Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO SU THỜI KÌ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU HIỆP ĐỨC THUỘC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.52 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VÕ THỊ TIẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN
BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO
SU THỜI KÌ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI NÔNG TRƯỜNG
CAO SU HIỆP ĐỨC THUỘC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU QUẢNG NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHÀNH QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐAI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VÕ THỊ TIẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN
BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO
SU THỜI KÌ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI NÔNG TRƯỜNG


CAO SU HIỆP ĐỨC THUỘC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU QUẢNG NAM

Ngành: Quản Lí Tài Nguyên Rừng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN THẾ PHONG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2012




LỜI CẢM ƠN
Trong 4 năm học vừa qua em đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự
quan tâm giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi vượt qua tất cả.
Thông qua chuyên đề này cho tôi gởi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tất cả các thầy cô trong trường nói chung và khoa Lâm nghiệp nói riêng đã
tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức làm hành trang sau này.
Em xin gởi lời cảm ơn đến thầy Trần Thế Phong đã tận tình hướng dẫn và
tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Ban giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Quảng
Nam, cùng các phòng ban đã giúp đỡ tôi trong suốt qua trình thực tập.
Tôi cảm ơn đến ban giám đốc Nông trường cao su Hiệp Đức – Công ty Cao
Su Quảng Nam các phòng kĩ thuật, cán bộ công nhân viên. Đặc biệt chị Dương
Thị Thu Thương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong thời gian thực tập mặc dù đã trang bị đầy đủ kiến thức trên cơ sở lý

thuyết song quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế chuyên đề không tránh khỏi
thiếu sót mong quý thầy cô và bạn đọc quan tâm góp ý để báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2012

Võ Thị Tiến

 

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón đến sinh trưởng và phát
triển của cây cao su trong thời kì kiến thiến cơ bản tại Nông trường cao su Hiệp
Đức thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Quảng Nam” được
tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm năm 2012, tại Nông trường cao su Hiệp Đức
thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Quảng Nam. Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu thí nghiệm bình phương la tinh (LSpD – Latin Squaren
Design), 1 nhân tố, 4 nghiệm thức, 4 lần lặp lại. Lô 107b, trên dòng vô tính PB260.
Tổng số cây trên khu thí nghiệm là 160 cây, với khoảng cách trồng là 6 m x 3 m.
Nghiệm thức 1: bón phân DAP tổng hợp: 400gam/cây
Nghiệm thức 2: bón phân NPK tổng hợp: 400gam/cây
Nghiệm thức 3: bón phân KOMIC: 35ml/cây
Nghiệm thức 4 (đối chứng): không bón phân
Kết quả thu được: qua các nghiệm thức bón phân, nghiệm thức 1 (bón phân
DAP) tăng trưởng chiều cao và vanh thân mạnh hơn so với nghiệm thức 3 (bón
phân KOMIC), tăng nhanh hơn so với nghiệm thức 2 (phân NPK) và nhanh hơn so

nghiệm thức 4 (đối chứng). Qua thời gian theo dõi thí nghiệm sự ổn định tầng lá
sớm nhất là nghiệm thức 3 (phân KOMIC) rồi đến nghiệm thức 1 (phân DAP),
nghiệm thức 2 (phân NPK) và tới nghiệm thức 4 (đối chứng).

 

iii


SUMMARY
Topic "Study of the influence of some types of fertilizers to the growth and
development of rubber trees in basic contruction at rubber plantations Hiep Duc in the
limited liability company is a member of rubber in Quang Nam" was conducted from
March to June 2012, at rubber plantations Hiep Duc in the limited liability company is a
member of rubber in Quang Nam. Experiments are arranged according to type of
experiments squared Latin (LSpD-Latin Squaren Design), a factor, four treatments,
repeated four times. Batch 107b, on clonally PB260, trees on the total of 160 experimental
plants.The total numbers of trees is about of 160 experiment plants, with the spacing is 6m
x 3m.
Experience formula 1 fertilizing DAP aggregate: 400gam/plant
Experience formula 2fertilizing NPK General: 400gam/plant
Experience formula 3 fertilizing KOMIC: 35ml/plant
Experience form 4 (for certificates): no fertilizing.
The result: over the fertilizer treatments, treatment 1 (DAP fertilizer) to grow
strong body height and coronary than three treatments (fertilizer KOMIC), rising faster
than treatment 2 (distributed NPK) and faster than the four treatments (control). Over time
to monitor the stability experiment leaves floor as early as three treatments (sub KOMIC)
and to treatment 1 (DAP), two treatments (NPK) and to four treatments (control).

