Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thái độ sinh viên khoa kinh tế QTKD trường đại học an giang đối với mạng di động vietnamobile

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.93 KB, 26 trang )

Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Khi xã hội phát triển thì nhu cầu giao tiếp của con người càng cao, việc giao tiếp có
thể thực hiện được thơng qua điện thoại di động, máy vi tính…nói chung việc giao tiếp
như vậy tiết kiệm được nhiều thời gian. Hiện tại ở Việt Nam có nhiều mạng di động đang
hoạt động như Vinaphone, Mobiphone, Viettel…và gần đây nhất là sự xuất hiện mạng di
động mới Vietnamobile.
Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội được thành lập trong bối cảnh đất nước đang tiến
hành cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì vậy rất phù hợp để phát triển lĩnh vực
công nghệ dịch vụ, nhưng quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ của cơng ty có đáp ứng
được nhu cầu khách hàng để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành hay không là
điều cần quan tâm.
Khi xã hội phát triển thì chất lượng cuộc sống của con người khơng ngừng được nâng
cao, trong đó nhu cầu sử dung điện thoại di động để liên lạc, email, chat, giải trí…là cần
thiết đối với đa số mọi người nói chung và đối với sinh viên nói riêng. Với tình hình công
nghệ thông tin phát triển vượt bật như hiện nay thì việc mua sắm một chiếc điện thoại di
động khơng phải quá khó khăn nhưng việc chọn sử dụng mạng di động nào tiện lợi cho
bản thân mỗi người là điều cần quan tâm.
Hiện nay các mạng di động lớn như Vinaphone, Mobiphone, Viettel… chiếm đa số
thị phần ở Việt Nam. Theo Cục quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn tất việc đo kiểm chất lượng 3 mạng di động
lớn nhất Việt Nam là MobiFone, VinaPhone và Viettel. Theo kết quả được công bố, cả 3
mạng di động đều có kết quả đo kiểm tốt và vượt xa so với tiêu chuẩn chuẩn ngành .
Trong số các chỉ tiêu đo kiểm quan trọng nhất, MobiFone và VinaPhone là 2 mạng di
động có kết quả gần tương đương nhau, xếp cuối là Viettel. Với chỉ tiêu về chất lượng
thoại: MobiFone cao nhất với 3,54 điểm; VinaPhone đạt 3,52 điểm; Viettel đạt 3,47 điểm.
Về chỉ tiêu gọi tới Call Center thành công trong 60 giây: MobiFone 98,82%; VinaPhone
98,82%; Viettel là 96,08%. Ở chỉ tiêu tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, cả 3 mạng đều


gần như đạt tới mức tối đa có thể của một mạng di động: VinaPhone 99,63%; Viettel
(1)
99,08%; MobiFone 98,97%.
Vậy việc xuất hiện của mạng di động mới là Vietnamobile có ảnh hưởng nhiều đến
người sử dụng hay không? Với giá cước gọi và nhắn tin nội mạng cực rẻ thì tác động đến
những người sử dụng nào là chủ yếu? Có nhiều người cho rằng mạng Vietnamobile có
giá cước thấp, sóng mạnh và tiện lợi… nhưng có nhiều người khơng tán thành điều đó.
Nói chung có nhiều ý kiến, thái độ khác nhau về mạng di động Vietnamobile. Vậy
thái độ của sinh viên đối với mạng Vietnamobile như thế nào? Đó là vấn đề cần tìm hiểu.
Vì vậy việc tìm hiểu đề tài “ Thái độ của sinh viên DH8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh
trường đại học An Giang đối với mạng di động Vietnamobile” là cần thiết.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

1


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .
- Mô tả thái độ của sinh viên DH8 Khoa Kinh Tế - QTKD trường đại học An Giang
đối với mạng di động Vietnamobile.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mạng
Vietnamobile.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 10/3/2010 đến ngày 10/5/2010.
- Không gian thực hiện đề tài: sinh viên DH8 Khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học
An Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang

đã sử dụng mạng Vietnamobile.
- Nội dung nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng là sinh
viên trường Đại Học An Giang đối với mạng Vietnamobile.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Dữ liệu sơ cấp: Thông qua quan sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp sinh viên
DH8 Khoa Kinh Tế - QTKD tường đại học An Giang.
+ Dữ liệu thứ cấp: Tham khảo những đề tài nghiên cứu tương tự đã được nghiên
cứu trước đó, tìm hiểu thơng tin từ báo chí, internet…
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất, kết hợp giữa lấy mẫu hạn mức và
lấy mẫu thuận tiện. Khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh có 5 ngành, từ mỗi ngành
chọn ra 10 sinh viên để phỏng vấn. Như vậy cỡ mẫu được chọn là 50.
- Xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ làm sạch, mã hóa và được phân tích
bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp mô tả.
1.5 Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo, nguồn thông tin hữu ích cho cơng ty cổ
phần viễn thơng Hà Nội để cơng ty có những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mạng di động Vietnamobile.

(1)

SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

2


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU

Chương 2 tập trung trình bày các cơ sở lý thuyết, các khái niệm liên quan đến đề tài
nghiên cứu như: thái độ, các thành phần của thái độ, các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.
Từ cơ sở lý thuyết thiết lập mơ hình nghiên cứu về thái độ của sinh viên Khoa Kinh Tế QTKD trường Đại Học An Giang đối với mạng di động Vietnamobile.
2.1 Cơ sở lý thuyết:
2.1.1 Thái độ và các thành phần của thái độ:
 Khái niệm thái độ:1
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở
những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
Thái độ sẵn sàng làm cho người ta thích hoặc khơng thích một đối tượng nào
đó, cảm thấy gần gũi nó hay xa cách nó. Thái độ cho phép cá thể xử sự tương đối ổn định
đối với những vật giống nhau. Những thái độ khác nhau của các cá thể tạo nên một cấu
trúc liên kết logic, trong đó sự thay đổi một yếu tố có thể địi hỏi phải xây dựng lại một
loạt các yếu tố khác rất phức tạp.
Hình 2.1 Mơ hình 3 thành phần của thái độ

Nhận
thức
Cảm
tình

Xu hướng
hành vi

 Ba thành phần của thái độ:2
Nhận thức: là khả năng tư duy của con người. Nó có thể được định nghĩa là
một q trình thơng qua đó cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thơng tin để tạo

nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Con người có thể nhận thức khác
nhau về cùng một đối tượng do ba tiến trình của cảm nhận: sự chú ý chọn lọc, sự bóp
méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc.

SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

3


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .
Cảm tình: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt hay
xấu, thân thiện hay ác cảm.
Xu hướng hành vi: nói lên dự tính hay các hành động thực sự của chủ thể đối
với đối tượng theo hướng đã nhận thức.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ:3
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.
Yếu tố văn hoá
- Văn hoá
- Nhánh văn hố
- Giai tầng xã hội

Yếu tố xã hội
- Nhóm ảnh hưởng
- Gia đình
- Vai trị và địa vị

THÁI
ĐỘ

Yếu tố cá nhân
- Tuổi tác
- Nghề nghiệp
- Cá tính, nhân cách
- Hồn cảnh kinh tế

Yếu tố tâm lý
- Động cơ
- Nhận thức
- Sự tiếp thu
- Niềm tin

 Yếu tố tâm lý
- Động cơ:
Là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để
thoả mãn nó. Hay nói cách khác động cơ là sức mạnh gây ra hành vi làm thoả mãn nhu
cầu. Một trong những lý thuyết tâm lý học đó là lý thuyết về động cơ của Abraham
Maslow. Lý thuyết này cố gắng giải thích tại sao trong những thời gian khác nhau con
người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Theo Abraham Maslow có nhiều nhu
cầu cùng tồn tại trong cùng một cá thể. Chúng cạnh tranh với nhau trong việc được thoả
mãn và tạo ra những xung đột làm phức tạp thêm cho quá trình ra quyết định mua.
Abraham Maslow cho rằng trước tiên con người cố gắng thoả mãn nhu cầu cấp thiết nhất.
Nhu cầu đã được thoả mãn sẽ khơng cịn là động lực thúc đẩy trong tương lai nữa, khi ấy
nhu cầu kế tiếp trở nên cấp thiết và trở thành động lực của hành động.
+ Nhu cầu sinh lý
+ Nhu cầu an toàn.
+ Nhu cầu xã hội.
+ Nhu cầu được tôn trọng.
+ Nhu cầu tự khẳng định.


SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

4


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .
- Nhận thức:
Động cơ thúc đẩy con người hành động, tuy nhiên con người hành động như
thế nào lại bị ảnh hưởng bởi những nhận thức của họ về tình huống của nhu cầu. Hai
người có động cơ giống nhau trong một tình huống nhu cầu cụ thể sẽ có những hành vi
rất khác biệt tuỳ theo sự nhận thức của họ về tình huống đó. Nhận thức là một tiến trình
mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và lý giải những thông tin được tiếp nhận.
- Sự tiếp thu:
Con người tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết về sản phẩm cộng với cảm nhận
khi tiêu dùng – thoả mãn hay khơng thỗ mãn mà họ sẽ có những hành vi rất khác biệt
trong việc tiêu dùng sản phẩm đó. Q trình tiếp nhận thơng tin, tiêu dùng và ghi nhận,
đánh giá từ nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ làm cho người tiêu dùng có những kiến thức và
kinh nghiệm về sản phẩm hoặc dịch vụ , đó là sự tiếp thu.
- Niềm tin:
Niềm tin thể hiện ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một sự vật nào đó.
Niềm tin có thể xuất phát từ những kiến thức, những hành động đã trải qua. Một người
tiêu dùng khơng có niềm tin vào những đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ, vào hình
dáng của thương hiệu thì họ sẽ dễ dàng từ chối lựa chọn nhãn hiệu đó trong quyết định
tiêu dùng.
 Yếu tố cá nhân:
- Tuổi tác.
- Nghề nghiệp:
Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến sự lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ.

Do tính chất cơng việc khác nhau con người sẽ có những nhu cầu khác biệt về quần áo,
phương tiện vận chuyển, lựa chọn nơi giải trí… Sự khác biệt về ngành nghề cũng tạo ra
các nhu cầu rất khác nhau về dịch vụ, chất lượng, giá cả.
- Cá tính:
Là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử có tính
ổn định và nhất qn với mơi trường xung quanh.
- Hồn cảnh kinh tế:
Tình trạng kinh tế của một cá nhân thể hiện mức thu nhập và chi tiêu của
người đó. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của cá
nhân đó.
 Yếu tố văn hố:
- Văn hoá:
Là hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực được hình
thành và gắn liền với một xã hội, một chế độ, một tôn giáo hay một dân tộc nhất định
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Văn hoá là nhân tố cơ bản quyết đinh ước muốn và hành vi con người. Những
điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, ưa thích, tác phong và hành vi ứng xử mà ta quan sát
được qua việc mua sắm đều chứa đựng bản sắc văn hoá riêng biệt.

SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

5


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .
Trong một xã hội bao giờ cũng có sự phân tầng xã hội. Sự phân tầng này căn
cứ vào hệ thống đẳng cấp (tri thức, nông dân, công nhân, thương gia, quân đội) và mỗi
tầng lớp này là một bộ phận tương đối đồng nhất bền vững được sắp xếp theo thứ tự và

có chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi.
 Yếu tố xã hội:
- Gia đình.
- Các nhóm ảnh hưởng.
- Vai trị và địa vị xã hội.
2.2 Mơ hình nghiên cứu:
Mơ hình nghiên cứu dưới đây mơ tả và làm rõ các yếu tố tác động đến thái độ của
sinh viên DH8 Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng
Vietnamobile.
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu

Nhận thức

- Yếu tố tâm lý.
- Yếu tố cá nhân.
- Yếu tố văn hoá.
- Yếu tố xã hội.

Thái
độ

Cảm tình

Xu hướng
hành vi

SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

Chất lượng dịch vụ.

Giá cước.
Sự khác biệt của
mạng.

Thích.
Khơng thích.
Hình thức quảng cáo

Chọn sử dụng dịch
vụ.
Tiếp tục sử dụng.
Mức độ truyền bá.

