Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.64 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Nhắc đến truyện ngắn Việt Nam từ khi Đổi mới, không thể không nhắc
đến Nguyễn Huy Thiệp- một “hiện tượng văn học”trong những năm cuối thế kỉ
XX. Từ những truyện ngắn đầu tay của mình như: Chút thoáng Xuân Hương,
Huyền thoại phố phường, Nguyễn Huy Thiệp phải khiến những “con mắt
xanh”1 của bạn đọc, lẫn giới phê bình phải đều phải chú ý đến mình.Tiếp đến
khi Tướng về hưu, Không có vua, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết...xuất hiện trên
văn đàn thì cũng là lúc dư luận bắt đầu đánh giá đây là một tài năng thực sự làm
cho văn đàn trở nên sôi động hẳn lên. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn thán phục
Nguyễn Huy Thiệp vì “mang tới cái chất mà lâu nay Việt Nam hơi thiếu: chất
1Phong Lê, “Phảo thảo văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX”, nxb Văn học, tr.185

1


kiêu bạc, tàn nhẫn và cay đắng” 2. Bên cạnh việc thừa nhận tài năng thực sự của
Nguyễn Huy Thiệp thì vẫn còn có những tranh cãi về các vấn đề như “tâm và
tài” của người viết, “lịch sử và quyền hư cấu” của nhà văn, “cái xấu và cái cô
độc đậm đặc hơn niềm vui”... Mặc cho những tranh luận, chúng ta đều phải thừa
nhận một điều rằng, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên một sự hấp dẫn
lạ lùng, Nguyễn Huy Thiệp giống như chơi một trò chơi với chính người đọc.
Ngược đọc lại càng khao khát được tìm tòi và lí giải cái trò chơi ấy. Để tạo nên
một sự biến ảo, tung hoành, lôi cuốn người đọc cùng thăng hoa với chính mình
như vậy, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ biết lựa chọn những chất liệu để phản
ánh từ hiện thực đời sống, xây dựng tính đa nghĩa của hình tượng, mà đặc biệt
hơn Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng một hệ thống mở trong cấu trúc của tác
phẩm.
Với đề tài “Nguyễn Huy Thiệp-nhà văn của khuynh hướng truyện ngắn
mở”, chúng tối sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng


một hệ thống mở trong cấu trúc tác phẩm của mình như thế nào để tạo nên sự
thành công của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau Đổi mới
Truyện ngắn đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào qua các giai đoạn
1930-1945, 1945-1975, 1975-1986. Với các yêu cầu “cởi trói”, phương châm
“lấy dân làm gốc”, khẩu hiệu “nhìn thẳng vào sự thật”của Đại học VI, quả đã
đem lại “một khí hậu dân chủ, khiến cho mọi người đều thể nghiệm” 3. Văn học
và chính người nghệ sĩ ít có những áp đặt và răn đe hơn, chính về thế văn học,
trong đó có truyện ngắn trở nên sôi nổi hơn.Từ năm 1987 đến năm 1989 là
những năm sôi động với sự lên ngôi của thể loại truyện ngắn.Truyện ngắn giai
2Vương Trí Nhàn, “Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp”
3Phong Lê, “Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỉ XX)”, nxb Trí thức, tr.316

2


đoạn này đã khẳng định vị trí của mình trên diễn đàn với số lượng tác phẩm lớn,
và xuất hiện nhiều cây bút tiêu biểu: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ
Duy Anh, Phan Thi Vàng Anh.... Sự tiếp nhận của người đọc trên tinh thần “tự
do, dân chủ, nói thẳng nói thật” 4 đã tạo nên sự sôi động và sức hấp dẫn riêng
của thể loại truyện ngắn. Giai đoạn này, các sáng tác của nhà văn chịu ảnh
hưởng không nhỏ từ dư luận và phản hồi của công chúng tiếp nhận. Càng ngày
người ta càng nhận ra công chúng đã làm nên tên tuổi cuả nhà văn cũng như
“định vị số phận” cho từng tác phẩm. Tiêu biểu nhất cho sự tác động to lớn của
công chúng đến địa vị nhà văn phải kể đến dư luận xung quanh Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư...
Từ năm 2000 đến nay, truyện ngắn rất “được mùa”. Việc xuất hiện tên
tuổi các nhà văn “thế hệ mới” như Nguyễn Đình Tú, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng

Diệu, Nguyễn Ngọc Tư...đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này.
Sức hút của tác phẩm bắt đầu từ những đề tài có “vấn đề” : tình dục, những ám
ảnh và dằn vặt.Những vấn đề của chính con người hiện đại. Cùng với sự xuất
hiện tác giả trẻ, truyện ngắn đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết
và hình thức truyện cũng rất đa dạng: Truyện kì ảo kiểu Bến trần gian của Lưu
Sơn Minh,Truyện giả cổ tích kiểu Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy
Thiệp, Truyện dòng ý thức kiểu Tiệm may Sài Gòn của Phạm Thị Hoài, Truyện
ngắn kích kiểu Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh...
Với những nổ lực cách tân như vậy, dường như truyện ngắn Việt Nam
đang “tiệm cận văn học thế giới ở tư duy thể loại” 5. Nói về truyện ngắn Việt
Nam sau Đổi mới nhà văn Nguyễn Kiên nhận xét: “Truyện ngắn gần đây có sự
phá cách rõ rệt, có những tìm tòi về hình thức biểu hiện. Truyện ngắn không cần
nhất loạt tuân theo một khuôn mẫu nào nữa, kể cả khuôn mẫu truyền thống”
1.2. Vài nét về “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” và đặc sắc truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp
Trong không khí dân chủ, cởi mở, sự cách tân trong văn học mà Nguyễn
Huy Thiệp khi xuất hiện đã được đón chào nồng nhiệt. Sau khi tác giả trình làng
những truyện ngắn đầu tay (Chút thoáng Xuân Hương, Huyền thoại phố
phường), đã “tung” ra một chuyện “Tướng về hưu”(1987) Nguyễn Huy Thiệp.
Đến năm 2000, Nguyễn Huy Thiệp được coi là một “hiện tượng văn học” cuối
thể kỉ XX. “Hiện tượng Nguyễn huy Thiệp”có thể xem là một hiện tượng tiêu
4“Công chúng, giao lưu và quảng bá Văn học thời kì đổi mới (1986-2010)”, nxb Khoa học xã hội, tr.43
5Nguyễn Văn Long (chủ biên), “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại (tập 2)”, nxb, tr.201

3


biểu, người khen hết mức, người chế hết lời, thậm chí vẫn còn không ít những
phán xét về đạo đức và chính trị. Nếu như Nguyễn Minh Châu là người mở
đường “tinh anh” thì Nguyễn Huy Thiệp chính là bước ngoặt đổi mới , mở ra

một thời kì văn học mới với những cảm hứng, quan niệm mới về nghệ thuật, “tư
duy phức hợp và đa diện về nghệ thuật”6
Tác phẩm của ông gây ấn tượng đặc biệt với người đọc và giới phê bình
“bởi cái “chất lạ” của nó (vừa lãng mạn, vừa chính xác đến lạnh lùng...)” 7. Tức
là nhà văn vận dụng mọi cách thức để “khái quát hóa nghệ thuật đời sống” . Các
nhà phê bình đã chỉ ra bốn đặc điểm phong cách Nguyễn Huy Thiệp: tính hiện
đại (hiểu là chất liệu hôm nay); cảm hứng huyền thoại; hệ thống mở trong cấu
trúc tác phẩm và tính đa nghĩa của hình tượng văn học. Nét độc đáo trong phong
cách Nguyễn Huy Thiệp là nhìn sự vật ở điểm xuất phát và điểm tận cùng của
nó, ông muốn “lột trần” tất cả, bất kể ai (vua chúa hay thường dân, trí thức hay
mù chữ, có địa vị hay thấp hèn...).
Với ý thức dân chủ hóa mạnh mẽ, quan niệm về con người và hiện thực
mới mẻ, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn “đối thoại” với chính đọc giả.
Chính Nguyễn huy Thiệp là người kể nên tác phẩm của mình nhưng “anh không
đứng cao hơn bạn đọc”8, nhà văn không đi giảng giải, cắt nghĩa.
Nguyễn Huy Thiệp khả năng phản ánh được thực trạng tha hóa của con
người trong một xã hội có nhiều nguy cơ cho cái xấu, cái ác nảy nở. Bên cạnh
đó nhà văn còn có chất lãng mạn, trữ tình,tạo nên như một mạch văn quan
trọng trong sáng tác của ông. Chùm truyện Chút thoáng Xuân Hương, Chảy đi
sông ơi, Con gái Thủy Thần,Thương nhớ đồng quê, Hạc vừa bay vừa kêu thảng
thốt... thể hiện rất rõ phẩm chất trên của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Trong những sáng tác truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, độc
giả sẽ thấy tác giả thường xoay quanh về đề tài lịch sử và văn học, xã hội, làng
quê, người lao động Việt Nam. Trong đó các tác phẩm tiêu biểu như: chủ đề lịch
sử-văn hóa có các tác phẩm: Kiếm sắc, Mưa Nhã Nam, Vàng lửa, Phẩm tiết,
Nguyễn Thị Lộ,Chút thoáng Xuân Hương…đề tài về xã hội Việt Nam: Tướng về
hưu, Cún, Không có vua, Sang sông, Tội ác và trừng phạt…đề tài đồng quê và

6Phong Lê, “Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỉ XX)”, nxb Trí thức, tr. 317
7Bùi Việt Thắng, “Truyện ngắn-Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại”, nxb Quốc gia Hà Nội, tr.186

8Nguyễn Văn Long (chủ biên), “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại (tập 2)”, nxb Đại học Sư phạm, tr.201

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×