Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn phường thanh xuân bắc, quận thanh xuân, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.16 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐỖ MINH TRỌNG

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC,QUẬN
THANH XUÂN,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐỖ MINH TRỌNG
KHÓA: 2016 - 2018

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC,QUẬN THANH XUÂN,THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản Lý Đô Thị


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TRỌNG BÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dậy của các thầy
cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Lê Trọng Bình đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để
luận văn này được hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Khoa
Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo và cán bộ các cơ quan : Sở
Xây Dựng, Quận ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đỗ Minh Trọng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Đỗ Minh Trọng


MỤC LỤC
* Lời cám ơn
* Danh mục các lời cám ơn
* Chữ viết tắt
* Danh mục hình minh họa
* Danh mục sơ đồ, bảng biểu
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 4
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4
* Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
* Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 5
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 5
* Một số khái niệm, thuật ngữ ................................................................... 6
* Cấu trúc luận văn.................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC. ....... 9
1.1. Giới thiệu chung về phường Thanh Xuân Bắc. ................................ 9
1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................... 9

1.1.2. Sự hình thành và phát triển .......................................................... 12
1.2. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn
quận Thanh Xuân ................................................................................... 14
1.3. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn
phường Thanh Xuân Bắc ....................................................................... 17
1.3.1. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị phường Thanh Xuân Bắc17


1.3.2 Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn phường Thanh Xuân Bắc........................................................... 28
1.4 Nhưng tồn tại trong công tác quản lý trật tự xây dựng phường
Thanh Xuân Bắc. .................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ .......................................................................................... 41
2.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 42
2.1.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý trật tự xây dựng đô
thị .......................................................................................................... 42
2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý trật tự xây dựng đô thị....... 49
2.1.3. Các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự xây dựng đô thị .............. 51
2.2. Cơ sở lý luận để quản lý trật tự xây dựng đô thị ............................ 52
2.2.1. Một số yêu cầu cơ bản đối với quản lý trật tự xây dựng đô thị ....... 52
2.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô
thị. ......................................................................................................... 53
2.3. Những nhân tố tác động đến công tác quản lý trật tự xây dựng ... 54
2.3.1. Nhân tố chủ quan ......................................................................... 54
2.3.2. Nhân tố khách quan ..................................................................... 54
2.4. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trên thế giới và Việt
Nam. ......................................................................................................... 54
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trên thế giới ............ 54
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị của một số địa phương

ở Việt Nam......................................................................................................71
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THANH
XUÂN BẮC................................................................................................. 77
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc .................................................... 77


3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 77
3.1.2. Mục tiêu....................................................................................... 79
3.1.3. Nguyên tắc ................................................................................... 80
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng đô
thị trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc............................................. 81
3.2.1. Đề xuất cải cách thủ tục hành chính và phân công, phân cấp, phối
hợp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. ................................... 81
3.2.2. Đề xuất đổi mới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trật tự
xây dựng đô thị ...................................................................................... 94
3.2.3. Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các chủ thể: Chính quyền đô thị - Tư
vấn - Chủ đầu tư - Người dân đô thị ...................................................... 95
3.2.4. Đề xuất đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ......... 96
3.2.5. Đề xuất giải pháp tăng cường tuyên truyền vận động sự tham gia
của cộng đồng........................................................................................ 97
3.2.6. Đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý .. 102
3.2.7. Các vấn đề đặc thù địa bàn còn yếu cần có giải pháp riêng ........ 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 108
KẾT LUẬN................................................................................................ 108
KIÊN NGHỊ ............................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Cụm từ viết tắt