 


iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang bìa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Summary

iv

Mục lục

v

Danh sách các bảng

viii


Danh sách hình

ix

Danh sách các chữ viết tắt

x

Chương 1 : MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu

2

1.3. Ý nghĩa của đề tài

2

Chương 2 : TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3

2.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu


3

2.1.1. Vị trí địa lí

3

2.1.2 Địa hình

3

2.1.3 Khí hậu

3

2.1.4 Thủy văn

4

2.1.5 Đất đai, thổ nhưỡng

4

2.1.6 Tài nguyên động – thực vật

4

2.1.7 Đặc điểm kinh tế xã hội

5


2.2 Tổng quan nghiên cứu

7

2.2.1 Đặc tính thực vật cây cao su

7

2.2.1.1 Hình dạng thân cây

7

2.2.1.2 Hoa

8

 

v


2.2.1.3 Sự phụ phấn

8

2.2.1.4 Sự đậu quả

8

2.2.1.5 Hạt


9

2.2.1.6 Sự nảy mầm

9

2.2.1.7 Rễ

9

2.3. Tình hình phát triển cây cao su trong nước

9

2.4. Tình hình phát triển cây cao su ngoài nước

11

2.5. Tác dụng của phân bón đối với cao su

12

2.6. Phương pháp bón phân theo chuẩn dinh dưỡng

14

2.7. Tổng quan dòng vô tính cao su PB260

15


2.8. Tác dụng và tính năng của các loại phân

16

2.8.1. Tác dụng và tính năng của phân NPK

16

2.8.2. Tác dụng và tính năng của phân KOMIC

16

2.8.3. Tác dụng và tính năng của phân DAP

17

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

18

3.1.1. Thời gian

18

3.1.2. Địa điểm


18

3.2. Phương tiện nghiên cứu

18

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

18

3.3.1. Nội dung nghiên cứu

18

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

18

3.3.2.1. Ngoại nghiệp

18

3.3.2.1.1. Bố trí thí nghiệm

18

3.3.2.1.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

20


3.3.2.1.3. Các nghiệm thức

20

3.3.2.2. Nội nghiêp

20

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

21

4.1. Kết quả sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân

21

 

vi


4.1.1. Kết quả sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân lần đo 1

21

4.1.2. Kết quả sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân lần đo 2

22


4.1.3. Kết quả sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân lần đo 3

25

4.1.4. Kết quả sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân lần đo 4

27

4.2. Ảnh hưởng của phân DAP, NPK và KOMIC đến thời gian ổn định
tầng lá mới

29

4.3. Chi phí đầu tư phân bón DAP, NPK, KOMIC

30

4.4. So sánh sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân ở các nghiệm thức
qua các ngày sau khi bón phân

31

4.4.1 Kết quả sự tăng trưởng chiều cao ở các nghiệm thức qua các ngày
bón phân

31

4.4.2 Kết quả sự tăng trưởng vanh thân ở các nghiệm thức qua các ngày
bón phân


32

Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

33

5.1. Kết luận

33

5.2. Kiến nghị

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

PHỤ LỤC

39

 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG


TRANG

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

19

Bảng 4.1 Bảng ANOVA chiều cao đo lần1

20

Bảng 4.2 Bảng ANOVA vanh thân đo lần 1

21

Bảng 4.3 Bảng ANOVA chiều cao đo lần 2

21

Bảng 4.4 Bảng ANOVA vanh thân đo lần 2

22

Bảng 4.5 Bảng trắc nghiệm phân hạng giữa các nghiệm thức đo lần 2

23

Bảng 4.6 Bảng ANOVA chiều cao lần đo 3

24


Bảng 4.7 Bảng ANOVA vanh thân lần đo 3

25

Bảng 4.8 Bảng trắc nghiệm phân hạng giữa các nghiệm thức lần đo 3

25

Bảng 4.9 Bảng ANOVA chiều cao lần đo 4

27

Bảng 4.10 Bảng ANOVA vanh thân lần đo 4

27

Bảng 4.11 Bảng trăc nghiệm phân hạng giữa các nghiệm thức lần đo 4

28

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phân DAP, NPK, KOMIC đến thời gian
ổn định tầng lá

28

Bảng 4.13 Chi phí đầu tư phân bón

29


Bảng 4.14 Chiều cao trung bình của các nghiệm thức

30

Bảng 4.15 Vanh thân trung bình của các nghiệm thức

31

 

viii


DANH SÁCH HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Biểu đồ tăng trưởng chiều cao qua các ngày bón phân

30

Hình 4.2 Biểu đồ tăng trưởng vanh thân qua các ngày bón phân

31

 

ix



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

 

Kí hiệu

Chữ viết tắt

NT

Nghiệm thức

KTCB

Kiến thiết cơ bản

DAP

Diammonium phosphte

ANOVA

Analysis of Variance

CV

Cofficient of varation

QL


Quốc lộ



Quy định

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brarileneis) thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc từ miền Nam
vùng Amazon từ đầu thế kỉ 18. Năm 1877 cây cao su lần đầu tiên được đưa vào
Việt Nam, trải qua hơn một thế kỉ tồn tại và phát triển, cây cao su đã khẳng định
được vị thế là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, với sản phẩm chính là
mủ ngoài ra còn gỗ, dầu từ hạt cao su cũng mang lại giá trị kinh tế đáng kể. Bên
cạnh đó việc trồng cao su cũng mang lại các lợi ích về môi trường như: phủ xanh
đất trống, đồi trọc, diện tích rừng nghèo tăng lên, chống xóa mòn.
Với mục tiêu mà ngành cao su đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa hiện nay và hướng đến sự phát triển bền vững bằng các biện pháp để làm
tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận cao su đem lại không
những chỉ làm tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho
các tỉnh miền núi.
Trong các biện pháp kỹ thuật thì vấn đề quản lý dinh dưỡng cây trồng là một
khâu quan trọng trong việc xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững. Trong đó bón
phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản
phẩm cây trồng, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người sản xuất. Vì vậy, bón phân
là một yếu tố đầu tư rất được quan tâm và thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chí

phí sản xuất của người trồng trọt. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hay bón
phân thế nào cũng đem lại hiệu quả mà việc bón phân không hợp lý có thể ảnh
hướng xấu đến năng suất, chất lượng, khả năng bị sâu bệnh hại của cây trồng và là
nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu bón phân không cân đối, ví
dụ như bón đơn độc nitơ mà thiếu kali, phospho thì sẽ ảnh hưởng xấu đến chất


