Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tiểu luận công nghệ mới trong xây dựng cầu BTCT , diễn biến nội lực đúc hẫng cân bằng, ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng các công nghệ thi công cầu BTCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.16 KB, 35 trang )

Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

ĐỀ BÀI
CÂU 1: Tổng quan về công nghệ xây dựng cầu Bê tông cốt thép. Phân tích ưu, nhược
điểm và phạm vi sử dụng.
CÂU 2: Áp dụng một công nghệ vào thi công công trình cụ thể? Phân tích diễn biến nội
lực trong quá trình thi công theo công nghệ áp dụng.
BÀI LÀM
CÂU 1:
1- Tổng quan về công nghệ xây dựng cầu bê tông cốt thép:
Về công nghệ mới trong xây dựng cầu BTCT DƯL được phân thành 4 loại công
nghệ như sau:
• Công nghệ đúc đẩy
• Công nghệ đúc hẩng và lắp hẩng cân bằng
• Công nghệ thi công trên đà giáo cố định
• Công nghệ thi công trên hệ đà giáo di động MSS
a) Tổng quan về Công nghệ đúc đẩy
Phương pháp đúc đẩy lần đầu tiên được áp dụng ở Áo năm 1959, họ đúc toàn bộ
cầu và đẩy ra 1 lần . Chính vì vậy nó không mang lại hiệu quả kinh tế. Đến năm 1960 ý
tưởng về công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ được hình thành, Đánh dấu sự phát triển của
công nghệ này. Đến nay công nghệ này được áp dụng ở nhiều quốc gia trên Thế Giới
trong đó có Việt Nam.
Với ý tưởng này thì kết cấu nhịp BTCT dự ứng lực được đúc theo từng đốt (thường
có chiều cao không đổi trên bệ chuẩn bị đã được xây dựng sẵn ở đoạn đường đầu cầu
ngay sau mố, sau khi đúc thì lần lượt từng đốt này sẽ được nối thành hệ thống liên tục với
các đốt dầm đã được đúc trước đó nhờ các cáp thép dự ứng lực. Kết cấu nhịp mới được
tạo ra sẽ được đẩy ra nhờ hệ thống như: Kích thủy lực, mũi dẫn, trụ đẩy và dẫn hướng,…
đến vị trí mới và tiến hành đúc phân đoạn tiếp theo, cứ như vậy cho đến khi đúc hết chiều
dài kết cấu nhịp .


Do vậy để đảm bảo độ chính xác và ổn định trong quá trình đúc - đẩy cần phải chế
tạo và xây dựng bệ chuẩn bị rất cứng, hầu như không biến dạng, không lún trên đoạn
đường đầu cầu. Bệ chuẩn bị có thể làm bằng thép hoặc bê tông cốt thép với độ dài chừng
0, 6 -:- 0, 7 chiều dài của nhịp cần vượt.
Trong trường hợp phải vượt một khẩu độ đặc biệt lớn, thì có thể bố trí trụ tạm để
trong giai đoạn thi công lao dọc thì dầm phải vượt qua các nhịp với chiều dài gần bằng
nhau.

HVTH:

Trang 1


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

Hình 1. 1: Thi công đúc đẩy có dùng

GVHD: PGS.TS

Hình 1.2: Thi công cầu đúc đẩy

trụ tạm
không dùng trụ tạm
Để giảm bớt mô men uốn trong các mặt cắt dầm BTCT trong quá trình lao hẫng ra,
cần phải lắp mũi dẫn tạm thời vào đầu đốt thứ nhất của dầm. Mũi dẫn có thể làm bằng
thép hoặc BTCT. Ngoài ra cũng có thể dựng một khung cốt thép trên đỉnh dầm và đặt các
dây căng xiên từ đỉnh cột tháp xuống một số mặt cắt dầm để tăng cường cho dầm và để
giảm độ võng ở đầu mút hẫng trong quá trình đẩy dầm nhô hẫng ra sông.
Trong suốt quá trình thi công các mặt cắt dầm phải chịu các nội lực lớn và nhiều
lần đổi dấu vì sơ đồ tĩnh học của dầm thay đổi theo từng bước thi công. Nội lực đó có thể

khác về dấu cũng như trị số so với các nội lực tính toán tại các mặt cắt tương ứng trong
giai đoạn khai thác. Do đó để tránh ứng suất kéo làm hỏng kết cấu bê tông lúc lao dọc,
phải tìm cách tạo ra cho được dự ứng lực nén đến mức độ hợp lý. Nhiều trường hợp người
ta cố tìm cách tạo ra dự ứng lực nén đúng tâm trong quá trình lao dọc. Khi đó nên sử dụng
các bó cốt thép dự ứng lực tạm thời mà có thể tháo lắp dễ dàng được, do đó xuất hiện vấn
đề tạo dự ứng lực ngoài.
Sau khi lao dọc xong, các bó cốt thép dự ứng lực ngoài tạm thời đó sẽ được tháo
dỡ đi, số lượng các bó cốt thép dự ứng lực tạm thời này và cách bố trí chúng tuỳ thuộc
vào chiều dài nhịp lao hẫng, chiều dài mũi dẫn và trọng lượng bản thân của dầm BTCT
được lao.
Khi lao dọc các kết cấu nhịp thép chúng ta thường dùng bàn trượt con lăn, hoặc xe
rùa. Nhưng để lao dọc kết cấu nhịp BTCT nặng nề không thể dùng các thiết bị đó được
mà phải dùng các thiết bị trượt tiếp xúc đặt trên bệ đầu cầu và trên các đỉnh trụ.
Hiện nay người ta thường dùng thiết bị trượt kiểu tiếp xúc cấu tạo từ các tấm chất
dẻo Teflon đặc biệt và các tấm thép nhẵn mạ Crôm.
Trong mỗi chu kỳ đúc - đẩy các đốt dầm người ta thường dùng các kích thuỷ lực
đặt trên các đỉnh trụ và trên các ụ trượt để kích nâng dầm lên một chút nhằm lắp đặt hoặc
thay thế các tấm chất dẻo Teflon và các tấm thép mạ Crôm, các kích nâng này thường có
sức nâng cỡ 500 - 1000 T.
Để lao dọc dầm BTCT không thể dùng biện pháp tạo lực kéo bằng tời - múp - cáp
mà dùng biện pháp đẩy bằng các kích thuỷ lực đặt nằm ngang theo hướng dọc cầu, các
HVTH:

Trang 2


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS


kích này có bước hành trình của Piston có thể đạt đến xấp xỉ 1000 mm. Lực đẩy của mỗi
kích nằm ngang từ 100 - 300 tấn, tốc độ đẩy của kích từ 1, 4 m/giờ đến 1, 6m/giờ tuỳ từng
loại kích.
• Ưu, nhược điểm của công nghệ đúc đẩy:
- Ưu điểm:
Tốc độ thi công nhanh
Trong quá trình thi công không gây cản trở giao thông trên mặt đất
Thích ứng với những công trình cầu thi công trong thành phố (mặt bằng thi công
chật hẹp) và miền núi.
Việc đúc các đốt dầm được thực hiện trong điều kiện có mặt bằng rộng rãi trên nền
đường đầu cầu, dễ kiểm tra điều chỉnh kịp thời để đảm bảo chất lượng đúc dầm.
Việc đúc dầm không chịu ảnh hưởng của khí hậu, nước lũ, mùa thời tiết.
Dầm và trụ có thể được tiến hành thi công song song, nhờ đó có thể rút ngắn thời
gian thi công chung của các hạng mục khác nhau trên công trình.
Công trường chiếm ít mặt bằng thi công, không đòi hỏi nhiều nhân công.
Tạo được tĩnh không cho các công trình giao thông thủy bộ dưới cầu.
Không cần đến các thiết bị thi công loại lớn, thiết bị di chuyển dầm khá đơn giản.
Các khe nối tiếp giữa các đốt dầm đảm bảo khít, chặt.
Khả năng tái sử dụng hệ thống ván khuôn, bệ đúc, kết cấu phụ trợ cao.
Việc xử lý các mối nối đơn giản hơn, kết cấu có tính toàn khối vững chắc, tuổi thọ
cao.
- Nhược điểm:
Công trình phụ trợ phát sinh nhiều như : Bệ đúc, mũi dẫn và trụ tạm…
Do biểu đồ bao mô men của công nghệ đúc đẩy có cả phần âm và dương từ đầu
đến cuối dầm nên dẫn tới số lượng bó cáp DƯL nhiều hơn so với dầm thi công bằng các
công nghệ khác.
Chiều cao dầm không thay đổi, để đảm bảo cho đáy dầm luôn luôn phẳng để có thể
trượt trên các tấm trượt đồng thời → cầu không đẹp.
Chiều dài kết cấu nhịp bị hạn chế do năng lực của hệ thống kéo đẩy.
Tại mỗi mối nối của phân đoạn (nối tiếp xúc), cáp ƯST chỉ được nối <50% và

phải bố trí so le nhau.
- Phạm vi sử dụng:
Nói chung có thể dùng phương pháp đúc - đẩy hợp lý trong những trường hợp sau :
Bán kính cong nằm ngang của cầu là không đổi hoặc bằng vô cùng (trường hợp
cầu thẳng).
Bán kính cong đứng của trắc dọc kết cấu nhịp là không đổi.
Dầm cầu có chiều cao không đổi, dạng mặt cắt hình hộp hoặc cắt chữ TT (chữ T
kép).

HVTH:

Trang 3


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

Phương pháp này thích hợp cho cầu nhịp vừa, cầu đô thị, cầu vượt…khi không
gian phía dưới bị hạn chế khó khăn xây dựng hệ đà giáo
b) Tổng quan về Công nghệ đúc hẩng và lắp hẫng cân bằng.
b.1. Công nghệ đúc hẫng .
Phương pháp đúc hẫng là quá trình xây dựng kết cấu nhịp dần từng đốt theo sơ đồ
hẫng cho tới khi nối liền thành các kết cấu nhịp cầu hoàn chỉnh.Có thể thi công hẫng từ
trụ đối xứng ra 2 phía hoặc hẫng dần từ bờ ra. Phương pháp này có thể áp dụng thích hợp
để thi công các kết cấu nhịp cầu liên tục cầu dầm hẫng, cầu khung hoặc cầu dây xiên có
dầm cứng BTCT. Đối với cầu dầm có thể xây dựng nhịp dài từ 60 - 240m, nếu là cầu dây
xiên dầm cứng có thể vượt nhịp từ 200 - 300m. Nguyên lý chung là từ đoạn dầm đầu tiên
đã được neo chắc chắn trên đỉnh trụ, kết cấu nhịp được đúc hẫng vươn dài ra hai phía theo
nguyên tắc đảm bảo tính đối xứng qua trụ để giữ ổn định chống lật đổ. Các bó cáp dự ứng

lực cũng được bố trí theo nguyên tắc đối xứng cả trên phương diện mặt bằng cũng như
qua tim trụ. Phương pháp này có ưu điểm là lợi dụng được tính đối xứng, tự cân bằng ổn
định, tốc độ thi công nhanh
Khi thi công theo phương pháp đúc hẫng, kết cấu nhịp BTCT được đúc tại chỗ trên
đà giáo di động theo từng đốt nối liên tiếp nhau đối xứng qua trụ cầu. Cốt thép thường của
các khối được liên kết với nhau trước khi đúc bê tông để đảm bảo tính liền khối và chịu
cắt tốt của kết cấu. Sau khi bê tông đốt dầm đủ cường độ cần thiết thì các đốt này được
liên kết với các đốt đã đúc trước đó nhờ các cốt thép dự ứng lực.
Phần cánh hẫng của kết cấu nhịp dầm BTCT đã được thi công xong phải đảm bảo
đủ khả năng nâng đỡ trọng lượng của các đốt dầm thi công sau đó cùng với trọng lượng
giàn giáo ván khuôn đúc dầm và các thiết bị phục vụ thi công.

Hình 1.3: Cầu dầm hộp trên đ/ cong Hình 1.4: Cầu dầm hộp trên đường thẳng

HVTH:

Trang 4


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

Hình 1.4a: Công nghệ đúc hẫng cân bằng

Hình 1.4b: Công nghệ đúc hẫng cân bằng

Hình 1.4c: Thi công hẫng đối xứng
cầu Phù Đổng


Hình 1.4d: Thi công hẫng đối xứng
cầu Tiên Cựu

Hình 1.4e: Thi công hẫng từ một bên mố.

HVTH:

Trang 5


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

Hình 1.4f: Thi công hẫng từ hai bên mố (Cầu Grande Cote).
Trên hình 1.5 là sơ đồ điển hình đúc hẫng cầu khung BTCT. Có thể dùng một dàn
thép bắc qua và tựa trên các trụ làm đà giáo treo đỡ ván khuôn phía dưới để đúc các đốt
dầm (hình 1.5a). Cũng có thể dùng một đà giáo chống di động trên mặt đất hoặc trên cầu
tạm để đổ ván khuôn bên trên (hình 1.5b). Theo các sơ đồ này phần cánh hẫng đã thi
công xong trước đó chỉ chịu tải bản thân và thiết bị thi công bên trên. Nếu dùng bộ ván
khuôn di động treo ngay vào phần kết cấu nhịp đã thi công xong như hình 1.5 c thì cần
phải tính thêm tải trọng của ván khuôn, đà giáo tác động lên cánh hẫng.
§ µ gi¸o thÐp di ®éng

a)
§ µ gi¸o di ®éng

b)

ThiÕt bÞ®óc di ®éng


c)

Hình 1.5: Các sơ đồ điển hình đúc hẫng kết cấu nhịp BTCT
Để đảm bảo ổn định chống lật trong suốt quá trình thi công đúc hẫng phải đảm bảo
tính đối xứng của hai cánh hẫng (thi công hẫng từ trụ ra) hoặc nhờ trọng lượng bản thân
của nhịp sát bờ đã đúc trên đà giáo làm đối trọng (hình 1.6b).
Đối với các sơ đồ cầu khung, đốt dầm trên đỉnh trụ được liên kết cứng với thân trụ
nhờ các cáp thép dự ứng lực chạy suốt chiều cao trụ (hình 1.5a), với các sơ đồ cầu dầm
đốt này cũng được liên kết cứng tạm thời vào trụ cầu nhờ các gối tạm và các cáp thép
hoặc các thanh cốt thép dự ứng lực mà sau khi thi công xong sẽ tháo bỏ (hình 1.5b).
Ở giai đoạn thi công cánh hẫng, kết cấu nhịp chỉ chịu mô men âm do đó chỉ cần
bố trí cốt thép dự ứng lực ở phía trên. Sau khi đúc xong một cặp đốt dầm đối xứng thì kéo
HVTH:

Trang 6


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

căng cốt thép dự ứng lực từ đầu mút này sang đầu mút kia và bơm vữa bê tông lấp kín khe
hở giữa cốt thép và thành ống ngay để bảo vệ cốt thép. Nếu phần cánh hẫng quá dài thì
phải bố trí điểm nối cáp dự ứng lực hay có thể phân thành hai đoạn từ trụ ra mỗi cánh mút
thừa.
Trong quá trình đúc hẫng các đốt dầm phải theo dõi chặt chẽ độ võng của cánh
hẫng và biến dạng xoắn của mặt cắt. Cốt thép dự ứng lực cần được bố trí đối xứng qua
tim dọc cầu và đảm bảo ít nhất mỗi sườn dầm có một bó cốt thép được kéo căng và neo
lại ở cuối đốt.

Sau khi đúc xong đốt cuối cùng của các cánh hẫng tiến hành nối ghép chúng lại
thành kết cấu nhịp hoàn chỉnh theo sơ đồ nhịp đã thiết kế. Có ba hình thức nối ghép:
Nếu là cầu dầm hay cầu khung liên tục thì tiến hành nối cứng lần lượt các cánh
hẫng. Đốt nối giữa hai cánh hẫng kề nhau gọi là đốt “hợp long” có chiều dài từ 1,5 - 2 m
được đúc trên ván khuôn treo giữa hai đầu mút thừa. Sau khi đúc xong tiến hành kéo căng
các bó cốt thép chịu mô men dương phía dưới đáy dầm. Các bó cốt thép chịu mômen
dương được bố trí trong bản đáy hộp và uốn cong lên neo ở các ụ neo đã bố trí sẵn trên bề
mặt bản đáy. Một số bó cốt thép có thể được uốn cong và neo vào sườn dầm.

Gèi t¹ m BT M500

Thanh PC 32

b)

§ èt dÇm trªn trô

Thanh PC 32

a)

Hình 1.5’: Neo đốt dầm K0 đầu tiên trên đỉnh trụ
Trên hình 1.6a giới thiệu ví dụ nối cứng phần cánh hẫng với đoạn dầm của nhịp sát
bờ. Đoạn nối được đúc sẵn trên đà giáo gần mố và nối cứng với cánh hẫng bằng đốt nối
“hợp long” chọn tương ứng với vị trí đổi dấu của biểu đồ mômen của kết cấu nhịp.
Trường hợp đặt giữa hai mút hẫng một đoạn dầm đeo thì sẽ hình thành hệ thống cầu
khung hay cầu dầm tĩnh định (hình 1.6 d).

HVTH:


Trang 7


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

a)

b)

c)

d)

Hình 1.6: Liên kết các cánh hẫng thành các sơ đồ cầu khung liên tục khung T chốt
và khung tĩnh định
• Ưu, nhược điểm của công nghê đúc hẫng cân bằng:
- Ưu điểm:
Việc đúc hẫng từng đốt trên đà giáo di động giảm được chi phí đà giáo. Ván khuôn
được dùng lại nhiều lần với cùng một thao tác lặp lại sẽ làm giảm chi phí nhân lực và
nâng cao năng suất lao động. Tiến độ thi công nhanh.
Phương pháp đúc hẫng thích hợp với việc xây dựng các dạng kết cấu nhịp có
chiều cao mặt cắt thay đổi, khi đúc các đốt dầm chỉ cần điều chỉnh cao độ ván khuôn đáy
dầm cho phù hợp. Mặt cắt kết cấu nhịp đúc hẫng có thể là hình hộp, bản chữ nhật hay
dầm có sườn. Việc thay đổi chiều cao tiết diện cho phép sử dụng vật liệu kết cấu một cách
hợp lý giảm được trọng lượng bản thân kết cấu và cho phép vượt các nhịp lớn (cầu
Hamana ở Nhật Bản thi công đúc hẫng vượt nhịp tới 240m).
Trong trường hợp xây dựng các cầu có sơ đồ kết cấu hợp lý thì quá trình đúc hẫng
tạo ra sự phù hợp về trạng thái làm việc của kết cấu trong giai đoạn thi công và giai đoạn

khai thác. Điều này làm giảm số lượng các bó cáp phục vụ thi công dẫn đến việc hạ giá
thành công trình do không phải bố trí và căng kéo các bó cáp tạm thời.
Phương pháp thi công hẫng không bị phụ thuộc vào không gian dưới cầu do đó có
thể thi công trong điều kiện sông sâu, thông thuyền hay xây dựng các cầu vượt qua thành
phố, các khu công nghiệp mà không cho phép đình trệ sản xuất hay giao thông dưới công
trình.
- Nhược điểm:
Tuy nhiên việc đúc hẫng kết cấu trong điều kiện hẫng kém ổn định, mặt bằng chật
hẹp đòi hỏi phải có trình độ tổ chức tốt, trang thiết bị đồng bộ, cũng như trình độ công
nhân phù hợp mới có thể đảm bảo chất lượng công trình.
Trong cầu dầm liên tục, việc lựa chọn giải pháp bão trì, bão dưỡng gối cầu rất khó
khăn.
- Phạm vi sử dụng:
HVTH:

Trang 8


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

Phương pháp đúc hẫng được sử dụng hiệu quả với những cầu dầm liên tục vượt
nhịp lớn, đi qua vùng nước song sâu và có trụ rất cao.
Phương pháp đúc hẫng phù hợp với các sơ đồ cầu có trạng thái chịu mômen âm
trên gối trụ. Đó là các sơ đồ cầu dầm liên tục, cầu dầm hẫng, cầu khung siêu tĩnh hoặc
tĩnh định, cầu treo dây xiên - dầm cứng.
Khẩu độ nhịp kinh tế là nhịp 70 ≤ L ≤ 50m. ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp
đúc hẫng để thi công các cầu khung T - dầm đeo tĩnh định , siêu tĩnh.
Ngoài ra, đúc hẫng không phụ thuộc vào điều kiện trong nhà máy đúc sẵn, cho

