở KHU VỰC VĨNH LINH – QUẢNG TRỊ

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư lâm
nghiệp, hệ chính quy, khóa 2008 - 2012 của Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu nhà trường và Thầy, Cô
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh; Ban Giám Đốc
và nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải. Nhân dịp này tác giả bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Luận văn này được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của ThS. Phan Minh Xuân Bộ môn Lâm sinh - Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh. Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với quá trình chỉ dẫn tận tình của thầy
hướng dẫn.
Trong suốt quá trình làm luận văn, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ, khích
lệ nhiệt tình của gia đình, người thân và bạn bè. Tác giả xin ghi nhớ và gửi lời
cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2012
Trần Tuấn Minh

ii


TÓM TẮT

Đề tài "Nghiên cứu quá trình sinh trưởng của cây Keo lai (Acacia mangium x
Acacia auriculiformis) ở khu vực Vĩnh Linh - Quảng Trị" được thực hiện tại Công
ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải từ tháng 03/2012 đến tháng 05/2012.
Sinh trưởng của cây Keo lai được nghiên cứu theo phương pháp giải tích
thân cây và điều tra lâm phần. Kết quả thu được là:
(1) Sinh trưởng đường kính thân cây Keo lai diễn ra khá nhanh trong 5 năm
đầu, trong đó: lượng tăng trưởng hàng năm đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 4 với 2,54
cm/năm; lượng tăng trưởng bình quân năm đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 4 với 2,29
cm/năm. Tại tuổi 4 là thời điểm đường kính thân cây Keo lai chuyển từ giai đoạn
sinh trưởng nhanh sang sinh trưởng chậm.
(2) Sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai diễn ra khá nhanh trong 4 năm
đầu, trong đó: lượng tăng trưởng hàng năm đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 4 với 3,19
m/năm; lượng tăng trưởng bình quân năm đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 4 với 3,08
m/năm. Tại tuổi 4 là thời điểm chiều cao thân cây Keo lai chuyển từ giai đoạn sinh
trưởng nhanh sang sinh trưởng chậm.
(3) Sinh trưởng thể tích thân cây Keo lai diễn ra khá nhanh trong 5 năm đầu,
trong đó: lượng tăng trưởng hàng năm đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 5 với 0,03044
m3/cây/năm; lượng tăng trưởng bình quân năm đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 9 với
0,01947 m3/cây/năm. Như vậy ở thể tích thân cây Keo lai chuyển từ giai đoạn sinh
trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm ở tuổi 5 và đạt thành thục số lượng ở
tuổi 9.
(4) Trữ lượng rừng Keo lai ở tuổi 3, 5 và 7 có thể đạt tương ứng là 30,0;
128,1 và 200,3 m3/ha. Năng suất gỗ trung bình ở tuổi 3, 5 và 7 tương ứng là 10,0;
25,6 và 28,6 m3/ha/năm.

iii


ABSTRACT
The subject "Research on the growth of Acacia Hybrid (Acacia mangium x

Acacia auriculiformis) in Vinh Linh District, Quang Tri Province" was realized at
Ben Hai Forestry Company from March, 2012 to May, 2012.
The growth of Acacia Hybrid was researched following analytic method and
investigation. The result are:
(1) The growth of diameter trunk occur rapidly in the first five years,
including: the amount of annual growth reached maximum value at age 4 with 2.54
cm/year; the amount of average growth reached maximum value at age 4 with 2.29
cm/year. Four age is the time that the diameter trunk transfer from rapily grow to
slowly grow.
(2) The growth of hight trunk occur rapidly in the first four years, including:
the amount of annual growth reached maximum value at age 4 with 3.19 m/year; the
amount of average growth reached maximum value at age 4 with 3.08 m/year. Four
age is the time that the hight trunk transfer from rapidly grow to slowly grow.
(3) The growth of volume trunk occur rapidly in the first five years,
including: the amount of annual growth reached maximum value at age 5 with
0.03044 m3/tree/year; the amount of average growth reached maximum value at age
9 with 0.01947 m3/tree/year. Five age is the time that the volume trunk transfer
from rapidly grow to slowly grow and mature years at 9 age.
(4) Reserves of Acacia Hybrid forest in years 3, 5 and 7 can be reached
respectively 30.0; 128.1 and 200.3 m3/ha. Average productivity of wood at the age
of 3, 5 and 7, respectively, 10.0; 25.6 and 28.6 m3/ha/year.