 


lượng cao su. Ngoài các loại phân bón đa lượng thì phân bón vi lượng cũng ảnh
hưởng đến năng suất, chất lượng cao su. Ngược quốc lộ 14E lên huyện miền núi
Hiệp Đức, Quảng Nam, chúng ta sẽ vô cùng bất ngờ tưởng như đang đi lạc vào một
vùng đất ở miền Đông Nam Bộ, hoặc cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên, bởi những
cánh rừng cao su bạt ngàn. Trong những năm gần đây, với chủ trương đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cây cao su ở Hiệp Đức đang là
thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương miền núi.
Do mới trồng nên việc nghiên cứu ảnh hưởng phân bón lên sinh trưởng và
phát triển của cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ở đây ít được quan tâm
nghiên cứu. Xuất phát từ vấn đề trên, trong thời gian giới hạn khóa luận tốt nghiệp
chuyên ngành quản lí tài nguyên rừng tôi tiến hành thực hiện khóa luận “Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây
cao su trong thời kì kiến thiết cơ bản tại Nông trường cao su Hiệp Đức thuộc
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của cao su Quảng Nam”.
1.2. Mục tiêu
Đánh giá sự phát triển của cây cao su trong khu vực nghiên cứu.
Đánh giá sự ảnh hưởng của ba loại phân bón đến sinh trưởng và phát triển của
cây cao su tại khu vực nghiên cứu, qua đó tính hiệu quả kinh tế của 3 loại phân.
1.3. Ý nghĩa của đề tài

Việc nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón đến sinh trưởng và phát triển
của cao su trong thời kì kiến thiết cơ bản tại Nông trường cao su Hiệp Đức thuộc
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Quảng Nam hi vọng đạt hiệu
quả để góp phần đề ra các biện pháp làm tăng năng suất cũng như sản lượng cây cao
su tại khu vực nghiên cứu.


 


Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lí
Hiệp Đức là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nằm ở phía Tây của tỉnh
cách Thành phố Tam kỳ 40 km, nằm trên đường quốc lộ 14E. Vị trí địa lý được trải
dài từ 150 22’ 12’’ đến 150 38’40’’ độ vĩ Bắc và từ 1070 84’40’’ đến 1080 15’08’’ độ
kinh Đông
Phía Đông giáp huyện Thăng Bình
Phía Tây giáp huyện Phước Sơn
Phía Nam giáp huyện Tiên Phước và Bắc Trà My.
Phía Bắc giáp với huyện Quế Sơn.
Theo địa giới hành chính, huyện Hiệp Đức được chia làm 12 xã, dân cư phân
bố không đều, chủ yếu tập trung ở huyện lộ.
2.1.2. Địa hình
Địa hình mang nét đặc trưng của địa hình vùng đồi núi phức tạp và độ chia
cắt lớn, độ dốc giảm từ Tây sang Đông. Hơn 80% là diện tích đồi núi, tập trung chủ
yếu ở phía Bắc, Nam và Tây của huyện. Còn lại là dạng đồng bằng thung lũng, phân
bố ven các chân đồi núi và tập trung nhiều ở phía Đông.
2.1.3. Khí hậu

Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, huyện còn ảnh hưởng của tiểu khí hậu
trung du miền núi. Hướng gió chính là gió mùa Đông bắc và Đông Nam. Ngoài ra
còn có gió Tây Nam thường xuyên xuất hiện trong tháng 5 đến tháng 7.
Nhiệt độ trung bình năm 25oC, nhiệt độ cao nhất 38oC, thấp nhất là 20oC.
Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 11 đến

 


tháng 1 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là 2.270 mm, mùa mưa dao động từ
tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 84%.
2.1.4. Thủy văn
Do địa hình bị chia cắt bởi nhiều yếu tố địa chất tạo nên nhiều sông suối. Thủy
lợi ở đây nhìn chung có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Với hệ thống sông
suối đã làm tăng mực nước ngầm trong đất, tạo ít nhiều thuận lợi cho việc tưới tiêu.
Tuy nhiên vào mùa mưa do dòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy lớn nên thường
gây ra lũ lụt, sạt lở ở vùng trũng và ven sông gây không ít khó khăn cho sản xuất và
sinh hoạt của người dân.
2.1.5. Đất đai, thổ nhưỡng
Theo số liệu năm 2008 của đoàn điều tra thuộc quy hoạch và thiết kế Bộ Nông
Nghiệp, toàn huyện có 419.19 ha đất tự nhiên trong đó đất nông nghiệp là 26.687,53
ha chiếm 54%, đất phi nông nghiệp 2.546,89 ha chiếm 5,15%, đất chưa sử dụng
20.184,17 ha chiếm 40,85 % trên tổng diện tích đất tự nhiên.
Theo số liệu điều tra huyện có các loại đất sau:
Đất phù sa được bồi cửa sông ở các địa hình thung lũng và thấp ven sông suối.
Đây là nhóm đất chủ yếu để trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất vàng đỏ: đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá macma axit, tầng dày 30 cm,
thịt nhẹ lẫn đá 0 – 50 % ở độ sâu từ 0 – 50 cm. Đây là nhóm đất thích hợp trồng
tiêu, mía, khoai mì, dứa và nông lâm kết hợp.
Nhóm đất đỏ vàng: đất phát triển trên đá sét và biến chất. Đây là nhóm chiếm

