Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ST de luyen tap 8 diem de so 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.77 KB, 3 trang )

Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 11.
Thời gian làm bài: 50 phút.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23, Mg
= 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,
Sr =
88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207.
Câu 2: Để nhận biết hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 có thể dùng
A. quỳ tím.
B. dd AgNO3/NH3 (to).
C. dd NaOH đặc (to).
D. dd brom.
Câu 3: Polime nào sau đây thuộc poliamit?
A. PE.
B. PVC.
C. cao su buna.
D. nilon-6,6.
Câu 5: Phản ứng với chất nào sau đây chứng minh tính axit mạnh của HNO3?
A. NaOH.
B. CuO.
C. CaCO3.
D. Fe2O3.
Câu 7: Để nhận biết các dung dịch: NH4Cl, (NH4)2CO3, Ca(NO3)2 có thể dùng
A. quỳ tím.
B. dd Ca(OH)2.
C. dd BaCl2.
D. dd HCl.


Câu 8: Chất nào sau đây không phải là este?
A. CH3COOC2H5.
B. C3H5(COOCH3)3. C. HCOOCH3.
D. C2H5OC2H5.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hiđro sunfua bị oxi hóa bởi nước clo ở nhiệt độ thường.
B. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7 trong các hợp chất.
C. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.
D. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và
than cốc ở 1200oC trong lò điện.
Câu 10: Chất nào sau đây dẫn điện được?
A. dd HCl.
B. C6H6.
C. C12H22O11.
D. CaCO3.
2+ →
Câu 11: Phương trình ion rút gọn: S + 2H
H2S là của phản ứng giữa cặp chất nào?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
B. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
C. Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S.
D. ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S.
Câu 12: Etanal còn có tên gọi khác là
A. metanal.
B. axetanđehit.
C. anđehit propionic. D. propanal.
Câu 14: Ancol no, đơn chức tác dụng được với CuO (to) tạo ra anđehit là
A. ancol bậc 1.
B. ancol bậc 1 và 2.
C. ancol bậc 2.

D. ancol bậc 3.
Câu 15: Cacbon phản ứng với các chất trong dãy nào sau đây?
A. NaCl, NaOH, HNO3 đặc.
B. CO2, HNO3 đặc, KClO3.
C. Ca, Na2CO3, CaCO3.
D. Ca, NaOH, AgNO3.
Câu 16: Triolein không phản ứng với chất nào?
A. H2 (Ni, to).
B. dd NaOH (to).
C. dd NaCl (to).
D. dd brom.
Câu 17: Axeton có thể được điều chế bằng một phản ứng trực tiếp từ chất nào?
A. Benzen.
B. Axetilen.
C. Ancol etylic.
D. Cumen.
Câu 18: Cho phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2. Trong phản ứng này, chất bị khử là
A. Fe.
B. Fe+3.
C. Fe+2.
D. Cl-.
Câu 19: HNO3 đặc phản ứng với chất nào sau đây tạo ra sản phẩm khí?
A. NaOH.
B. Fe2O3.
C. CaSO4.
D. S.
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn este X trong môi trường kiềm NaOH luôn thu được sản phẩm là
A. muối của axit cacboxylic.
B. axit cacboxylic.
De so 11-Trang-1/3.



Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

C. ancol bậc 1.
D. ancol.
Câu 21: Cho dãy các chất: metan, etilen, axetilen, etanol, anđehit axetic, anilin, phenol. Số chất
trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 6.
B. 7.
C. 5.
D. 4.
Câu 22: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng
dung dịch amoni nitrit bão hòa. Khí X là
A. NO2.
B. N2.
C. NO.
D. N2O.
Câu 25: Phản ứng nào viết sai?
A. Cu + FeCl2 → CuCl2 + Fe.
B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
C. 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.
D. 3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn saccarit X thu được 1 gốc α-glucozơ và 1 gốc β-glucozơ. X là
A. tinh bột.
B. xenlulozơ.
C. amilo pectin.
D. saccarozơ.

