Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ST de luyen tap 8 diem de so 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.71 KB, 3 trang )

Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 9.
Thời gian làm bài: 50 phút.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23, Mg
= 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,
Sr =
88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207.
Câu 1: Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được sản phẩm cuối cùng là
A. đextrin.
B. saccarozơ.
C. α-glucozơ.
D. β-glucozơ.
Câu 2: Thành phần hóa học của supephotphat kép là
A. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
B. (NH2)2CO.
C. Ca(H2PO4)2.
D. KNO3.
Câu 3: Quặng nào sau đây chứa thành phần chủ yếu CaCO3?
A. hemantit.
B. apatit.
C. boxit.
D. đolomit.
Câu 4: Trong phân tử este, chứa nhóm chức nào?
A. -COO-.
B. -COOH.
C. -CO-.
D. -CHO.


Câu 5: Chất nào sau đây có tính bazơ?
A. HCOOH.
B. CH3NH2.
C. HCOOC2H5.
D. C6H12O6.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon, thu được sản phẩm khí gồm
A. CO2, N2.
B. CO2, H2O.
C. CO2, H2O, N2.
D. CO2, N2, O2.
Câu 7: Chất nào sau đây là thành phần của một loại phân đạm?
A. KCl.
B. Ca(H2PO4)2.
C. NH4Cl.
D. CaCl2.
Câu 8: Nguyên liệu để sản xuất nhôm xuất phát từ quặng
A. đolomit.
B. pirit.
C. apatit.
D. boxit.
Câu 9: Axit CH3COOH không tác dụng được với
A. dung dịch KOH.
B. dung dịch Na2CO3. C. dung dịch HCl.
D. Zn kim loại.
Câu 10: Etyl axetat không tác dụng với
A. dd KOH (to).
B. O2 (to).
C. H2 (Ni, to).
D. H2O (xt H2SO4, to).
Câu 11: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là

A. Ag, NO, O2.
B. Ag2O, NO2, O2.
C. Ag, NO2, O2.
D. Ag2O, NO, O2.
Câu 12: CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây?
A. NaOH.
B. O2.
C. CaO.
D. Mg (to).
Câu 13: Hai oxit nào sau đây bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. ZnO và K2O.
B. Fe2O3 và MgO.
C. FeO và CuO.
D. Al2O3 và ZnO.
Câu 14: Vinylaxetilen (CH≡C-CH=CH2) có thể được tạo ra bằng một phản ứng trực tiếp từ chất
nào trong các chất sau đây?
A. C2H5OH.
B. CH3CHO.
C. C2H2.
D. C2H4.
Câu 15: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng khi trộn các dung dịch với nhau?
A. Ca(OH)2 + NH4Cl. B. AgNO3 + HCl.
C. NaNO3 + K2SO4. D. NaOH + FeCl3.
Câu 16: Phản ứng nào tạo ra kết tủa Al(OH)3?
A. AlCl3 + NaOH dư. B. Al + H2O dư.
C. Al + NaOH dư.
D. NaAlO2 + CO2 + H2O.
Câu 17: Để phân biệt CH3COOH và CH3COOCH3 có thể dùng
A. quỳ tím.
B. dd brom.

C. dd HCl.
D. dd AgNO3/NH3.
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → NaOH → Na2CO3 → NaHCO3 → CO2.
Có mấy phản ứng oxi hóa-khử xảy ra trong sơ đồ trên?
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
De so 9-Trang-1/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

Câu 19: Trong quá trình điện phân nóng chảy NaCl điều chế Na, xảy ra quá trình
A. khử Na+ bên anot.
B. oxi hóa Na+ bên anot.
C. oxi hóa Na+ bên catot.
D. khử Na+ bên catot.
Câu 20: Cho các chất: benzen, etilen, axetilen, ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic, glucozơ,
saccarozơ, etyl axetat, metan. Có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.

