Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thử lý giải hiện tượng ngâm khúc hình thức song thất lục bát không phát triển ở thời hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.02 KB, 5 trang )

Thử lý giải hiện tượng ngâm khúc hình thức
song thất lục bát không phát triển ở thời
hiện đại
Trần Minh Thương

1. Sự hình thành, phát triển và việc xác lập khái niệm thể loại ngâm khúc hình thứ song thất lục
bát (NKHTSTLB) trong văn học Việt Nam trung đại
1.1. Cơ sở hình thành thể loại NKHTSTLB trong văn học Việt Nam trung đại
Xã hội Việt Nam đầy biến động từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (năm 1527) sau đó nhiều biến
cố lớn xảy ra chiến tranh Nam - Bắc triều; Trịnh - Nguyễn tranh nhau một dải san hà, rồi Tây Sơn nổi lên
quét tan các thế lực đánh đuổi ngoại bang, đến khi Gia Long lên ngôi hoàng đế (năm 1802). Ở triều Tự
Đức. nông dân khắp nơi nổi dậy chống lại triều đình, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở Bắc
Ninh có Cao Bá Quát (chú ruột của Ca Bá Nhạ) tham gia.
Sự biến động của triều đình phong kiến diễn ra mấy trăm năm đã kéo theo sự chuyển biến đáng kể về ý
thức hệ của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có lực lượng sáng tác, những Nho sĩ từng theo cửa
Khổng sân Trình. Văn hoá cũng có những thay đổi từ văn hoá vật chất đến văn hoá tinh thần, mà cụ thể
là thị hiếu thẩm mỹ và những quan niệm nghệ thuật về con người. Con người với cá tôi cá nhân đã mạnh
mẽ phá bỏ những giềng mối mà Nho giáo và nhà nước phong kiến áp đặt từ lâu. Ca dao - dân ca, tiếng
lòng của người bình dân như lúa lâu ngày chịu hạn nay gặp mưa rào, văn học dân gian phát triển phong
phú, trong đó có thể thơ song thất lục bát:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không? …
Tất cả những điều kiện ấy, đã làm cho cho thể thơ song thất lục bát góp mặt vào văn học viết ViệtNam từ
những năm cuối thế kỷ XVI. Đến giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII, thể thơ này bắt gặp được những nỗi
lòng, những tâm trạng đau khổ day dứt triền miên của các văn gia thi sĩ. Thế là thể loại ngâm khúc dùng
hình thức thơ song thất lục bát nhanh chóng khẳng định dấu ấn của mình trên văn đàn văn học dân tộc.
Theo Nguyễn Thái Hoà thì hiện nay với khoảng 500 bản viết về thể thơ này, trong đó có những kiệt tác
như Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều); Chinh phụ ngâm (bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm (?)), Trần
tình khúc (tên gọi khác của Tự tình khúc - người viết chú thêm) (Cao Bá Nhạ); Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân),


[198; 4]
1.2. Khái niệm thể loại ngâm khúc
1.2.1. Ngâm khúc dưới góc nhìn của các nhà ngôn ngữ học
Nguyễn Văn Khôn trong Hán Việt từ điển, Khai trí, Sài Gòn, 1959; Ngâm: tiếng than thở, tiếng rên. [trang
624], Khúc: bản đàn, bản nhạc, [trang 506]; Lê Ngọc Trụ trong Việt Nam chính tả tự vị, tác phẩm viết năm
1959, được tái bản lần 1 năm 1967, tại Sài Gòn, Ngâm: (h - tức từ gốc Hán, người viết chú thêm): đọc,
hát [trang 433], Khúc: (n - gốc Nôm, người viết chú thêm): ca, nhạc [trang 333]. Lê Văn Đức (cùng nhóm
thân hữu soạn) trong Việt Nam tự điển, Khai trí, Sài Gòn ấn hành (lần đầu) năm 1970: Ngâm (động từ):
đọc lên với giọng lên, xuống kéo dài [trang 1017, quyển hạ], Khúc: ca khúc, ngâm khúc [trang 744, quyển
hạ], Ngâm khúc: Bài văn vần tả cảnh với nhiều tình cảm, thường làm theo lối song thất lục bát [ trang
1017, quyển hạ]
Nguyễn Như Ý cho rằng Ngâm khúc: Bài văn vần diễn tả nỗi buồn, thường theo thể song thất lục bát
[1187; 6]
1.2.2. Ngâm khúc dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học
Khái niệm của Dương Quảng Hàm: Ngâm là một bài văn tả những tình cảm ở trong lòng, thứ nhất là