CNH

Công nghiệp hóa

GPXD

Giấy phép xây dựng

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLĐT

Quản lý đô thị

TTHC

Thủ tục hành chính

TTrXD


Thanh tra xây dựng

TTXD

Trật tự xây dựng

TTGT

Trật tự giao thông

TTĐT

Trật tự đô thị

TP

Thành phố

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

VPHC

Vi phạm hành chính


XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Số hiệu hình
Hình 1.1

Tên hình

Trang

Vị trí cắm biển địa giới hành chính quận Thanh

09

Xuân
Hình 1.2

Vị trí phường Thanh Xuân bắc tiếp giáp các vùng

10

lân cận
Hình 1.3

Vị trí phường Thanh Xuân bắc


11

Hình 1.4

Công trình số 17, ngõ 182, đường Lương Thế Vinh

20

được chủ đầy tư thúc ép công nhân hoàn thiện mặc
dù đã vượt 02 tầng so với giấy phép xây dựng
Hình 1.5

Công trình nhà số 18 ngõ 9 Khuất Duy Tiến xây

21

dựng xong thành chung cư mi ni
Hình 1.6

Đua nhau cơi nới thành các chuồng cọp trên tuyến

26

đường Nguyễn Quý Đức
Hình 1.7

Công trình vi phạm tại chưng cư B4

27


Hình 1.8

Công trình vi phạm tại chưng cư E3

27

Hình 1.9

Công trình vi phạm tại chưng cư G5

28

Hình 2.1

Một góc thành phố Tokyo

55

Hình 2.2

Thành phố Tokyo nhìn từ xa

56

Hình 2.3

Đô thị rực rỡ trong phát triển nhưng Tokyo vẫn giữ

58


được nét thanh bình trong lòng đô thị
Hình 2.4

Tắc đường tại Bắc Kinh

60

Hình 2.5

TP Thượng Hải

62

Hình 2.6

Một số thành phố quy hoạch theo dạng mạng lưới

64

( the grid)


Hình 2.7

Khung cảnh thành phố Manhattan đầu thế kỷ 19

66

Hình 2.8


New York ngày nay - Ảnh chụp từ vệ tinh

67

Hình 2.9

TP Bảrcelona

68

Hình 2.10

Quy hoạch giao thông TP Bảrcelona

69

Hình 2.11

Dải trung tâm thành phố Hải Phòng mới được cải 72
tạo rực rỡ sắc màu

Hình 2.12

Thiết kế mô hình Nông trại đô thị tại Singapore

75

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu


Tên sơ đồ, bảng biểu

Trang

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng từ 28
TP đến phường

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ mạng lưới đường giao thông

70

Sơ đồ 2.2

Sơ đồ mạng lưới đường giao thông

71

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ các giai đoạn có sự tham gia của cộng

101

đồng trong hoạt động xây dựng



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan
trọng.Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số
lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009)
lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (năm 2016).Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ
70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp,
giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.
Tuy nhiên hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển nhanh về số lượng
nhưng chất lượng đô thị còn đạt thấp. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội chưa đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý và phát triển đô thị
còn thấp so với yêu cầu; Tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở phần lớn đô thị Việt
Nam đều chậm so với phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng phát triển đô thị
hiện nay chưa đáp ứng với sự đổi thay về tư duy đô thị hóa, phát triển đô thị
theo hướng CNH, HĐH, phát triển đô thị gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia
tầm nhìn Đại Dương với 1 triệu km2 chủ quyền biển của Việt Nam và hàng
trục cửa khẩu suốt chiều dài 4500 km biên giới.
Về quản lý đô thị còn chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng xu thế phát
triển đô thị. Đầu tư phát triển đô thị, khu đô thị mới chưa có kế hoạch nhiều
nơi làm sai, chậm muộn so với quy hoạch. Chính quyền chưa có giải pháp
điều hòa các lợi ích nhà nước - chủ đầu tư và người dân, công tác khớp nối hạ
tầng kỹ thuật, không gian, kiến trúc đô thị chưa được thực hiện do thiếu quy
chế quản lý kiến trúc cảnh quan hoặc có quy chế nhưng triển khai áp dụng
còn hạn chế. Kết nối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu
đồng bộ, công tác quản lý môi trường đô thị chưa chặt chẽ.



