Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CẢM THỨC về THỜI GIAN và KHÔNG GIAN TRONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.12 KB, 4 trang )

CẢ
M TH Ứ
C V ỀTH Ờ
I GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRONG “CHINH PH Ụ
NGÂM”
Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học
Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Các tác phẩm văn học
trong giai đoạn này là những bức tranh tái hiện số phận khổ đau, bất hạnh của
người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Trong đó chinh Phụ Ngâm là
một tác phẩm nổi bật, đó là khúc ngâm của người chinh phụ, là lời thở than ai
oán của một người phụ nữ có chồng ra chiến trường. Tác phẩm không chỉ có ý
nghĩa nội dung phản chiến hết sức sâu sắc mà còn có những nét nghệ thuật hết
sức độc đáo về thời gian và không gian- một trong những cảm thức thế giới của
con người trung đại.
Cảm thức về thời gian của con người trung đại đó là thời gian vũ trụ mang
tính chất tuần hoàn, luân hồi. Tương ưng với thời gian vũ trụ là thời gian thực tại,
nếu thời gian vũ trụ có tính chất tuần hoàn thì thời gian thực tại của đời người
mang tính chất tuyến tính. Thời gian tuyến tính gắn liền với cảm thức về sự trôi
chảy, ngắn ngủi của đời người. Trong Chinh Phụ Ngâm thời gian tuần hoàn xuất
hiện nhằm tăng cường cảm giác về độ dài triền miên không dứt của thời gian
hiện tại, nhằm khắc họa tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ. Thời
gian trong tác phẩm là một thời gian hiện tại mong nhớ kéo dài vô tận, trong hồi
tưởng về buổi tiển đưa đã có đến ba cuộc tiển đưa, đây là thời gian về tâm lý.
Đó là cuộc tiển đưa giữa hai người:
“Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước dây dây lại dừng”
Cuộc tiễn đưa theo đoàn quân:
“Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay
Hà lương chia rẽ đường này
Bên đường trông lá cờ bay ngùi ngùi”
Và cuộc tiễn đưa trong tâm tưởng:


“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu”
Tính liên tục tuần hoàn của thời gian được thể hiện trong một đoạn thơ
trách người chinh phu lỡ hẹn diễn ra với ý niệm thời gian liên tục tuần hoàn của
vũ trụ, nhất là vòng tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông:
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca
Nay quyên đã giục oanh già
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo
Thuở đãng đồ mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông
Nay đào đã quyến gió đông


Phù dung lại rã bên sông ba xoà
Chim oanh biểu trưng cho mùa xuân, chim đỗ quyên là biểu trưng cho
mùa hè, hoa đào là biểu trưng cho mùa xuân,...Cả đoạn thơ không một từ chỉ
thời gian, mà nó chỉ hiện lên những hình ảnh của những sinh thể trong đời sống
tự nhiên. Chính sự tuần hoàn lặp lại của những hình ảnh ấy giúp người đọc có
thể hình dung ra được sự tuần hoàn trôi chảy đến bất tận của thời gian. Bên
cạnh đó trong đoạn thơ, tác giả còn dùng kết cấu thơ trùng điệp thể hiện tâm
trạng chờ đợi mõi mòn của người chinh phụ, nàng cứ đợi chờ hy vọng người
chinh phu sẽ trở về như lời hẹn ước.
Tính liên tục tuần hoàn của thời gian không những thể hiện bằng phương
thức gián tiếp qua những hình ảnh biểu trưng mà nó còn được diễn tả trực tiếp
bằng những từ chỉ thời gian như sáng – trưa - chiều - tối, ngày, đêm.
Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
Sớm đã trông nào thấy hơi tâm,
Ngập ngừng lá rung cành trâm,
Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm lao xao.

Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm nào có tiêu hao,
Ngập ngừng gió thổi chéo bào,
Trong cái vòng tuần hoàn sáng - trưa - chiều - tối thì thời gian buổi chiều
và ban đêm thường thay nhau xuất hiện nhiều trong Chinh Phụ Ngâm. Tất cả
như khắc sâu vào nỗi mong nhớ người chinh phu, tâm trạng nhớ thương của
người chinh phụ là một tâm trạng thường trực. Những câu thơ lặp cấu trúc trùng
điệp có tác dụng khắc họa sự luân chuyển biến đổi, liên tục tuần hoàn của thời
gian. Qua đó, làm bật nổi sự chờ đợi mỏi mòn đến tái tê của người chinh
phụ. Sự vận hành của thời gian của vũ trụ cứ tuần hoàn trôi chảy mà cuộc đời
con người thì hữu hạn. Cảm thức này luôn thường trực trong quan niệm của con
người trung đại.
Cảm thức về không gian của con người trung đại đó là không gian vũ trụ
bao la vô cùng, vô tận mang tính chất vĩnh hằng. Đối lập với không gian vũ trụ là
không gian thưc tại, không gian trong tâm tưởng nhân vật, đó là nơi gắn bó tạm
bợ của con người, biến đổi khôn lường. Trong Chinh phụ ngâm thể hiện đầy đủ
những cảm thức về không gian của con người trung đại. Đó là không gian chiến
trận gắn liền với số phận người chinh phu. Có thể nói phần lớn khúc ngâm là
hình ảnh người chinh phụ dõi mắt trông theo người chinh phu từ lúc chia tay đến
khi hành quân ra chiến trận. Không gian chiến trận hiện lên bao la hoang vắng:
“Chàng từ đi vào nơi gió cát
Đêm trăng này nghĩ mát nơi nao”
Không gian bao la, mênh mông được gới lên với hai từ “gió cát”. Hay sự
bao la, hoang vắng:
“Non kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”


