Ôn thi THPTQG 2018.
Môn: Hóa học 12.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 17.
Thời gian làm bài: 50 phút.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23, Mg
= 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,
Sr =
88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207.
Câu 1: Trong số các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO.
B. C2H5OH.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOH.
Câu 2: Chất X vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ. Chất X là
A. H2NCH2COOH.
B. CH3COOH.
C. CH3CHO.
D. CH3NH2.
Câu 3: Trong các kim loại sau: vàng, bạc, đồng, nhôm, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. đồng.
B. vàng.
C. nhôm.
D. bạc.
Câu 4: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon, thu được
A. amin.
B. lipit.
C. este.
D. amino axit.
Câu 5: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
A. buta-1,3-đien.
B. penta-1,3-đien.
C. but-2-en.
D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Câu 6: Trong các oxit sau, oxit nào bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao, tạo ra kim loại?
A. MgO.
B. CuO.
C. K2O.
D. Al2O3.
Câu 7: Kim loại Al không phản ứng với
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. H2SO4 đặc nguội. D. dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 8: Saccarit nào còn được gọi là đường mía?
A. mantozơ.
B. fructozơ.
C. saccarozơ.
D. glucozơ.
Câu 9: Công thức cấu tạo C2H5COOCH3 có tên gọi là
A. etyl axetat.
B. propyl axetat.
C. metyl propionat.
D. metyl axetat.
Câu 10: Chất nào sau đây là amino axit?
A. (NH2)2CO.
B. H2NC2H4COOH.
C. HCOONH4.
D. C6H5NH2.
Câu 11: Polime nào là polime hóa học?
A. polietilen.
B. nilon-6,6.
C. xenlulozơ.
D. tơ visco.
Câu 12: Dãy gồm các kim loại sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần là
A. Zn, Mg, Cu.
B. Mg, Cu, Zn.
C. Cu, Zn, Mg.
D. Cu, Mg, Zn.
Câu 13: Dung dịch metylamin tạo kết tủa với
A. dd AlCl3.
B. dd HCl.
C. dd NaOH.
D. dd NH3.
Câu 14: Phản ứng nào sau đây tạo ra hợp chất sắt (II)?
A. FeO + HNO3.
B. Fe + CuSO4.
C. Fe2O3 + HCl.
D. Fe + Cl2 (to).
Câu 15: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H 2O ở điều
kiện thường tạo dung dịch bazơ là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Cho các hợp kim sau: Al-Zn (1), Fe-Zn (2), Zn-Cu (3) Mg-Zn (4). Khi tiếp xúc với dung
dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2) và (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (3), (4).
De so 17-Trang-1/4.
Ôn thi THPTQG 2018.
Môn: Hóa học 12.
Câu 17: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ, anđehit axetic.
Số chất hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 18: Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ
A. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.
B. ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe3+.
C. ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
D. ion Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Cu2+.
Câu 19: Cho các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, CH3COOC2H5, Gly-Gly, CH3COOH, C2H5OH.
Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH trong dung dịch là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 20: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là
A. BaCl2.
B. BaCO3.
C. NH4Cl.
D. (NH4)2CO3.
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(f) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 22: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Y
Quỳ tím
Chuyển màu xanh
Z
Cu(OH)2
Có màu tím
T
Nước brom
Kết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
B. Hồ tinh bột, etylamin, lòng trắng trứng, anilin.
C. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
D. Hồ tinh bột, etylamin, anilin, lòng trắng trứng.
Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3 dư.
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (2) và (3).
B. (3) và (4).
C. (1) và (2).
D. (1) và (4).
Câu 24: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3.
B. CuCl2, FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3.
D. FeCl2.
De so 17-Trang-2/4.
Ôn thi THPTQG 2018.
Môn: Hóa học 12.
Câu 25: Trung hòa 1,61 gam axit cacboxylic đơn chức X cần vừa đủ 35 ml dung dịch NaOH 1M.
Tên gọi của X là
A. axit metanoic.
B. axit etanoic.
C. axit propanoic.
D. axit benzoic.
Câu 26: Cho 9,2 gam ancol etylic tác dụng với Na (dư). Thể tích khí H2 (đktc) thu được là
A. 1,12 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 27: Khử hoàn toàn 1,6 gam Fe2O3 cần thể tích khí CO (đktc) tối thiểu là
A. 224 ml.
B. 448 ml.
C. 112 ml.
D. 672 ml.
Câu 28: Hòa tan hết 1,6 gam CuO trong vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Tìm V.
A. 20 ml.
B. 40 ml.
C. 10 ml.
D. 30 ml.
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO 3 loãng, nóng, thì có 2,0 mol HNO3
đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 (đktc) thoát ra. Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 1,12.
C. 1,68.
D. 2,80.
Câu 30: Thủy phân 4,4 gam este X có công thức phân tử C 4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được
2,3 gam ancol Y. Tên gọi của X là
A. etyl axetat.
B. isopropyl fomat.
C. propyl fomat.
D. metyl propionat.
Câu 31: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a(M). Sau khi phản ứng hoàn
toàn thu được dung dịch X có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của a là
A. 1,36M.
B. 1,5M.
C. 1,25M.
D. 1,3M.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng (dư), thu
được 224 ml khí (đktc). Cho m gam X tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc (dư), thu được 336 ml khí
(đktc). Tìm m.
A. 1,25 gam.
B. 1,48 gam.
C. 1,52 gam.
D. 1,84 gam.
Câu 33: Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp) với cường độ
dòng điện 2,68A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân, khối lượng dung dịch giảm m gam. Giả thiết
nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là
A. 18,9.
B. 8,7.
C. 73.
D. 13,1.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở và kế tiếp nhau. Đốt cháy 672 ml (đktc)
hơi X, thu được 1,53 gam H2O. Tổng số đồng phân amin bậc 2 có trong X là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 35: Cho sơ đồ sản xuất rượu etylic từ tinh bột: (C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH.
Từ 1 kg gạo nếp (chứa 90% tinh bột) có thể điều chế được thể tích rượu etylic 45 o là bao nhiêu?
Biết hiệu suất toàn quá trình là 80% và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml.
A. 1150 ml.
B. 1136 ml.
C. 511 ml.
D. 1130 ml.
Câu 36: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng
thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị của V lần lượt là
A. Fe3O4 và 0,224.
B. Fe3O4 và 0,448.
C. FeO và 0,224.
D. Fe2O3 và 0,448.
Câu 37: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO 3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H 2SO4 loãng. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị
của V là
A. 6,72.
B. 8,96.
C. 4,48.
D. 10,08.
Câu 38: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO 2 (đktc) vào bình đựng 400 ml dung dịch X gồm NaOH 1,2M
và Na2CO3 0,6M, thu được dung dịch Y. Kết tinh dung dịch Y (chỉ làm bay hơi nước) thu được
47,76 gam chất rắn khan. Giá trị của V là
A. 5,376.
B. 2,688.
C. 8,064.
D. 13,44.
De so 17-Trang-3/4.
Ôn thi THPTQG 2018.
Môn: Hóa học 12.
Câu 39: Thủy phân m gam tripeptit (X) Gly-Gly-Gly, thu được 5,25 gam Gly và 1,32 gam Gly-Gly.
Tìm m.
A. 5,76 gam.
B. 6,03 gam.
C. 5,67 gam.
D. 6,30 gam.
Câu 40: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng, thu được 940,8 ml
khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và M là
A. NO2 và Fe.
B. NO2 và Al.
C. N2O và Al.
D. N2O và Fe.
-------------------- HẾT --------------------
De so 17-Trang-4/4.