6


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .
Tóm lại dựa vào cơ sở lý thuyết mơ hình nghiên cứu đã được xây dựng. Thái độ được thể
hiện qua 3 thành phần chính:
Nhận thức: trong mơ hình này sinh viên DH8 Khoa Kinh Tế - QTKD sẽ nhận thức về
chất lượng của mạng di động Vietnamobile, giá cước và sự khác biệt của mạng.
Cảm tình: nhìn vào mơ hình nghiên cứu thấy tình cảm của sinh viên DH8 Khoa Kinh
Tế - QTKD sẽ thể hiện thích hoặc khơng thích đối mạng Vietnamobile và tình cảm đối
với hình thức quảng cáo của mạng Vietnamobile.
Xu hướng hành vi: trong mơ hình này xu hướng hành vi của sinh viên DH8 Khoa
Kinh Tế - QTKD được thể hiện thông qua việc chọn sử dụng dịch vụ hay tiếp tục sử dụng
hay mức độ truyền bá.

(1) Philip Kotler. 1999. Marketing căn bản. Northwestern University. NXB Thống kê.

(2), (3) Nguyễn Đông Phong, Nguyễn Văn Trưng, Nguyễn Tân Mỹ, Quách Thị Bửu
Châu, Ngô Thị Xuân Phương, Nguyễn Văn Chu. 1999. Marketing căn bản.

SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

7


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .

Chương 3: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
3.1 Lịch sử hình thành:1
Cơng ty cổ phần viễn thông Hà Nội thành lập năm 2001, giấy phép đầu tư số
0103000334 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Công ty cổ phần viễn thông
Hà Nội là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông
trong nước và quốc tế bao gồm dịch vụ internet, dịch vụ dữ liệu băng thông rộng, VoIP,
thiết lập mạng, cung cấp các dịch vụ viễn thông cho công cộng....
Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội được thành lập từ Công ty Điện tử Hà Nội (thuộc
Thành Phố Hà Nội) và Liên Hiệp khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông tin học
HTI (thuộc Viện khoa học Việt nam). Hai thành viên sáng lập này đã có nhiều kinh
nghiệm trong việc triển khai các dự án viễn thông-tin học, có quan hệ hợp tác với các tập
đồn viễn thông lớn trên thế giới như Ericson, Motorola, Qualcom, và đã triển khai nhiều
lĩnh vưc kinh doanh lớn như xây dựng cơ sơ hạ tầng, khách sạn, sản xuất thiết bị điện tử
dân dụng, vận tải bảo hiểm,...
Công ty cổ phần viễn thơng Hà Nội có được giấy phép cung cấp dịch vụ di động
CDMA từ năm 2003. Vào tháng 3 năm 2009, cơng ty đã được chính phủ chính thức cấp
phép cung cấp dịch vụ GSM trên toàn quốc. Vietnamobile là tên thương hiệu mạng GSM
mà Công ty cùng với đối tác Hutchison Telecom của mình đang triển khai. Mục tiêu của

công ty là sẽ trở thành nhà cũng cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại thị trường Việt
Nam .
 Liên hệ:
Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội.
Địa chỉ: Số 2 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: +84-4-35729833
Fax: +84-4-35729833
Website: www.hinet.net.vn
Email:
3.2 Sơ lược về đối tác và dự án của công ty:2
Hutchison Telecommunications International Limited (‘Hutchison Telecom’ hay ‘tập
đoàn’) là nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông hàng đầu trên thế giới. Hiện tại tập đồn
đang cung cấp các dịch vụ viễn thơng di động tại Indonesia, Vietnam, Sri Lanka và Thái
Lan. Các thương hiệu gồm có “Hutch”, “3” và “Vietnamobile”.
Tập đồn đã đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán trên thị trường New York với
mã HTX và cũng đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường Hong Kong với mã cổ phiếu
2332. Là một thành viên của tập đoàn Hutchison Whampoa có trụ sở tại Hong Kong,
Hutchison Telecom tập trung vào phát triển các dịch vụ ở các thị trường tiềm năng.