Câu 31: Cho n-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số sản phẩm monoclo tối đa thu được
A. 1.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
+2
Câu 33: Trường hợp nào sau đây oxi hóa được Cu thành Cu ?
A. dd HCl.
B. dd NH3.
C. dd NaCl.
D. dd AgNO3.
Câu 34: Chất X có công thức phân tử C4H8O2, là este của axit axetic. X là
A. metyl fomat.
B. metyl propionat.
C. n-propyl fomat.
D. etyl axetat.
Câu 27: Trong các chất sau, chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. HCOOH.
B. CH3OH.
C. HCHO.
D. C6H6.
Câu 28: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội.
C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
D. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.
Câu 29: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Anđehit làm mất màu nước brom.
B. Ancol etylic hòa tan được Cu(OH)2.
C. Axit axetic có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Công thức của glixerol là C3H6(OH)2.
Câu 1: Hỗn hợp X gồm CH2=CH2 và CH≡CH (tỉ lệ mol 3:5). Cho 896 ml hơi (đktc) X phản ứng
hết với dung dịch chứa m gam brom. Giá trị của m là
A. 6,4 gam.
B. 3,2 gam.
C. 10,4 gam.
D. 5,2 gam.
Câu 4: Hòa tan 1,28 gam đồng trong dung dịch axit nitric đặc (dư), thu được thể tích khí (đktc) là
A. 896 ml.
B. 448 ml.
C. 672 ml.
D. 336 ml.
Câu 6: Cho sơ đồ: C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa → C6H5OH. Từ 400 gam benzen có thể điều chế
được tối đa bao nhiêu gam phenol. Cho biết hiệu suất của toàn bộ quá trình đạt 78%?
A. 320 gam.
B. 618 gam.
C. 376 gam.
D. 312 gam.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe và Fe 2O3. Hòa tan 10,24 gam X trong dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu
được 896 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Khối lượng Fe2O3 trong X là
A. 6 gam.
B. 10 gam.
C. 12 gam.
D. 8 gam.
Câu 23: Cho 7,5 gam glyxin phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được lượng muối là
A. 0,97 gam.
B. 9,7 gam.
C. 0,98 gam.
D. 9,8 gam.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một lượng amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 1 (X), thu được 1,344 lít

CO2 (đktc) và 1,62 gam H2O. X là
A. metylamin.
B. etylamin.
C. propylamin.
D. butylamin.
Câu 30: Cho m gam ancol metylic phản ứng hết với Na (dư), thu được 2,24 lít khí (đktc). Tìm m.
De so 11-Trang-2/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

A. 3,2 gam.
B. 1,6 gam.
C. 6,4 gam.
D. 12,8 gam.
Câu 32: Điện phân nóng chảy m gam NaCl, thu được 784 ml khí bên anot (đktc). Tìm m.
A. 2,0475 gam.
B. 4,095 gam.
C. 5,85 gam.
D. 11,7 gam.
Câu 35: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm chỉ gồm 4,48
lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 4,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ và đến khi
phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. etyl axetat.
B. etyl propionat.
C. metyl propionat.
D. isopropyl axetat.
Câu 36: Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch Na 2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung

dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl 2 dư
vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m bằng
A. 7,88.
B. 23,64.
C. 9,85.
D. 11,82.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit no, đơn chức, mạch hở X cần 1,792 lít khí O 2 (đktc), thu
được tổng khối lượng CO2 và H2O là 3,72 gam. Công thức của X là
A. C4H8O2.
B. C3H6O.
C. C2H4O.
D. CH2O.
Câu 38: Cho 1,4 gam bột sắt vào cốc đựng 80 ml dung dịch HNO 3 1M, phản ứng hoàn toàn, thu
được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 6,05 gam.
B. 4,84 gam.
C. 5,12 gam.
D. 2,7 gam.
Câu 39: X là một α-amino axit chứa 1 nhóm NH 2 và 1 nhóm COOH. Cho m1 gam X phản ứng vừa
đủ với 25 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m2 gam muối Y. Biết m 2 − m1 = 0,55 . X là
A. valin.
B. alanin.
C. axit glutamic.
D. glyxin.
Câu 40: Ngâm một thanh kim loại R (hóa trị II) khối lượng 100 gam vào cốc đựng 40 ml dung dịch
AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại R ra rửa sạch, làm khô rồi
cân lại thì có khối lượng 103,02 gam. Kim loại R là
A. Zn.
B. Cu.
C. Fe.

D. Mg.
-------------------- HẾT --------------------

De so 11-Trang-3/3.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×