ưu thế về diện tích. Tầng đất dày biến động từ 25 – 80 cm, đá lẫn ở tầng mặt và biến
động ở nhiều mức độ khác nhau từ 0 – 50 %. Nhóm đất này thích hợp trồng cây dài
ngày và cây lâm nghiệp.
2.1.6. Tài nguyên động – thực vật
Trước đây nguồn tài nguyên động thưc vật rất phong phú, nhưng hiện nay
động thực vật ngày càng nghèo nàn, đơn điệu. Nhiều loại gỗ hiếm như lim, gõ, sến
không còn nữa do tình trạng khai thác gỗ bừa bãi chỉ còn lại gốc tạp và dây leo. Các


 


động vật chủ yếu các loài gặm nhấm và ăn cỏ như nai, mang, hoẵng, heo rừng.
Trước đây còn có cả hổ, voi, sơn dương nhưng nay các loài này đã không còn.
Nguồn khoáng sản chủ yếu là vàng sa khoáng nằm rải rác ven suối nhỏ. Mặc
dù đã có nghiên cứu thăm dò của các cơ quan chức năng nhưng chưa xác định được
tiềm năng cụ thể nào mà chủ yếu do người dân tự khai thác với mức độ nhỏ.
2.1.7. Đăc điểm kinh tế xã hội
Trước đây huyện Hiệp Đức là một huyện nghèo. Những năm gần đây, điều
kiện cơ sở vật chất tại Hiệp Đức đã phát triển hơn, cuộc sống của người dân dần
được cải thiện. Hệ thống đê điều, nước tưới đã được áp dụng ở các xã.
Dân số, lao động theo số liệu thống kê năm 2009 huyện có 12 xã với 71 thôn,
dân số trung bình 40.822 người, nữ là 20.732 người trong đó thị trấn 3.256 người,
miền núi 33.106 người, miền núi cao 4.460 người, mật độ dân số 82 người/km2 dân
số. Lao động chính ở huyện chủ yếu lao động nông nghiệp, phần lớn là dân tộc
kinh.
Về kinh tế vườn, kinh tế trang trại hiện có 211 trang trại, kiểm tra hỗ trợ cho
50 vườn điểm kinh phí 300 triệu đồng, có 481 vườn nhà cho hiệu quả kinh tế. Ban
hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại giai đoạn
2011 - 2012. Triển khai đề án phát triển cây cao su và cơ chế hỗ trợ theo Quyết định

28 của Uỷ ban nhân dân huyện với kinh phí trên 319,7 triệu đồng; hỗ trợ cây giống
theo Quyết định 26 của Uỷ ban nhân dân tỉnh kinh phí 600 triệu; năm 2011 đã trồng
được 486,7 ha, đạt 60,84% kế hoạch (lũy kế 1.160,6 ha). Triển khai trồng rừng năm
2011 được 1.271,6 ha, đạt 79,5% kế hoạch, gắn với xây dựng phương án quản lý
bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tỷ lệ độ che phủ rừng 52%.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được 7 tỷ đồng. Tạo điều
kiện xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, chế biến gỗ nguyên liệu. Xúc tiến quy
hoạch các cụm công nghiệp Gò Hoang, cụm công nghiệp Nam An Sơn xã Quế Thọ
và xin tỉnh bổ sung cụm công nghiệp Quế Thọ 2 vào mạng lưới công nghiệp Quảng
Nam. Điện, nước cơ bản bảo đảm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Phối


 


hợp khởi công công trình thủy điện Sông Tranh 4 ở Quế Lưu. Đến nay có trên 95%
số hộ sử dụng điện.
 

Thương mại, dịch vụ bảo đảm lưu thông hàng hóa, phục vụ kịp thời nhu cầu

tiêu dùng. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện xử lý 41 trường
hợp vi phạm, phạt hành chính 25,6 triệu đồng. Xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư
phát triển du lịch ở Suối Cái, Khu Di tích Khu V, hồ Việt An, Hòn Kẽm Đá Dừng.
Về giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011, tỷ lệ học lực từ
trung bình trở lên ở bậc trung học phổ thông: 79,8%, giảm 1,9%; bậc trung học cơ
sở: 88,4%, tăng 3,2%; bậc tiểu học, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng 98,9%, tăng 1,6%;
bậc Mầm non đạt tỷ lệ tốt trở lên 93,24%, tăng 0,04%. Xét công nhận hoàn thành
chương trình tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 99,3%, đỗ tốt nghiệp trung học phổ
thông 99,75% và bổ túc trung học phổ thông 100%. Dự thi học sinh giỏi ở tỉnh đoạt

