Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non mường giôn, quỳnh nhai, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BẠC THỊ TỎA

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TRƢỜNG MẦM NON
MƢỜNG GIÔN, QUỲNH NHAI, SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BẠC THỊ TỎA

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TRƢỜNG MẦM NON
MƢỜNG GIÔN, QUỲNH NHAI, SƠN LA

Chuyên ngành: Khoa học Giáo dục

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: NGƢT. TS. Vũ Tiến Dũng

Sơn La, năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
TS. Vũ Tiến Dũng – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Đại học, Thƣ viện, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học – Mầm non Trƣờng Đại Học
Tây Bắc, các ban ngành và tập thể lớp K55 ĐHGD Mầm non A đã tạo điều kiện
cho em học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các cô
giáo và các cháu mẫu giáo (5 - 6 tuổi) Trƣờng Mầm non Mƣờng Giôn, Quỳnh
Nhai, Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận này.
Với nội dung khóa luận này, em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp của thầy cô và các bạn!
Sơn La, tháng 05 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Bạc Thị Tỏa


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

DỊCH

1

BGĐVHCT


Bác Gấu Đen và hai chú thỏ

2

NXB

Nhà xuất bản

3

TC1

Tiêu chí 1

4

TC2

Tiêu chí 2

5

TC3

Tiêu chí 3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả nhóm đối chứng theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển
ngôn ngữ của trẻ trƣờng mầm non Mƣờng Giôn………………….……………45

Bảng 3.2. Kết quả nhóm thực nghiệm theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát
triển ngôn ngữ của trẻ trƣờng mầm non Mƣờng Giôn ………………..……….46
Bảng 3.3. Kết quả hình thành mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi qua
hoạt động kể chuyện trƣớc và sau khi thực nghiệm tác động………...………..47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Khả năng diễn đạt của trẻ mầm non 5 - 6 tuổi qua hoạt động kể
chuyện ở trƣờng mầm non Mƣờng Giôn, Quỳnh Nhai, Sơn La trƣớc và sau khi
thực nghiệm………………………….…………………………..……..………48
Biểu đồ 2: Khả năng hiểu từ của trẻ mầm non 5 - 6 tuổi qua hoạt động kể
chuyện ở trƣờng mầm non Mƣờng Giôn, Quỳnh Nhai, Sơn La trƣớc và sau khi
thực nghiệm……………………………………………………………………49
Biểu đồ 3: Khả năng phát âm của trẻ mầm non 5 - 6 tuổi qua hoạt động kể
chuyện ở trƣờng mầm non Mƣờng Giôn, Quỳnh Nhai, Sơn La trƣớc và sau khi
thực nghiệm………………………………………………………..……..…….49


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài khóa luận ............................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận.......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 7
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 7
1.1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ 5 - 6 tuổi .............................................................. 7

1.1.2. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ ............ 9
1.1.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi ...................................... 13
1.1.4. Khái niệm, phân loại, vai trò của kể chuyện đối với việc phát triển ngôn
ngữ cho trẻ ....................................................................................................... 15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................. 18
1.2.1. Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện ở trƣờng mầm non cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng Mầm non Mƣờng Giôn. ................................................. 18
1.2.2. Kết quả khảo sát………………………………………………………... 19
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 22
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN .................................................... 24
2.1. Một số yêu cầu trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động
kể chuyện ......................................................................................................... 24
2.2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động kể
chuyện .............................................................................................................. 24
2.2.1. Khái niệm biện pháp ............................................................................... 24
2.2.2. Biện pháp sử dụng các phƣơng tiện trực quan trong giờ kể chuyện ............ 24
2.2.3. Biện pháp kể chuyện diễn cảm ............................................................... 30
2.2.4. Biện pháp đàm thoại ............................................................................... 31
2.2.5. Sử dụng phƣơng pháp giảng giải ............................................................ 33
2.2.6. Sử dụng hình thức đóng kịch phân vai các nhân vật .............................. 33


2.2.7. Biện pháp dạy trẻ tự kể lại truyện ........................................................... 35
2.2.8. Biện pháp giúp trẻ vận dụng ngôn ngữ mạch lạc trong giờ kể chuyện .... 36
2.2.9. Biện pháp kết hợp kể chuyện trong các hoạt động khác .......................... 37
2.2.10. Biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền ........................................... 38
2.2.11. Vận dụng phƣơng pháp mới để tổ chức kể chuyện cho trẻ mẫu giáo
......................................................................................................................... 39
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 42

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 43
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 43
3.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ................................................. 43
3.3. Điều kiện tiến hành thực hành thực nghiệm ............................................... 43
3.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 43
3.5. Quy trình tổ chức thực nghiệm .................................................................. 44
3.6. Tiến hành thực nghiệm .............................................................................. 44
3.7. Chuẩn bị cho thực nghiệm……………………………………………….44
3.8. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................... 45
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 51
1. Kết luận ........................................................................................................ 51
2. Kiến nghị...................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….53
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận
1.1. Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài
ngƣời. Nhờ ngôn ngữ mà con ngƣời khác xa so với động vật. Ngôn ngữ là kho
tàng trí tuệ của loài ngƣời, thƣớc đo của văn minh, đồng thời là nơi lƣu giữ,
truyền tải tƣ duy nhân loại. Ẩn sau ngôn ngữ là cả một nền văn hóa, ngôn ngữ là
tinh hoa, là tiếng nói của dân tộc, có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con
ngƣời. Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện để giao tiếp, mà nó còn giúp con
ngƣời phát triển về trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, giáo dục trẻ một cách toàn diện
bao gồm sự phát triển về đạo đức, tƣ duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi
văn hóa.
1.2. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của ngôn ngữ cho nên phát triển ngôn ngữ
cho trẻ luôn là lĩnh vực đƣợc chú trọng đầu tiên. Đặc biệt, trẻ 5 - 6 tuổi là lứa