phép xây dựng những cầu với kích thước hợp lý kể cả cầu có bình đồ phức tạp (cong,
xiên...). Đúc hẫng nhiều khi là công nghệ tốt nhất đối với cầu nhip dài.
b.2. Công nghệ lắp hẫng
Cũng tương tự như vậy, công nghệ lắp hẫng cân bằng chỉ khác đúc hẫng ở chỗ là
các phân đoạn dầm được đúc sẵn và được lao lắp cân bằng, do vậy yêu cầu cao hơn về kỹ
thuật thực hiện các mối nối với chất lượng và độ chính xác của hai mặt giáp nhau , sự
trùng khớp các lỗ luồn cáp dự ứng lực và chất lượng thi công lớp đệm liên kết (keo epoxy,
vữa polymer…). Công nghệ này có tiến độ thi công rất nhanh.
• Ưu, nhược điểm của công nghê lắp hẫng cân bằng:
- Ưu điểm:
Tiến độ thi công rất nhanh, công trường gọn gàng, thiết bị thi công không đòi hỏi
đặc biệt.
Phù hợp với cầu có khẩu độ nhịp lớn, tĩnh không dưới cầu cao.
- Nhược điểm:
Với công nghệ này thì chiều cao dầm và số lượng bó cáp nhiều hơn so với các
công nghệ khác.
Khó kiểm soát được độ khít giữa các đốt dầm sau khi dán keo epoxy, đây cũng là
nhược điểm lớn.
Vận chuyển dầm cồng kềnh, phức tạp
c) Tổng quan về Công nghệ thi công trên hệ đà giáo di động MSS
Công nghệ đà giáo di động (công nghệ MSS) được bắt nguồn từ ý tưởng công
nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất, Sử dụng trụ chính làm trụ đỡ toàn bộ hệ thống, Từ
đó người ta phát triển MSS có thể trượt ngang các bộ phận chính và di chuyển theo
phương dọc cầu mà không cần tiếp đất.
Ở Việt Nam công nghệ đà giáo di động lần đầu tiên được áp dụng thi công các nhịp
dẫn khẩu độ 50 m của cầu Thanh Trì (HàNội).Đây là loại hình công nghệ hiện đại, tiên
tiến. So với công nghệ đúc đẩy thì công nghệ đà giáo di động có những đặc điểm mang
tính lợi thế nổi trội như: bảo đảm yêu cầu an toàn cao trong quá trình thi công, không giới
hạn chiều dài cầu, sử dụng vật liệu bê tông và thép thấp hơn, tính toàn khối (đồng nhất bê
tông) đạt cao.


HVTH:

Trang 9


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

Theo đó công nghệ MSS thuộc phương pháp đổ bê tông tại chỗ trên dàn giáo di
dộng. Sau khi thi công xong một nhịp, toàn bộ hệ thống ván khuôn và đà giáo được di
chuyển tới nhịp tiếp theo và bắt đầu công đoạn thi công như nhịp trước, cứ như vậy theo
chiều dọc cầu cho đến khi hoàn thành kết cấu nhịp. Với công nghệ này trong quá trình thi
công ta vẫn tạo được tĩnh không dưới cầu cho giao thông thủy bộ, mặt khác ít chịu ảnh
hưởng của điều kiện địa hình, thủy văn và địa chất khu vực xây dựng cầu.

Hình 2.1: Công nghệ đà giáo di động MSS
Kết cấu nhịp có thể thực hiện theo sơ đồ chịu lực là dầm giản đơn và liên tục nhiều
dịp với chiều cao dầm có thay đổi hoặc không thay đổi. Chiều dài nhịp thực hiện thuận lợi
và hợp lý trong phạm vi từ 35-60m. Số lượng nhịp cầu trong một cầu về nguyên tắc
không hạn chế vì chỉ cần lực đẩy dọc nhỏ để đẩy đà giáo ván khuôn và không lũy tiến qua
các nhịp.
Hệ thống đà giáo được phát triển từ hệ thống đà giáo truyền thống. Đối với cầu có
kết cấu nhịp dài, và điều kiện địa chất, địa hình phức tạp đòi hỏi xem xét về giá thành lắp
dựng, tháo dỡ hệ thống đà giáo và ván khuôn kết cấu dầm thì việc áp dụng công nghệ này
giúp giảm tối đa giá thành lắp dựng và thời gian thi công bằng việc di chuyển toàn bộ hệ
thống đà giáo, ván khuôn đến nhịp tiếp theo.
Với đặc điểm nêu trên đồng thời dễ dàng tháo lắp trong quá trình thi công, với sự
trợ giúp của hệ thống thủy lực, hệ thống nâng hạ hoàn chỉnh. Hệ thống đà giáo di

động (MSS – Movable Scaffolding System) có những tính năng sau:






Có khả năng sử dụng lại hệ thống thiết bị từ công trình này đến công trình khác có
cùng quy mô. Tất nhiên có sự thay đổi một phần hệ thống ván khuôn cho phù hợp
với mặt cắt kết cấu nhịp.
Dễ dàng áp dụng cho các cầu với các loại sơ đồ kết cấu nhịp và các loại mặt cắt
ngang (hộp đơn, hộp kép, Double T). Đồng thời áp dụng cho các loại dầm với
chiều dài nhịp từ (18-80)m, trong đó chiều dài áp dụng hợp lý từ 35-60m.
Chiều dài cầu thường được áp dựng từ 500m đến vài km. Trong trường hợp chiều
dài cầu lớn hơn, có thể thi công nhiều mũi bằng việc bố trí thêm nhiều hệ thống
MSS.

HVTH:

Trang 10


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT






GVHD: PGS.TS


Thời gian chu trình thi công một nhịp thông thường: 9-20 ngày.
Có khả năng áp dụng cho các cầu nằm trên đường cong với bán kính nhỏ nhất
Rmin = 250m.
Độ dốc dọc lớn nhất của cầu imax = 5%
Độ dốc ngang lớn nhất imax = + 5%
Độ võng lớn nhất của hệ thống MSS: 1/400
Công nghệ MSS được chia làm 3 loại:
- Hệ thống MSS loại chạy dưới.
- Hệ thống MSS loại chạy giữa.
- Hệ thống MSS loại chạy trên.

HVTH:

Trang 11


Bi tp KC v CN mi trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS
Xy l anh t huỷ l ực

Hệ
thống
MSS
chạy dới

Sàn c ô ng t á c
Vá n k huô n


Dầm c hính

Dầm c hính

Hệ bàn
Hệ bàn t r ợ t
tr ợ t

0.2 ì L
L

0.8 ì L

Dầm
Hệ đỡ cchí
ônh
ng xo n

Hệ
thống
MSS
chạy
giữa

Hệ
thống
MSS
chạy
trên


.
.
.
.

.
.

.
.

0.2 ì L

0,8 x L

L

Hệ đỡ
Vá n k huô n ng o ài

.
.

0.8ìL

.
.

.
.


