Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Chuẩn đoán siêu âm gần mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.73 KB, 18 trang )

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:

CHẨN ĐOÁN SIÊU ÂM GAN MẬT

1


MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
Sau khi học xong chuyên đề “Chẩn đoán siêu âm gan mật”, người
học nắm được những kiến thức có liên quan như: Đại cương về giải phẫu
học; Triệu chứng học siêu âm; Các chỉ định của siêu âm; Hạn chế và sai
sót trong chẩn đoán siêu âm gan mật.

2


NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU HỌC
1. Gan
Gan là một cơ quan lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1200-1500
gram, nằm ở 1/4 trên bên phải cửa bụng. Gan được che phủ bởi phúc mạc trừ
hố túi mật, và phần gần sát với tĩnh mạch chủ dưới (inferior Vena Cava).
Gan có thể thay đổi cả kích thước và hình vẽ và được chia thành 3 đoạn
chính hoặc thuỳ:
- Thùy phải: thùy phải lớn nhất, lớn hơn thùy trái xấp xỉ 6 lần. Thùy
phải và trái được phân chia bởi tĩnh mạch gan giữa.
- Thùy trái: thùy trái thường nhỏ hơn thùy phải nhưng hay thay đổi theo
kích thước. Tĩnh mạch gan trái chia gan trái ra làm 2 phần: phần giữa và phần
bên.
- Thùy đuôi (Caudate Lobe): thùy đuôi ở vị trí phía sau đối với phân
giữa của thùy trái nó được viền bởi tĩnh mạch chủ dưới ở phía sau và dây


chằng tĩnh mạch ở phía trước.

3


2. Mạch máu
Các tĩnh mạch gan được tham khảo là phải, trái và giữa, các tĩnh mạch
gan đi qua các phân đoạn gan. Tĩnh mạch gan giữa đi trong rãnh thùy chính
chia thành thùy gan phải và gan trái. Các tĩnh mạch gan tăng kích thích khi
chúng đổ về tĩnh mạch chủ dưới và cơ hoành, và hướng của máu chảy trong
các tĩnh mạch gan là từ gan về tĩnh mạch chủ dưới để về tâm nhĩ phải. Động
mạch gan phát sinh là một nhánh của thân chậu (Coeliac) và khi đi vào gan ở
rốn gan theo tĩnh mạch cửa và ống mật chung.
Tĩnh mạch cửa chính được hình thành ở đoạn nối của tĩnh mạch mạc
treo trên (Superior Mesenteric Vein) và tĩnh mạch lách (Splenic Vein). Tĩnh
mạch cửa chính chia thành nhánh phải và trái. Các tĩnh mạch cửa phân phối
máu từ các cơ quan tiêu hóa đến gan, máu chảy bình thường về phía gan.
3. Đường mật
- Túi mật: nằm ở dưới bờ dưới thùy gan phải áp vào mặt trước của thân
phải. Túi mật có thể lạc chỗ, ở thấp dưới gan, bờ dưới gan trái hay nằm sâu
vào trong gan. Túi mật có thể bị gấp khúc.
- Ống mật: Các ống mật đi khắp gan để tạo thành ống gan phải và gan
trái. Các ống gan phải và gan trái chắp nối lại thành ống gan chung. Ống gan
chung nối với ống mật từ túi mật để tạo thành ống mật chủ.
Ống mật chủ đi ngang phía sau đầu tụy sau đó vào bóng vater rồi đổ
vào tá tràng. Bình thường OMC nhỏ hơn 7mm, tăng lên theo tuổi, trung bình
tờ 4 - 8 mm.