iv


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii

ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Tổng quan về cây Keo lai và các nghiên cứu về cây Keo lai ...............................3
2.1.1 Đặc điểm chung của cây Keo lai .................................................................3
2.1.2 Tiêu chuẩn cây con Keo lai xuất vườn đem trồng (giâm hom) ...................3
2.1.3 Điều kiện gây trồng cây Keo lai ..................................................................4
2.1.4 Những nghiên cứu về cây Keo lai trên thế giới ...........................................4
2.1.5 Những nghiên cứu về cây Keo lai ở Việt Nam ...........................................6
2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................................7
2.2.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................7
2.2.2 Địa hình, địa thế...........................................................................................7
2.2.3 Khí hậu thủy văn..........................................................................................7

v


2.2.4 Chế độ và độ ẩm ..........................................................................................7
2.2.5 Chế độ gió ....................................................................................................8
2.2.6 Chế độ mưa ..................................................................................................8

2.2.7 Hệ thống sông suối, hồ đập .........................................................................8
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....9
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................9
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................9
3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9
3.3.1 Cơ sở phương pháp luận ..............................................................................9
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................10
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................12
3.3.4 Công cụ xử lý số liệu .................................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................15
4.1 Đặc điểm lâm học của rừng Keo lai ....................................................................15
4.2 Sinh trưởng của cây Keo lai ................................................................................17
4.2.1 Sinh trưởng đường kính thân cây Keo lai..................................................17
4.2.2 Sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai .....................................................22
4.2.3 Sinh trưởng thể tích thân cây Keo lai ........................................................26
4.3 Sinh trưởng trữ lượng rừng Keo lai ....................................................................29
4.4 Tương quan giữa một số nhân tố điều tra ...........................................................32
4.4.1 Tương quan giữa chiều cao thân cây và đường kính thân cây ..................32
4.4.2 Tương quan giữa thể tích thân cây và đường kính thân cây......................34
4.4.3 Tương quan giữa thể tích thân cây với đường kính và chiều cao thân cây
............................................................................................................................35
4.5 Đề xuất ................................................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................38
5.1 Kết luận ...............................................................................................................38
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40

vi



PHỤ LỤC 

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

A

Tuổi cây và lâm phần

D1,3 hay D

Đường kính thân cây ngang ngực

Dbq

Đường kính thân cây ngang ngực bình quân

H

Chiều cao toàn thân cây

Hdc

Chiều cao dưới cành


Hbq

Chiều cao toàn thân cây bình quân

V

Thể tích thân cây

Vbq

Thể tích thân cây bình quân

G

Tiết diện ngang lâm phần

M

Trữ lượng lâm phần

N

Số cây hay mật độ

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

RCFTI


Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Quan hệ giữa mật độ và tuổi lâm phần của rừng Keo lai theo mô hình
Ln(N) = Ln(a) + c*A .................................................................................................16 
Hình 4.2: Mật độ lâm phần Keo lai 3 - 9 tuổi ở Vĩnh Linh - Quảng Trị..................17 
Hình 4.3: Quan hệ giữa đường kính với tuổi cây theo mô hình Ln(D) = Ln(b) +
c*Ln(A) .....................................................................................................................20 
Hình 4.4: Lượng tăng trưởng và suất tăng trưởng D (cm/năm) của rừng Keo lai 9
tuổi ở Vĩnh Linh - Quảng Trị ....................................................................................21 
Hình 4.5: Sinh trưởng đường kính thân cây của rừng Keo lai 9 tuổi ở Vĩnh Linh Quảng Trị ..................................................................................................................21 
Hình 4.6: Quan hệ giữa chiều cao với tuổi lâm phần Keo lai theo mô hình Ln(H) =
Ln(b) + c*Ln(A) ........................................................................................................23 
Hình 4.7: Lượng tăng trưởng và suất tăng trưởng chiều cao của rừng Keo lai 9 tuổi
ở Vĩnh Linh - Quảng Trị ...........................................................................................24 
Hình 4.8: Sinh trưởng chiều cao của rừng Keo lai 9 tuổi ở Vĩnh Linh - Quảng Trị 25 
Hình 4.9: Quan hệ giữa thể tích thân cây với tuổi lâm phần Keo lai theo mô hình
Ln(V) = Ln(b) + c*Ln(A) .........................................................................................27 
Hình 4.10: Đồ thị mô tả quá trình tăng trưởng thể tích cây Keo lai 9 tuổi ở Vĩnh
Linh - Quảng Trị .......................................................................................................28 
Hình 4.11: Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng thể tích cây Keo lai 9 tuổi ở Vĩnh
Linh - Quảng Trị .......................................................................................................28 
Hình 4.12: Quan hệ giữa trữ lượng với tuổi lâm phần Keo lai theo mô hình Ln(M) =