0.2 ì L

Trang 12

Tr ụ đỡ

Sàn
c ô ng t á c
Kíc h
Xec hí
g onh
ò ng

Dầm
ng ang

L

Hỡnh 2.2: B trớ h thng MSS loi chy trờn, chy gia, chy di

HVTH:

Kíc h c hính

Dầm
Dầm
ng ang
ng ang


Xe
g o ò ng


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

• Ưu, nhược điểm của Công nghệ đà giáo di động :
- Ưu điểm:
Bê tông được đổ trực tiếp trên hệ đà giáo cho từng nhịp
Hệ thống đà giáo di chuyển dọc theo kết cấu nhịp
Tạo được tĩnh không dưới cầu cho giao thông thủy bộ, mặt khác ít chịu ảnh hưởng của
điều kiện địa hình, thủy văn và địa chất khu vực xây dựng cầu.
Có khả năng sử dụng lại hệ thống thiết bị từ công trình này đến công trình khác có cùng
quy mô.
Dễ dàng áp dụng cho các cầu với các loại sơ đồ kết cấu nhịp và các loại mặt cắt ngang
(hộp đơn, hộp kép, Double T). Đồng thời áp dụng cho các loại dầm với chiều dài nhịp từ (1880)m
Có khả năng áp dụng cho các cầu nằm trên đường cong với bán kính nhỏ nhất Rmin =
250m.
Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công
Không hạn chế về mặt chiều dài kết cấu nhịp
Dầm có sơ đồ bố trí cáp DƯL phù hợp với biểu đồ bao nội lực trong quá trình thi công
khai thác.
- Nhược điểm:
Công trình phụ trợ cồng kềnh như: Dàn dẩy, trụ tạm, mũi dẫn, và hệ đà giáo ván khuôn
tham gia vào việc đảm bảo độ cứng lớn khi thi công bê tông dầm.
Đà giáo di động nên cũng đòi hỏi trình độ thi công cao.
Tốn cáp Dự ứng lực do phải bố trí cáp so le( không cùng trên một mặt cắt)
M« i nè i c ¸ p


Hình 2.3: Mối nối cáp suốt chiều cao dầm trong sườn hộp
- Phạm vi áp dụng:
Có thể áp dụng cho cầu dầm liên tục, đơn giản, cầu thẳng, cầu cong, nhịp kinh tế nhất từ
35-60 m. Chiều dài cầu ≥ 250 m
Thích hợp thi công những cầu cạn trong thành phố hoặc trên vùng sông nước, ở đó đảm
bảo giao thông dưới cầu.

HVTH:

Trang 13


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

Công nghệ MSS không chiếm mặt bằng thi công lớn nên giảm được chi phí đền bù giải
tỏa, không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động xã hội và kinh tế khu vực.
Áp dụng tốt công nghệ MSS khi cầu qua vùng đất yếu.
d) Tổng quan về Công nghệ đà giáo cố định.

Hình 2.4: Công nghệ thi công trên đà giáo cố định áp dụng để thi công các nhịp dẫn cầu
Thuận Phước – Đà Nẵng
- Thi công kết cấu nhịp bằng phương pháp đổ tại chổ toàn khối trên giàn giáo cố định:
+ Lắp đặt hệ giàn giáo
+ Lắp dựng ván khuôn
+ Lắp dựng cốt thép
+ Đổ, dầm bê tông và căng kéo cốt thép.
+ Tháo dỡ ván khuôn và tiến hành công tác hoàn thiện

Việc khử lún của hệ đà giáo được thực hiện như sau:
+ Gia tải khử lún bằng khối BTXM (200% so với tải trọng tính toán khi đổ BT KC
nhịp).
+ Quan trắc độ lún cho đến khi đạt yêu cầu về giá trị độ lún và tốc độ lún.
+
Dỡ
tải.
+ Thi công KC nhịp.
• Ưu, nhược điểm của Công nghệ đà giáo cố định :
- Ưu điểm:
+ Kỹ thuật thi công đơn giản.
+ Không đòi hỏi đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao, có thể tận dụng nguồn nhân lực địa
phương.
+ Dễ căng kéo cốt thép cường độ cao, an toàn lao động.
+ Dễ tạo hình, đa dạng, linh hoạt
+ Phù hợp với cầu có chiều cao dầm thay đổi
+ Kết cấu làm việc toàn khối
+ Độ bền và tuổi thọ cao
+ Cường độ, độ cứng và ổn định
HVTH:

Trang 14


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi một khối lượng công tác rất lớn để xây dựng các công trình tạm phục vụ cho

thi công: chế tạo, lắp dựng giàn giáo và ván khuôn ..
+ Cản trở việc thông thương đi lại dưới cầu...
+ Sử dụng nhiều sức lao động
+ Thời gian thi công kéo dài
+ Phụ thuộc địa chất, địa hình
+ Khi vận chuyển, tháo lắp dễ làm móp méo hay biến dạng do va đập
+ Dễ phát sinh biến dạng trong quá trình chịu lực
+ Nền không được lún và phải bằng phẳng.
⇒ Chi phi xây dựng cầu tăng lên. Do đó trong thực tế đã cho thấy đôi khi việc xây
dựng hệ thống giàn giáo, các công trình phụ tạm cũng đồ sộ không kém các công tác xây dựng
các nhịp cầu bê tông.
⇒ Qua các phân tích sơ bộ trên rõ ràng ta thấy phương án xây dựng cầu trên hệ giàn
giáo cố định không đem lại hiệu quả kinh tế cao...
- Phạm vi áp dụng:
+ Do điều kiện về giá thành mà cầu bê tông cốt thép đỗ tại chỗ trên hệ giàn giáo cố định
chỉ dùng trong các trường hợp cá biệt có yêu cầu riêng hoặc xây dựng tại vị trí có nhiều vật liệu
địa phương hoặc đối với các cầu nhỏ ...

HVTH:

Trang 15


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

CÂU 2: Áp dụng một công nghệ vào thi công công trình cụ thể? Phân tích diễn biến nội lực
trong quá trình thi công theo công nghệ áp dụng.
A- Số liệu đầu bài ( Số liệu giả định):

- Công trình cầu qua 2 điểm A-B thuộc sông V29
- Mặt cắt ngang sông, địa chất thủy văn công trình
- Qui mô xây dựng
: Vĩnh cửu.
- Tần suất lũ thiết kế
: P =1%.
- Tải trọng thiết kế
: Hoạt tải HL-93 và đoàn người 3KN/m2.
- Khẩu độ cầu
: Lo = 190 m.
- Khổ cầu
: K = 7 + 2x1,5 m.
- Cấp sông
: Cấp V.
- Nhịp thông thuyền
: 25 m
- Mực nước cao nhất :
14,0 m.
- Mực nước thông thuyền :11,5 m.
- Mực nước thấp nhất
:5,0 m.
- Kết cấu nhịp : Gồm 3 nhịp liên tục có sơ đồ như sau :60 + 80 + 60 = 200 (m).
- Sử dụng kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép, vách xiên.
- Cắt ngang nhịp cầu gồm một hộp có chiều cao thay đổi từ 4,4m - 2,2m (từ trụ ra giữa
nhịp)
- Các lớp mặt cầu:
+ Lớp BTN hạt mịn và lớp phòng nước dày 7,5cm
+ Lớp tạo dốc 2% dày 10cm
- Lan can tay vịn bằng btct mac 300
- Khe co giãn bằng cao su cốt bản thép

- Bố trí lỗ thoát nước bằng ống nhựa pvc Ø100mm
- Dùng mố u tường mỏng, thân mố bằng btct fc'=30mpa, móng mố là loại móng cọc
khoan nhồi btct fc'=30mpa, có đường kính d=1m, mỗi mố bố trí 6 cọc, chiều dài mỗi cọc là
14m
- Dùng gối cao su cốt bản thép
- Dùng trụ đặc thân hẹp bằng btct fc'=30mpa, móng trụ bằng cọc khoan nhồi BTCT
fc'=30mpa, có đường kính d=1m, mỗi trụ bố trí 8 cọc, chiều dài mỗi cọc trong trụ 34m
- Trọng lượng xe đúc + ván khuôn:
+ Xe đúc :