4



II. TRIỆU CHỨNG HỌC SIÊU ÂM
1. Tình trạng bình thường
1.1. Chất lỏng thuần nhất
Chất lỏng thuần nhất khi chất lỏng đồng chất không chứa hạt rắn, hạt
treo hoặc mảnh tổ chức đó là mật, nước tiểu, nước ối. Trái lại máu có thể tạo
thành hình ảnh siêu âm chuyển động trong dòng máu tuần hoàn.
1.2. Chất lỏng không thuần nhất
Khi chất lỏng các hạt rắn, các mảnh tổ chức hay hạt treo cho hình ảnh
siêu âm “vùng có độ đậm khác nhau”. Ví dụ như mật đặc, abcès, u máu, hoại
tử hoặc xuất huyết, các nang sán.
1.3. Tổ chức mềm
Tổ chức thường hoặc bệnh lý có cấu trúc đại thể thuần nhất có thể là:
- Các nhu mô: gan, thận, lách, tụy.
- Nhau thai.
1.4. Tổ chức rắn
Đó là những vùng đậm - đặc có trở kháng âm cao như xương, sụn,
canxi hóa, sỏi, sẹo.
1.5. Chất khí
Bình thường gặp chất khí trong ống tiêu hóa với lượng khí thay đổi. Có
thể gặp sau nội soi, phẫu thuật ổ bụng, ổ mủ có túi hơi.
2. Tình trạng bệnh lý
Khi tiến hành khảo sát gan, nhịn ăn không phải là yêu cầu bức thiết
nhưng nếu khảo sát đường mật thì cần nhịn ăn trước khi làm siêu âm ít nhất là
8 tiếng. Vì sẽ làm căng đầy túi mật và giảm tối đa lượng hơi có trong ống tiêu
hóa.

5



2.1. Khảo sát gan
a) Kích thước:đánh giá kích thước của gan trên siêu âm chỉ có tính chất
so sánh, hay dùng đường kính trước sau đo trên đường giữa xương đòn, bình
thường khoảng từ 14-15 cm ở người trưởng thành.
b) Các trường hợp bệnh lý:
* U ác tính nguyên phát (Hépatome):
Khối u ác tính nguyên phát hay gặp nhất là u tế bào gan, thông thường
nó thể hiện dưới dạng một vùng sinh siêu âm không đồng nhất, một hay nhiều
cục, đường kính của chúng rất thay đổi, bờ tròn hay nhiều với giới hạn không
đều.
Hiếm hơn, có thể gặp cấu trúc của chúng tương đương với cấu trúc của
nhu mô gan lân cận.
Hiếm hơn, chúng ít sinh siêu âm hơn nhu mô gan lân cận và đôi khi lại
chứa cả vùng hoại tử ở giữa.

* U lành tính hay nguyên phát:
- Nang mật: Một hình thành nang đơn độc trong nang hoặc nhiều nang,
trước tiên có thể được coi như nang mật đơn thuần nhưng không thể quyết
đoán vì các di căn cũng có thể cho hình ảnh siêu âm tương tự.

6


Một hình ảnh dạng siêu âm tròn hoặc nhiều thùy trong gan ngay cả khi
có bờ có vẽ rõ cũng có thể là tổn thương ác tính (nguyên hay thứ phát) mà
cũng có thể là lành tính (u tuyến, u máu) tăng sinh một khối tại một chỗ.
Chụp động mạch có thể cho phép làm rõ hơn. Hiếm gặp, loại u này đồng hoặc
giảm siêu âm so với nhu mô gan bình thường, khi đó khó nhận biết tổn
thương.
- Khối u hiếm gặp: là loại u có cấu trúc mô học phức tạp gồm các yếu tố

mật, mạch máu và tế bào gan theo tỷ lệ thay đổi. Các câu trúc khác này tạo ra
các khối u gần nang mật và các vùng tăng siêu âm của u máu và u tế bào gan.
Chính sự đa dạng này dù không đặc hiệu cũng gợi ý cho chẩn đoán.

Nang trong gan
* Các khối u thứ phát: Dù là một hay nhiều u, dạng của chúng vẫn rất
thay đổi và có vẻ độc lập với bệnh lý gốc. Kích thước của chúng từ vài đến
15cm. Chúng có nhiều loại, đôi khi phối hợp nhau:
- Các di căn được xác định bởi các đám máu hoặc các nốt tròn hay bầu
dục sinh siêu âm mạnh và thường không đồng nhất.
- Các dạng đồng siêu âm khó nhận biết hơn nhưng có thể dựa vào kích
thước tương đối hoặc các dấu hiệu gián tiếp như sau khi đã sử lý và có chẩn
đoán tổn thương ở nơi khác rõ ràng.