Ln(b) + c*Ln(A) ........................................................................................................30 
Hình 4.13: Đồ thị mô tả quá trình tăng trưởng trữ lượng rừng Keo lai 9 tuổi ở Vĩnh
Linh - Quảng Trị .......................................................................................................31 
Hình 4.14: Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng trữ lượng rừng Keo lai 9 tuổi ở Vĩnh
Linh - Quảng Trị .......................................................................................................32 

ix


Hình 4.15: Quan hệ H - D của cây Keo lai theo mô hình H = 1/(-0,00316775 +
0,778957/D) ..............................................................................................................33 
Hình 4.16: Quan hệ V - D của cây Keo lai theo mô hình V = 0,0000575359*D2,96587
...................................................................................................................................34 

 

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Đặc điểm lâm phần Keo lai trồng từ 3 - 9 tuổi ........................................15 
Bảng 4.2: Mật độ rừng Keo lai 3 - 9 tuổi ở Vĩnh Linh - Quảng Trị.........................16 
Bảng 4.3: Sinh trưởng đường kính thân cây trung bình của rừng Keo lai 9 tuổi ở
Vĩnh Linh - Quảng Trị ..............................................................................................18 
Bảng 4.4: Những mô hình mô tả quan hệ D - A của cây Keo lai.............................19 
Bảng 4.5: Thống kê sai lệch của 2 hàm dùng để mô tả quan hệ D - A ....................19 

Bảng 4.6: Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây của rừng Keo lai 9 tuổi ở
Vĩnh Linh - Quảng Trị ..............................................................................................20 
Bảng 4.7: Sinh trưởng chiều cao thân cây trung bình của những lâm phần Keo lai 9
tuổi ở Vĩnh Linh - Quảng Trị ....................................................................................23 
Bảng 4.8: Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai ...................................24 
Bảng 4.9: Sinh trưởng thể tích thân cây trung bình của những lâm phần Keo lai 9
tuổi ở Vĩnh Linh - Quảng Trị ....................................................................................26 
Bảng 4.10: Quá trình sinh trưởng thể tích của rừng Keo lai 9 tuổi ở Vĩnh Linh Quảng Trị ..................................................................................................................27 
Bảng 4.11: Sinh trưởng trữ lượng trung bình của những lâm phần Keo lai 9 tuổi ở
Vĩnh Linh - Quảng Trị ..............................................................................................29 
Bảng 4.12: Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng Keo lai 9 tuổi ở Vĩnh Linh Quảng Trị ..................................................................................................................31 
Bảng 4.13: Những giá trị dự đoán H (m) theo D (cm) của cây Keo lai ...................33 
Bảng 4.14: Những giá trị dự đoán V (m3/cây) theo D (cm) của cây Keo lai ...........35 
Bảng 4.15: Những giá trị dự đoán V (m3/cây) theo D (cm) và H (m) của cây Keo lai
...................................................................................................................................36 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) là loài cây mọc nhanh,
thích hợp với các điều kiện sống khác nhau, đem đến nhiều lợi ích về kinh tế, xã
hội và môi trường. Cây Keo lai được trồng với mục đích cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp giấy, sản xuất ván dăm.
Hiện nay, ở khu vực huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị, hàng ngàn hecta
rừng Keo lai đã được công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải trồng, chăm sóc
và nuôi dưỡng, đem lại nhiều công ăn việc làm cho người dân trong khu vực, đặc
biệt là đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa. Không những thế, rừng Keo lai còn

giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, điều hòa không khí và mang lại lợi ích kinh tế
cao.
Tuy vậy, rừng Keo lai sau khi trồng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đặc
biệt là thông tin về mô tả, phân tích đặc điểm sinh trưởng đường kính, chiều cao,
thể tích, trữ lượng cây còn thiếu. Trong khi đó, những thông tin về sinh trưởng và
tăng trưởng của cây là rất quan trọng. Về mặt lý thuyết, đó là cơ sở để xây dựng quy
luật sống và phát triển của rừng Keo lai. Về thực tiễn, giúp chủ rừng đánh giá tình
trạng nuôi trồng rừng và hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ thực tế hiện nay còn thiếu những căn cứ khoa học cho việc
trồng, nuôi dưỡng và khai thác rừng Keo lai. Đồng thời với mong muốn góp phần
cung cấp thêm những thông tin có ích cho việc phân tích đặc điểm lâm học của
Rừng Keo lai ở Vĩnh Linh - Quảng Trị, đề tài “Nghiên cứu quá trình sinh trưởng
của cây Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở khu vực Vĩnh Linh Quảng Trị” đã được đặt ra.