tuổi cuối cùng của tuổi mẫu giáo là giai đoạn then chốt để chuẩn bị cho trẻ vào
trƣờng phổ thông, sự phát triển tâm sinh lí gần nhƣ hoàn chỉnh. Vì vậy, trẻ cần
phải đƣợc trang bị hết sức cẩn thận để đảm bảo cho lứa tuổi này vững tin bƣớc
vào môi trƣờng học tập mới.
1.3. Dạy trẻ từ những cái gần gũi, quen thuộc, đẹp đẽ, tƣơi sáng, giúp trẻ dễ
tiếp thu và nhớ lâu, là nguồn cảm xúc lành mạnh, tƣởng tƣợng phong phú và tƣ
duy đúng hƣớng, giúp trẻ lĩnh hội tốt hơn những giá trị lớn của văn hóa dân tộc
và loài ngƣời. Câu ca dao mẹ ru, truyện cổ tích bà kể, trò chơi dân gian chơi
cùng bạn, cảnh sắc quê hƣơng đƣợc thấy… những cái đó đã góp phần xây dựng
nên tính cách tốt đẹp của bao thế hệ. Do vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông
qua hoạt động kể chuyện là rất phù hợp với trẻ. Kể chuyện ở đây không đơn
thuần là giáo viên kể và trẻ nghe, mà là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ đƣợc tích cực
hoạt động, đƣợc tự cảm nhận, trẻ đƣợc thỏa mãn xúc giác, nhãn quan và thể hiện
sự sáng tạo của mình.
Ở độ tuổi này trẻ rất thích nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại, đồng
thoại giữa các em và các nhân vật trong những câu chuyện có sự đồng điệu về
tâm hồn và tình cảm, trẻ thích đƣợc thể hiện theo tính cách cũng nhƣ ngôn từ
của những nhân vật trong các câu chuyện mà trẻ đƣợc nghe, đƣợc xem.
Những câu chuyện là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những xúc cảm
lành mạnh, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, những mối quan hệ giữa
con ngƣời với con ngƣời... góp phần giáo dục thẩm mĩ. Sự lôi cuốn, hấp dẫn
của những câu chuyện làm trẻ say mê, chăm chú lắng nghe từ đó nhớ đƣợc
1


tình tiết của chuyện, tích cực hoạt động trong kể chuyện, điều đó giúp cho
quá trình nhận thức, chú ý, tƣ duy của trẻ phát triển, mở rộng vốn từ phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
Kể chuyện giúp trẻ phát triển năng lực tƣ duy, óc tƣởng tƣợng sáng tạo,
biết yêu quý cái đẹp, hƣớng tới cái đẹp. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một

trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, vì năng lực ngôn
ngữ không phải là bẩm sinh di truyền nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất
cần thiết đặc biệt là phát triển vốn từ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc
dạy trẻ kể chuyện làm phong phú đời sống tinh thần trẻ, đáp ứng đƣợc nhu cầu
giao tiếp của trẻ, phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, nhờ đó trẻ lĩnh hội đƣợc
thông tin và tình cảm của ngƣời khác một cách chính xác. Đồng thời, nó còn là
điều kiện để phát triển tƣ duy, giúp trẻ tham gia các họat động vui chơi, học tập
và phát triển toàn diện.
1.4. Mỗi trẻ đều có sự phát triển về tâm sinh lí, ngôn ngữ khác nhau, và ở
mỗi vùng, miền lại càng khác nhau hơn. Với trẻ em dân tộc thiểu số trƣớc khi tới
trƣờng mầm non, đều sống trong môi trƣờng tiếng mẹ đẻ, ít có môi trƣờng giao
tiếp tiếng Việt, đến trƣờng trẻ vẫn thích giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, chƣa mạnh
dạn, tự tin trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt. Giáo viên chƣa có phƣơng pháp,
biện pháp phù hợp để có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số. Bên
cạnh đó, có một số giáo viên là ngƣời dân tộc Kinh không hiểu ngôn ngữ của trẻ
dân tộc thiểu số. Sự khác biệt về ngôn ngữ điều đó ảnh hƣởng rất lớn đến việc
phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua hoạt động kể chuyện, phát triển ngôn ngữ
cho trẻ.
Chính vì những lí do trên bằng sự hiểu biết và tâm huyết của mình, đồng
thời dựa trên những tiếp thu, học hỏi những thành tựu nghiên cứu thành công
khác, chúng tôi đã lựa chọn đề tài khóa luận là: “Biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non Mường Giôn,
Quỳnh Nhai, Sơn La” làm khóa luận nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là thành tựu lớn nhất của con ngƣời sáng tạo ra là một hệ thống
tín hiệu đặc biệt. Nó là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên
trong xã hội loài ngƣời, nhờ có ngôn ngữ con ngƣời có thể trao đổi cho nhau
những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những
nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tƣơng lai. Vì thế,
qua nhiều thời đại ngôn ngữ vẫn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa


2


học khác nhau nhƣ: triết học, tâm lí học, xã hội học, giáo dục học và đã đạt đƣợc
những thành công to lớn.
Liên Xô (cũ) là một trong những đất nƣớc mà phƣơng pháp phát triển ngôn
ngữ đƣợc nghiên cứu rất kỹ lƣợng với rất nhiều nhà sƣ phạm nổi tiếng mà chúng
ta biết nhƣ: Chikhieva.E.I một tác giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về sự
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra còn có rất nhiều tác giả có những
đóng góp quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ của
trẻ ở nƣớc ta có thể kể đến các tác giả nhƣ:
- V.X.Mukhina với Tâm lí học mẫu giáo đã đi sâu nghiên cứu về tâm lí của
trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.
Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em đã miêu tả chi tiết về sự phát triển
của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông
qua cậu bé Alex.
- A.B.Watson với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo đã có những
nghiên cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ mới sinh đến 6 tuổi.
- M.M.Konoxva với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học đã chỉ ra các hình
thức, biện pháp để nhằm dạy nói cho trẻ trƣớc khi vào tuổi đi học.
- A.N.Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy đã nghiên cứu những vấn
đề lý luận về ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ em.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng đƣợc đông đảo các
nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu nhƣ:
Các tác giả nhƣ Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lƣu Thị Lan,
Nguyễn Thanh Hồng với công trình Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời
nói cho trẻ, đề cập tới tiếng Việt dựa vào đó tác giả xây dựng các phƣơng pháp
nhằm phát triển và hoàn thiện lời nói cho trẻ.
Tác giả Hoàng Thị Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với