450 KN

+ Ván khuôn :

200 KN

Cộng : 650 KN = 65 T
+ Vị trí tải trọng thi công trong mô hình tính toán được thể hiện như sau :

HVTH:

Trang 16


0.3

Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS


Xe đúc

Đốt dầm
2.0

Hình 2.1 Cánh tay đòn của ván khuôn và xe đúc
B- Phương án thi công kết cấu nhịp đề xuất:
- Thi công kết cấu hạ bộ bằng phương pháp đổ bê tông tại chỗ
- Thi công kết cấu nhịp theo công nghệ đúc hẫng cân bằng
6000

8000

K10 K9 K8 K7 K6 K5 K4 K3 K2 K1

6000

K10 K10 K9 K8 K7 K6 K5 K4 K3 K2 K1
K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9

K0

K0

K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K10

Hình 1.1 Mặt cắt dọc kết cấu nhịp cầu dầm hẫng
1/2 Mặt cắt tại gối trên mố

350


20
25
75

25
25

440

50

75

25

50

4

150
50

220

42
25

75


25

75

25

179

350

25

253
30

100
200

25

1

30
50

20
25

150


25

95
2515

25

35103010 10

1100

15

270

1/2 Mặt cắt tại gối trên trụ

80

25

30

199
100

Hình 1.2 Mặt cắt ngang kết cấu ở đỉnh trụ, đỉnh mố, hợp long nhịp biên

HVTH:


Trang 17


1100

15
350

20

350

20
25

1

220

75

25
25

4

75

150


25

50

25

75

75

25

25

179

42

25

25

150

25

25

GVHD: PGS.TS
35

10
30
10 10

Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

253

Hình 1.3 Mặt cắt ngang kết cấu hợp long nhịp giữa
⇒ Qua phân tích so sánh các ưu nhược điểm của phương án trên ta kiến nghị chọn

phương án thi công đúc hẫng là hợp lý nhất so với các phương án khác trong điều kiện có cùng
kết cấu như nhau. Phương pháp này đã được đưa vào áp dụng nhiều ở nước ta trong những
năm gần đây ở một số công trình cầu như: Cầu Phú Lương, Cầu Quán Hầu, Cầu Xuân Sơn,
Cầu Cẩm Lệ…
C- Trình tự thi công kết cấu nhịp:
- Mở rộng trụ số T1 và T2 bằng tổ hợp thép định hình, lắp đặt ván khuôn đúc đốt K0 đầu
tiên trên trụ T1 và T2. Cố định tạm khối đúc vào đỉnh trụ bằng các thanh dự ứng lực đường
kính Φ32mm và các khối bê tông kê tạm. Căng cáp dự ứng lực trong bản nắp hộp của khối K0
trên đỉnh trụ.
- Thi công đoạn dầm dài 19 m đúc trên giàn giáo cạnh mố M1 và mố M2 .
- Lắp dựng xe đúc trên các trụ T 1, T2 để thi công từng đôi đốt dầm đối xứng theo phương
pháp đúc hẫng cân bằng, mỗi đốt dài 3,5m.
- Căng cáp DƯL dọc bản nắp hộp cho từng khối hộp đã đúc hẫng xong để chịu mômen
âm. Sau khi căng xong phải tiến hành bơm vữa ngay.
- Lần lượt thi công tất cả các khối đúc hẫng của toàn cầu. Số lượng cốt thép cần đảm bảo
tại mỗi đốt ít nhất mỗi sườn dầm có một bó được căng và neo ở cuối đốt.
- Thi công các khối hợp long của nhịp biên (để nối giữa phần đúc trên đà giáo với phần
đúc hẫng). Đốt hợp long dài 2m.
- Căng cáp DƯL dọc bản đáy tại các nhịp biên để chịu mômen dương và sau đó bơm

vữa để bảo vệ cốt thép.

HVTH:

Trang 18


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

- Sau khi hoàn tất các công tác trên sẽ tháo bỏ giàn giáo, kết cấu trở thành dầm một nhịp
có mút thừa.
- Thi công các khối hợp long của nhịp giữa, đoạn này dài 2m. Sau khi bê tông đốt hợp
long đạt cường độ cần thiết tháo bỏ ván khuôn thành bên của khối hợp long nhịp giữa. Căng
cáp DƯL bản đáy và tháo bỏ ván khuôn đáy của khối hợp long nhịp này. Cắt các thanh DƯL
thẳng đứng liên kêt cứng tạm thời giữa dầm với trụ tại các trụ T1 và T2 .
- Hoàn thiện các kết cấu phụ tạm: các lớp mặt cầu, gờ chắn bánh, lan can ...
=> Cụ thể trình tự thi công KCN được chia làm 5 bước như sau:
• Bước 1:
- Lắp đặt hệ giàn giáo gần bờ bằng hệ thanh vạn năng.
- Mở rộng trụ bằng hệ thanh thép được cấu tạo từ thép hình đã gia công trong công
xưởng và được lắp đặt khi thi công xong thân trụ. Chú ý phải tiến hành thử tải cho hệ thanh mở
rộng trụ trước khi sử dụng.
- Cấu tạo của hệ đà giáo ( hệ thanh mở rộng) chi tiết hình vẽ.
- Đúc các khối kê tạm bằng bê tông, giữa khối bê tông kê tạm với đỉnh trụ là lớp vữa
ximăng cát dày tối thiểu 30mm, với dầm hộp là lớp vải nhựa dày 1mm. Lớp vữa chính là vị trí
sau này sẽ khoan phá để tháo các khối bê tông tạm ra (sau khi hợp long nhịp biên) lúc đó gối
chính của kết cấu nhịp cầu sẽ bắt đầu chịu lực.
- Tiến hành lắp đặt gối chính.

- Khối đỉnh trụ là khối lớn nhất của kết cấu nhịp dầm và nằm trên đỉnh của thân trụ. Để
giữ ổn định tạm thời cho phần kết cấu hẫng trong suốt quá trình đúc hẫng cân bằng, phải dùng
hệ giàn giáo, thanh chống mở rộng từ trụ, các gối kê tạm và các thanh thép DƯL Φ32mm thẳng
đứng để liên kết chặt cứng giữa khối đỉnh trụ và thân trụ.
- Đổ bê tông cho khối đỉnh trụ, công tác đổ bê tông được chia làm 4 đợt:
+ Đợt 1: Đổ bê tông bản đáy và một phần thành bên của hộp (cao khoảng 20cm).
+ Đợt 2: Đổ bê tông cho tường ngăn
+ Đợt 3: Đổ bê tông cho các thành bên của hộp
+ Đợt 4: Đổ bê tông cho bản nắp hộp

HVTH:

Trang 19


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

(Chỉ riêng đốt tại trụ công tác đổ bê tông mới gồm 4 đợt, các đốt tại các vị trí khác công tác đổ
bê tông chỉ có đợt 1,3 và 4)
Việc phân đợt đổ bê tông như vậy là rất hợp lý, theo đúng nguyên tắc không đổ đồng
thời những phần của kết cấu có khối lượng bê tông lớn và những phần của kết cấu có khối
lượng bê tông nhỏ và mỏng. Làm như vậy sẽ tránh được các vết nứt do co ngót khác nhau, do
toả nhiệt không giống nhau giữa các bộ phận đó.
Để tiến hành thi công đốt K0 phải tuân theo trình tự sau:
1. Lắp đà giáo:
- Lắp các thanh đứng áp sát thân trụ, luồn và xiết bulông PCF32 với lực xiết theo tính
toán bằng kích căng kéo .
- Lắp các thanh chéo và thanh ngang .