12 giải các môn. Kết quả thi đại học, cao đẳng năm học 2010-2011 có 112 em thi đỗ
đại học, 97 em thi đỗ cao đẳng nguyện vọng 1.
Về y tế, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, vệ sinh môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt đề án 3 công trình vệ sinh, tỷ lệ hộ có hố xí
hợp vệ sinh 74,25%, (tăng 2,25% so cùng kỳ); tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh
90,78% (giảm 3,3%); tỷ lệ hộ có nhà tắm hợp vệ sinh 72% (giảm 7,1%). Nghiệm
thu đưa vào sử dụng khu khám chữa bệnh mới bệnh viện huyện. Xây dựng được 2
xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (Sông Trà và Hiệp Thuận). Duy trì tốt hoạt động kết
nghĩa với Bệnh viện Đà Nẵng. Tổ chức đợt hiến máu tình nguyện được 200 đơn vị
máu, đạt 166,6% chỉ tiêu.
Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình được tập trung chỉ đạo tích cực.
Công tác gia đình, bình đẳng về giới luôn được chú trọng và ngày càng phát huy
hiệu quả. Tiếp tục triển khai đề án sàng lọc trẻ sơ sinh, đề án can thiệp giảm thiểu
mất cân bằng giới tính khi sinh. Hoàn thành chiến dịch sức khoẻ sinh sản, kế hoạch
hoá gia đình năm 2011, tổng các biện pháp tránh thai đạt 96,97% kế hoạch. Tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên 14,8%, cao hơn 0,8% so với kế hoạch, giảm 3,1% so cùng kỳ.


 


Công tác chính sách trẻ em, tổng kết 10 năm phong trào đỡ đầu thôn nghèo và
trẻ em đồng bào có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các hoạt động cho trẻ em với kinh
phí 312 triệu đồng. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng 17,04 %,
về chiều cao 24,23 %. Tổ chức thành công diễn đàn quyền trẻ em, đêm hội trăng
rằm trung thu, tham gia Hội diễn Hoa Phượng đỏ tỉnh đoạt 01 giải A và thi Diễn
đàn trẻ em đoạt giải 3.
Về văn hoá, thông tin tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chào mừng các
ngày lễ, kỷ niệm, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Đại biểu Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Tổ chức tốt các hoạt động chào

mừng kỷ niệm 25 năm thành lập huyện và đón nhận Huân chương Lao động Hạng
Nhì. Tham gia các hội thi, hội diễn ở tỉnh đạt nhiều giải cao.Công tác chính sách xã
hội, chăm sóc đối tượng có công cách mạng được tập trung chỉ đạo tích cực, đã lập
hồ sơ gửi tỉnh giải quyết các loại chế độ được 130 trường hợp.
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đặc tính thực vật của cây cao su
 

 Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae) có nguồn

gốc từ Brasil là một trong cây đem lại giá trị kinh lớn nhất trong họ sao Dầu.
2.2.1.1 Hình dạng thân cây
Cây cao su (Hevea brasiliensis) là cây mọc khỏe, thân thẳng, vỏ màu xám
và tương đối láng. Đây là cây cao nhất trong giống cây lấy mủ, cây trưởng thành
cao 20 – 25 m, có thể cao 40 m trong điều kiện hoang dại và sống đến hàng trăm
năm. Tuy nhiên, trong các đồn điền thì cây chỉ cao khoảng 25 m bởi vì sinh trưởng
bị giảm đi do quá trình cạo mủ và cây thường tái canh sau 25 – 30 năm.
Khi lá bắt đầu nhú, lá non uốn cong gần như song song với cuống lá. Lá
non màu đỏ, khi lớn lên có màu xanh lục và lá vươn ra gần như 1800 so với cuốn lá.
Lá trưởng thành có màu xanh lục sang đậm ở mặt trên phiến lá, mặt dưới phiến lá
có màu nhạt hơn.


 


Cuống lá dài khoảng 15 – 20 cm mang ba túi mật nhỏ ở điểm phân thành 3
lá chét. Mật chỉ có vào lúc ra lá mới trong mùa trổ hoa. Lá chét có cuống lá ngắn
hình bầu dục hoặc hình trứng.
2.2.1.2 Hoa

Sau thời kì qua đông rụng lá, hoa mọc cùng lúc với sự ra hoa mới. Hoa mọc
thành chùm với hoa cái to hơn nằm ở phần cuống của hoa, hoa đực với số lượng
nhiều hơn hoa cái mọc ở trên của chùm hoa.
Hoa màu vàng hơi ngả lục cuống hoa ngắn có mùi hương nhè nhẹ, dạng hoa
hình chuông với 5 lá dài nhưng không có cánh hoa. Hoa đực dài khoảng 5 mm
mang một cột nhị chứa 10 nhị đực chia làm hai vòng trên cột nhị. Hoa cái dài
khoảng dài khoảng 8 mm màu vàng lục có 3 noãn cùng với 3 vòi nhị màu trắng hơi
dính. Hoa sống trong khoảng 2 tuần. Khi nở, hoa đực nở trước trong vòng một ngày
thì rụng, còn hoa cái nở trong 3 – 5 ngày. Thường hoa đực và hoa cái không nở
cùng lúc nên thường xảy ra sự thụ phấn chéo giữa các cây khác nhau.
2.2.1.3 Sự thụ phấn
Thụ phấn chủ yếu do tác động của côn trùng, gió chỉ đóng vai trò nhỏ hoặc
không có ý nghĩa. Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy có khoảng 30 loại côn trùng trên
vườn cây cao su trong mùa ra hoa.
Hạt phấn có hình tam giác trên bề mặt có hình tính dính. Tỉ lệ sống của hạt
phấn có thể cao khoảng 90 %, trung bình khoảng 50 %.
2.2.1.4 Sự đậu quả
Sự thụ đậu xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi thụ phấn. Hoa cái không thụ
tinh sẽ nhanh chóng bị héo đi và rụng. Chỉ có khoảng 5 % hoa đậu quả. Tuy nhiên
thực tế tỉ lệ đậu quả thấp hơn.
Quả có 3 ngăn, có đường kính khoảng 3 - 5 cm, vỏ quả là lớp vỏ ngoài có
lớp vỏ bọc mỏng. Quả có 3 hạt, quả đạt độ lớn tối đa sau 12 tuần và vỏ quả cứng lại
sau 16 tuần. Vỏ hạt và mầm hạt chín trong 19 đến 20 tuần, vào lúc phôi đã hình
thành hoàn chỉnh khoảng 20 – 24 tuần sau khi thụ phấn quả chín hoàn toàn, độ ẩm