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu khi nghiên cứu là mô tả và phân tích quy luật sinh trưởng của cây
Keo lai ở khu vực trồng Keo lai của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đặt ra 5 mục tiêu cụ thể sau đây:
(1) Mô tả và phân tích quy luật sinh trưởng đường kính thân cây Keo lai.
(2) Mô tả và phân tích quy luật sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai.
(3) Mô tả và phân tích quy luật sinh trưởng thể tích thân cây Keo lai.
(4) Mô tả và phân tích quy luật sinh trưởng trữ lượng rừng Keo lai.
(5) Xây dựng những mô hình thống kê mô tả mối quan hệ giữa các nhân tố
điều tra trên cây cá thể.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là rừng trồng Keo lai trong giai đoạn 9 tuổi
của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải.
Nội dung nghiên cứu tập trung mô tả quá trình biến đổi đường kính, chiều
cao, thể tích thân cây Keo lai, trữ lượng của rừng Keo lai, và mô tả quan hệ giữa các
nhân tố điều tra trên cây cá thể. Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất những mô
hình dự đoán sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây, thể tích thân cây
và trữ lượng của rừng Keo lai.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
(1) Về lý luận, đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá quy luật
sinh trưởng của cây Keo lai ở khu vực Vĩnh Linh - Quảng Trị.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học để
chủ rừng chủ động trong việc lựa chọn và áp dụng những phương thức trồng, nuôi
dưỡng và khai thác rừng Keo lai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về cây Keo lai và các nghiên cứu về cây Keo lai
2.1.1 Đặc điểm chung của cây Keo lai
Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và
Keo tai tượng (Acacia mangium), được tuyển chọn từ những cây đầu dòng có năng
suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á.
Ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần
đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh từ Quảng
Bình trở vào. Cho đến nay, Keo lai đã được khẳng định là loài cây có khả năng chịu
đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất cát
nghèo dinh dưỡng. Cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ. Nhằm hạn
chế tình trạng phân ly của giống lai, Keo lai thường được tạo cây con bằng phương

pháp vô tính (giâm hom).
2.1.2 Tiêu chuẩn cây con Keo lai xuất vườn đem trồng (giâm hom)
- Cây có thân mọc thẳng, khỏe, lá xanh và mượt.
- Cây phải đạt chiều cao tối thiểu 25 cm tính từ mặt bầu.
- Đường kính cổ rễ từ 3 - 4 mm. Bộ rễ phát triển tốt và có nốt sần.
- Cây giống đang sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh.
- Tuổi cây giống từ 3 - 4 tháng (tính từ lúc giâm cành hom đến khi xuất
vườn).
- Cây giống phải được tạo trong túi bầu polyetylen chắc chắn và nguyên vẹn,
kích thước: đường kính 7 cm, chiều cao 12 cm; bầu được cắt 2 bên góc để thoát
nước; chất nền phải đầy bầu ươm. Hỗn hợp ruột bầu gồm các chất: đất mùn, phân
chuồng, phân lân, tro trộn đều.

3


2.1.3 Điều kiện gây trồng cây Keo lai
2.1.3.1 Điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22 - 27 0C.
- Lượng mưa hàng năm: 1.500 – 2.500 mm.
- Số tháng có lượng mưa trên 100 mm: 5 - 6 tháng.
- Gió: không gió xoáy.
2.1.3.2 Điều kiện địa hình
- Độ cao so với mặt biển: từ 500 m đến ≤ 800 m.
- Độ dốc: ≤ 300.
2.1.3.3 Điều kiện đất đai và thực bì
- Loại đất: đất xám, đất feralit.
- Thành phần cơ giới: thịt nhẹ đến thịt nặng.
- Độ dày tầng đất: ≥ 100 cm.
- Độ pH: 4,5 - 6,5.

- Trong khu vực trồng rừng tiến hành phát dọn sạch dây leo, cây bụi và cây
phi mục đích. Thực bì được phát dọn sát đất, gốc không cao quá 10 cm. Thực bì sau
khi phát được rải đều trên toàn bộ lô.
- Thực bì sau khi phát khoảng 10 - 15 ngày (đã khô) gom thành đống hoặc
thành từng rải nhỏ (không nên gom thành đống quá cao hoặc quá rộng) tiến hành
đốt.
2.1.4 Những nghiên cứu về cây Keo lai trên thế giới
Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự nhiên này được
phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong số các cây Keo
tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm 1976,
M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá
tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7
năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu
bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia (Lê Đình Khả, 1999).