7


- Di căn nghèo siêu âm: khối u có đậm độ siêu âm yếu hơn nhu mô gan
xung quanh.
- Di căn dạng nang: không tạo siêu âm trong lòng khối u, dạng này gọi
là ngoại lệ.
- Các dạng di căn hỗn hợp: mọi dạng đều có thể gặp, từ vùng trung tâm
sinh siêu âm, bao quanh bởi một vòng giảm siêu âm (Halo) đến vùng trung
tâm vắng siêu âm bao quanh bởi một vòng có đậm độ không đều. Dạng trung
gian kết hợp một cách thay đổi các vòng bọc siêu âm tăng hay giảm.
Các dạng tăng siêu âm có thể tương đương với u nguyên phát ác tính
hay lành tính cũng như u thứ phát.Trong các dạng lan rộng hoặc nghèo siêu
âm, tính không đồng nhất của nhu mô thì có thể giống với một dạng gặp trong
xơ gan, đặc biệt có những nốt tái tạo. Sự giống này làm cho việc tìm kiếm các
di căn trên gan xơ trở nên khó khăn.

Các dạng nghèo siêu âm, nhất là các dạng đơn độc, có thể biểu hiện như
một abcès giai đoạn khởi đầu. Muốn chẩn đoán chính xác cần làm xét nghiệm
sinh học, lâm sàng và soi ổ bụng khi không thể soi ổ bụng được, siêu âm có
thể giúp chọc sinh thiết.
* Các ổ tụ trong gan:
Dù nguyên nhân nào, vi khuẩn hay amíp, ổ tụ trong gan thể hiện là một
vùng trống siêu âm, có bản chất dịch lỏng, đôi khi rải rác có những vùng sinh
siêu âm do các vách ngăn hoặc các mảnh hoại tử. Ở mức bảo hòa siêu âm
vùng này có thể có cấu trúc siêu âm không thuần nhất và yếu.
Kích thước của abcès gan rất thay đổi, bờ của chúng không đều, tròn
hay đa thùy, thường hay gặp dạng tròn. Vòng nhu mô (giới hạn của abcès
gan) có thể hoặc có cấu trúc siêu âm hơi tăng và ít lan rộng hoặc có cấu trúc
giảm siêu âm hơn lan rộng.

8


Một số abcefs lúc khởi đầu, vào giai đoạn viêm chưa có ổ tụ thì nghèo
siêu âm và giống với u, khó chẩn đoán. Phải dựa vào cảnh lâm sàng và sinh
học để chẩn đoán.
Trong trường hợp nghi ngờ, đôi khi có thể chọc hút thăm dò qua da vào
gan bằng kim catheter dưới siêu âm.
Trong các vị trí ngoại biên gan, chẩn đoán vị trí ở ổ mủ đôi khi khó
khăn vì các ổ tụ nằm ở giữa gan và cơ hoành hoặc dưới gan cùng cho một
dạng hình ảnh trong tình trạng mà bao gan không nhìn thấy được.
* Các u nang:
- Các u nang bào sán: số lượng và kích thước rất thay đổi. U nang còn
mới thì giới hạn rõ, trống siêu âm ở mức độ bão hòa, vách sinh siêu âm yếu.
- U nang chứa các túi con, các vùng nhỏ dạng vòng tạo siêu âm yếu
thông thường ở vị trí thấp, trũng.

- U nang cũ, vách đôi hoá có võ tạo siêu âm mạnh và dày, sinh bóng
cản âm.
- U nang đơn độc, không có túi con có thể phải phân biệt với một u gan
có bản chất nang.

9


Trong một số dạng phức hợp (vỡ hoặc hóa mủ), sự chẩn đoán u nang
bào sán rất khó khăn, có thể không chẩn đoán được vì khối mất đường viền,
bờ và trở nên giảm siêu âm và thường không thuần nhất, dễ nhầm với abcès
hoặc u.
* U đa nang:
Dạng rất đặc biệt. Gan to, có thể rất to, giới hạn gồ ghề tạo nên bởi
nhiều nang, không có siêu âm, chỉ có nhu mô lành là phân biệt được.
Các u nang thường rất thay đổi trong cùng một gan, to từ vài cm đến
10cm.
Bệnh đa nang có thể gặp phối hợp cả gan và thận: khoảng 50%.