những tình buồn, sầu, đau, thương. Các ngâm khúc trong văn ta thường làm theo thể song thất lục bát,
thường gọi tắt là thể song thất.[152; 2]; Phạm Thế Ngũ sau khi trình bày khá dài lai lịch của thể
ngâm; gốc tích của câu song thất, tác giả khái quát giá trị của thể ngâm như sau: thể ngâm (…) rất thích
hợp để diễn tả những tình cảm ảo não triền miên, nhịp nhàng, quấn quýt [trang 188;Việt Nam văn học sử
giản ước tân biên, tập 2: Văn học lịch triều Việt Văn, Nxb Đồng Tháp, 1997]; Nhà nghiên cứu Bùi Duy
Tân trong Văn học Việt Nam TK X - TK XVIII (do Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb Giáo Dục, H. 2006), ở
phần tư: Văn học từ TK XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII, chương XVIII: “Sự phong phú về mặt đề tài và thể
loại văn học biểu hiện những xu thế mới của xã hội Đại Việt từ TK XVI nửa đầu TK XVIII đã viết do khả
năng trữ tình phong phú, điệu thơ này (tức điệu thơ song thất lục bát - người viết chú thêm) lúc đầu được
dùng để viết cả khúc ca lạc quan, hùng tráng nữa, nếu như sau này nó chủ yếu được dùng để viết các
khúc ngâm buồn thương, oán vọng; Lê Bán Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi cho rằng Ngâm
khúc: Thể thơ trữ tình dài hơi, thường được làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm
bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt. Vì thế ngâm khúc còn được gọi

là khúc, vãn hay thán. Trong văn học Việt Nam, ngâm khúc giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt phát triển
từ giữa TK XVIII đến giữa TK XIX. [198, 3]; Từ điển văn học (bộ mới) [Nxb Thế giới, H. 2003] không có
mục thuật ngữ ngâm khúc, trang 733 - 734, Nguyễn Khắc Phi chỉ viết ở mục khúc như sau: “Khúc còn gọi
là tản khúc, một hình thức thơ ca cổ điển của Trung Quốc, gắn với âm nhạc có nội dung trữ tình, ra đời
trên cơ sở những lời ca điệu hát dân gian đời Kim (1115 - 1234) và phát triển mạnh vào đời Nguyên
(1280 - 1368). Khúc gồm có hai loại: tiểu lệnh và sáo sổ. (…). Ở Việt Nam chữ khúcđược dùng trong
thuật ngữ ngâm khúc để chỉ những tác phẩm bằng thơ dài theo thể lục bát hoặc song thất lục bát, có nội
dung trữ tình (Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, …). Tuy nhiên đó không phải là những tác
phẩm mang đặc điểm của thể loại khúc Trung Quốc; Trần Đình Sử cho rằng: ngâm khúc là một thể loại
văn học trung đại Việt Nam. Tinh thần bi kịch thể hiện ở chỗ tìm lại giá trị nhân sinh mà không được,
không cam chịu mất mát giá trị mà đành bất lực và do bất lực mà lòng bất lực càng mạnh thêm, day dứt
hơn, [187; 6] và nhấn mạnh chức năng của thể loại này như sau: “Có thể nói khúc ngâm có nhiệm vụ
phơi trải lòng đau xót, sầu tủi, tiếc hận của mình” [185; 6].
Nhận xét.
Các nhà ngôn ngữ chủ yếu giải thích bằng nghĩa tầm nguyên nghĩa gốc của hai thành tố ngâm vàkhúc.
Các nhà nghiên cứu văn học nêu định nghĩa ngâm khúc căn cứ trên ba yếu tố: hình thức; vị trị và chức
năng thể loại.
Các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm ngâm khúc nói chung, không đưa ra khái niệm cụ thể nào về thể
loại ngâm khúc dùng hình thơ song thất lục bát trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại.
1.2.3. Khái niệm NKHTSTLB
Từ những khái niệm vừa nêu, chúng tôi đưa ra khái niệm sau đây: Ngâm khúc trung đại Việt Namlà một
thể loại của văn học dân tộc. Thể loại này dùng hình thức song thất lục bát, trường thiên, bằng chữ Hán
hoặc chữ Nôm để thể hiện. Chức năng của ngâm khúc nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn
phiền đau xót triền miên day dứt, đứng yên hay ít phát triển. Nội dung của nó đa dạng, phong phú phản
ánh nhiều cung bậc của đời sống tình cảm con người thời trung đại. Khúc ngâm là cách nói Việt hoá từ
cụm từ Hán - Việt của thuật ngữ này.
Ngâm khúc dùng hình thức thơ song thất lục bát trung đại Việt Nam manh nha từ thế kỷ XVI và kết thúc
vào cuối thế kỷ XIX. Đánh dấu chính thức bằng tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc [bản dịch của Đoàn Thị
Điểm (?) 1705 - 1748] và kết thúc bằng Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ (? - ?) và Thu dạ lữ hoài
ngâm của Đinh Nhật Thận (1815 - 1866).