Phương pháp phát triển ngôn ngữ, các tác giả đã đƣa ra các phƣơng pháp nhằm
tăng vốn từ cho trẻ.
Cuốn Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ, Nguyễn Thu Thủy,
NXBGD, 1986 đƣợc cấu tạo theo 3 chƣơng. Trong chƣơng II: Kể và đọc
truyện cho trẻ mẫu giáo, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề: Tìm hiểu tác
phẩm văn học đó là các tác phẩm văn xuôi; Tác phẩm văn học dân gian Việt
Nam; Truyện do các nhà văn trong và ngoài nƣớc viết cho trẻ, truyện dân
gian các nƣớc.
3


Cuốn Tiếng Việt - văn học và phương pháp giáo dục, của tác giả Lƣơng
Kim Nga, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thu Thủy (NXBGD - 1998) đã quan tâm
đến cách dạy trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện và tiến hành các loại bài thơ cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Phú và Lê Thị Ánh Tuyết với Phương
pháp làm quen với văn học ở mẫu giáo, nghiên cứu tìm ra phƣơng pháp và hình
thƣc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn Thị Tâm với Tâm lí
học trẻ em lứa tuổi mầm non, đã tiến hành nghiên cứu tâm lý trẻ em qua các giai
đoạn phát triển.
Luận án Tiến sĩ của Lƣu Thị Lan nghiên cứu về Các biện pháp phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn nói về các bƣớc, giai đoạn hình thành
phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1- 6 tuổi.
Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh nghiên cứu về Cơ sở của việc tác động sư
phạm đến sự phát triển ngôn ngữ của tuổi Mầm non, dựa trên cơ sở của nghành sƣ
phạm đã nghiên cứu tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo từ 0 - 6 tuổi, đã nghiên cứu về sự phát triển vốn từ của trẻ qua
các độ tuổi và đƣa ra phƣơng pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi

mầm non.
Các công trình nghiên cứu trên là những định hƣớng và là cơ sở quý báu để
chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định hoạt động kể chuyện đang thực hiện ở trƣờng mầm non.
- Triển khai hình thức tổ chức kể chuyện qua việc soạn giáo án và kết hợp
kể chuyện trong nhiều hoạt động khác nhằm phát triển ngôn ngữ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu và khảo sát thực trạng sử dụng hoạt động kể chuyện cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non.
- Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
4


- Tổ chức thực nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động kể chuyện ở
trƣờng mầm non Mƣờng Giôn, Quỳnh Nhai, Sơn La thông qua hoạt động kể
chuyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tôi đã tiến hành điều tra ở trƣờng mầm non Mƣờng Giôn, Quỳnh Nhai,
Sơn La.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Từ

đó, chọn lọc các lý thuyết thích hợp để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có
liên quan đến về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trƣờng mầm non, nhằm
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
- Sử dụng phƣơng pháp quan sát: quan sát những hoạt động của trẻ để đƣa
ra các biện pháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi.
5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- Sử dụng phƣơng pháp tác động đến một nhóm trẻ đƣợc chọn để thực nghiệm.
- Xử lí kết qủa nghiên cứu bằng thống kê toán học.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lí luận
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc nâng cao việc phát
triển ngôn ngữ thông qua kể chuyện cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận nếu có tính khả chấp sẽ bổ sung tài liệu
tham khảo cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non, trƣờng Đại học Tây Bắc nói
riêng và những độc giả quan tâm đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói
chung, đặc biệt nghiên cứu việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông kể chuyện,
nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non.
5


- Đề xuất các biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao việc phát triển ngôn
ngữ thông qua hoạt động kể chuyện đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những biện pháp mà khóa luận đề xuất mang tính khả thi sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện,
góp phần nâng cao kết quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là trẻ ngƣời dân tộc
thiểu số.
7. Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, cấu trúc
của khóa luận bao gồm có 3 chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt
động kể chuyện
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ 5 - 6 tuổi
1.1.1.1. Xúc cảm, tình cảm của trẻ
Cảm xúc là những rung cảm xảy ra nhanh chóng, nhƣng mạnh mẽ và rõ rệt
hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nó mang tính chất khái quát hơn và
đƣợc chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc, xúc cảm của cảm giác.
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con ngƣời đối với
những sự vật, hiện tƣợng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.
Xúc cảm và tình cảm là nét tâm lí nổi bật của trẻ thơ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi
mẫu giáo. Nhìn chung ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị các mặt hoạt động tâm
lí của trẻ. Chính vì vậy, nhận thức của trẻ mang đậm màu sắc cảm xúc, trẻ luôn
có nhu cầu đƣợc ngƣời khác quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình
đối với mọi ngƣời xung quanh và ngỡ ngàng trƣớc những điều tƣởng chừng nhƣ
rất đơn giản. Một bông hoa, một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi, hay một
đêm trăng sáng cũng có thể làm trẻ xúc động một cách sâu sắc. Chính đặc điểm
đẹp đẽ nhạy cảm này, làm cho trẻ khi nghe kể chuyện, đọc thơ có thể dễ dàng
hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm. Trẻ thƣờng có những phản ứng trực
tiếp ngay lập tức thì khi tiếp xúc với tác phẩm trẻ có thể cƣời hoặc khóc, có thể

sung sƣớng hay tức giận trƣớc những sự kiện hay tác phẩm, những tình huống
mà nhân vật gặp phải. Đó là phản ứng biểu thị trạng thái tâm lí của trẻ, những
phản ứng này tƣơng đƣơng với nội dung cả tác phẩm và nó càng trở nên mạnh
mẽ nếu có sự đồng cảm của ngƣời lớn. Chính vì vậy, ngôn ngữ, ngữ điệu, giọng
điệu hoặc những cử chỉ điệu bộ của ngƣời đọc, ngƣời kể tác phẩm văn học cho
ngƣời nghe là hết sức quan trọng, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
ngoài kiến thức còn tạo ra cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một thái độ
cảm nhận cuộc sống, một phong cách sống.
Trẻ càng lớn tinh thần càng dần dần đƣợc ổn định sự hiểu biết của trẻ sẽ
phong phú, phức tạp dần theo các mối quan hệ và những hiểu biết về thế giới
xung quanh. Nhƣ vậy, từ những cảm xúc tình cảm đƣợc nảy sinh trong quá trình
cảm thụ tác phẩm văn học, trẻ sẽ biết yêu thƣơng vạn vật xung quanh. Cảm xúc
chi phối mạnh mẽ tri giác và thái độ tập trung chú ý đặc biệt là hứng thú nhận
thức, trẻ luôn hƣớng về một cái gì đó. Mỗi hoạt động của trẻ đều kích thích cảm
7