10


* Xơ gan:
Siêu âm không cho phép chẩn đoán xơ gan. Vì các hình ảnh siêu âm rất
thay đổi đến mức thường gây nhầm lẫn, càng dễ nhầm lẫn nếu gặp dạng có
thể biến đổi do điều chỉnh máy. Tuy nhiên cũng có thể phân biệt được 3 loại:
- Xơ gan phì đại: Đặc biệt là gan to có cấu trúc tạo siêu âm nhỏ, thuần
nhất, hơi tăng hơn bình thường (đây là sự đánh giá chủ quan). Hơn nữa nhu
mô hình như thể hiện nghèo cấu trúc tĩnh mạch.
- Xơ gan nốt: gồm nhiều vùng tạo siêu âm kích thước không bằng nhau,

có bờ không đều, tròn hoặc đa thùy, do đó thường không thuần nhất. Nhu mô
gan còn lại bình thường hoặc có những vùng giảm siêu âm hơn, tròn hay đa
thùy với kích thước rất thay đổi, những nốt tái tạo này đôi khi lớn, có thể
nhầm với quá trình sinh u.
- Xơ gan teo: Đặc điểm là gan rất nhỏ, có cấu trúc siêu âm rất đậm và
thường đồng nhất nhưng có thể không đồng nhất (kết hợp với những vùng tạo
siêu âm với những vùng giả siêu âm).
Xơ gan mật và xơ gan nhỏ, teo và không thuần nhất có cấu trúc siêu âm
đôi khi hỗn độn đến nỗi không thể loại được một cách chắc chắn sự có mặt
của di căn hoặc u nguyên phát.
Tìm một cách hệ thống sự có mặt của ascite và các triệu chứng phù hợp
với tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

11


* Tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
Chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa không phải dựa trên siêu âm. Một
số triệu chứng cho phép gợi ý chẩn đoán.
Nó có thể được biểu hiện bởi sự to lên của thân và phần đầu của các
nhánh rốn của tĩnh mạch cửa. Sự giãn đó có thể hiện trên các mặt phẳng cắt
thẳng góc, thiết lập vòng tròn - bất biến với thủ thuật Valsalva sẽ lớn hơn
12mm trừ trường hợp tắc mạch cửa. Các tĩnh mạch lách hoặc mạc treo tràng
trên cũng cho hình ảnh rõ nét.
Ngoài gan lách to có thể thấy tĩnh mạch rốn trong giây chằng tròn, các
xoang tĩnh mạch vành, các hình ảnh bất thường và phong phú của tĩnh mạch
quanh lách.

* Gan ứ máu:
Thăm dò siêu âm hữu ích trên một số bệnh nhân có đau vùng gan, gan

to, ascite và đôi khi vàng da, siêu âm cho phép loại trừ bệnh lý nhu mô, nó
cho thấy gan to nhưng hình ảnh cấu trúc bình thường, các nang tĩnh mạch trên
gan và tĩnh mạch chủ dưới rất lớn. Dạng gan trên không thay đổi gặp cả khi
làm thủ thuật Valsalva.