 


quả giảm nhanh khi khô quả mở thành 6 mảnh phóng thích ba hạt có thể văng xa

đến 15 m.
2.2.1.5 Hạt
Hạt thường nặng khoảng 3,5 – 6 gam. Vỏ hạt cứng và láng có màu nâu hoặc
nâu xám có nhiều đốm và lằn trên mặt vỏ. Có thể đoán được cây mẹ của hạt dựa
trên hình dáng và các dấu trên vỏ hạt. Nội nhủ chiếm 50 – 60 % trọng lượng hạt
chứa dầu. Sức sống của hạt bị giảm sút rất nhanh bởi vì sự sản sinh acid
hydrocyanic do sự phân hủy của enzyme của các chất chứa trong hạt.
2.2.1.6 Sự nảy mầm
Hạt nảy mầm trong 3 – 25 ngày. Đập bỏ lớp vỏ hạt sẽ thúc đẩy sự nảy mầm.
Cặp lá đầu tiên mọc khoảng 8 ngày sau khi nảy mầm và sau đó tầng lá đầu tiên với
3 lá chét hình thành.
2.2.1.7 Rễ
Hệ rễ chiếm 15 % tổng hàm lượng chất khô. Rễ đuôi chuột mạnh mọc thẳng
vào trong đất giữ cho cây đứng vững. Hệ rễ bên rất phong phú.
Vì sự lan rộng của hệ rễ bên như vậy, nên cây này đan chéo với rễ cây khác
và đôi khi có sự ghép lẫn nhau. Rễ bên thường mọc trong khoảng 30 cm ở lớp mặt
đất, rễ có đường kính khoảng 1 mm màu nâu vàng mang nhiều lông rễ để hấp thụ
chất dinh dưỡng để nuôi cây.
2.3. Tình hình phát triển cây cao su trong nước
Cây cao su (Hevea brasiliensis) du nhập vào Việt Nam đầu năm 1878 do
Pierre đưa hạt giống vào trồng ở vườn Bách Thảo Sài Gòn nhưng không sống được
cây nào.
Đến năm 1897 mới được công nhận là cây cao su du nhập vào Việt Nam. Sự
phát triển cây cao su Việt Nam qua các giai đoạn sau:
Từ năm 1900 – 1920 cây cao su được trồng ở Việt Nam với tính chất thí
nghiệm và được trồng tại công ty Nông Nghiệp Suzananh.


 



Từ năm 1920 – 1945 là thời kì phát triển mạnh mẽ của cao su Việt Nam, địa
bàn phát triển là các vùng đất đỏ tại tỉnh Đồng Nai và vùng đất xám ở tỉnh Sông Bé
nay là tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Từ năm 1945 – 1960 là thời kì đình trệ và khôi phục. Trong giữa giai đoạn
này, vào khoảng những năm 1945 – 1954 diện tích cao su không phát triển do chiến
tranh, thực dân Pháp dần chuyển sang Campuchia, Indonesia, Châu Phi nên diện
tích cao su bị thu hẹp lại.
Từ năm 1961 - 1975 là thời kì tiếp tục khủng hoảng do cuộc đấu tranh giành
độc lập của dân tộc Việt Nam, một lần nữa thực dân Pháp thu hẹp diện tích trồng
cao su của nước ta.
Từ năm 1975 - 1995, sau khi tiếp quản tiếp quản diện tích cao su trước đây
(năm 1975) nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su nên Nhà nước đã triển
khai chương trình khôi phục và phát triển cao su thành ngành kinh tế quan trọng.
Đến nay đã có 20 giống do Viện Nghiên Cứu cao su Việt Nam lai tạo và 11
giống nhập nội được Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận cho sản
xuất diện rộng hoặc khu vực hóa. Trong đó một giống được tổng công ty đưa vào
bộ giống được khuyến cáo trồng trong giai đoạn 1999 - 2001.
Kết quả nghiên cứu đến năm 2000 trên mạng lưới khảo nghiệm giống ở Đông
Nam Bộ (34 thí nghiệm), ở Tây Nguyên (16 thí nghiệm) và miền Trung (13 thí
nghiệm) đã tiếp tục khẳng định thành tích của một số giống ưu tú trong bộ giống
1999 – 2001. Trong đó một số giống năng suất cao và sinh trưởng tốt hơn (PB 235),
triển vọng là giống đã đáp ứng nhu cầu mủ, gỗ và thích nghi được các điều kiện khó
khăn như Tây Nguyên và miềm Trung (Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 3/2001).
Định hướng phát triển cao su năm 2005 - 2010 là thâm canh các diện tích có
sẵn, đồng thời tiếp tục phát triển diện tích tại các địa bàn có điều kiện thích hợp cho
cây cao su.
Nguyễn văn xinh (2008) qua khảo sát ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và vô cơ đã
cho thấy các mức bón phân hữu cơ phân trùn, Hudavil làm tăng chu vi thân và chiều
cao cây. Các mức phân khoáng không ảnh hưởng đến chu vi và chiều cao cây qua

