Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ST de luyen tap 8 diem de so 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.02 KB, 3 trang )

Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 5.
Thời gian làm bài: 50 phút.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23, Mg
= 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,
Sr =
88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207.
Câu 1: Chất nào sau đây không có trạng thái khí, ở nhiệt độ thường?
A. Trimetylamin.
B. Metylamin.
C. Etylamin.
D. Anilin.
Câu 2: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?
A. Phenylamin.
B. Metylamin.
C. Propylamin.
D. Etylamin.
Câu 3: Trong các chất sau, chất nào sau đây dễ tan trong nước nhất?
A. C6H6.
B. C2H5OH.
C. CH3CHO.
D. CH3COOH.
Câu 4: Trong công nghiệp, điều chế H3PO4 bằng những hóa chất nào sau đây?
A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 loãng.
B. Ca(H2PO4)2 và H2SO4 đặc.
C. Ca3(PO4)2 và H2SO4 đặc.
D. P2O5 và H2O.


Câu 5: Kim loại nào không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Cu.
B. Al.
C. Zn.
D. Mg.
Câu 6: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc, người ta dùng chất hấp thụ
A. đồng (II) oxit và magie oxit.
B. đồng (II) oxit và than hoạt tính.
C. đồng (II) oxit và mangan oxit.
D. than hoạt tính.
Câu 7: Kim loại nào có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Fe.
B. Na.
C. Al.
D. Mg.
Câu 8: Chất nào không phản ứng với dung dịch HCl?
A. MgO.
B. NaOH.
C. CaCO3.
D. Cu.
Câu 9: Chất nào sau đây được dùng làm thuốc diệt chuột?
A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. Zn3P2.
D. ZnCl2.
Câu 10: Tính chất của hợp chất crom(III) oxit là
A. tính axit.
B. tính bazơ.
C. lưỡng tính.
D. trung tính.

Câu 11: Chất nào không hòa tan được Cu(OH)2?
A. glucozơ.
B. ancol etylic.
C. fructozơ.
D. glixerol.
Câu 12: Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. benzen.
B. metan.
C. toluen.
D. etilen.
Câu 13: Clorofom là sản phẩm khi cho metan phản ứng với clo theo tỉ lệ mol?
A. 1:1.
B. 1:2.
C. 1:3.
D. 1:4.
Câu 14: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
B. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3.
C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
D. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.
Câu 15: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là
A. CH3COONa và CH3COOH.
B. CH3COONa và CH3OH.
C. CH3COOH và CH3ONa.
D. CH3OH và CH3COOH.
Câu 16: H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3.
B. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
D. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.

De so 5-Trang-1/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

Câu 17: Kết tủa được tạo ra khi cho dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với
A. NaOH.
B. HCl.
C. CO2.
D. Cu.
Câu 18: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 sinh ra
kết tủa. Chất X là
A. AlCl3.
B. CaCO3.
C. BaCl2.
D. Ca(HCO3)2.
Câu 19: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A. glixerol, glyxin, anilin.
B. etanol, fructozơ, metylamin.
C. metyl axetat, glucozơ, etanol.
D. metyl axetat, phenol, axit axetic.
Câu 20: Cho các chất sau: isopren, stiren, etilen, axetilen, benzen. Có bao nhiêu chất có khả năng
tham gia phản ứng trùng hợp?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21: Cho dãy các chất: Ca(HCO 3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất

trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 22: Cho các muối: (1) NaHCO 3, (2) K2HPO4, (3) NH4HS, (4) KHSO4. Số muối có thể tác dụng
với dung dịch bazơ tương ứng tạo muối trung hòa là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen (C6H6).
(c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.
(d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 24: Cho các chất: CH4, C2H4, C2H2, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOCH3. Đốt cháy lần lượt
từng chất này. Có mấy chất cho tỉ lệ thể tích CO2 và hơi H2O bằng nhau?
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 25: Cho 3,155 gam alanin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Tìm V.
A. 10 ml.
B. 25 ml.

C. 35 ml.
D. 40 ml.
Câu 26: Cho 3,24 gam Al tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được thể tích khí (đktc) là
A. 4,032 lít.
B. 2,688 lít.
C. 1,344 lít.
D. 8,064 lít.
Câu 27: Đốt cháy hết 1,76 gam C4H8O2, thu được thể tích khí CO2 (đktc) là
A. 448 ml.
B. 896 ml.
C. 672 ml.
D. 1792 ml.
Câu 28: Một đoạn mạch PE có khối lượng phân tử khoảng 200000u. Hệ số trùng hợp của đoạn
mạch polime này là
A. 5142.
B. 7143.
C. 6123.
D. 6145.
Câu 29: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 2,0.
B. 6,4.
C. 8,5.
D. 2,2.
Câu 30: Thả 1 mẩu natri kim loại khối lượng 4,6 gam vào cốc đựng 200 gam nước, phản ứng hoàn
toàn thu được dung dịch X. Nồng độ C% của chất tan trong dung dịch X là
A. 3,91%.
B. 2,3%.
C. 1%.
D. 3,9%.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 672 ml hơi (đktc) este X no, đơn chức, mạch hở cần 2,352 lít khí O 2
(đktc). Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C4H8O2.
D. C5H10O2.
Câu 32: Cho xenlulozơ tác dụng với dung dịch HNO 3 60% (d = 1,15 g/ml) thu được 59,4 gam
xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng 90%. Thể tích dung dịch HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 20,29 ml.
B. 54,78 ml.
C. 60,87 ml.
D. 18,26 ml.
De so 5-Trang-2/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol
hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư). Số mol HCl đã phản
ứng là
A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,4.
D. 0,3.
Câu 34: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO 2 (đktc) vào cốc đựng 50 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M, phản
ứng hoàn toàn thu được hai muối với tỉ lệ mol tương ứng muối 2 : muối 1 = 2:3. Giá trị của V là
A. 1,792 lít.
B. 1,344 lít.

C. 2,688 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 35: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H 2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm
khử duy nhất của S+6). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là
A. 18,24 gam.
B. 21,12 gam.
C. 20,16 gam.
D. 24 gam.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol. Cho m gam X phản ứng với natri kim loại (dư),
thu được 672 ml khí H2 (đktc). Cũng cho m gam X phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH
1M. Giá trị của m là
A. 4,68 gam.
B. 4,86 gam.
C. 2,34 gam.
D. 2,43 gam.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Mg và Al. Hòa tan 1,02 gam X trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng (dư), thu
được 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,1 mol.
B. 0,2 mol.
C. 0,04 mol.
D. 0,08 mol.
Câu 38: X là một ancol no. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, cần 1,568 lít khí O 2 (đktc), thu được
1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O. Công thức của X là
A. C2H4(OH)2.
B. C3H5(OH)3.
C. C3H5(OH)2.
D. C4H7(OH)3.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Zn và kim loại R (hóa trị n, có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2). Đốt 3,54 gam
hỗn hợp X trong bình oxi (dư), thấy cần 896 ml khí O2 (đktc). Kim loại R là
A. Fe.

B. Al.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 9,48 gam hỗn hợp Fe và FeO vào V ml dung dịch HNO 3 0,5M. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 3813 ml khí không màu (duy nhất) hóa nâu
ngoài không khí (ở 27oC, áp suất 1 atm). Thể tích V cần dùng là
A. 910 ml.
B. 1812 ml.
C. 990 ml.
D. 1300 ml.
-------------------- HẾT --------------------

De so 5-Trang-3/3.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×