12


* Bướu máu dưới bao:
Bướu máu dưới bao có đặc điểm là lỏng vào lúc khởi đầu, dạng hình hạt
đậu, kích thước có thể to hay nhỏ. Dần dần bướu sinh siêu âm, siêu âm
thường có vai trò chẩn đoán và theo dõi bướu.
2.2. Khảo sát túi mật
a) Hình dạng: Túi mật được biểu hiện là một vùng không có siêu âm, có
hình dạng như quả trứng, hình quả lê hay dài như hình thuyền thay đổi theo
thì thở ra và thở vào. Thành túi mật là một đường đậm siêu âm có chiều dày
không quá 2mm.
Túi mật có thể bị nhỏ hay mất đi sau khi bài tiết hết mật (sau khi ăn hay
làm nghiệm pháp nước đá).
b) Những trường hợp bệnh lý:
* Sỏi túi mật:
- Trong túi mật có sỏi sẽ tạo thành những khối tăng siêu âm mà phần
lưng quay về phía đầu dò sẽ đậm hơn phần dưới. Viên sỏi hình mờ hay sáng
đều có hình sao chổi ở phía sau chùm âm gọi là bóng râm hay bóng cản âm
sau viên sỏi. Bóng râm phía sau sỏi có thể xoá hết phần nhu mô và cả thành
túi mật trên chỗ có viên sỏi.
- Một vùng siêu âm mạnh trong túi mật, nếu sỏi nhỏ điểm siêu âm
thường nằm lên thành thấp của túi mật. Sỏi to thường nổi trong túi mật và hơi
xa thành túi mật, thường gặp chỉ có phần hướng về đầu dò có dội lại âm, toàn
bộ hòn sỏi không phải lúc nào cũng thấy được. Sỏi trong túi mật có thể di

chuyển khi thay đổi tư thế bệnh nhân.
Chẩn đoán sỏi nhỏ, đường kính dưới 3mm rất khó và những trường hợp
không tưởng có sỏi lại có và ngược lại gặp rất nhiều.

13


* Viêm túi mật:
- Viêm túi mật cấp là viêm thành túi mật, gây nên bởi sự tắc nghẽn túi
mật, thường do sỏi. Thành túi mật dày trên 2-3 mm, có thể thấy túi mật giãn
to, phù dưới thanh mạc làm thành túi mật có hình quầng (2 lớn), người ta gọi
là quầng giảm siêu âm (Halo). Có thể thấy mật quánh trong túi mật và thường
kèm theo dấu hiệu u Murphy.

- Viêm túi mật mạn tính là bệnh rất thông thường và thương hay gặp
phối hợp với sỏi trong nhiều trường hợp. Túi mật thường nhỏ so với bình
thường. Trong túi mật có sỏi hoặc bùn mật đặc, thành túi mật dày.

14


- Ung thư túi mật: Hiếm gặp, nó được phát hiện khi có khoảng dày siêu
âm khu trú ở thành, ranh giới không đều là hình ảnh hay gặp. Tuy nhiên hạch
ở đáy túi mật, viêm túi mật mạn tính di tích sau phẫu thuật túi mật cũng tạo
những hình ảnh bất thường như vậy.
2.3. Khảo sát đường dẫn mật
a) Hình dạng:ở tình trạng bình thường những ống dẫn mật trong gan
không nhìn thấy được, thành của đường dân mật không có siêu âm. Đường
kính của đường dẫn mật bình thường là 4-5mm, ở người có tuổi to hơn.
Các nhánh trong gan hơi tụ tạo thành các ống gan phải và gan trái, ống

gan phải và trái hợp lại thành ống gan chung. Ống gan chung nối với ống mật
để tạo thành ống mật chủ.
Bình thường đường kính của OMC ≤ 8 mm, ở người có tuổi có thể tới
10-12mm.
b) Bệnh lý:
* Dãn đường mật:Trong gan dãn có hình ảnh đặc biệt giống như mạng
nhện hay hình bạch tuộc, đường mật thường ngoằn ngoèo. Khi có dãn đường
mật trong gan thì phải tìm khối u đường mật như K đường mật di căn, nang
đường mật hoặc nghi ngờ sỏi trong ống gan chung, ống gan phải hay gan trái;
trong trường hợp này túi mật và OMC bình thường.
Nếu dãn ống mật chủ và dãn túi mật kèm theo thì có thể do sỏi trong
OMC, nang giả tụy, viêm tụy cấp làm tắc nghẽn lưu thông mật. Trong viêm
tụy mạn, xơ hóa và teo tụy cũng đưa đến tắc nghẽn lưu thông mật, K đầu tụy.
Nếu dãn đường mật trong gan kèm dãn OMC nhưng túi mật nhỏ thì
nghĩ tới viêm túi mật mạn tính.