2. Diễn trình phát triển của thể loại NKHTSTLB của văn học Việt Nam trung đại
Kết hợp giữa thể loại ngâm khúc hoặc các dạng thức gần với ngâm khúc như thán; vãn; khúc; … với thể
thơ STLB dựa trên các tiêu chí về nội dung, chức năng và thi pháp thể loại, chúng tôi tổng hợp lại diễn
trình của thể loại NKHTSTLB trong bảng tổng hợp dưới đây:
Tác phẩm

Tác giả

Thời điểm

Thể loại có

Ghi chú


ra đời

trên tiêu đề

Chinh phụ ngâm khúc, 408 dòng
STLB

Đoàn Thị Điểm

1705 - 1748

Ngâm khúc

Dịch Nôm


Chinh phu ngâm khúc, 460 dòng
STLB

Hồng Liệt Bá

TK XVIII

Ngâm khúc

Phóng tác bằng Hán
tự theo thể từ khúc
rồi tự dịch sang
Nôm

Cung oán
dòng STLB

Nguyễn Gia Thiều

1741 - 1798

Ngâm khúc

Nôm

Lữ trung ngâm (? dòng STLB)

Lê Huy Giao

Cuối

TK XVIII

Ngâm khúc

Nôm

Ai tư vãn (Tự thán), 164 dòng
STLB

Lê Ngọc Hân

Vãn, thán

Nôm

Bần nữ thán, 216 dòng STLB

Khuyết danh

TK XVIII

Thán

Nôm

Đinh Nhật Thận

1815 - 1866

Ngâm


Từ Hán, tự dịch
Nôm

Tự tình khúc, 608 dòng STLB

Cao Bá Nhạ

Khoảng sau
1855

Khúc

Thu dạ hoài ngâm, 80 dòng STLB

Nguyễn Văn Cẩm

1874 - 1929

Ngâm

Thu dạ lữ
dòng STLB

ngâm

hoài

khúc,


ngâm,

356

140

1791

Nôm
Nguyên tác Hán,
Học Canh dịch Nôm

Dõi theo quá trình hình thành và phát triển của thể loại ngâm khúc hình thức STLB (như đã trình bày ở
trên), có thể thấy:
Thứ nhất, đây là một thể loại văn học nội sinh với nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có những tác phẩm
đỉnh cao: đỉnh cao của tác phẩm dịch từ bản Hán tự sang chữ Nôm dùng hình thức thơ STLB: Chinh phụ
ngâm khúc - [Đoàn Thị Điểm dịch (?)]; đỉnh cao sáng tác thể loại NKHTSTLB:Cung oán ngâm
khúc (Nguyễn Gia Thiều); Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ); Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân); đỉnh cao của liên văn
bản: Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận); đỉnh cao của thơ Nôm khuyết danh dùng thể thơ STLB: Bần
nữ thán.
Thứ hai, với tư cách như một thể loại, ngâm khúc dùng hình thức STLB giữ một vị thế quan trong trong
văn học Việt Nam trung đại, đóng góp của nó cho lịch sử văn học dân tộc là không nhỏ, …
Thứ ba, nhờ có thể loại ngâm khúc hình thức STLB mà các tác gia Việt Nam có thêm cơ hội và điều kiện
nhận thức và phản ánh thời đại cũng như biểu hiện tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, …
Vị trí của thể loại này đã được khẳng định, sức sống của những tác phẩm Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm, Ai tư
vãn, Tự tình khúc, Thu dạ lữ hoài ngâm, … vẫn trường tồn cùng thời gian. Đến Thơ Mới, chúng tôi thống kê trong bộ
sách sưu tập Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm của Lại Nguyên Ân. Kết quả tổng hợp các thể thơ như
sau:

Th


thơ

2
ch


4
ch


5
ch


6
ch


7 chữ (thất ngôn)

Trườn
g thiên

Bát


Tứ
tuyệ
t


8
chữ

Lục
bát

STL
B

Hàn
h

Hợ
p
thể

tự
do

Văn
xuô
i trữ
tình

Kịc
h
thơ

Tổn

g

Số
bài

3

11

62

2

341

64

48

267

148

16

5

91

9


4

1071

Tỷ
lệ
(%)

0,2
8

1,0
3

5,7
9

0,1
9

31,84

5,9
8

4,48

24,9
3


13,8
2

1,49

0,47

8,5

0,84

0,37

100

Trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, tỷ lệ thơ STLB chỉ là 1,8% (3 bài/ 169 bài được tuyển
chọn).