10 
 


các lần quan trắc. Khi kết hợp tương tác giữa phân hữu cơ và vô cơ ở nghiệm thức
với mức bón phân Hudavil + 75N + 60P +27K đã làm tăng trưởng chiều cao, phân
Hudavil + 90N + 60P +27K đã tác động lên vanh thân cao nhất.
Nguyễn Bá Quế (2008) qua các nghiệm thức bón phân phân NPK tăng trưởng chiều
cao nhanh hơn so với nghiệm thức bón phân chậm tan Woodace, phân NPK cho
thấy dễ tan, cây hấp thụ nhanh các nghiệm thức bón phân chậm tan với liều lượng
15, 20, 15 viên/cây cho thấy cây ở nghiệm thức bón 25 viên/cây cây sinh trưởng và
phát triển cao hơn. Khi bón phân chậm tan cho hiệu quả kinh tế thấp hơn so với bón
phân NPK.
Đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa yếu tố
đặc chủng cho cây cao su vùng Tây Bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp”
vừa được Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt thực hiện trong năm 2010.
[] Đưa ra được những quy trình sản xuất các loại phân hữu cơ
chuyên dụng cho từng giai đoạn của cây cao su trên cơ sở các loại hữu cơ có sẵn
của địa phương và các chủng vi sinh vật hữu hiệu (có khả năng phân giải cenlulo,
cố định nitơ, phân giải lân, kích thích sinh trưởng và đối kháng bệnh); về thực tiễn,
đề tài thành công sẽ tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao (tăng khả năng hấp
thu lân, kali của cây cao su, tăng năng suất, chất lượng cao su và không ảnh hưởng
xấu tới môi trường, hạn chế một số bệnh chính – tạo độ phì nhiêu và ổn định sức
khỏe đất) cho cây cao su vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh
tế cho người trồng cao su, giải quyết vấn đề tồn dư phế phụ phẩm nông nghiệp, bảo
vệ môi trường…
2.4. Tình hình phát triển cây cao su ngoài nước
Cây cao su phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới vào cuối thế kỉ 19 từ
vùng nguyên quán Amazon và phát triển nhất là vùng Đông Nam Á. Đến nay sau
hơn 100 năm du nhập và phát triển, cây cao su trở thành cây công nghiệp hàng đầu

thế giới.
Diện tích cao su trồng phát triển rất mạnh trong những năm đầu của thế kỉ 20.
Năm 1905 cả thế giới trồng được 52.000 ha, đến 1910 được 455.000 ha. Các nước
11 
 


đi tiên phong trồng cao su là Malaysia, Ấn Độ, các nước thuộc địa Hà Lan,
Srilanka.
Năm 1914 – 1945 là thời kì hoàng kim của cây cao su, mức sản xuất cao su
thiên nhiên tăng rất nhanh từ 125.000 tấn và năm 1914 đã đạt 1.504.000 tấn tăng 12
lần sau 27 năm phát triển.
Giai đoạn năm 1960 - 1980 sản lượng cao su thiên nhiên đã tăng khoảng
8.000 tấn đến 1.000.000 tấn cho mỗi thập niên (bình quân 80.000 - 100.000 tấn cho
mỗi năm).
Ở Malaysia năm 1972 đã chia ra làm 17 vùng tiểu khí hậu khác nhau để
khuyến cáo trồng cây cao su. Năm 1974 đã xây dựng thành công hệ thống
Enviromax (hệ thống phân bố giống cao su theo từng vùng sinh thái).
Năm 1976, Thái Lan đã chia ra ba vùng sinh thái để khuyến cáo trồng các
giống cao su khác nhau.
Indonesia năm 1950 người ta thấy được ảnh hưởng của môi trường đến các
dòng vô tính và đưa ra hai vùng lớn Tây Bắc Sumatra và Java được khuyến cáo
trồng dòng vô tính có triển vọng.
Srilanka chia ba vùng theo cao trình và lượng mưa để khuyến cáo trồng cao su.
Ho Chai Yee (RRIM, 1978) xác định được các nhân tố quyết định tăng năng suất
của cây cao su và vanh thân, số vòng ống mủ và chỉ số bít mạch mủ (PI), ba yếu tố
này giải thích cho 75% sự biến động về năng suất của các dòng vô tính.
Năm 1987, Hội đồng nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế tổ chức một đợt
sưu tập các kiểu gen cao su ở vùng nguyên quán Nam Mỹ và đã tạo ra nguồn tư liệu
phong phú, đa dạng cho công tác tạo chuyển giống mới.

