Ôn thi THPTQG 2018.
Môn: Hóa học 12.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 16.
Thời gian làm bài: 50 phút.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23, Mg
= 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,
Sr =
88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207.
Câu 1: Polime nào là polime thiên nhiên?
A. polietilen.
B. cao su buna.
C. protein.
D. nilon-6,6.
Câu 2: Chất nào dưới đây là este
A. CH3COOCH2CH3. B. CH3COOH.
C. CH3COONH4.
D. CH3CH2COCH3.
Câu 3: Đồng phân của glucozơ là
A. Xenlulozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Sobitol.
Câu 4: Dung dịch chất nào có pH > 7?
A. Na2CO3.
B. NaCl.
C. HCl.
D. Na2HPO4.
Câu 5: Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Fe.
B. Al.
C. Na.
D. Mg.
Câu 6: Chất nào có tính chất lưỡng tính?
A. Al2O3.
B. ZnO.
C. HCl.
D. Na2CO3.
Câu 7: Chất nào có tính axit?
A. HCHO.
B. CH3COOCH3.
C. C2H5OH.
D. CH3COOH.
Câu 8: Phân supe lân được sản xuất từ nguyên liệu nào?
A. boxit.
B. đá vôi.
C. đolomit.
D. apatit.
Câu 9: Khi đốt cháy các amin no, đơn chức, mạch hở, thu được sản phẩm khí gồm
A. N2, CO2, H2O.
B. CO2, H2O.
C. N2, CO2, O2.
D. N2, O2.
Câu 10: Cacbohiđrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco?
A. saccarozơ.
B. tinh bột.
C. glucozơ.
D. xenlulozơ.
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế từ phản ứng nào ?
to
to
A. NH4Cl + Ca(OH)2
B. NH4NO2
→
→
o
o
t
t
C. NH4NO3
D. NH4Cl + NaOH
→
→
Câu 12: Chất nào tham gia phản ứng làm mất màu nước brom?
A. CH4.
B. C2H4.
C. CH3COOH.
D. C2H5OH.
Câu 13: Chất nào không tác dụng với Cu(OH)2?
A. HCHO (to).
B. CH3COOH.
C. C3H5(OH)3.
D. C2H5OH (to).
Câu 14: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa-khử?
A. NaOH + FeCl3.
B. CaO + CO2.
C. Al + dd NaOH.
D. MgO + HCl.
Câu 15: Crom(III) hiđroxit tác dụng với chất nào?
A. O2.
B. dd NH3.
C. dd NaOH.
D. dd CuSO4.
Câu 16: Đun nóng 1 mol tristearin trong dung dịch NaOH thì cần số mol NaOH tối thiểu là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 6.
Câu 17: Kết tủa thu được khi cho nhôm kim loại phản ứng với
A. dd CuCl2.
B. dd HCl.
C. dd NaOH.
D. dd HNO3 loãng.
Câu 18: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng?
A. Fe + dd HNO3 đặc.
B. Cu + dd NaNO3 + dd HCl.
C. Fe + dd NaCl.
D. Ag + dd HCl.
De so 16-Trang-1/3.
Ôn thi THPTQG 2018.
Môn: Hóa học 12.
Câu 19: Kim loại nào không phản ứng với oxi?
A. Na.
B. Al.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 20: Từ glyxin và alanin có thể tạo ra tối đa mấy đipeptit?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
+2
+3
Câu 21: Chất nào có thể oxi hóa hợp chất Fe lên Fe ?
A. Mg kim loại.
B. dd HCl.
C. Cl2.
D. dd NaOH.
Câu 22: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch nào?