2

Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu
quả đầu tư xây dựng còn thấp ảnh hưởng đến phát triển bền vững và diện mạo
đô thị. Nguồn lực cho phát triển đô thị còn dải trải. Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ
tầng kỹ thuật đô thị lớn, việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội
còn hạn chế. Tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch còn thấp. Tình trạng úng
ngập cục bộ trong mùa mưa, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, lấn
chiếm đất công, xây dựng không phép, sai phép còn diễn ra ở nhiều đô thị. Xử
lý nước thải chưa được chú trọng tại hầu hết các đô thị, thiếu sự đồng bộ trong
xây dựng và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc các tuyến đường tại các
đô thị. Hệ thống cây xanh công viên ở nhiều đô thị chưa được quan tâm, thiếu
quy hoạch và kế hoạch triển khai đầu tư. Hệ thống cây xanh, mặt nước (sông,
hồ) trong nhiều đô thị bị suy giảm. Di dân gây áp lực về hạ tầng cho nhiều đô
thị, trong khi nông thôn không có người làm ruộng, xuất hiện tình trạng nhà
không có người ở, ruộng vườn bỏ không, nông thôn chỉ có người già và trẻ
nhỏ.Tuy đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã và đang được
nghiên cứu hoàn thiện và đưa vào áp dụng thực tế tuy nhiên tại hiện trường
nhiều chỉ tiêu sử dụng lỗi thời.
Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội.
Thanh Xuân là quận mới của thành phố Hà Nội được thành lập năm
1995 trên cơ sở tách ra một số phường, xã của quận Đống Đa và huyện Thanh
Trì. Quận Thanh Xuân nằm ở phía Nam của khu vực nội thành. có diện tích
9.11 km2, dân số 266 nghìn người, bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp
phường. Đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3 và đường Trường Chinh là
những trục giao thông chính nối quận Thanh Xuân với trung tâm thành phố và
các quận huyện khác.
Quận Thanh Xuân là nơi tập trung nhiều nhà máy được xây dựng từ

nửa cuối thế kỉ XX, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (nhà


3

máy cao su Sao Vàng, nhà máy xà phòng Hà Nội và nhà máy thuốc lá Thăng
Long). Ngoài ra, còn có nhà máy giày Thượng Đình, nhà máy bóng đèn,
phích nước Rạng Đông, nhà máy dệt len Mùa Đông... Đây cũng là quận có
nhiều khu tập thể nhất Hà Nội như khu tập thể Cao - Xà - Lá, Thanh Xuân
Bắc, Thanh Xuân Nam, Kim Giang. Do được xây dựng từ lâu nên cả các nhà
máy lẫn khu dân cư đều đã xuống cấp và trở nên quá tải.
Trong nhưng năm qua bộ mặt đô thị Thanh Xuân có nhiều thay đổi;
Tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh; Cảnh quan đô thị phát triển, nhiều công trình
kiến trúc hiện đại được hình thành; Nhiều dự án đã và đang được khởi công
xây dựng trên tất cả các lĩnh vực; Nhiều khu đô thị, khu dân cư được đầu tư
với hệ thống hạ tầng kỹ thuận đồng bộ tạo nên bộ mặt đô thị ngày một hiện
đại, khởi sắc. Ngoài ra quận Thanh Xuân còn nhiều quỹ đất từ các khu công
nghiệp,nhà máy, nhà xưởng cho phát triển các khu đô thị mới. Tuy nhiên,
trong quá trình đô thị hóa, đứng trước cơ hội phát triển, Thanh Xuân còn gặp
nhiều khó khăn và thách thức..
Thanh Xuân là quận có tốc độ đô thị hoá cao, nhiều khu dân cư, đô thị
mới và có tốc độ phát triển hạ tầng nhanh nhất Hà Nội với các tuyến đường
huyết mạch Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh
- Hà Đông. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đồng bộ
theo hướng văn minh, hiện đại, gắn với nhu cầu dân sinh, đặc biệt là hệ thống
giao thông trường học và các thiết chế văn hóa cơ sở. Diện mạo đô thị trong
những năm gần đây có sự thay đổi với hình ảnh đô thị văn minh, hiện đại, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Thanh Xuân Bắc là một phường của quận Thanh Xuân, có diện tích là
23.114 ha và dân số là 11.321 người . Trên thực tế trật tự xây dựng đô thị còn

rất nhiều bất cập ( tranh giành đất đai, ùn tắc giao thông, lấn chiếm vỉa hè, xây
dựng sai phép, quảng cáo bừa bãi, thiếu chỗ để xe…) mà nguyên nhân sâu xa


