Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ST de luyen tap 8 diem de so 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.39 KB, 3 trang )

Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 4.
Thời gian làm bài: 50 phút.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23, Mg
= 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,
Sr =
88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207.
Câu 1: Chất nào dưới đây có pH < 7?
A. KNO3.
B. NH4Cl.
C. KCl.
D. K2CO3.
Câu 2: Chất béo tripanmitin có công thức là
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 3: Este C2H5COOC2H5 có tên gọi là
A. etyl fomat.
B. vinyl propionat.
C. etyl propionat.
D. etyl axetat.
Câu 4: Chất nào dưới đây là monosaccarit?
A. glucozơ.
B. tinh bột.
C. saccarozơ.
D. xenlulozơ.


Câu 5: Chất nào dưới đây là thạch cao sống?
A. CaSO4.2H2O.
B. CaCO3.
C. CaSO4.
D. CaSO4.CaCO3.
Câu 6: Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc?
A. C6H5OH.
B. CH3COOH.
C. C2H2.
D. HCHO.
Câu 7: Chất nào dưới đây không có phản ứng thủy phân?
A. tinh bột.
B. metyl fomat.
C. saccarozơ.
D. glucozơ.
Câu 8: Đimetylamin có công thức nào sau đây?
A. CH3NH2.
B. C2H5NH2.
C. CH3NHCH3.
D. C6H5NH2.
Câu 9: Trong các chất sau, chất nào có tính bazơ yếu nhất?
A. C6H5NH2.
B. CH3NH2.
C. NaOH.
D. C2H5NH2.
Câu 10: Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với dung dịch brom?
A. glyxin.
B. metylamin.
C. anilin.
D. vinyl axetat.

Câu 11: Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A. Gly-Val.
B. Glucozơ.
C. Ala-Gly-Val.
D. metylamin.
Câu 12: Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom?
A. axetilen.
B. stiren.
C. etilen.
D. etan.
Câu 13: Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử alanin là
A. 11.
B. 13.
C. 12.
D. 10.
Câu 14: Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?
A. CuCl2.
B. KNO3.
C. NaCl.
D. AlCl3.
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là
A. NaNO2.
B. NaOH.
C. Na2O.
D. Na.
Câu 16: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và valin là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.

Câu 17: Trong một chuỗi tripeptit X, số liên kết peptit có là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
2+
Câu 18: Kim loại nào khử được Cu trong dung dịch thành Cu kim loại?
A. Na.
B. Ag.
C. Zn.
D. K.
Câu 19: Xenlulozơ trinitrat là sản phẩm của phản ứng giữa xenlulozơ với
A. natri nitrat.
B. kali nitrat.
C. axit sunfuric.
D. axit nitric.
De so 4-Trang-1/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

Câu 20: Thả 1 mẩu natri kim loại vào dung dịch CuSO 4, phản ứng hoàn toàn, thu được một kết tủa.
Kết tủa đó là chất nào?
A. Cu(OH)2.
B. Cu.
C. NaOH.
D. Na2CO3.
Câu 21: C4H9OH có bao nhiêu đồng phân ancol?

A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 22: Điện phân dung dịch muối X (điện cực trơ, màng ngăn xốp), sau một thời gian thu được
dung dịch có pH > 7. Muối X có thể là muối nào sau đây?
A. CuCl2.
B. CuSO4.
C. AgNO3.
D. NaCl.
Câu 23: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

có màu tím

Z


Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước Br2

kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.
C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(g) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 25: Cho m gam alanin tác dụng vừa hết với axit nitric, thu được 6,08 gam muối. Tìm m.
A. 3,56 gam.

B. 1,78 gam.
C. 5,34 gam.
D. 7,12 gam.
Câu 26: Cho 4,6 gam ancol etylic phản ứng hết với natri kim loại thu được thể tích khí H2 (đktc) là
A. 2,24 lít.
B. 4,48 lít.
C. 1,12 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 27: Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO 3 dư, thu được 3,36 lít khí NO duy nhất. Giá trị
của m là
A. 8,1.
B. 4,05.
C. 1,35.
D. 2,7.
Câu 28: Cho 1,3 gam kim loại R hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 448 ml khí
H2 (đktc). Kim loại R là
A. Mg.
B. Fe.
C. Cr.
D. Zn.
Câu 29: Hòa tan 1,12 gam bột sắt trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng (dư), thu được khí SO2. Hấp thụ
toàn bộ lượng SO2 này vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì tạo ra bao nhiêu gam kết tủa?
A. 2,4 gam.
B. 3,6 gam.
C. 4,8 gam.
D. 5,6 gam.
Câu 30: Ngâm một thanh sắt vào cốc đựng 20 ml dung dịch CuSO 4 1M, phản ứng hoàn toàn, lấy
thanh sắt ra thì khối lượng thanh sắt sẽ
A. giảm 0,16 gam.
B. giảm 1,12 gam.

C. tăng 1,12 gam.
D. tăng 0,16 gam.
De so 4-Trang-2/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

Câu 31: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,3 mol (C 17H35COO)3C3H5 trong dung dịch KOH dư, thu được m
gam muối. Giá trị của m là
A. 264,6 gam.
B. 96,6 gam.
C. 88,2 gam.
D. 289,8 gam.
Câu 32: Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tráng bạc hoàn toàn, sinh ra 32,4 gam bạc. Tìm m.
A. 108 gam.
B. 135 gam.
C. 54 gam.
D. 270 gam.
Câu 33: Cho 100 ml dung dịch HCl 1,2M phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được
dung dịch X. Tính pH của dung dịch X
A. 1.
B. 2.
C. 12.
D. 13.
Câu 34: Hấp thụ 1,792 lít khí CO2 (đktc) vào cốc đựng 50 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M, phản ứng
hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tìm m.
A. 8 gam.
B. 3 gam.

C. 2 gam.
D. 5 gam.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm HCHO và HCOOH. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch
NaOH 1M. Cũng cho m gam X phản ứng tráng bạc hoàn toàn, thu được 8,64 gam bạc. Tìm m.
A. 1,52 gam.
B. 1,82 gam.
C. 1,22 gam.
D. 2,44 gam.
Câu 36: Este X no, đơn chức, mạch hở. Cho 3,08 gam X phản ứng vừa đủ với 35 ml dung dịch
NaOH 2M, thu được 2,38 gam muối Y và ancol Z. Tổng số nguyên tử hiđro có trong ancol Z là
A. 6.
B. 8.
C. 4.
D. 10.
Câu 37: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 127,5 gam.
B. 118,5 gam.
C. 237,0 gam.
D. 109,5 gam.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Al và Fe với tỉ lệ mol tương ứng 4:5. Hòa tan hết một lượng X trong dung
dịch HNO3 loãng, thu được 1,008 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa m
gam muối. Giá trị của m là
A. 1,031 gam.
B. 10,31 gam.
C. 11,03 gam.
D. 1,103 gam.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Cu và kim loại R (hóa trị n, đứng trước Cu trong dãy điện hóa của kim
loại), tỉ lệ mol tương ứng là 1:3). Cho 1,45 gam X phản ứng vừa đủ với 1,232 lít Cl2 (đktc). R là
A. Fe.

B. Zn.
C. Al.
D. Mg.
Câu 40: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 56,96
gam Ala, 64 gam Ala-Ala và 55,44 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 132,88 gam.
B. 223,48 gam.
C. 163,08 gam.
D. 181,2 gam.
-------------------- HẾT --------------------

De so 4-Trang-3/3.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×