A. NaNO3.
B. NaOH.
C. NaHCO3.
D. NaCl.
Câu 23: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl 3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số
trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(e) Trong công nghiệp được phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 25: Cho 1,3 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 448 ml khí
H2 (đktc). Kim loại R là
A. Fe.
B. Mg.
C. Ca.
D. Zn.
Câu 26: Dẫn 336 ml axetilen vào dung dịch Br2 1M. Thể tích dung dịch Br2 đã phản ứng là
A. 15 ml.
B. 30 ml.
C. 45 ml.
D. 60 ml.
Câu 27: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với Clo (dư), thu được khối lượng muối là
A. 16,25 gam.
B. 12,7 gam.
C. 8,125 gam.
D. 6,35 gam.
Câu 28: Cho m gam glyxin tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch HNO 3 1M. Khối lượng muối thu
được sau phản ứng là
A. 2,67 gam.
B. 2,76 gam.
C. 2,74 gam.
D. 2,47 gam.
Câu 29: Ngâm một thanh sắt vào 100 ml dung dịch CuSO 4 x (M). Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Tìm x.
A. 0,05.
B. 0,5.
C. 0,625.
D. 0,0625.
Câu 30: Đốt cháy hết 1,32 gam este no, đơn chức, mạch hở X, thu được 1,08 gam H 2O. Tính thể
tích khí oxi (đktc) đã phản ứng.
A. 1,344 lít.
B. 2,688 lít.
C. 1,12 lít.
D. 1,68 lít.
Câu 31: X là ancol no, đa chức, mạch hở. Cho 1,86 gam X tác dụng hết với Na (dư), thu được 672
ml khí H2 (đktc). Công thức của X là
A. C3H5(OH)3.
B. C3H6(OH)2.
C. C2H4(OH)2.
D. C4H7(OH)3.
Câu 32: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được m 1 gam muối clorua. Cũng cho
m gam Fe tác dụng với Cl2 (dư), thu được m2 gam muối clorua. Biết m 2 − m1 = 0, 71 . Tìm m.
A. 1,12 gam.
B. 1,68 gam.
C. 0,56 gam.
D. 1,4 gam.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm Fe và Mg. Hòa tan 2,56 gam X trong 50 gam dung dịch HCl (vừa đủ), thu
được 1,344 lít khí H2 (đktc). Nồng độ C% của FeCl2 trong dung dịch sau phản ứng là
A. 8,46%.
B. 8,64%.
C. 8,48%.
D. 0,7%.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, đơn chức, mạch hở và phenol. Cho 3,31 gam X tác dụng hết
với Na (dư), thu được 616 ml khí H2 (đktc). Cũng cho 3,31 gam X tác dụng vừa đủ với 25 ml dung
dịch NaOH 1M. Tên gọi của ancol trong X là
A. propanol.
B. butanol.
C. etanol.
D. metanol.
De so 16-Trang-2/3.
Ôn thi THPTQG 2018.
Môn: Hóa học 12.
Câu 35: X là tripeptit Gly-Gly-Ala. Thủy phân 20,3 gam X trong dung dịch HCl (dư), sau phản ứng
hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối?
A. 34,85 gam.
B. 34,58 gam.
C. 23,7 gam.
D. 27,3 gam.
Câu 36: Cho 61,2 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với HNO3 đun nóng, khuấy đều. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4
gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 151,5 gam.
B. 137,1 gam.
C. 97,5 gam.
D. 108,9 gam.
Câu 37: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 5,4.
C. 7,8.
D. 43,2.
Câu 38: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit
axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn
vứi 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 0,5M. Giá trị của V là
A. 1,44.
B. 0,72.
C. 0,96.
D. 0,24.
Câu 39: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% metan về thể tích) theo sơ
đồ chuyển hóa và hiệu suất như sau:
H =15%
H =95%
H =90%
Metan
→ Axetilen
→ Vinyl clorua
→ Poli(vinyl clorua)
Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để điều chế được 1 tấn PVC là
A. 5589,08 m3.
B. 1470,81 m3.
C. 5883,25 m3.
D. 3883,24 m3.
Câu 40: Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH) 2 1,5M và NaOH 1M. Sau
phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl 2
1,2M và KOH 1,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 66,98.
B. 39,4.
C. 47,28.
D. 59,1.
-------------------- HẾT --------------------
De so 16-Trang-3/3.