4


Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của
Papua New Guinea (Turnbull, 1986; Gun và cộng sự, 1987; Griffin, 1988), ở một số
nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của
Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai
tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên
lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so với bố mẹ, sinh trưởng nhanh,
cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn (Lê Đình Khả, 2006).
Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu
của Rufelds (1988); Gan.E và Sim Boom Liang (1991) các tác giả đã chỉ ra rằng:
Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá
tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4 - 5, Keo

tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 8 - 9 còn ở Keo lai thì thường xuất hiện ở lá thứ
5 - 6. Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng và Keo
lá tràm ở các bộ phận sinh sản (Bowen, 1981).
Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) thì không tìm thấy một sự sai khác nào
đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng đều thể hiện
tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra
rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ
hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình
dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết
quả nghiên cứu của Pinso Cyril và Robert Nasi (1991), thì trong nhiều trường hợp
cây Keo lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về
ưu thế lai thì có thể có nhưng không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 2 yếu tố
di truyền lẫn điều kiện lập địa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo
lai tự nhiên đời F1 là tốt hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều
và trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về các chỉ tiêu chất
lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân
dưới cành, độ tròn đều của thân,… đều tốt hơn giống bố mẹ và cho rằng Keo lai rất

5


phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại. (Trích dẫn bởi Trần Thị
Duyên, 2008)
2.1.5 Những nghiên cứu về cây Keo lai ở Việt Nam
Cây Keo lá tràm và Keo tai tượng được nhập vào nước ta từ những năm 1960
nhưng mãi đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, giống Keo lai mới được phát
hiện và tập trung nghiên cứu từ các khâu chọn tạo giống cho đến trồng rừng.
Ở Việt Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và các
cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) phát hiện đầu tiên tại
Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Tiếp theo đó, từ năm

1993 cho đến nay, Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về cải thiện
giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một số giống Keo lai có năng
suất cao tại Ba Vì (Hà Tây cũ) được ký hiệu là BV; Trung tâm cây nguyên liệu giấy
Phù Ninh cũng chọn lọc một số dòng được ký hiệu là KL.
Lê Đình Khả và các cộng sự (1993, 1995, 1997, 2006) khi nghiên cứu về các
đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã kết luận Keo lai có tỷ trọng gỗ và
nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ. Keo lai có ưu thế lai về
sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, điều tra sinh trưởng tại rừng trồng
khảo nghiệm 4,5 năm tuổi ở Ba Vì (Hà Tây cũ) cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh
hơn Keo tai tượng từ 1,2 - 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 - 1,8 lần về đường kính,
gấp 2 lần về thể tích. Tại Sông Mây (Đồng Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai
sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao; 1,5 lần về đường kính. Một
số dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được công
nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV5, BV10, BV16,
BV32, BV33. Khi nghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây Keo lai, Lê Đình Khả
(1997) đã khẳng định: Không nên dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới.
Keo lai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và tương đối đồng nhất,
đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt, cây lai F2 sinh
trưởng kém hơn cây lai F1 và có biến động lớn về sinh trưởng. Do đó, để phát triển
giống Keo lai vào sản xuất thì phải dùng phương pháp nhân giống bằng hom hoặc

6


nuôi cấy mô từ những dòng Keo lai tốt nhất đã được công nhận là giống Quốc gia
và giống tiến bộ kỹ thuật. (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008)
2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp biển Đông;
phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp

huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Dân số 89.027 người trong đó có 2.175 người dân
tộc Vân Kiều, toàn huyện có 20.323 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải có diện tích quy hoạch là 9.446,6
ha. Trụ sở công ty đóng tại đường Nguyễn Du, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị. Diện tích rừng và đất rừng công ty quản lý được phân bố ở phía
bắc, phía nam và phía tây huyện Vĩnh Linh trên địa bàn hành chính 6 xã: Vĩnh Hà,
Vĩnh Long, Vĩnh Sơn, Vĩnh Chấp, Vĩnh Khê và Vĩnh Thủy.
2.2.2 Địa hình, địa thế
Với nền địa hình phân hóa dọc theo kinh tuyến, độ cao giảm từ Tây sang
Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng kinh tế
xã hội tương đối giống vùng gò đồi. Phân bố chủ yếu ở phía Tây và chiếm gần 75 %
diện tích huyện Vĩnh Linh, sự phân hóa địa hình tạo thành hai tiểu vùng: Tiểu vùng
địa hình gò đồi, núi thấp (tiểu vùng trung du) chiếm diện tích lớn, trải dài từ Bắc
sang Nam, nằm kẹp giữa tiểu vùng địa hình đồi cao và dãi đồng bằng ven biển. Địa
hình này bao gồm các đồi bát úp, độ dốc biến động từ 50 - 150.
2.2.3 Khí hậu thủy văn
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa có mùa nắng nóng vừa có mùa đông lạnh nên
quanh năm mưa nhiều, độ ẩm tương đối lớn. Chế độ thủy văn có hai mùa mưa nắng
rõ rệt.
2.2.4 Chế độ và độ ẩm
Số giờ nắng trong năm khoảng 1.600 giờ, bức xạ mặt trời vào khoảng 1.227 1.280 Kcal/cm3.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,4 0C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (nhiệt

7


độ trung bình là 17,5 0C). Tháng nóng nhất là 5 - 6 (nhiệt độ trung bình là 26 0C).
Tổng lượng nhiệt của năm là: 8.890 Kcal/năm. Độ ẩm bình quân: 85 %.
2.2.5 Chế độ gió
Có 2 loại gió chính: gió mùa Đông Bắc (ảnh hưởng từ tháng 10 đến tháng 2

năm sau) và gió Tây Nam (từ tháng 3 đến tháng 9). Gió Tây Nam khô nóng và
thường thổi mạnh đạt vận tốc 10 - 20 m/s, đây là nguyên nhân chủ yếu và tạo điệu
kiện thuận lợi cho các tác nhân gây ra cháy rừng làm chết cây trồng, ngoài ra hàng
năm thường xảy ra 3 - 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đời. Do vậy, thi công trồng rừng
tập trung cần có đường ranh, đường lô để nhằm ngăn chặn lửa cháy lan và gãy đổ
cây thiệt hại đến rừng trồng.
2.2.6 Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.032 mm, tập trung chủ yếu vào tháng
7, 8, 9, 10 chiếm 70 % lượng mưa cả năm. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho cây trồng, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng rửa trôi xói mòn, ảnh
hưởng đến đất đai, cây trồng.
2.2.7 Hệ thống sông suối, hồ đập
Diện tích quy hoạch của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải chiếm
hơn một nửa lưu vực trung lưu và thượng lưu sông Bến Hải, Sa Lung, Khe Lương,
Rào Trường, có mật độ sông suối tương đối lớn. Có hai hồ thủy lợi La Ngà và Bảo
Đài nên lượng nước ngầm tương đối cao, độ ẩm đất rất tốt.

8


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Keo lai trồng thuần loài đồng tuổi
nằm trong giai đoạn từ 3 - 9 tuổi. Những lâm phần Keo lai được sử dụng để nghiên
cứu là những lâm phần sinh trưởng và phát triển bình thường. Rừng được trồng từ
những cây con Keo lai giâm hom, mật độ trồng ban đầu là 2.000 cây/ha. Sau khi
trồng rừng Keo lai đã được tỉa thưa 1 - 2 lần.
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 03 năm 2012 và kết thúc vào tháng 05

năm 2012.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm những phần sau đây.
(1) Đặc điểm lâm học rừng Keo lai.
(2) Sinh trưởng đường kính thân cây Keo lai.
(3) Sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai.
(4) Sinh trưởng thể tích thân cây Keo lai.
(5) Sinh trưởng trữ lượng rừng Keo lai.
(6) Quan hệ giữa các nhân tố điều tra trên cây cá thể.
(7) Một số đề xuất.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở khoa học của phương pháp luận là dựa vào những quan niệm:
Quan niệm cho rằng, đặc điểm sinh trưởng và trữ lượng rừng Keo lai không
chỉ được ấn định bởi môi trường sống và con người mà còn bởi tuổi quần thụ. Vì