Từ sau các tác phẩm khóc chồng của Tương Phố (thập niên hai mươi của thế kỷ XX), thể loại NKHTSTLBtạm lắng
lại không xuất hiện nữa. Vì sao vậy?
3. Thử lý giải vì sao thể loại NKHTSTLB không phát triển ở văn học Việt Nam hiện đại
Chúng ta hãy trở lại tác phẩm “Tự tình” mà Tương Phố dùng để khóc chồng:
Canh khuya, tỉnh giấc hai hàng lệ
Vừa năm kia, mắt lệ chưa khuây
Áo khăn tang tóc còn đây
Chưa xong tang mẹ, lại ngay tang chồng!
Nỗi đau đớn, riêng lòng này biết,
Khóc lên cho thảm thiết vang trời;

Trời làm chi hỡi trời ơi!
Nỡ đem sinh tử não người thế gian (…) [313; 5]
Đoạn thơ đã xoáy đi, xoáy lại nỗi đau của nhân vật trữ tình, khi chồng nàng đã lìa xa cõi thế. Chừng ấy, đủ để khẳng
định rằng chức năng của nó gần giống như chứ năng NKHTSTLB trong văn học Việt Namtrung đại. Đó là
những tác phẩm diễn tả nội tâm với nhiệm vụ trải lòng đau xót, sầu thảm. Nội dung chính thể loại
NKHTSTLB là những tâm sự cá nhân. Xin dẫn một đoạn trong Ai tư vãn đề đối sánh:
- Khi trận gió hoa bay thấp thoáng,
Ngỡ hương giời bảng lảng còn đâu.
Vội vàng sửa áo lên chầu,
Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện chăng!
- Trông mái đông lá buồm xuôi ngược,
Thấy mênh mông những nước cùng mây.
- Trông nam thấy nhạn sa lác đác,
Trông bắc thôi bàng bạc màu sương.
Sau tác phẩm vừa nêu của Tương Phố, một số tác phẩm hình thức STLB tiêu biểu có thể kể như: Bà má Hậu
Giang; Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu; Hồ Xuân và thiếu nữ - Thế Lữ; Khóc vợ hiền - Tú Mỡ; Gửi người
vợ miền Nam; Bức thư nhà - Nguyễn Bính; Ngàn năm có một - Nguyên Hồ; Nga Đức chiến tranh; Chinh phụ
ngâm (của người Đức); Nava chinh phụ ngâm; Chinh phụ ngâm mới - bốn bài thơ này của Hồ Chí Minh viết “nhại”
theo Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm); và một vài khổ trong hai bài:Tơ tằm - Cẩm Lai; Bài ca
vỡ đất - Hoàng Trung Thông; …
Gần đây có một bài thơ khá hay viết theo thể STLB, bài thơ Học theo các nhà thơ cổ của Ngô Thế Oanh:
Thôi còn chén ân tình xin rót
Thôi còn câu đắng đót xin ngâm
Vết thương nào tự âm thầm
Đã không giấu nữa, xin cầm trên tay.
Đặc biệt, sau một thời gian gần như vắng bóng, thể thơ STLB lại xuất hiện qua tác phẩm Việt Nam dân tộc anh
hùng (diễn ca lịch sử) của Đinh Gia Dung Nxb Hà Nội, 1999) và trên cóCon Hồng
cháu Lạc (2 tập) gồm hơn 15.000 câu thơ STLB được giới nghiên cứu đánh giá là một bộ diễn ca về lịch sử có
quy mô đồ sộ và hoành tráng. Song chức năng của nó đã chuyển khác. Chủ yếu là lấy việc kể lại lịch sử hoặc
trực tiếp bình luận, đánh giá lịch sử làm nhiệm vụ trung tâm.