xúc, mỗi cảm xúc đều ảnh hƣởng đến tri giác. Nhà tâm lí học và sinh lí học
ngƣời Anh Spen-xô cho rằng nhận thức của trẻ không chỉ đƣợc mã hóa bằng kí
hiệu và biểu tƣợng mà còn bằng cả cảm xúc. Cảm xúc tinh vi ấy, có chức năng
tổng hợp và tổ chức thành các tổ hợp nhận thức thành cấu trúc cảm xúc - nhận
thức còn là sự lặp lại quá trình này nhờ sự phát triển của các cấp độ tổ chức mà
tạo nên sự phát triển của lí trí. Nhƣ vậy, nguồn cảm xúc chẳng có mối quan hệ
với nguồn kinh nghiệm cụ thể của trẻ mà còn gắn bó với tƣ duy và hành động
của trẻ, nó trở thành một yếu tố tâm lí góp phần phát triển nhân cách của trẻ.
Nhƣ đã nói trên, trẻ em giàu cảm xúc, tình cảm cho nên sự tiếp nhận văn
học của chúng cũng mang đậm màu sắc cảm xúc, theo quy luật tri thức kiểu tƣ
duy trực quan hình tƣợng, nghĩa là những thứ mà chúng có thể mắt thấy tai nghe
đƣợc. Nhƣng riêng với tác phẩm văn học nghệ thuật thì trẻ tiếp nhận bằng cả
tâm hồn, trái tim những tình cảm hết sức hồn nhiên ngây thơ của mình. Có thể

nói trẻ em có lợi thế trong tiếp nhận cái đẹp trong văn học nghệ thuật.
Ta thấy trong tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ ở lứa tuổi mầm non vấn
đề tri thức và kinh nghiệm là rất cần, nhƣng quan trọng hơn vẫn là cảm xúc, đó
là năng lực hóa thân của các nhân vật với cái ngây thơ, đơn giản về sự giống
nhau giữa các tác phẩm văn học cũng là hiện thực ngoài đời nên dễ dàng muốn
chia sẻ.
1.1.1.2. Trí tƣởng tƣợng của trẻ
Tƣởng tƣợng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chƣa từng có trong
kinh nghiệm của mỗi cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ
sở những biểu tƣợng đã có.
Sự phong phú về trí tƣởng tƣợng cũng là một nét tâm lí nổi bật của lứa tuổi
mẫu giáo. Sức tƣởng tƣợng các em dƣờng nhƣ vô tận. Chúng dùng trí tƣởng
tƣợng để khám phá thế giới và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Trí tƣởng
tƣợng là một là một phần quan trọng của quá trình tâm lí, nó góp phần tích cực
vào hoạt động tƣ duy và nhận thức của trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí
học, tƣởng tƣợng của trẻ lứa tuổi mầm non mang tính chất sáng tạo, tƣởng tƣợng
của trẻ gắn chặt với cảm xúc, đó là quan hệ hai chiều. Tƣởng tƣợng phụ thuộc
vào sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tƣởng tƣợng càng phát
triển để phù hợp với cảm xúc đó và ngƣợc lại tƣởng tƣợng cũng giữ vai trò làm
giàu thêm những kinh nghiệm, cảm xúc của trẻ. Việc hình thành và phát triển trí
tƣởng tƣợng của trẻ cũng gắn chặt với hình thành và phát triển ngôn ngữ. Nhờ
có ngôn ngữ mà trẻ có thể hình dung ra đƣợc những gì trẻ nhìn thấy. Vì thế, nếu
một trẻ mà ngôn ngữ kém phát triển thì trí tƣởng tƣợng cũng nghèo nàn. Tƣởng
8


tƣợng giúp trẻ xâu chuỗi đƣợc những sự vật, hiện tƣợng bằng trí tƣởng tƣợng
phong phú của mình và tích lũy đƣợc vốn biểu tƣợng trong từng hoạt động, sau
đó những thời điểm, hoàn cảnh cụ thể, trẻ sẽ có sự liên tƣởng cần thiết. Trẻ thơ
cần có trí tƣởng tƣợng vì vậy việc nuôi dƣỡng trí tƣởng tƣợng cho trẻ là một

trong những nhiệm vụ của giáo dục mầm non.
Có thể nói, tƣởng tƣợng là một năng lực không thể thiếu để cảm thụ và
sống với những tác phẩm văn học. Trẻ đã sẵn có trong đầu trí tƣởng tƣợng
phong phú, bay bổng nên khi gặp những hình ảnh đẹp đẽ, kì ảo của tác phẩm
văn học thì trí tƣởng tƣợng của trẻ sẽ càng đƣợc thăng hoa. Nhƣ vậy trí tƣởng
tƣợng của trẻ là tiền đề để chúng ta đƣa những tác phẩm văn học đến với trẻ. Trẻ
dùng trí tƣởng tƣợng của mình để tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật và ngƣợc
lại, trí tƣởng tƣợng phong phú sẽ chắp cánh cho những ƣớc mơ những hoài bão
và sự sáng tạo của trẻ.
1.1.2. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ
1.1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống các kí hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý nghĩa, là
phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Đồng thời ngôn ngữ là
phƣơng tiện để phát triển tƣ duy, truyền đạt và tiếp nhận những nét đẹp của
truyền thống văn hóa - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cũng có những cách hiểu khác về ngôn ngữ theo E.L.Ti khêeva - Nhà giáo
dục học Liên Xô cũ đã khẳng định rằng: “ Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là
chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc,
của nhân loại. Do đó, ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
con người…”
Không chỉ vậy, ngôn ngữ tạo nên những con ngƣời có linh hồn, ngôn ngữ
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên tƣ duy, nhân cách của
con ngƣời, thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hành động chính bản thân mình.
Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho
nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,…
Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phƣơng tiện giúp trẻ hòa mình vào thế giới
xung quanh một cách hiệu quả nhất. Ngôn ngữ trở thành công cụ để trẻ bày tỏ
suy nghĩ, những tâm tƣ, tình cảm, những mong muốn cá nhân của mình. Bởi lẽ
trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, mong muốn hòa
nhập với xã hội của ngƣời lớn.