2.5. Tác dụng của phân bón đối với cây cao su
Cho đến nay, những khuyến cáo về phân bón của tổng công ty (1997) đưa ra
còn mang tính chất tổng quát. Liều lượng phân bón được khuyến cáo tùy theo hạng
đất, mật độ cây trồng, năm tuổi của cây, mà chưa xét đến nhu cầu dinh dưỡng của
cây. Trong các phương pháp bón phân cho cây cao su hiện đang áp dụng, phương
pháp bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng là biện pháp đang được áp dụng rộng
12 
 


rãi trên thế giới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp dựa trên cơ sở chủ
yếu là phân tích lá, tình trạng vườn cây, tình hình sử dụng phân bón hợp lí, kịp thời
có hiệu quả về sinh học, kinh tế thì việc bón phân hợp lí cho cây cao su sinh trưởng
khỏe, tỉ lệ đồng đều cao sớm cho vòng thân đạt tiêu chuẩn đưa vào khai thác, tạo
tiền đề năng suất mủ cao ổn định suốt chu kỳ khai thác là một việc làm cấp thiết cho
người trồng cao su hiện nay.
Phân bón có vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp
cây sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định.
Đối với cây cao su thì việc bón phân đúng lúc, đúng chuẩn loại và liều lượng
sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, góp phần rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản và cho sản
lượng cao, lượng cần thiết cho mỗi giai đoạn phát triển nhất định có thể dựa vào
nhu cầu dinh dưỡng trong các mô thực vật để các quá trình sinh hóa được hoạt động
tốt hơn. Nếu bón thiếu phân mức độ tăng trưởng cũng như sản xuất của cây cũng bị
ảnh hưởng, thừa phân không những lãng phí tiền của mà còn có khả năng gây ra các
phản ứng đối kháng dinh dưỡng trong đất và cây.
Theo Nguyễn Thị Huệ (1997), phân đạm làm giảm hàm lượng K và Ca trong
lá; phân kali làm giảm hàm lượng Mg và Ca; phân Mg làm giảm hàm lượng K trong
khi đó phân lân không làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cao su, trái
lại làm gia tăng hàm lượng P và Ca trong lá.
Theo Trần Nguyên Khang và cộng tác viên (1997), điều đặc biệt ghi chú là

bón phân kali có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng của cây non. Trước đây
thường coi kali là nguyên tố dinh dưỡng thứ yếu trong việc trồng cao su. Lượng kali
trong đất thường không đảm bảo cho cây non sinh trưởng mạnh trong thời gian đầu.
Thí nghiệm ở Srilanka (Consteble D.H và những người công tác, 1953) cũng
cho biết; trong nhiều trường hợp bón riêng kali hoặc bón riêng đạm có thể làm giảm
năng suất, đồng thời những thí nghiệm trên còn khẳng định: bón đủ lân cho cây
cũng rất quan trọng. Bón riêng kali sẽ làm cây càng thiếu Mg vì lí do này nên phân
khoáng bón cho cây cao su phải có mặt một phần MgO và ba phần là K2O. Bón đạm

13 
 


kết hợp với kali thì năng suất và đường vanh tăng nhiều (Trần Nguyên Khang và
cộng tác viên, 1979).
2.6. Phương pháp bón phân theo chuẩn dinh dưỡng
Việc xác định hàm lượng dinh dưỡng trong lá cây cao su đã được Chapman
nghiên cứu từ năm 1941, sau đó được rất nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu,
kết quả nghiên cứu cho thấy việc xác định hàm lượng dinh dưỡng trong lá cây cao
su là một yếu tố có giá trị quan trọng trong việc chuẩn đoán tình trạng để bón phân.
Beaufils E.R (1958) đã thấy những tương quan chặt chẽ giữa lượng chức các
nguyên tố đa lượng trong lá cây cao su, đã tính tỉ lệ các chất dinh dưỡng ở trong lá
và đã sử dụng thành công những tỉ lệ đó để giải quyết tình trạng thiếu chất dinh
dưỡng của cây cao su ở Việt Nam và Campuchia.
Năm 1959, Beaufils E.R (Viện khảo cứu cao su Đông Dương) đã đưa một số
kết quả về chuẩn đoán cây cao su (Phân tích các chất chứa trong lá và một số chỉ
tiêu khác kể cả một số chật khoáng chứa trong mủ cao su) để tác động phân bón tạo
ra cân bằng sinh lý khoáng, đạt sản lượng mủ tốt hơn (Trần Văn Năm, 1990).
Nhiều nghiên cứu cho biết việc giải thích các số liệu phân tích phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như vị trí của lá trong tầng lá (Shorrocks V. M. 1962) tuổi lá

(Shorrocks V. M. 1965), điều khiện môi trường, điều kiện giống và tương quan giữa
các chất dinh dưỡng.
Guha M.M và ctv (1969), Viện nghiên cứu Malaysia (1971) đã dựa trên các
yếu tố điều chỉnh kết quả phân tích để loại trừ những sai sót do vị trí lá và do vị trí
của cây cũng như do tuổi của lá. Tuy nhiên khi sử dụng kết hợp với những số liệu
phân tích đất thì có thể xác định được nhu cầu phân bón của cây (Trần Nguyên
Khang và cộng tác viên, 1979).
Năm 1963, ở Malaysia người ta đã dùng cách phân tích đất để xác định nhu
cầu phân bón của cây. Đến năm 1968, Pushparajah E và cộng tác viên đã xác định
được lượng chất chứa dinh dưỡng trong đất cho biết cây cao su có phản ứng với
phân bón.

14 
 


×