4

xuất phát từ khâu quản lý và ý thức của các cán bộ công chức trong công tác
quản lý điều hành, không sát sao thiếu giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm
chưa kiên quyết, triệt để, mới dừng ở việc “phạt nhưng cho tồn tại” , có một
bộ phận cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tiêu cực tham
nhũng dẫn đến những hậu quả khôn lường trong công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị ( xây dựng không theo quy hoạch, không theo giấy phép xây
dựng, sai giấy phép xây dựng, tự tăng số lượng căn hộ, tăng số tầng làm mật
độ dân số tăng cao).
Về quản lý đô thị còn chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng xu thế phát
triển đô thị. Đầu tư phát triển đô thị chưa có kế hoạch nhiều nơi làm sai,
chậm muộn so với quy hoạch. Chính quyền chưa có giải pháp điều hòa các lợi
ích nhà nước - chủ đầu tư và người dân, công tác khớp nối hạ tầng kỹ thuật,
không gian, kiến trúc đô thị chưa được thực hiện do thiếu quy chế quản lý
kiến trúc cảnh quan hoặc có quy chế nhưng triển khai áp dụng còn hạn chế.
Kết nối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ,
công tác quản lý môi trường đô thị chưa chặt chẽ.
Trong thời gian qua có nhiều dự án sai phạm về quy hoạch xây dựng
như xây dựng vượt số tầng, thông tầng, vượt diện tích xây dựng, diện tích sàn
xây dựng so với quy hoạch thiết kế đã được hoặc giấy phép đã được cấp, sử
dụng sai công năng...
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả
quản lý trật tự đô thị trên địa phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP
Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quàn lý trật tự xây dựng đô thị; việc
tuân thủ pháp luật về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu


5

thi công xây dựng công trình; các cơ quan chức năng làm công tác quản lý trật
tự xây dựng đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP
Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2016 tầm nhìn đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, chụp ảnh hiện trường;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất
giải pháp mới.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình vi phạm trật tự xây dựng và việc tuần thủ pháp luật về trật
tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công
trình.
- Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị của các cơ quan
quản lý trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân trong những
năm qua.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý trật tự xây
dựng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học:
Các giải pháp mới quản lý trật tự xây dựng đô thị, đề xuất đổi mới cơ
chế; chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trở thành tài liệu có giá trị cho
các cá nhân,các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật hoặc tổ chức


6

khác quan tâm cũng như áp dụng thực tế vào việc quản lý các địa bàn khác.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Xác lập các quan điểm và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý trật tự xây dựng trong thời gian tới trên địa bàn phường Thanh Xuân
Bắc.
Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm quan trọng của công
tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đối với công tác quản lý đô thị.
Chấn chỉnh lại nhưng bất cập trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô
thị trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc.
Chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập của pháp luật
về quản lý trật tự xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật
tự xây dựng.
Góp phần xây dựng phường Thanh Xuân Bắc đồng bộ, hiện đại, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
7. Một số khái niệm, thuật ngữ
- Giấy phép xây dựng (GPXD): theo Thông tư số: 15/2016/TT-BXD
thay thế Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn chi Tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐCP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng và những quy
định về cấp giấy phép xây dựng tại Thông tư số 19/2009/TT-BXD ngày
30/6/2009 của Bộ Xây dựng về quản lý đầu tư xây dựng trong khu công
nghiệp và khu kinh tế: Là một loại văn bản pháp lý về xây dựng cho phép
quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân trong và ngoài

nước đầu tư xây dựng trên địa bàn phải thực hiện theo quy định trong giấy
phép này và các quy định có liên quan khác của Nhà nước, trước khi khởi
công xây dựng, thi công và đưa công trình vào vận hành.
- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình


7

chính trên thửa đất.
- Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép được cấp để xây
dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
- Trật tự xây dựng: Xây dựng công trình theo các quy định của pháp
luật, có tổ chức, có kỷ luật.
- Quản lý trật tự xây dựng: theo điều 2 thông tư số 15/2016 TT- BXD
Là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Nội dung quản lý trật tự
xây dựng gồm:
+ Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự
xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng
đã được cấp và các quy định khác.
+ Quản lý chất lượng xây dựng công trình, quản lý việc sử dụng công
trình đảm bảo đúng mục đích, quản lý công tác bảo hành, bảo trì công trình…
- Công trình không phép: Theo Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP là
những công trình đi vào khởi công mà vẫn chưa được phép của cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn. Việc xin phép với những công trình này
là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những
loại công trình này thường là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết
của địa phương… xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp
đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát kiểm soát dễ gây ảnh
hưởng tới môi trường xung quanh, cảnh quan đô thị…
- Công trình trái phép: quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng

2014 là những công trình xây dựng trái với nội dung giấp phép xây dựng đã
được cấp hoặc không có giấy phép xây dựng, hành vi vi phạm này nghiêm
trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ.
- Công trình sai phép: quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị
định số 121/2013/NĐ-CP là công trình xây dựng không đúng với thiết kế


8

được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại công trình
này đều đã có xin cấp phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng
6 không như giấy phép được được cấp. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so
với giới hạn đã cho phép.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn phường Thanh Xuân Bắc trong những năm qua.
- Chương 2: Cơ sở khoa học trong quản lý trật tự xây dựng đô thị.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự
xây dựng đô thị trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc .


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Công tác quản lý xây dựng nói chung và quản lý đô thị , trật tự xây
dựng nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển đất nước và là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các nghành, các địa phương. Vi
phạm trật tự xây dựng luôn là điểm nóng đối với toàn thành phố cũng như đối
với phường Thanh Xuân Bắc.
Trong số những nội dung về quản lý xây dựng đô thị thì thực tế chỉ ra
cho chúng ta thấy, quản lý cấp GPXD – trật tự xây dựng là mối quan tâm
trước hết của các nhà quản lý cũng như nhân dân. Như phần thực trạng đã
phân tích tình hình cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận
Thanh Xuân. Những bất cập cho thấy công tác quản lý cấp giấy phép và quản
lý trật tự xây dựng cần thiết được quan tâm.
Với đặc thù là một phường trọng điểm, công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị phường Thanh Xuân Bắc đã được quan tâm và dần đi vào nề nếp
xong thực trạng về vi phạm về trật tự xây dựng vẫn tồn tại. Những biện pháp
xử lý của cơ quan quản lý không kịp thời nên kém hiệu quả. Chủ đầu tư chưa
có ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng. Các công cụ pháp luật về
quản lý cáp phép và trật tự xây dựng còn nhiều hạn chế…đó là những bất cập
rõ nhất có thể thấy ở các đô thị đang trên đà xây dựng và phát triển mạnh như
phường Thanh Xuân Bắc. Tiếp cận một vấn đề mới, đưa ra phân tích những
tồn tại, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho phường nói riêng và thành phố
nói chung nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác quản lý cấp giấy phép và
quản lý trật tự xây dựng. Từ đó phường có những chuyển biến tích cực trong

công tác quản lý xây dựng. Để làm được điều này, thì cần thiết phải có sự
đóng góp từ các bên liên quan.