9


1.1.2.2. Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có hai chức năng quan trọng nhất là hai chức năng: giao tiếp và
tƣ duy.
a. Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ ngƣời này đến ngƣời khác với một
mục đích nhất định nào đó. Khi giao tiếp, ngƣời ta truyền đạt nhận thức, tƣ
tƣởng tình cảm… với nhau và tác động với nhau về mặt nhận thức, tình cảm và
hành động. Giao tiếp đƣợc thực hiện nhờ một công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất
là ngôn ngữ.
Ngôn ngữ giúp cho con ngƣời lƣu giữ những kinh nghiệm sản xuất để
truyền từ đời này sang đời khác. Ngôn ngữ giúp trao đổi tƣ tƣởng tình cảm, xác
lập các mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội. Thông qua sự
kết nối tập thể này, ngôn ngữ là một thứ công cụ để tổ chức xã hội, duy trì mối
quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội (công cụ đấu tranh sản xuất và đấu
tranh xã hội, giai cấp). Ngôn ngữ là công cụ giúp cho con ngƣời giao tiếp, trao
đổi và đi đến hiểu biết lẫn nhau. Không có sự hiểu biết ấy, không thể có hành
động chung của con ngƣời trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và xã hội.
Cho nên nếu không có một thứ ngôn ngữ chung cho cả cộng đồng dùng để giao
tiếp, để thắt chặt các mối quan hệ thì xã hội cũng không thể tồn tại đƣợc. Với ý
nghĩa này, ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp thì đồng thời cũng là một công cụ
đấu tranh phát triển xã hội.
b. Ngôn ngữ là phƣơng tiện tƣ duy của con ngƣời
Ngôn ngữ và tƣ duy cùng xuất hiện một lúc. Ngôn ngữ là hiện tƣợng trực
tiếp của tƣ duy và chỉ có con ngƣời - động vật cao cấp mới có tƣ duy. Nói
cách khác, chúng ta không thể tƣ duy nếu không có ngôn ngữ (không thể tƣ
duy bằng các công thức hóa học, đƣờng nét, nốt nhạc mà chỉ có thể tƣ duy

bằng ngôn ngữ). Bởi thế, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thƣờng so sánh mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy gắn liền với nhau nhƣ hai mặt của một tờ
giấy, nhƣ hình với bóng.
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tƣ duy
của ngôn ngữ. Vì khi giao tiếp, con ngƣời phải nói với nhau một điều gì đấy (tƣ
tƣởng, tình cảm,…). Nhƣ vậy, ngôn ngữ không phải là một tổ hợp âm thanh đơn
thuần, mà thực chất ngôn ngữ là nơi lƣu giữ những kinh nghiệm của xã hội loài
ngƣời. Chức năng tƣ duy của ngôn ngữ có tính độc lập tƣơng đối với chức năng

10


giao tiếp. Bởi vì, ngôn ngữ không phải chỉ cần đến khi chúng ta giao tiếp, mà
cần đến ngay cả khi chúng ta suy nghĩ thầm lặng, khi độc thoại nội tâm.
Hai chức năng giao tiếp và tƣ duy đƣợc thực hiện không tách rời nhau mà
gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi tƣ duy, hoạt động giao tiếp vẫn diễn ra không
ngừng và ngƣợc lại khi giao tiếp, hoạt động tƣ duy vẫn diễn ra liên tục (để kiểm
tra, điều chỉnh thông tin).
Ngôn ngữ và tƣ duy có những điểm khác biệt. Ngôn ngữ là vật chất còn tƣ
duy là tinh thần. Đơn vị của tƣ duy (khái niệm, phán đoán, suy lí,…) không
đồng nhất với đơn vị của ngôn ngữ (âm thanh, hình vị, câu…). Tƣ duy có tính
nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc. Tóm lại, ngôn ngữ và tƣ duy thống nhất
nhƣng không đồng nhất. Chức năng của ngôn ngữ đối với tƣ duy là ngôn ngữ
thể hiện tƣ tƣởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành tƣ tƣởng.
1.1.2.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ
a. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của trẻ
Bản chất của con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Con ngƣời
muốn tồn tại thì phải gắn bó với ngôn ngữ, không có ngôn ngữ con ngƣời không
thể giao tiếp đƣợc, thậm chí không thể tồn tại đƣợc, nhất là trẻ em là một sinh
thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc và bảo vệ của ngƣời lớn.

Giao tiếp là một hoạt động đặc trƣng quan trọng của con ngƣời. Ngôn ngữ
là phƣợng tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời có thể
hiểu đƣợc nhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung: Lao động,
đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu
đặc biệt, có khả năng biểu hiện đến độ vạn năng và vô hạn những lời nói
trong xã hội, ngôn ngữ là phƣơng tiện đƣợc dùng phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc
trong sinh hoạt xã hội. Con ngƣời dùng ngôn ngữ làm công cụ chung và chủ
yếu để giao tiếp. Không dùng ngôn ngữ, lập tức hoạt động giao tiếp sẽ bị kém
hiệu quả hoặc ngƣng trệ. Cũng vì vậy, hầu hết kho tàng trí tuệ, tƣ tƣởng, tình
cảm đồ sộ của loài ngƣời đã đƣợc ngôn ngữ lƣu trữ, truyền đi và phát huy tác
dụng to lớn của nó.
Do đó, ngôn ngữ chính là một trong những phƣơng tiện thúc đẩy trẻ trở
thành một thành viên của xã hội loài ngƣời, là một công cụ hữu hiệu để trẻ có
thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ, để ngƣời lớn có thể
chăm sóc, giáo dục trẻ - là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào hoạt
động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ.