- Lắp hệ thống dầm ngang , dầm dọc trên công xôn.
2. Đo đạc, vạch các đường tim của gối đỉnh trụ, kiểm tra cao độ đỉnh trụ tại các vị trí gối
3. Làm các công tác trên đỉnh trụ bao gồm:
- Nối các thanh PC32 và các ống tôn tráng kẽm từ trụ lên.
- Lắp ván khuôn cốt thép và đổ bê tông tại các chỗ gối kê, sai số về cao độ của các gối
kê ± 5mm .
- Xây dựng gờ ngăn bao quanh đỉnh trụ bằng gạch xây.
- Làm các công tác hoàn thiện chuẩn bị để đặt gối cầu: vệ sinh bề mặt, đục thông và
chỉnh lỗ bu lông neo gối.
4. Lắp đặt các gối kê tạm:
- Định vị để xác định vị trí đặt các gối kê tạm
- Trộn và nhét vữa vào khe hở giữa đáy khối kê tạm và mặt đỉnh thân trụ
5. Đặt gối chính của cầu:
Loại gối trượt cao su, gối cao su và chốt chặn.
a) Trình tự thi công và công nghệ đặt gối chính của cầu :
HVTH:

Trang 20


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

- Quy trình lắp đặt cho gối trượt:
+ Xiết bu lông vào tấm bệ (đặt đứng sao cho nó được vặn chặt và không được trượt ra
khỏi tấm).
+ Đặt bu lông neo ngập vào trong tấm khoảng từ 1÷ 2 mm.
+ Đặt tấm bệ vào hố hộp thích hợp, điều chỉnh độ cao. Cố định bằng vữa không co
ngót : Sika grout 214 - 11 (lưu ý không đổ vữa vào bề mặt).

+ Sau khi vữa đông cứng thì đặt gối cao su. Tẩy bụi bẩn ở phần bị lõm ở tấm bệ sau đó
đặt phần lồi vào gối cao su .
+ Xiết bu lông neo vào tấm trượt.
+ Đặt tấm trượt lên gối trượt.
+ Điều chỉnh vị trí tấm trượt.
(Làm sạch và lau chùi bụi trên các mặt của gối trượt và bệ của tấm trượt và cẩn thận
tránh gây xước) .
+ Thực hiện điều chỉnh, trước đó phải dịch chuyển độ co ngót của dầm về hướng góc
phải thích hợp với tấm.
+ Lắp khung kết cấu phần trên và cố định bằng bê tông .
+ Tháo khung và hoàn thành.
- Quy trình lắp đặt chốt chặn :
+ Xiết bulông neo vào chốt và bệ (đặt chính xác sao cho bu lông neo được xiết chặt và
không thò ra ngoài tấm) .
+ Cố định bằng vữa không co ngót (phải đảm bảo chèn phần hở) .
+ Lắp khung kết cấu phần trên .
+ Tháo bu lông điều chỉnh (sau khi lắp khung phải tháo bu lông điều chỉnh ).
+ Cố định bằng bê tông.
+ Tháo khung và hoàn thành.
HVTH:

Trang 21


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

b) Yêu cầu về độ chính xác khi cân chỉnh bản đáy gối như sau:
- Sai số về vị trí không quá 5mm.

- Sai số về cao độ khi kiểm tra tại 4 điểm góc và môt điểm giữa không quá 1mm.
- Vữa đệm đáy gối và lắp bu lông lỗ neo gối dùng Sika grout 214 - 11.
- Lắp ván khuôn đáy và ván khuôn ngoài.
- Lắp ván khuôn đáy của dầm trên đỉnh trụ.
- Điều chỉnh cao độ ván khuôn đáy bằng các nêm, đảm bảo độ chính xác1mm, cao độ
đáy ván khuôn tại hai đầu gối cao hơn cao độ thiết kế 5 mm do xét đến độ võng của đà giáo.
- Lắp cốt thép bản đáy và một phần cốt thép của đáy dầm , cùng các kết cấu liên quan
khác .
Việc đặt ván khuôn đáy được thực hiện bằng cẩu và 04 Palăng xích treo vào bốn góc.
Các palăng này làm nhiệm vụ chỉnh cao độ ván khuôn đáy một cách tương đối. Khi ván khuôn
đáy này đã sơ bộ ổn định vị trí trên các nêm gỗ, để điều chỉnh các cao độ cũng như tim dọc, tim
ngang của nó phải dùng kích. Ván khuôn đáy được cố định vị trí bằng các thanh thép góc hàn
chống giữa đỉnh của đà giáo với đáy của nó.
Khi đặt các tấm ván khuôn thành ngoài , phải đảm bảo được kích thước hình học của
khối đỉnh trụ, đặc biệt ván khuôn phải thẳng đứng, các tấm ván khuôn thành ngoài cũng được
cố định vị trí xuống đà giáo. Trên đỉnh của chúng được bố trí các giá đỡ thanh ứng suất của
khối đỉnh trụ.
Công việc đổ bêtông nên tiến hành theo trình tự từ tim ngang của khối đỉnh trụ ra hai
phía. Tùy thuộc vào tính chất của bêtông, loại phụ gia sử dụng, nhiệt độ thi công mà tính toán
khả năng cung cấp của bêtông cho phù hợp, tránh tình trạng thời gian đổ giữa các lớp quá dài.
Nói chung thời gian cho một lần đổ không quá 6 giờ. Công tác đầm bêtông cần chú ý ở những
nơi có bố trí cốt thép dày đặc.
Việc bảo dưỡng bêtông được làm liên tục trong thời gian 03 ngày, kể từ lúc đổ bêtông
xong.