109

KIÊN NGHỊ
Đối với Trung Ương
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu đổi mới và đề xuất Quốc hội sửa đổi
Nghị định 121/NĐ-CP ngày 10/10/2013 cho phù hợp với Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định lại mức xử phạt vị phạm hành chính tối đa đối với các vi
phạm về trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền xử lý vi phạm hành của chủ
tịch UBND cáp phường để tăng cường hơn nữa các chế tài trong xử lý vi
phạm trật tự xây dựng.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý mang tính đồng bộ về quản lý trật
tự xây dựng
Với đặc thù của đô thị phường Thanh Xuân Bắc nói riêng và của đô thị
Việt Nam nói chung thì hiện nay ở tại các tỉnh thành, các khu vực trung tâm
việc nhà tầng, nhà tập thể, nhà nhỏ, nhà chung cư đang còn tồn tại và là một
bài toán khó đối với các nhà quản lý xây dựng cũng như cải tạo sửa chữa. Đối
với các khu vực này việc mở rộng thêm được một chút không gian sinh hoạt
của mỗi hộ gia đình, cá nhân là cả một vấn đề. Cần hoàn thiện các văn bản
pháp lý liên quan để sớm đưa khoảng không tại đô thị vào quản lý và coi
khoảng không là một loại tài sản có thể chuyển nhượng, hợp pháp hóa, thừa
kế… để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách
Đối với các Bộ, Nghành
Đề nghị Bộ xây dựng, các trường đại học chuyên nghành xây dựng,
kiến trúc, hội kiến trúc sư, hội xây dựng, hội quy hoạch… tăng cường nghiên
cứu, tổ chức các hội nghị, các chuyên đề, hội thảo khoa học quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng đô thị để góp phần làm phong phú thêm lý luận và những

kinh nghiệm thực tiễn quản lý xây dựng đô thị cả trong và ngoài nước.


110

Đối với UBND quận Thanh Xuân
Đề nghị thành phố mở lớp nghiệp vụ thanh tra và cấp chứng chỉ cho lực
lượng thanh tra xây dựng phường, đô thị phường để tạo điều kiện làm việc
cho các cán bộ làm công tác đô thị từ quận tới phường.
Đề nghị thành phố xem xét tăng biên chế cán bộ, công chức UBND
phường Thanh Xuân Bắc đảm bảo đủ cán bộ thực hiện nhiệm vụ và theo đúng
số lượng, tiêu chí được quy định, để quản lý chặt chẽ, đề nghị Sở nội vụ lập
đoàn thanh tra trực tiếp tại các đơn vị cơ sở xem xét việc tuyển dụng cho đúng
quy định.
Đối với tổ thanh tra xây dựng đóng tại phường đủ tiêu chuẩn, cán bộ
đô thị phường đủ tiêu chuẩn thì đề nghị ưu tiên thi tuyển công chức để
khuyến khích tinh thần làm việc và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ.
Đề nghị Thành phố trang bị công cụ bảo vệ và hỗ trợ cho cán bộ khi
xuống hiện trường kiểm tra và đình chỉ công trình vi phạm hoặc khi tổ chức
cưỡng chế tháo dỡ.
Đối với UBND phường Thanh Xuân Bắc
Chỉ đạo hệ thống chính trị, tổ dân phố cùng tham gia phát hiện, kiểm
tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn phường, báo cáo kịp thời
những vi phạm đẻ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật
Đề xuất với thành phố cho phát triển đội ngũ cộng tác viên tại khu dân
cư để nhanh chóng phát hiện được các sai phạm cũng đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong khâu quản lý, do vậy cần phát triển và có cơ chế đối
với lực lượng này.
Cần có những cơ chế động viên kịp thời cán bộ làm công tác dô thị đặc
biệt là trong công tác phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy

định về lĩnh vực đô thị nói chung và trật tự xấy dựng nói riêng.