15


* Dãn ống mật chủ:
Đường kính của đường dẫn mật chính bình thường dưới 7mm. Từ 712mm là nghi ngờ và trên 12mm là bệnh lý.
Xác nhận chắc chắn dãn OMC phải đồng thời quan sát tĩnh mạch cửa,
có thể to gấp 2 tĩnh mạch cửa đồng thời tìm nguyên nhân gây dãn như sỏi,
bệnh lý tụy... và phải khảo sát xem túi mật có to hay không.

* Sỏi ống mật chủ:
Sỏi ống mật chủ thường gây nên dãn OMC nhưng cũng có trường hợp
có sỏi OMC nhưng đường kính OMC dưới 7mm, khi mổ ra mới thấy có sỏi.
Nếu trong lòng đường mật có những khối tăng siêu âm, có bóng cản
âm, xung quanh được bao bằng dịch mật là sỏi OMC. Trường hợp sỏi nhỏ

hoặc nằm thấp có thể khó phát hiện do đầu tụy hoặc ở cuối của OMC. Nếu
thấy dãn đường mật, túi mật mà không tìm thấy sỏi thì phải kiểm tra thêm tụy
hoặc chụp đường mật.

16


Sỏi ống mật chủ
* Nang đường mật:
Sự có mặt của nang trên đường mật trong gan là những vùng hình tròn
không có siêu âm bên trong dù cắt theo mặt phẳng nào.
Số lượng và kích của nang rất thay đổi. Phần còn lại của nhu mô gan
bình thường.
III. CÁC CHỈ ĐỊNH CỦA SIÊU ÂM
1. Đối với gan
- Thăm dò gan to và khối u vùng hạ sườn phải.
- Tìm các chỗ di căn.
- Chẩn đoán mủ trong gan và theo dõi điều trị nội khoa (ápxe gan
amíp).
- Tìm các u nang gan (Đa nang gan, nang bào sán).
- Theo dõi bất thường về cơ hoành phải.
- Tìm các u máu dưới bao gan.
2. Với đường dẫn mật
- Vàng da: Đánh giá dãn đường mật.
- Đau HSP nghi viêm đường mật, sỏi mật.

17


- Khi chụp X quang nghi ngờ, nhất là khi không có cản quang, siêu âm

có thể phát hiện được sỏi.
IV. HẠN CHẾ VÀ SAI SÓT
1. Những nguyên nhân chính về thất bại
- Bệnh nhân béo phì: một số bệnh nhân nhỏ mà béo, gan của họ nằm
cao.
- Teo gan và nhiều dịch trong ổ bụng.
- Do ruột già chèn vào phần dưới thùy phải.
- Sau phẫu thuật gan mật như nối mật - tá tràng gây sẹo làm rối loạn
hình ảnh.
- Có không khí trong đường dẫn mật gây nhiễu khi đánh giá hình ảnh.
2. Những nguyên nhân về sai sót
- Ổ tụ chất lỏng dưới gan có thể là:
+ Túi mật dãn, cần tìm các dấu hiệu dãn đường mật và nguyên nhân gây
dãn đường mật: có thể ở của đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan.
+ U thận phải, đa nang thận phải gây nhầm lẫn với nang gan.
+ Abcès dưới gan sát cơ hoành phải dẫn đến bỏ sót.
+ Giả nang đầu tụy, giả nang mật.
+ Ở dưới gan trái cần phân biệt với tụy hoặc lách to.
- Giảm siêu âm bờ dưới gan phải có thể do điều chỉnh máy chưa tốt, đầu
dò tần số cao hoặc độ bão hoà siêu âm lớn.
- Không thấy túi mật do lạc chỗ, phải tìm ở xa.
- Teo túi mật và nằm trong góc đại tràng phải hoặc kiểm tra sau khi ăn,
mật đã đổ hết vào tá tràng.
- Không được nhầm sẹo sau mổ đường mật, hoặc khí trong ruột với sỏi
vì chúng cũng có hình ảnh tăng siêu âm và có bóng cản âm.

18




×