11


b. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tƣ duy, nhận thức cho trẻ
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi. Đây chính là hoạt động chủ
đạo của trẻ mầm non. Giống nhƣ việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác,
phát triển lời nói cho trẻ ở trƣờng mầm non thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là, trẻ
học để biết tiếng mẹ đẻ, đồng thời sử dụng nó nhƣ một công cụ để vui chơi, học
tập. Ngôn ngữ đƣợc tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi
lúc, mọi nơi. Nhƣ vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngƣợc lại, mọi
hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển.
Quá trình trƣởng thành của trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để phát
triển tƣ duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực (sự hiện

hữu) của tƣ duy. Tƣ duy của con ngƣời có thể hoạt động đƣợc (nhất là tƣ duy
trừu tƣợng) cũng chính là nhờ có phƣơng tiện ngôn ngữ. Tƣ duy và ngôn ngữ có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tƣ duy của
con ngƣời không diễn ra đƣợc. Ngôn ngữ làm cho các kết quả tƣ duy đƣợc cố
định lại, do đó có thể khách quan hóa cho ngƣời khác và cho chủ thể tƣ duy.
Ngƣợc lại, nếu không có tƣ duy với các sản phẩm của nó thì ngôn ngữ chỉ là
những âm thanh vô nghĩa.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân. Có ngôn ngữ, tƣ
duy của trẻ đƣợc phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình biện chứng có tác
động qua lại ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nhau. Ngôn ngữ phát triển làm cho tƣ duy
phát triển. Ngƣợc lại, tƣ duy càng phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của
ngôn ngữ.
c. Ngôn ngữ là phƣơng tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển đạo đức hành vi
văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu, cần phải ứng xử giao tiếp nhƣ thế nào cho phù
hợp… không chỉ là sự bắt chƣớc máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở
rộng giao tiếp. Điều này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung
quanh. Cô giáo bằng lời cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gƣơng,
thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức cho trẻ. Đồng thời, ngôn ngữ
phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể,
những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên ngƣời lớn đem đến cho trẻ từ những
ngày thơ ấu. Sự tác động của lời nói nghệ thuật là một hiện hữu giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ.
Có thể thấy rằng những giờ học ngôn ngữ đầu tiên đối với mỗi con ngƣời là
ngay từ khi lọt lòng mẹ và trƣờng mầm non là trƣờng học đầu tiên có điều kiện,
có cơ hội lớn hơn để giáo dục trẻ một cách toàn diện.
12


1.1.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi

Nhìn chung đến cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi), trẻ đã có khả năng nắm
đƣợc ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát âm của ngƣời
lớn (tức là phát âm chuẩn), biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
và đặc biệt là nắm đƣợc hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật
ngôn ngữ tinh vi nhất về phƣơng tiện cú pháp và phƣơng tiện tu từ, trẻ nói năng
mạch lạc và thoải mái.
1.1.3.1. Đặc điểm vốn từ
Vốn từ của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) tăng lên đáng kể. Trẻ có khoảng 3000 4000 từ vào cuối tuổi thứ 6. Trẻ nắm đƣợc cách dùng trong thực tế ngữ pháp
tiếng mẹ đẻ, cấu trúc ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ tiếp tục đƣợc hoàn thiện.
Ngôn ngữ của trẻ đã có nội dung phong phú hơn và có cấu tạo phức tạp hơn so
với trƣớc đó. Trẻ không chỉ trò chuyện về cái đang trực tiếp tri giác mà còn về
cái đã tri giác trƣớc đây hoặc về điều cha mẹ, cô giáo, các em khác kể lại. Việc
mở rộng giao lƣu ngôn ngữ nhƣ thế dẫn đến sự biến đổi cấu tạo ngôn ngữ của
trẻ. Bên cạnh tên, sự vật hành động, trẻ bắt đầu sử dụng rộng rãi các vị ngữ khác
nhau: Cái ca là dùng để uống nƣớc, cái ghế là dùng để ngồi, con ngựa dùng để
kéo xe, cƣỡi,…
- Về danh từ: nội dung ý nghĩa của từ đƣợc mở rộng phong phú hơn
ở những từ có ý nghĩa rộng. Những từ chỉ nghề nghiệp ngƣời lớn tăng. Ở trẻ còn
có những danh từ mang tính văn học: áng mây, đóa hoa… trẻ biết sử dụng một
số từ chỉ những khái niệm trừu tƣợng mặc dù trẻ chƣa biết hết khái niệm của nó.
- Về động từ: phần lớn là những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển
thêm những nhóm từ mới nhƣ: nhảy nhót, leo trèo, rơi lộp bộp,… những từ chỉ
sắc thái khác nhau nhƣ: chạy vèo vèo, chạy lung tung, chạy loạn xạ. Xuất hiện
thêm những động từ có ý nghĩa trừu tƣợng nhƣ: giáo dục, khánh thành.
- Về tính từ: phát triển về số lƣợng từ cũng nhƣ chất lƣợng từ. Trẻ
sử dụng nhiều những từ có tính chất biểu cảm: chua chua, chua loét, ngọt lịm,
tròn vo,…
Từ tƣợng hình, tƣợng thanh: bập bùng, rì rào,…
Trẻ biết sử dụng từ trái nghĩa: dày - mỏng, khỏe - yếu, đẹp - xấu,…
Về trạng từ: trẻ đƣợc mở rộng, sử dụng đúng các trạng từ: ngày

xƣa, hồi trƣớc, lúc này, hôm qua,…
Về quan hệ từ: trẻ biết sử dụng từ: nếu, thì, thế mà, nhƣng,…
13