9


vậy những đặc trưng về sinh trưởng của rừng Keo lai cần phải được xem xét theo
thời gian nuôi trồng.
Quan niệm cho rằng các bộ phận của cây phát triển trong mối quan hệ tương
hỗ với nhau.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Đường kính: đường kính thân cây ngang ngực (D, cm); lượng tăng trưởng
thường xuyên hàng năm về đường kính thân cây (ZD, cm/năm); lượng tăng trưởng
bình quân năm về đường kính thân cây (ΔD, cm/năm); suất tăng trưởng đường kính
thân cây (Pd, %); nhịp điệu sinh trưởng đường kính thân cây (Kd).
- Chiều cao: chiều cao thân cây (H, m); lượng tăng trưởng thường xuyên

hàng năm về chiều cao thân cây (ZH, m/năm); lượng tăng trưởng bình quân năm về
chiều cao thân cây (ΔH, cm/năm); suất tăng trưởng chiều cao thân cây (Ph, %); nhịp
điệu sinh trưởng chiều cao thân cây (Kh).
- Thể tích: thể tích thân cây (V, m3); lượng tăng trưởng thường xuyên hàng
năm về thể tích thân cây (ZV, m3/năm); lượng tăng trưởng bình quân năm về thể
tích thân cây (ΔV, m3/năm); suất tăng trưởng thể tích thân cây (Pv, %); nhịp điệu
sinh trưởng thể tích thân cây (Kv).
- Trữ lượng: trữ lượng rừng (M, m3/ha); lượng tăng trưởng thường xuyên
hàng năm về trữ lượng (ZM, m3/ha/năm); lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ
lượng (ΔM, m3/ha/năm); suất tăng trưởng trữ lượng (PM, %).
- Mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra: giữa chiều cao và đường kính thân
cây (H - D); giữa thể tích và đường kính thân cây (V - D); giữa thể tích với đường
kính và chiều cao thân cây (V - (D, H)).
3.3.2.2 Thu thập dữ liệu về sinh trưởng lâm phần
Mục tiêu của đề tài là xây dựng các mô hình để dự đoán quá trình sinh
trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây, thể tích thân cây và trữ lượng rừng
Keo lai để làm căn cứ khoa học cho chủ rừng chủ động đề ra những biện pháp nuôi
dưỡng và khai thác rừng.

10


Để đạt được mục tiêu đó đã sử dụng phương pháp giải tích thân cây. Những
cây chọn giải tích phải là những cây có đường kính (D1,3, cm), chiều cao (H, m)
bình quân lâm phần; sinh trưởng và phát triển bình thường; thân thằng và tròn đều;
tán cân đối và tròn đều; không bị cụt ngọn; cây không bị chèn ép. Tổng cộng đã giải
tích 7 cây bình quân lâm phần.
Sau khi chặt hạ, những cây giải tích được đo đạc chiều cao vút ngọn (H, m)
và chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống (Hdc, m) bằng thước dây với độ chính xác
0,01 m. Kế đến, phân chia thân cây ngả thành những phân đoạn có chiều dài 1 m;

riêng đoạn gốc là 2,6 m. Tiếp đến đo đường kính đầu lớn và đầu nhỏ của mỗi phân
đoạn. Đây là cơ sở dữ liệu để tính hình số thân cây. Sau đó cưa thớt giải tích ở các
vị trí 0,0 m; 1,3 m; 2,6 m; 3,6 m; 4,6 m… cho đến đoạn ngọn còn khoảng 1,0 – 1,2
m. Những thớt giải tích được tập hợp theo từng cây giải tích, sau đó ghi chú thứ tự
cây, vị trí thớt, hướng dốc ở mặt thớt hướng về phía ngọn cây.
3.3.2.3 Thu thập số liệu về trữ lượng lâm phần
Trữ lượng lâm phần Keo lai ở tuổi 3 - 9 (M, m3/ha) được thống kê trên
những ô tiêu chuẩn 500 m2 (25*20 m). Ở mỗi cấp tuổi chọn điển hình 1 ô tiêu
chuẩn, tại đó đã đo đạc và thống kê đầy đủ các nội dung sau đây:
- Tuổi rừng Keo lai: chỉ tiêu này được xác định theo lý lịch của rừng.
- Mật độ lâm phần (N, cây).
- Đường kính thân cây (D1,3, cm): Đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m cách
mặt đất của từng cá thể Keo lai trên ô tiêu chuẩn bằng thước dây với độ chính xác
đến 0,1 cm. Sau đó từ chu vi thân cây chuyển đổi thành đường kính thân cây.
- Chiều cao vút ngọn (H, m) và chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống (Hdc,
m) được đo bằng cây sào với độ chính xác đến 0,10 m.
Tất cả những chỉ tiêu đo đếm trên được thực hiện cho tất cả cây còn sống hay
đã chết nhưng chưa bị đổ gẫy trên sàn rừng và được tập hợp thành bảng biểu lập
sẵn.