 Hoạt động ở Việt Nam
SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

8


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .
Vào tháng 7 năm 2004, Hutchison Telecom và công ty Cổ phần viễn thơng Hà
Nội (Hanoi Telecom) hợp tác dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Vào

tháng 3 năm 2008, chính phu đã cấp giấy phép cho BCC chuyển đổi từ công nghệ CDMA
sang GSM. Sau khi chuyển đổi thành công, chúng tôi đã khai trương mạng GSM vào
tháng 4 năm 2009 dưới thương hiệu Vietnamobile.
 Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh EGSM
- Tên dự án: Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh EGSM
Giấy phép đầu tư: Giấy chứng nhận đầu tư số 01124000006 do Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội cấp ngày 08 tháng 3 năm 2008
- Nhà đầu tư:
Phía Việt Nam: Cơng ty cổ phần viễn thơng Hà Nội (HTC).
Phía nước ngồi: Hutchison Telecommunications (Vietnam) S.à r.l
(Hutchison)
- Lĩnh vực hoạt động:
Xây dựng, phát triển và hoạt động mạng viễn thông di động và các dịch vụ giá
trị gia tăng sử dụng công nghệ EGSM ở băng tần 800 MHz và 900 MHz trên toàn lãnh
thổ Việt Nam.
Cung cấp dịch vụ thoại và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng thông
tin di động tế bào như fax, truyền tải dữ liệu, điện thoại quốc tế, đường dài, truy cập
internet và các dịch vụ nội hạt vô tuyến ... khi được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền
và phù hợp với luật hiện hành.
- Thời hạn dự án: 15 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Vietnamobile là tên thương hiệu của mạng điện thoại di động mà Dự án hợp đồng
hợp tác kinh doanh EGSM đang triển khai.

(1), (2)

SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

9



Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4 sẽ trình bày cách thức tiến hành nghiên cứu, gồm 2 bước nghiên cứu sơ bộ
và nghiên cứu chính thức, và trình bày phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số
liệu và các loại thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi.
4.1 Thiết kế nghiên cứu:
Đây là một bước quan trọng nhằm giúp cho việc tiến hành thu thập số liệu có hiệu
quả và đúng thời gian qui định.
4.1.1 Cách thức thu thập dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn 5 sinh viên đã hoặc đang sử dụng mạng Vietnamobile
để thu thập thông tin phục vụ cho việc thiết kế bảng câu hỏi. Sau khi có kết quả từ việc
phỏng vấn, tiến hành thiết kế bảng câu hỏi dựa trên ba thành phần của thái độ ( nhận
thức, cảm tình, xu hướng hành vi).
Dữ liệu thứ cấp: tham khảo lý thuyết thái độ của Philip Kotler, và tham khảo cơ
sở lý thuyết ba thành phần của thái độ trong sách Marketing căn bản của Trường Đại Học
Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh và những đề tài nghiên cứu tương tự đã được nghiên
cứu trước đó, tìm hiểu thơng tin từ báo chí, internet…
Hình 4.1 Tiến độ các bước nghiên cứu

Bước

Dạng

1

Sơ bộ


2

Chính thức

Kỹ thuật
Thảo luận tay đôi
N=5
Điều tra qua bảng câu hỏi.
N = 50

Thời gian
2 Tuần

4 Tuần

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua quan sát thực tế và thảo
luận tay đôi với 5 sinh viên DH8 khoa kinh tế thông qua bảng câu hỏi phác thảo để khai
thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu dựa trên mục tiêu nghiên cứu và nền tảng
của cơ sở lý thuyết về thái độ và ba thành phần của thái độ. Kết quả của quá trình nghiên
cứu sơ bộ sẽ tìm ra các biến có liên quan đến nghiên cứu và hoàn thiện bảng câu hỏi về
thái độ của sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức. Bước nghiên cứu này được thực hiện qua 2 giai
đoạn. Đầu tiên tiến hành phỏng vấn trực tiếp khoảng 10 sinh viên để xem phản ứng của
đáp viên với bảng câu hỏi nhằm xác lập tính logic của bảng câu hỏi và loại bỏ các biến
không cần thiết để hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh. Sau đó dùng bảng câu hỏi
hồn chỉnh để phỏng vấn 50 sinh viên DH8 Khoa Kinh Tế Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn


10


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .
- Xử lý thông tin thu thập được bằng công cụ Exel.
- Phân tích tổng hợp thơng tin đã xử lý, bằng cách đánh giá dựa trên các số liệu đã
tổng hợp, kèm theo biểu đồ biểu thị kết quả.
- Tiến hành tổng kết lại nội dung để đưa ra một bài báo cáo hồn chỉnh.
4.1.2 Phân tích và xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý, làm sạch, mã hóa và sử dụng phần mềm
Excel để phân tích số liệu. Phương pháp phân tích dùng trong nghiên cứu này là phương
pháp mô tả nhằm mô tả thái độ của sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An
Giang đối với mạng di động Vietnamobile.
Việc phân tích và xử lý số liệu được thực hiện theo quá trình như sau:
Hình 4.2 Quá trình phân tích và xử lý số liệu

Giá trị hóa
số liệu

Hiệu chỉnh câu hỏi
có thể chấp nhận

Phân tích dữ
liệu

Mã hóa các câu
hỏi đã được trả lời

Nhập dữ liệu

vào máy

Lưu trữ
dữ liệu
phân
tích

Làm sạch dữ
liệu

4.1.3 Quy trình nghiên cứu:

SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

11


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .

Nghiên cứu sơ bộ

Hình 4.3 Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

Bảng câu hỏi phát thảo ( n=5)


Nghiên cứu chính thức

Hồn chỉnh bảng câu hỏi phác thảo

Phỏng vấn thử ( n=10)

Hiệu chỉnh
Bảng câu hỏi chính thức

Phỏng vấn chính thức ( n = 50)

Xử lý thông tin

4.2 Phương pháp chọn mẫu:
SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

Viết báo cáo

12


Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di
động Vietnamobile .
Áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất cho đề tài nghiên cứu, kết hợp giữa
lấy mẫu hạn mức và lấy mẫu thuận tiện. Trong tổng thể gần 500 sinh viên DH8 khoa kinh
tế - QTKD trường đại học AN GIANG chọn 5 ngành để nghiên cứu là tài chính ngân
hàng, tài chính doanh nghiệp, kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, kế toán, từ mỗi
ngành chọn thuận tiện 10 sinh viên để phỏng vấn. Như vậy cỡ mẫu được chon để nghiên

cứu là 50 sinh viên.
4.3 Thang đo:
Thang đo là một cơng cụ có chức năng tách biệt các cá thể theo các biến mà
nghiên cứu đang quan tâm. Sử dụng thang đo là nhằm tạo ra một thang điểm liên tục để
tìm hiểu và đánh giá đúng đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi đề
tài sử dụng các loại thang đo sau:
Thang đo danh nghĩa: trong đề tài này sử dụng thang đo danh nghĩa để biết được
giới tính của đáp viên.
- Thông tin cá nhân:  Nam

 Nữ

Thang đo nhị phân: dùng trong câu hỏi có một trong hai lựa chọn: có (đúng) hoặc
khơng (sai), đáp viên chỉ chọn có hoặc không.
- Anh/ chị đã từng sử dụng mạng di động Vietnamobile chưa?
 Có (tiếp tục các câu hỏi tiếp theo)

 Khơng (tạm dừng)

- Anh/ chị có từng giới thiệu cho người khác sử dụng mạng Vietnamobile khơng?
 Có

 Khơng

Thang đo Likert để đo lường mức độ đồng ý của sinh viên về một phát biểu với
thang điểm 5, đo mức độ nhận thức, tình cảm, hành vi.
- Anh/ chị hãy cho biết mức độ hài lòng của anh/ chị về các tiêu chí của mạng
Vietnamobile bằng cách khoanh trịn vào 1 trong 5 mức độ qui ước sau:
1. Rất không hài lịng


2. Khơng hài lịng

4. Hài lịng

3. Trung hồ

5. Rất hài lịng

STT

Các tiêu chí

Mức độ hài lịng

1

Phong cách phục vụ của
nhân viên tổng đài

1

2

3

4

5

2


Khuyến mãi

1

2

3

4

5

Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
SVTH: Lý Văn Trường
GVHD: ThS Phạm Trung Tuấn

13



×