Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Truyền thống và cách tân trong thơ duy phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.08 KB, 2 trang )

Truyền thống và cách tân trong thơ Duy Phi

Tìm hiểu thơ Duy Phi tôi thấy phần lớn thơ anh viết theo lối thơ truyền thống. Bài Lục đầu
giang anh viết năm 1960 (năm anh mới bước vào nghề thơ) có đoạn như sau:
Vạn Kiếp đền đài cây ấp ủ
Lục Đầu sông vẫn cuốn mây theo
Ngàn xưa non nước nay còn đó
Lưỡi kiếm anh hùng thép vẫn reo
Có thể xếp bài thơ này và các bài thơ khác như Thăm đền thờ Lê Lai, bài Chi Lăng, bài Phủ Lạng
Thương đêm bom .... vào đề tài thơ đánh giặc, thơ yêu nước, một truyền thống thơ lâu đời nhất của thơ
ca Việt Nam.
Bài dạy học ở Côn Sơn là một bài thơ lục bát thuần túy dân tộc, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đại chúng,
hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc giàu chất dân gian, lại phảng phất hơi thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi
cách đây trên sáu trăm năm:
Tan trường mây rủ cùng mây
Học trò bay với bướm bay ngang qua đèo
Côn Sơn ấm tiếng thông reo
Phong tình sắc có phong lưu gió ngàn
Suối Côn Sơn vọng tiếng đàn
Tiếng con chim cuốc thời gian đong đầy
(Bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi: “Côn Sơn suối chảy rì rầm/Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai/Côn
Sơn có đá rêu phơi/Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”)
Bài “Em” là một bài rất giản dị, giản dị đến mức không thể giản dị hơn được nữa và nó cũng rất trong
sáng mang đậm tính truyền thống của bài thơ ca dân tộc.
Tìm trong thơ Duy Phi ta còn thấy nhiều bài khác cũng giàu tính truyền thống như vậy. Dù nhìn ở góc độ
nào ta cũng thấy anh lấy thơ ca dân tộc làm “bà đỡ” cho thơ anh, kể cả đến khi bút thơ của anh đã vững.
Ví như thể thơ: Duy Phi rất ít đặt ra một thể thơ nào xa lạ, khác biệt với thơ ca truyền thống, trái với
“khẩu vị” thơ của đông đảo bạn đọc: vẫn là lục bát, là thơ bảy chữ, thơ năm chữ quen thuộc. Trừ một vài
trường ca, thơ anh thường ngắn, dồn nén, kiệm lời, không có bài nào dài vài ba chục câu, thường chỉ
dưới hai chục câu, số bài tứ tuyệt (tứ tuyệt lục bát, tứ tuyệt thất ngôn) chiếm một số lượng không nhỏ, ví
như tập Đêm Thần Minh có 34/72 bài thơ tứ tuyệt. Ca dao dân gian cũng thường là những bài ngắn. Các


nhà thơ tiền bối như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sáng tác nhiều thơ tứ tuyệt.
Vậy rõ ràng Duy Phi đã bước theo vết chân của người xưa. Cũng như các nhà thơ tiền bối Duy Phi lấy
chất liệu thơ từ cuộc sống thường ngày đang sôi động diễn ra quanh ta. Có khác chỉ là cách thể hiện
bằng những câu chữ cụ thể mà thôi.
Những bài thơ tả cảnh với ngôn ngữ dồn nén, chắt lọc như các bài Đền thượng chùa Bổ Đà, Chiều thu
Côn Sơn, Hoa Mai, Tam Đảo ... phảng phất thơ vịnh cảnh trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi hay
trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.
Một số bài viết về người xưa như Lê Lai, Huyền Trân công chúa, Chu Văn An, Ức Trai... Duy Phi đều
ngưỡng mộ trân trọng muốn sẻ chia những thiệt thòi, mất mát hoặc ngợi ca. Trước anh hàng mấy trăm
năm, các nhà thơ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Du cũng bày tỏ thái độ, tình cảm của mình về những con
người nghĩa khí, tiết tháo trong sử sách. Vậy là Duy Phi vẫn theo truyền thống.
Duy Phi là người chịu tìm tòi khám phá, đi nhiều nơi trong nước, đến đâu anh cũng có thơ về nơi anh
đến. Một nhà nghiên cứu văn học gọi đây là những bài thơ du ký của anh. Anh còn có thơ du ký ở nước
ngoài. Đọc những bài thơ này của anh tôi không khỏi không liên tưởng đến Bắc hành tạp lục của Nguyễn
Du, Dương phụ hành của Cao Bá Quát, Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh. Vậy có ai nói rằng Duy Phi
không truyền thống?
Tuy vậy, Duy Phi cũng có một số bài thơ cách tân nhưng không nhiều, chủ yếu là ở tập Phiêu Diêu. Có
thể đây là bước thử nghiệm ban đầu của anh, anh tung ra để thăm dò dư luận bạn đọc chăng. Ở tập này
ta thấy hàng loạt bài thơ “mới”, “lạ” của anh như các bài: thơ mi ni1, thơ mi ni2, thơ mi ni3, tìm địa chỉ,
thanh long, xã hội ong, lời một bác sỹ .... Tuy vẫn là thơ kiệm lời, dồn nén nhưng câu thơ rất ngắn, ít vần


điệu, chữ đầu tên bài thơ và các chữ đầu dòng các câu thơ đều không viết hoa. Đặc biệt bài thơ không
dỗ mẹ được thể hiện như sau:
dẫn hai con ra
thiếu phụ
công viên
đăm đăm
hai trẻ thơ thẩn chơi
trăng

dần xa
ngấn lệ
không dỗ mẹ
Bài Neo đậu viết theo thể thơ bậc thang như thơ Mai - a - cốp - xki.
Bài Tấm thực chất là bài thơ lục bát, câu thơ được viết ngắt ra từng dòng, mỗi dòng một, hai hoặc ba
chữ như sau:
chị em
xuân
đi hội
được mấy
đi hè
đấu thưng
nắng thì bán
bao giờ
mặt
nhặt
cho
hết
nia
rưng rưng
kê vừng
cõi người
ngày
Hiện đại, cách tân của Duy Phi còn ở việc anh đặt tên cho các tập thơ. Thường thì người ta lấy tên một
bài thơ trong tập làm tên chung cho cả tập như Tố Hữu trong tập Từ Ấy có bài Từ Ấy hay trong tập Việt
Bắc có bài Việt Bắc. Từ giữa những năm 60 của thế kỷ trước, người ta không đặt tên tập thơ của mình
như thế. Tập thơ Gió Lộng của Tố Hữu chẳng có bài nào mang tên là Gió Lộng. Tập Hoa Trên Đá của
Chế Lan Viên cũng chẳng có bài thơ nào mang tên là Hoa Trên Đá.
Gần đây có một số người muốn làm một cuộc cách mạng trong thơ như Dương Tường, Nguyễn Việt
Chiến, Mai Văn Phấn .... Họ muốn đánh đổ thơ truyền thống, thay đó bằng thứ thơ khác lạ mà họ gọi là

thơ cách tân hay thơ tân kỳ. Duy Phi không nằm trong số đó. Anh thử nghiệm chớm bước chân vào thứ
thơ này, rồi anh dừng lại, quay về với lối thơ truyền thống của dân tộc. Ấy là cái bản lĩnh thơ Duy Phi

Ngô Văn Hiểu
Các bài mới



×