Không gian hiện lên với sự thê lương, ảm đạm, thiếu sự sống. Điều đó thể
hiện phần nào tính chất của cuộc chiến, chẳng phải là một cuộc chiến vì chính

nghĩa, vì công lý mà đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa của thế lực phong kiến.
Đối lập với không gian bao la, rộng lớn ấy đó là không gian nơi khuê
phòng gắn liền với cuộc sống vô vị của người chinh phụ. Nơi người thiếu phụ
một mình lẻ loi chiếc bóng, ngày nhớ đêm mong, luôn dõi mắt theo người chồng
nơi chiến trận.
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Không gian lạnh lẽo, một mình người chinh phụ đối diện với ngọn đèn
khuya, không gian ngột ngạt, tù túng, bao trùm là nổi khắc khoải nhớ mong của
người chinh phụ.
“Rêu xanh mấy lớp chung quanh
Dạo sân một bước trăm tình ngẩn ngơ”
Không gian ảm đạm. đìu hiu bị vây phủ bởi mấy lớp rêu xanh. Tâm hồn
người chinh phụ nặng chữ tình, mỗi bước chân như trĩu nặng những nỗi nhớ
niềm thương.
Đó còn là không gian ngoại cảnh mênh mông gắn với tâm trạng ngóng
trông, khắc khoải đợi chờ. Nàng trông về bốn phương xa xôi:
“Trông bến nam bãi chia mặt nước
Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh”
“Trông đường Bắc đôi chòm quán khách
Rườm rà cây xanh ngắt núi non”
“Non Đông thấy lá hầu chất đống
Trĩ sập sè mai cũng bẻ bai”
“Lũng tây thấy nước dường uốn khúc
Nhạn liệng không song giục thuyền câu”
Bốn phương mang những màu sắc khác nhau, gắn liền tâm trạng người
chinh phụ lúc êm đềm lúc lại trào dâng.
Chinh phụ ngâm còn thể hiện không gian ảo mộng gắn với tâm trạng nhớ
thương và khát vọng hạnh phúc:
“Sớm còn hồn mộng được gần

Đêm đêm thường đến Giang Tân tìm người”
Nàng tìm quên trong men rượu, vượt qua những khoảng cách địa lí xa xôi
để tìm người chinh phu trong giấc mộng cho vơi đi nỗi nhớ. Không gian trong
giấc mộng là chổ dựa tinh thần để người chinh phụ thỏa ước mơ xum họp, đoàn
viên.
Cảm thức về thời gian và không gian của con người trung đại có mối quan
hệ với nhau. Thời gian tuyến tính có quan hệ mật thiết với không gian thực tại
phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa”


Thời gian ở đây như ngừng lại, đó là thời gian của tâm trạng. ở đây có sự
kết hợp giữa không gian tù túng và thời gian chậm chạp
Thời gian chu kỳ có quan hệ mật thiết với không gian vũ trụ:
“Tin thường lại người không thấy lại,
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh,
Rêu xanh mấy lớp chung quanh,
Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ”
Hình ảnh thiên nhiên đang vận động biểu trưng cho sự trôi chảy của thời
gian. Từ đó làm bật nổi sự vận động của thời gian trong cái tuần hoàn bất tận
trong không gian bao la, mênh mông.
Chinh phụ ngâm thể hiện được cảm thức của con người trung đại về thời
gian và không gian trong mối quan hệ vận hành của vũ trụ. Đó là cảm thức về
thời gian tuần hoàn, luân hồi của vũ trụ và thời gian tuyến tính ngắn ngủi, thời
gian của tâm trạng. Cảm thức về không gian vũ trụ bao la vô cùng, vô tận mang
tính chất vĩnh hằng và không gian trong tâm tưởng nhân vật đó là nơi gắn bó
tạm bợ của con người, biến đổi khôn lường.Chinh phụ ngâm còn thể hiện được
mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian và không gian, từ đó thấy được những nét
độc đáo, sâu sắc của tác phẩm mang đậm nét về những đặc điểm của văn

chương trung đại, mà cảm thức về thời gian và không gian là một điển hình.



×