Câu 21: Cho phản ứng: Fe + HNO3
Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
Tỉ lệ mol giữa chất khử và chất oxi hóa là

A. 3:1.
B. 1:3.
C. 1:6.
D. 6:1.
Câu 22: Cho dung dịch Ba(HCO 3)2 lần lượt vào các dung dịch: NaHSO 4, Ca(OH)2, H2SO4,
Ca(NO3)2, NaHCO3, Na2CO3, HCl. Số trường hợp có xảy ra phản ứng là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 23: Cho phản ứng oxi hóa-khử giữa Al và HNO3 tạo ra sản phẩm khử duy nhất là N2O. Tỉ lệ số
phân tử HNO3 tạo muối với số phân tử HNO3 đóng vai trò oxi hóa là
A. 1:6.
B. 4:1.
C. 5:1.
D. 8:3.
Câu 24: Glucozơ bị khử khi tác dụng với chất nào?
A. H2 (Ni, to).
B. O2 (to).
C. AgNO3/NH3 (to).
D. dung dịch Brom.
Câu 25: Trộn 10 ml dung dịch H3PO4 1M với 30 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn, thu
được m gam muối. Tìm m.
A. 3,28 gam.
B. 1,64 gam.
C. 0,82 gam.
D. 3,92 gam.
Câu 26: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư AgNO 3/NH3 đến khi phản ứng
hoàn toàn thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2 gam.

B. 18 gam.
C. 9 gam.
D. 10,8 gam.
Câu 27: Trung hòa 6 gam axit cacboxylic đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 8,2
gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C3H4O2.
D. CH2O2.
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn 12,09 gam một chất béo trung tính X, thu được 1,38 gam glixerol.
Khối lượng xà phòng tạo ra là
A. 12,51 gam.
B. 12,15 gam.
C. 11,31 gam.
D. 11,13 gam.
Câu 29: X là amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 1. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với 25 ml dung
dịch HNO3 1M, thu được 2,7 gam muối nitrat. Amin là
A. metylamin.
B. etylamin.
C. propylamin.
D. butylamin.
Câu 30: Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch X.
pH của dung dịch X là
A. 10.
B. 2.
C. 7.
D. 1.
Câu 31: Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình đạt
85%. Khối lượng ancol thu được là
A. 458,58 kg.

B. 485,85 kg.
C. 398,8 kg.
D. 389,79 kg.
Câu 32: Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện 1 chiều
không đổi). Sau một thời gian, thấy có 224 ml (đktc) khí bên anot và dung dịch X. Pha loãng dung
dịch X thành thể tích 1 lít. pH của dung dịch X bằng
A. 1.
B. 1,4.
C. 13.
D. 12,6.
Câu 33: Đun hỗn hợp gồm 6 gam CH3COOH và 5,52 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc). Sau một
thời gian phản ứng, thu được 5,28 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa bằng
A. 60%.
B. 50%.
C. 40%.
D. 30%.
Câu 34: Cho V lít CO (đktc) phản ứng với lượng dư hỗn hợp chất rắn gồm Cu và Fe 3O4 nung nóng.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp chất rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,112 lít.
B. 0,224 lít.
C. 0,448 lít.
D. 0,56 lít.
De so 9-Trang-2/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH 4, C3H4, C4H6 thu được 3,136 lít CO 2 (đktc) và 2,16

gam H2O. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 5,6 lít.
B. 3,36 lít.
C. 1,12 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 36: Tỉ khối hơi của este X (no, đơn chức, mạch hở) so với hiđro bằng 44. Thủy phân hoàn toàn
8,8 gam X, thu được 8,2 gam muối Y và ancol Z. Ancol Z là
A. etanol.
B. metanol.
C. propanol.
D. butanol.
Câu 37: Hấp thụ V lít (đktc) CO 2 vào cốc đựng 50 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M, phản ứng hoàn toàn,
thu được 3 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 0,672.
B. 1,344.
C. 0,784.
D. 3,808.
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam kim loại R trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được
3,92 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại R là
A. Fe.
B. Cu.
C. Ag.
D. Zn.
Câu 39: Oxi hóa 6 gam metanal bằng oxi (xúc tác) sau một thời gian thu được 8,56 gam hỗn hợp X
gồm anđehit và axit cacboxylic. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 đun nóng, được
m gam Ag. Giá trị của m là
A. 51,48 gam.
B. 51,84 gam.
C. 17,28 gam.
D. 34,56 gam.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm Mg và Al có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 4 : 3 . Hòa tan X trong dung
dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Số mol HNO 3 đã
tham gia phản ứng là
A. 0,2.
B. 0,4.
C. 0,8.
D. 0,6.
-------------------- HẾT --------------------

De so 9-Trang-3/3.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×