Sau đây là một đoạn kết chuyện Tôn Sĩ Nghị vào chiếm Thăng Long:
… Tôn Sĩ Nghị từ Trung Quốc tới,
Chiếm Thăng Long tương đối dễ dàng,
Càng sinh ngạo mạn, chủ quan,
Mặt cho quân lính làm càn, hại dân.
Chiêu Thông tự phơi trần bộ mặt,


Phản nhân dân, đốn mạt, đê hèn:
Trả thù, báo oán, nhỏ nhen,
Khom lưng hầu giặc, bù nhìn xấu xa! [66; 1]
Như vậy, xét ở cấp độ xã hội, chúng ta thấy, NKHTSTLB ra đời tồn tại và phát triển khi xã hội phong kiến ở vào thời
suy thoái, đời sống nhân dân loạn lạc, nhiễu nhương. Điều này, rất phù hợp với thể loại có chức năng diễn tả nội tâm
với nhiệm vụ trải lòng đau xót, sầu thảm. NKHTSTLB đáp ứng tốt yêu cầu đó. Sang đầu TK XX, khi mà chế độ
phong kiến Việt Nam dần chấm dứt vai trò lãnh đạo trên vũ trường chính trị, dẫn đến văn hoá, thẩm mỹ trong xã hội
cũng thay đổi. Và thể loại NKHTSTLB như một quy luật tất yếu khách quan của văn học, cũng dần chấm dứt vai trò
và chức năng của nó.
Một nguyên nhân nữa, theo chúng tôi, đó là mỗi thể loại có quá trình hình thành, tồn tại và phát triển đến những thành
tựu rực rỡ và sau đó sẽ đi dần xuống. NKHTLB cũng như bao nhiêu thể loại khác trước đó. Sau khi đạt đến đỉnh cao
mà phần diễn trình chúng tôi đã trình bày, nó đi vào suy thoái hoặc tự tìm cách thức biểu hiện, tìm một chức năng
khác để tồn tại. NKHTSTLB đã chuyển chức năng diễn ca lịch sử hoặc được dùng để dịch thuật. Ở đây, chúng tôi
muốn củng cố lập luận của mình bằng một số thể loại khác để đối sánh với NKHTSTLB. Thể thơ lục bát, cũng là thể
loại nội sinh của người Việt như NKHTSTLB, khi nó đạt đến đỉnh cao với Truyện Kiều thì sau đó cũng chuyển sang
nhiều dạng thái khác. Các nhà thơ như Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Duy hay Đồng Đức Bốn, … vẫn sử
dụng lục bát, luôn luôn ý thức tìm tòi cách tân thể loại này, song tất cả những tác phẩm có họ đều không đồng nhất
hoàn toàn về mặt chức năng với Truyện Kiều. Truyện thơ Nôm đến thời Nguyễn Du đã lên đến cực tuyệt mỹ, khó có
thể lặp lại và tất nhiên hiểu theo cách nào đó nó bắt đầu thoái trào, …
Thơ Đường cũng thế, sau thời Đường, thơ Đường vẫn tồn tại ở Trung Quốc và vẫn phát triển thậm chí phát triển
mạnh mẽ ở khắp nơi, trong đó có Việt Nam. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,… đều là
những nhà thơ Đường danh tiếng. Song, ở ngay đất nước của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Bị, … sau đó ít có tác

phẩm nào đạt đến mức kiệt tác. Nếu so sánh tương đồng về chức năng thể loại thì vẫn có sự khác nhau rất rõ nét
giữa thơ của Thôi Hiệu, Vương Duy, Trương Kế, … với thơ của Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh Quan hay Nguyễn
Khuyến, …
Tóm lại, nếu xét về ngoại lực tác động thì đó là hoàn cảnh xã hội, là thị hiếu thẫm mỹ; còn nếu xét về nội tại thì mỗi thể
loại có một thời huy hoàng, thời ấy qua rồi, sẽ rất khó lặp lại, … Hai lý do đó khiến NKHTSTLB không để lại dấu ấn
đáng kể nào từ đầu những năm 30 của TK XX đến nay, …/.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Gia Dung, Việt Nam dân tộc anh hùng (diễn ca lịch sử), Nxb Hà Nội, H. 1999.
[2] Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu Sài Gòn xuất bản, 1968.
[3] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,
2007.
[4] Nguyễn Thái Hoà, Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.
[5] Vũ Tiến Quỳnh, (tuyển chọn), Tản Đà - Nguyễn Nhược Pháp - Tương Phố, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh, 1997.
[6] Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
[7] Trần Minh Thương, Chất dân gian trong ngôn từ của tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”, Tạp chí Ngôn
ngữ & đời sống, số 4 (162), Hà Nội, 2009.



×