Về các loại từ: trẻ biết nhiều từ đơn hơn từ ghép, trẻ hiểu nhiều từ láy và
biết sử dụng chúng.
Sự phát triển ngôn ngữ phụ thuộc khá lớn vào tính tích cực giao tiếp của
nó. Những trẻ tích cực giao tiếp, tìm hiểu thì vốn từ phong phú, nhiều trẻ còn
sáng tạo đƣợc thơ ca, kể chuyện cổ tích một cách sáng tạo.
1.1.3.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Lứa tuổi mẫu giáo lớn là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các
hiện tƣợng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ
đạt tốc độ khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đều biết sử
dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày.
Theo khảo sát của các nhà khoa hoc nhƣ P.Blômxki và Bulômam (Mỹ) thì
bộ óc của con ngƣời liên tục học tập có thể chứa đƣợc lƣợng kiến thức tƣơng
đƣơng với trên nửa triệu cuốn sách. Nếu trí lực bình thƣờng của con ngƣời đạt ở
lứa tuổi thanh niên là 100% thì ở độ tuổi 4 - 7 tuổi trẻ đạt đƣợc khoảng 80%
khối lƣợng kiến thức ấy. Đặc biệt, trẻ 5 - 6 tuổi đã bắt đầu hình thành năng lực
phân tích năng lực tổng hợp, biết so sánh nặng - nhẹ, to - nhỏ và phân biệt đƣợc
khá nhiều màu sắc, hình khối. Trẻ bắt đầu biết tƣ duy và suy diễn trừu tƣợng,
thích bắt chƣớc, mô phỏng hành vi, lời nói các nhân vật mà trẻ đƣợc xem trên vô
tính truyền hình hoặc do ngƣời khác kể cho nghe.
Ở độ tuổi này trẻ có thể tiếp thu sự chỉ dẫn, huấn luyện và trả lời khá rõ
ràng những vấn đề đặt ra bằng những câu hỏi thích thú, hấp dẫn. Các câu hỏi mà
trẻ đặt ra ngày càng cụ thể hơn, chúng muốn tìm hiểu nguyên nhân, những sự
kiện mà chúng quan sát đƣợc, tìm cách dự đoán kết quả của các sự kiện đó.
Điều cần chú ý, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn là ngôn ngữ tự kỉ, đó là
ngôn ngữ hƣớng vào chính bản thân trẻ, ít phục vụ cho việc giao tiếp nhƣng là

phƣơng tiện tƣ duy nhạy cảm dễ vui, dễ buồn.
Đặc điểm nổi bật nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn là
sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc là dấu hiệu của sự phát
triển tƣ duy của trẻ. Nếu trƣớc đây trẻ sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ yếu
thì giờ đây, trẻ ít sử dụng ngôn ngữ tình huống, thay vào đó là ngôn ngữ ngữ
cảnh. Ngƣời lớn có thể hình dung đƣợc những điều mà trẻ định mô tả mà không
cần tình huống trƣớc mặt trẻ. Đồng thời với ngôn ngữ ngữ cảnh là ngôn ngữ giải
thích. Ở độ tuổi này, trẻ có nhu cầu giải thích cho các bạn cùng độ tuổi về nội
dung trò chơi, cách tạo ra đồ chơi và nhiều điều khác. Không những thế, trẻ còn
muốn giải thích cho ngƣời lớn những điều mà trẻ cần họ hiểu. Ngôn ngữ giải
14


thích đòi hỏi đứa trẻ phải trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định,
phải nêu bật những điểm chủ yếu và những mối quan hệ liên kết các sự vật, hiện
tƣợng một cách hợp lí để ngƣời hiểu đƣợc. Có nghĩa là phải có tính chặt chẽ,
mạch lạc. Sang tuổi thứ 6, trẻ có thể đặt các câu chuyện miêu tả hay theo một
chủ đề nào đó cho trƣớc một cách tƣơng đối tuần tự và rõ ràng nhƣng vẫn cần
đến mẫu lời nói của cô giáo. Kỹ năng truyền đạt trong lời kể, thái độ xúc cảm
của mình đối với các sự vật, hiện tƣợng trong câu chuyện của trẻ vẫn còn chƣa
phát triển đầy đủ. Ngôn ngữ mạch lạc là điều kiện, phƣơng tiện quan trọng để
phát triển nhân cách nói chung, tƣ duy nói riêng của trẻ.
Có thể nói tuổi mẫu giáo lớn là ngƣỡng cửa để phát triển trí tuệ một cách
thuận lợi để hƣớng trẻ dần vào hoạt động học tập và ngôn ngữ là chìa khóa giúp
trẻ bƣớc đầu vào thế giới tri thức.
1.1.4. Khái niệm, phân loại, vai trò của kể chuyện đối với việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ
1.1.4.1. Khái niệm
Truyện kể là những tác phẩm nghệ thuật đƣợc tác giả sắp xếp các tình
huống và xây dựng hệ thống nhân vật theo dụng ý chủ quan của tác giả nhƣng

vẫn đảm bảo các yếu tố khách quan.
Kể chuyện là một hình thức hoạt động của con ngƣời thông qua một sắc
thái giọng của mình và các phƣơng tiện kể biểu cảm khác nhau làm cho tác
phẩm cất lên tiếng nói, tạo cho tác phẩm một bức tranh âm thanh tƣơng ứng.
Dạy trẻ kể chuyện là dạy trẻ biết sử dụng các phƣơng thức kể chuyện kể lại
những câu chuyện mà mình đã đƣợc nghe, đƣợc chứng kiến, đƣợc tham gia qua
đó để giáo dục tình cảm đạo đức, ngôn ngữ cho trẻ.
1.1.4.2. Phân loại truyện trong chƣơng trình giáo dục mầm non
a. Truyện cổ tích
Truyện cổ tích là sự đúc kết, khái quát những khát vọng từ xa xƣa của loài
ngƣời, luôn ƣớc mơ vƣơn tới một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, thấm đƣợm tình
yêu thƣơng.
Truyện cổ tích mang đậm yếu tố kì ảo, trong truyện luôn có một đấng siêu
nhiên nhƣ: bà tiên, ông bụt nhƣng có thể chỉ là một cây gậy, hạt dẻ, cái sọ dừa.
Đấng siêu nhiên ấy luôn ở mọi nơi, mọi chỗ, luôn theo dõi mọi ngƣời để khi cần
thì sẽ kịp thời ra tay cứu giúp. Đây chính là yếu tố nhân văn cơ bản của truyện
cổ tích làm cho nó tạo đƣợc một sức hấp dẫn bền lâu đối với loài ngƣời, đặc biệt
15


là đối với trẻ thơ. Nhƣ chúng ta đều biết trẻ thơ luôn có một tâm hồn trong sáng,
luôn nhạy cảm với cái tốt, cái đẹp, cái cao thƣợng, có thể nói rằng truyện cổ tích
là một bài học đạo đức có tác động mạnh mẽ và hiệu quả đối với trẻ thơ.
Ví dụ truyện “ Thạch Sanh” với những nội dung cốt truyện hấp dẫn, với
những tình tiết diễn biến li kì của truyện nó đã làm nên một sức hút mạnh mẽ
đối với trẻ. Trẻ có thể ngồi nghe một cách tập trung, trẻ luôn dõi theo những
nhân vật, có sự căng thẳng hồi hộp với những tình tiết gay cấn. Trẻ dƣờng nhƣ
đang sống trong câu chuyện Thạch Sanh. Trẻ cũng muốn trở thành một ngƣời
dũng cảm nhƣ Thạch Sanh.
b. Truyện đồng thoại