HVTH:

Trang 22



Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

- Lắp ván khuôn cốt thép dầm ngang và thành dầm sau khi bê tông bản đáy đạt cường độ
yêu cầu; trước đó cần làm vệ sinh mặt bê tông tiếp giáp bằng hơi ép hoặc xói nước đồng thời
đặt các kết cấu liên quan khác như:
+ Các thanh cốt thép CĐC Φ32.
+ Chi tiết của kết cấu cho ống thoát nước.
+ Đặt kết cấu cho xe đúc dầm.
+ Xiết chặt các bu lông giằng ván khuôn, hàn cố định các đà giáo với hệ dầm dọc và
ngang.
6. Đổ bê tông đồng thời phần thành ngăn và thành đứng đến cao độ thấp hơn cao độ của
đỉnh bản 160cm. Để đổ bê tông thuận lợi cần mở một số cửa sổ ván khuôn trong (cửa sổ công
tác). Các cửa sổ hoặc lỗ thi công là các lỗ vĩnh cửu được bố trí trong khối đỉnh trụ để đi lại, vận
chuyển vật tư thiết bị hoặc neo các kết cấu thi công. Ván khuôn cho cửa sổ và ván khuôn lõi
được làm bằng gỗ hoặc bằng thép.
7. Đặt ván khuôn, cốt thép phần cánh dầm:
- Điều chỉnh cao độ ván khuôn trong và ván khuôn đáy bằng con nêm.
- Kiểm tra cao độ của ván khuôn theo sơ đồ tại mặt cắt tim trụ và hai đầu khối K0.
- Đặt cốt thép bản cánh dầm cùng với các kết cấu liên quan khác như sau :
+ Neo, ống ghen cho cáp được bố trí trên bản nắp hộp.
+ Bố trí các khối neo xe đúc trên cánh dầm.
+ Bố trí neo, ống ghen cho các ống DƯL dọc. Cần chú ý là phải luồn các ống nhựa PVC
có đường kính nhỏ hơn ống ghen 5mm vào trong các ống ghen để ống ghen không bị dẹp khi
đổ bê tông .
+ Lắp đặt cốt thép chờ của cột đèn, ống thoát nước ...
+ Sai số vị trí các ống ghen trên mặt bằng không quá ± 5mm .
+ Sai số về cao độ không quá ± 5mm .
Sau đây sẽ trình bày một số nội dung chi tiết về công nghệ.

HVTH:

Trang 23


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT

GVHD: PGS.TS

1. Lắp đặt thanh neo CĐC tạm thời Φ32mm:
Thanh dự ứng lực Φ32 là thanh thép CĐC thẳng đứng làm nhiệm vụ neo tạm khối đỉnh
trụ xuống thân trụ để giữ ổn định cho dầm đang ở trạng thái hẫng trong suốt quá trình đúc
hẫng. Thanh thép Φ32 là loại thanh thép cường độ cao phù hợp với tiêu chuẩn quy định và có
độ tự chùng thấp .
a. Các đặc tính của thanh thép CĐC Φ32: Dùng thép gờ cường độ cao theo tiêu chuẩn
ASTM A722 (loại 2) .
Đường kính danh định

: 32mm.

Khối lượng danh định

: 9,29.10-2 KN/m

Diện tích danh định

: 1140mm2.

Cường độ kéo


: f’s =1030 Mpa

Mô đun đàn hồi

: E =207000 Mpa

b. Các thiết bị đi kèm đồng bộ với thanh Φ32 còn có:
- Bản đệm thép kích thước: 150x180x20mm hoặc 150x150x20mm.
- Đai ốc phẳng hoặc đai ốc hình cầu.
- Vồng đệm phẳng hoặc vòng đệm hình cầu.
- Đai ốc hãm.
- Cút nối thanh ứng suất.
c. Tiêu chuẩn nghiệm thu vị trí các ống thép bọc thanh CĐC.
- Sai lệch vị trí trên mặt bằng (tại vị trí đỉnh trụ ) : ± 5 mm.
- Độ nghiêng theo phương thẳng đứng : không vượt quá 1/1000.
- Sai lệch vị trí theo phương thẳng đứng (cao độ lớn hơn bản đệm thanh neo : ± 10 mm)
d. Trình tự lắp đặt các thanh neo CĐC như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Căn cứ vào số lượng thanh đã tính toán được người ta sẽ lắp đặt chúng và đảm bảo cho
bê tông không bị chịu ứng suất cục bộ quá lớn tại một vị trí .
- Trước tiên hàn ống thép bảo vệ cút nối với ống thép bảo vệ thanh CĐC bằng đường
hàn cao 4 mm (hàn 100% đường tiếp xúc).

HVTH:

Trang 24


Bài tập KC và CN mới trong XDCBTCT


GVHD: PGS.TS

- Hàn ống bơm vữa (bằng thép) vào ống thép bảo vệ thanh CĐC. Lắp ống bơm vữa bằng
nhựa cứng với các ống thép này . Dùng dây thép buộc chặt mối nối.
- Cút nối phải được vệ sinh sạch sẽ, được bôi mỡ vào ren xoay cút nối vào đầu thanh
CĐC khi đỉnh thanh chạm vào chốt định vị thì dừng lại và dùng băng dính đen rộng bản quấn
chặt xung quanh (việc quấn băng dính có tác dụng cố định không cho cút nối xoay theo khi
tháo đoạn thanh CĐC trên nằm trong khối K0 sau này ).
Bước 2: Đặt ống thép vào vị trí thiết kế:
- Xác định vị trí ống thép căn cứ vào đường tim dọc và tim ngang cầu .
- Đặt các ống thép vào vị trí (có thể cẩu hoặc dùng tay). Để cố định vị trí của chúng phải
đặt các lưới thanh Φ16 theo chiều cao với bước a = 0,5m/1lưới. Các lưới thép này kẹp chặt
vào ống thép và được hàn vào cốt thép chủ.
- Đặt các thanh thép chịu lực cục bộ vào hai đầu thanh.
Bước 3: Đặt các thanh CĐC vào vị trí:
- Dùng tay nhắc từ từ thanh CĐC rồi thả vào trong ống thép, khi cút nối gần đỉnh ống
thép thì thả thanh rơi xuống đồng thời đỡ đầu dưới của thanh chống tạo ra lực xung kích . Đặt
lồng đèn và xoáy đai ốc vào đầu dưới thanh.
- Dùng các nêm gỗ nhỏ định vị sao cho các cút nối không chạm vào ống thép, bảo vệ
tránh hiện tượng chạm mặt sau này.
- Dùng nút gỗ bịt đầu trên của ống thép tránh bê tông lọt vào ống trong lúc đổ bê tông.
Bước 4: Lắp đoạn thanh CĐC trên.
- Các đoạn thanh trên nằm trong khối đỉnh trụ sẽ được nối với các đoạn thanh nằm sẵn
trong thân trụ. Công việc này chỉ bắt đầu tiến hành khi bắt đầu thi công khối đỉnh trụ.
- Cút nối phải được liên kết với các thanh CĐC đã đặt sẵn trong thân trụ bằng1/2 chiều
dài của nó.
- Cao độ của đỉnh cút nối phải thấp hơn đỉnh trụ 50mm.
- Đoạn thanh CĐC trên sẽ được quấn sợi thép thường cách đầu dưới một khoảng 52mm.
Khoảng này sẽ được lắp vào cút nối liền với các đọan thanh CĐC dưới nằm trong thân trụ.
Dùng tay xoay đoạn thanh CĐC trên theo chiều kim đồng hồ vào với cút nối, khi đoạn dây

quấn chạm vào đầu cút nối thì xoay mạnh vài lần rồi dừng lại .
- Lắp đặt ống thép (nằm trong khối K0) cho đoạn thanh dài CĐC trên.
- Phía đỉnh của thanh CĐC phải có giá đỡ để ổn định, các giá đỡ có thể làm bằng thép
góc và được cố định chặt vào ván khuôn của khối đỉnh trụ .
HVTH:

Trang 25


×