11


3.3.2.4 Thu thập những số liệu khác
Bên cạnh những đo đạc, thống kê về rừng Keo lai, đã thống kê về địa hình địa thế, khí hậu - thủy văn và những hoạt động lâm sinh sau khi trồng rừng Keo lai.
Tất cả các số liệu đó được thu thập từ những tài liệu có sẵn ở công ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Bến Hải.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
(1) Xử lý mẫu gỗ để đo đạc vòng năm. Trước hết tập hợp những cây giải tích
theo tuổi. Kế đến tất cả các thớt trên cây giải tích được xử lý bằng cách bào nhẵn

một mặt theo phía hướng về gốc cây. Tiếp đến, đếm chính xác số vòng năm trên
mỗi thớt giải tích. Công việc này nhằm xác định tuổi và sự giảm vòng năm và vị trí
kết thúc của chúng. Đây là cơ sở để xác định chiều cao thân cây tương ứng với các
tuổi. Tiếp theo, xác định chính xác số vòng năm ở thớt 1,3 m và đo đạc bề rộng các
cấp vòng năm theo hai hướng vuông góc bằng kính lúp với độ chính xác 0,1mm;
sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả đo. Chiều cao thân cây tương ứng với các
cấp tuổi được dò tìm theo phương pháp biểu đồ. Thể tích thân cây tương ứng với
từng cấp tuổi được xác định theo quan hệ:
V = f(Di, Hi, Fi)

(3.1)

trong đó Di, Hi và Fi tương ứng là D, H và F thân cây của từng tuổi.
(2) Phân tích và xây dựng những mô hình biểu thị quá trình sinh trưởng
đường kính, chiều cao, thể tích và trữ lượng thân cây. Nội dung tính toán ở đây
nhằm xác định những mô hình thống kê phù hợp nhất để mô tả quá trình biến đổi D,
H, V và M thân cây Keo lai theo tuổi. Để đạt được mục đích này, trình tự xử lý số
liệu như sau:
Trước tiên, phân tích các dãy số liệu D - A, H - A, V - A và M - A bằng bảng
và biểu đồ để xác định khuynh hướng biến đổi của chúng.
Kế đó, từ các dãy số liệu thực nghiệm D - A, H - A, V - A và M - A , tiến
hành làm phù hợp với 2 hàm Korf và Gompertz:
Hàm Korf: Y = m*exp(-b*A-c)

(3.2)

Hàm Gompertz: Y = m*exp(-b*exp(-c*A))

(3.3)


12


Trong đó: Y là các nhân tố điều tra (D, H, V, M)
A là tuổi cây
m, b, c là các tham số
Sau cùng, đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình và chọn mô hình phù
hợp nhất để mô tả quá trình sinh trưởng của cây Keo lai dựa theo 3 tiêu chuẩn, đó là
R2max, Semin và SSRmin. Kết quả cuối cùng được tập hợp thành bảng và biểu đồ để
phân tích.
(3) Xác định những đặc trưng sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích
thân cây Keo lai.
- Trước hết, khảo sát những mô hình Dbq - A, Hbq - A, Vbq - A và Mbq - A phù
hợp nhất để xác định Dbq, Hbq, Vbq và Mbq thân cây Keo lai ở những tuổi khác nhau,
và xác định:
lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm: ZT = TA - TA-1

(3.4)

lượng tăng trưởng bình quân năm: T = TA/A

(3.5)

suất tăng trưởng: PT = (ZT/Tbq)*100

(3.6)

nhịp điệu sinh trưởng: KT = TA-n/TA

(3.7)


Với T : nhân tố điều tra (D, H, V và M); A: tuổi
Sau đó, phân tích rõ những thời điểm đạt ZDmax và Dmax, ZHmax và Hmax,
ZVmax và Vmax. Từ những đại lượng ZDmax, ZHmax, ZVmax, Kd, Kh và Kv, có thể
xác định được những thời điểm mà D, H và V chuyển từ giai đoạn sinh trưởng
nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm.
Kết quả cuối cùng được tập hợp thành bảng và biểu đồ để phân tích và thuyết
minh.
(4) Tính quan hệ giữa các nhân tố điều tra. Ở đây đã tính những mối quan hệ
sau đây:
- Quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây Keo lai (H - D) từ tuổi 3 9.
- Quan hệ giữa thể tích và đường kính thân cây Keo lai (V - D) từ tuổi 3 - 9.

13


×