Đồng thoại là thể loại truyện cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri,
vô giác đƣợc nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kỳ, thích hợp với trí
tƣởng tƣợng của các em.
Bằng những hình tƣợng ngộ nghĩnh ngây ngô của các con vật, truyện đồng
thoại đã khơi dậy ở trẻ những cảm xúc thú vị, khiến cho trẻ từ một thính giả thụ
động trở thành một ngƣời tham gia tích cực vào các sự kiện của các nhân vật
vốn chỉ là cây cỏ, vật vô tri vô giác mà trở thành ngƣời bạn thân thiết cùng vui
cùng buồn.
Nhƣ trong truyện “ Bồ công có hiếu” khi bồ công mẹ không còn kiếm đƣợc
mồi cho con thì vạch bụng ra cho con mổ thức ăn trong bụng mình, nó tự nguyện
chết cho đàn con đƣợc sống. Khi trẻ nghe câu chuyện này trẻ đã có những biểu hiện
cảm xúc của mình nhƣ: trẻ buồn, có trẻ khóc khi bồ công mẹ chết.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng truyện đồng thoại tác động mạnh mẽ đến đời
sống tình cảm của trẻ, trẻ hòa nhập vào tác phẩm mà quên đi ranh giới giữa
hƣ và thực.
c. Truyện cƣời
Là truyện kể về những nhân vật, những tình huống đáng cƣời, gây cƣời để
phê phán, để đả kích.
Truyện cƣời có những tình huống gây cƣời, chính vì thế sẽ tạo cho trẻ có đƣợc
tâm trạng vui vẻ, những tiếng cƣời sảng khoái, không khí lớp học trở sôi động.
Nhƣ trong truyện “ Lợn cƣới áo mới” yếu tố gây cƣời là ngƣời muốn đƣợc
mời đi ăn cỗ nên nói dối là đi tìm con lợn cƣới, còn ngƣời muốn khoe áo mới thì
nói rằng “ kể từ lúc tôi mặc cái áo mới này không có con lợn cƣới nào chạy qua
đây cả”.
16


d. Truyện lịch sử
Truyện lịch sử là truyện nói về một nhân vật lịch sử đƣợc truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.

Quá quá trình kể chuyện trẻ sẽ hiểu hơn, sẽ tô điểm giữa quá khứ và hiện
tại, khơi gợi về ý thức giống nòi, giúp trẻ hiểu hơn về lịch sử.
Nhƣ truyện “ Quả bầu tiên” đã giải thích cho trẻ về nguồn gốc con ngƣời,
lịch sử mà loài ngƣời xuất hiện. Đồng thời nó còn tác động giáo dục tinh thần
đoàn kết, ý thức về quan hệ giống nòi.
Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng, mỗi thể loại truyện đều có những đặc điểm, ý
nghĩa giáo dục riêng đối với trẻ. Mỗi trẻ, mỗi độ tuổi đều có những cách khác
nhau. Vì vậy giáo viên cần lựa chọn những câu chuyện phù hợp đặc điểm của
từng độ tuổi.
Thông qua hoạt động kể chuyện, bồi dƣỡng cho trẻ những tri thức thông
thƣờng về tự nhiên và đời sống xã hội. Song chức năng cơ bản của môn kể
chuyện là kích thích sự linh hoạt của trí tuệ, mở ra một chân trời mới cho trí
tƣởng tƣợng, làm phong phú các hình thức màu sắc của lý tƣởng sống đang từng
bƣớc hình thành trong tâm trí trẻ. Những ánh mắt vui tƣơi, những tiếng cƣời
sảng khoái, không khí thƣ giãn thoải mái trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi
thông cảm, lòng tin cậy giữa ngƣời kể và ngƣời nghe đặc biệt giữa cô và trẻ. Kể
chuyện cũng nhƣ là một biện pháp tốt giúp trẻ rèn luyện thói quen chú ý và đó là
điều kiện cần cho sự tiếp thu tri thức khoa học.
1.1.4.3. Vai trò của kể chuyện đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Kể chuyện không chỉ là một phƣơng tiện hiệu quả mạnh mẽ trong việc giáo
dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ mà nó còn là phƣơng tiện phát triển ngôn ngữ cho
trẻ hiệu quả nhất. Nhà vằn M.Goocki đã khẳng định “ Văn học là nghệ thuật của
ngôn từ”. Ngôn từ là chất liệu để xây dựng lên hình tƣợng văn học. Các hình
tƣợng làm phong phú thêm xúc cảm, tình cảm đem đến cho trẻ những hình
tƣợng tuyệt diệu của ngôn từ dân tộc. Từ những hình tƣợng trong truyện trẻ
nhận thức đƣợc tính rõ ràng chính xác của từ, sự hoàn hảo của câu với cấu trúc
ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là sự mẫu mực của ngôn
ngữ giản dị, có nhịp điệu nó mở ra trƣớc mắt trẻ sự biểu cảm ngôn ngữ.
Kể chuyện giúp trẻ rèn kỹ năng nghe nói, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Ngôn ngữ mạch lạc là phƣơng tiện vạn năng, đặc sắc, trọn vẹn và có hiệu quả

giao tiếp có văn hóa. Chúng ta đều biết rằng các tác phẩm chuyện kể vốn là
các văn bản nghệ thuật, văn bản thẩm mĩ chứa đựng những nội dung, tƣ
17


×