111

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb
Xây dựng, Hà Nội.
2. Lê Trọng Bình (2009), Bài giảng Quản lý tham vấn cộng đồng trong
công tác quy hoạch đô thị, Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ Xây Dựng (2007), Thông tư số 180/2007/TT- BXD ngày
07/12/2007 của Bộ Xây Dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 180/2007/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của luật xây dựng về xử lý vi phạm về trật tự xây dựng.
4. Bộ Xây Dựng (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng
7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Bộ Xây Dựng (2014), Thông tư số 02/2014/TT- BXD ngày
12/02/2014 của Bộ Xây Dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 121/2013/NĐ- CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Việt Nam.
6. Chính Phủ (2007), Quyết định số 89/2007/QĐ- TTg ngày 18/6/2007
về thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng
xã, phường, thị trấn tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
7. Công văn số 1500/UBND-VP ngày 02/11/2016 của UBND Quận
Thanh Xuân về việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế xã

hội, an ninh quốc phòng năm 2016; phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
8. Công văn số 1650/UBND-VP ngày 30/11/2015 của UBND Quận


112

Thanh Xuân về việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế xã
hội, an ninh quốc phòng năm 2015; phương hướng nhiệm vụ năm 2016
9. Đào Hoàng Chinh (2012). Quản lý kiến trúc cảnh quan đường
Hùng Vương thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ,Luận văn Thạc sỹ Quản lý đô
thị và công trình.
10. Nguyễn Văn Chánh (2012), Sáng kiến giải pháp quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện Phú Tân.
11. Chính Phủ (2007), Quyết định số 89/2007/QĐ- TTg ngày 18/6/2007
về thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã,
phường, thị trấn tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
12. Nguyễn Ngọc Châu (2010), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
13. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb.
14. Báo cáo phân tích hiện trạng khảo sát và đánh giá di sản của dự án
Bảo tồn và phát huy giá trị khu phố Pháp phía Nam hồ Hoàn Kiếm, do vùng
Ide de France (Cộng hòa Pháp) thực hiện tháng 11/2008.
15.

Phạm Kim Giao, Hàn Tất Ngạn, Đỗ Đức Viêm (1991), Quy

hoạch đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
16. Vũ Châu Giang (2014): Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn
quận Thanh Xuân, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ ,Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội.
17. Đỗ Hậu (2001), Xã hội học đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội .
18. Đỗ Hậu, “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng

đồng”; Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
19. Trần Duy Hưng (2012), Quản lý trật tự xây dựng huyện Cẩm Thủy ,
Luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị và công trình.
20. Trần Hậu Lạc (2002), Đề xuất một số biện pháp quản lý quy hoạch
- kiến trúc để bảo tồn tôn tạo các biệt thự có giá trị trong Khu phố cũ Thành
phố Hà Nội.


113

21.

Nguyễn Tố Lăng (Thứ tư, 22/09/2010), Quản lý phát triển đô thị

bền vững – Một số bài học kinh nghiệm, Cổng thông tin điện tử Hội quy
hoạch phát triển đô thị Việt Nam .
22. Trần Phan Mỹ (2014), Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn
phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị
và công trình.
23. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
24.

Lê Sơn (2002), Quản lý xây dựng kiến trúc nhà ở dân tự xây tại

Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị và công trình, trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội, Hà Nội.
25.

Nguyễn Đăng Sơn (2006), Phương pháp tiếp cận mới về Quy


hoạch và Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
26. Thanh tra Sở Xây dựng (2014), Hướng dẫn quy trình kiểm tra, xử lý vi
phạm trật tự xây dựng đô thị và việc áp dụng hệ thống biểu mẫu trong kiểm tra, xử
lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Hà Nội.
27. Thủ tướng chính phủ (2011) Phê duyêt đồ án Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định
1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2014),
Quyết định số09/2014/QĐ- UBND ngày 14/02/2014 về việc ban hành quy
chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân
quận, huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn
Thành phố Hà Nội, Hà Nội.
28.

Nguyễn Thế Văn (2004), Một số nguyên tắc thiết kế đô thị các

đường phố chính của Hà Nội (áp dụng cho đường Đại Cồ Việt), Luận văn
thạc sỹ đô thị, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
29. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số
09/2014/QĐ- UBND ngày 14/02/2014 về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý


×