Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.19 KB, 31 trang )

Thực trạng cấp phép xây dựng và quản lý trật tự
xây dựng đô thị trên địa bàn Quận Đống Đa
1.Khái quát chung về quận Đống Đa
1.1 Đặc điểm tự nhiên
Quận Đống Đa nằm ở phía tây-nam thành phố Hà Nội, có vị trí quan trọng
quan hệ với các quận huyện khác của thành phố cũng như các địa phương của cả
nước. Phía bắc giáp với quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm, phía nam giáp
quận Thanh Xuân, và phía tây giáp quận Cầu Giấy.
Quận Đống Đa có địa giới hành chính hẹp và dân cư đông. Tổng diện tích tự
nhiên theo Quy hoạch chi tiết của quận Đống Đa là 1008,5 ha, chiếm 1,08% diện
tích của thành phố(tương đương với diện tích của quận Ba Đình, Thanh Xuân,
thuộc loại nhỏ của thành phố, chỉ lớn hơn diện tích của quận Hoàn Kiếm). Trước
khi tách 5 phường về quận Thanh Xuân(1996), Đống Đa có 26 phường, hiện nay
quận Đống Đa có 21 phường 251 cụm dân phố
Các phường có diện tích lớn nhất là phường Láng Thượng(122,8 ha),
phường Ô chợ dừa(113.9 ha), phường Trung Liệt (76,4 ha). Phường có diện tích
nhỏ nhất quận là phường Khâm Thiên (18,5 ha) và phường Quốc Tử Giám(19,1
ha)
Diện tích(km
2
)
Toàn quận 10,085
1 Văn Miếu 0,295
2 Văn Chương 0,344
3 Cát Linh 0,369
4 Quốc Tử Giám 0,191
5 Hàng Bột 0,315
6 Ô Chợ Dừa 1,139
7 Nam Đồng 0,410
8 Quang Trung 0,411
9 Trung Liệt 0,764


10 Thổ Quan 0,244
11 Khâm Thiên 0,185
12 Trung Phụng 0,241
13 Phương Liên 0,438
14 Kim Liên 0,338
15 Trung Tự 0,411
16 Khương Thượng 0,339
17 Ngã Tư Sở 0,234
18 Thịnh Quang 0,441
19 Láng Thượng 1,228
20 Láng Hạ 0,860
21 Phương Mai 0,616
1.2 Dân số- lao động - việc làm
Quận Đống Đa là một trong 2 quận đông dân nhất Thành phố Hà Nội. Theo
số liệu điều tra tính đến ngày 31/12/1999 dân số quận Đống Đa là 336008 người.
Đồng thời quận có mật độ dân số cao, cơ cấu dân cư tương đối phức tạp, không ổn
định, dòng di dân vào quận đông. Quận cũng có nhiều khu tập thể, nhiều ngõ
ngách, nhiều khu dân cư mới xây dựng. Để tạo cơ sở quản lý đất đai, kiến trúc
cảnh quan đô thị, Thành phố được chia thành 37 khu dân cư, trong đó quận Đống
Đa chiếm 3 khu vực đó là khu số 10 ( Văn Chương - Hào Nam), khu số 11( Kim
Liên- Trung Tự) và khu số 12 ( Thành Công- Láng Thượng) với các chỉ số cơ bản
sau:
Khu
dân

Vị trí
Tổng diện
tích đất
( ha)
Diện tích

đất đơn vị
ở (ha)
Dân số
( người)
Các chỉ số sử dụng đất
Mật độ xây
dựng trung
bình
Tầng cao
trung bình
tối đa
Hệ số sử
dụng đất
trung bình tối
đa
10 Văn Chương-Hào
Nam
297 185 95000 50-55 2,5-3,0 1,25-1,65
11 Kim Liên- Trung
Tự
534 250 126000 45-50 3,0-3,5 1,35-1,75
12 Thành Công-
LángThượng
178 80 34000 50-55 2,7-3,3 1,35-1,82
Theo số liệu Định hướng phát triển kinh tế- xã hội 2000-2010
Số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% dân số trong quận. Cơ cấu
đào tạo đang mất cân đối, thiếu công nhân kỹ thuật cao. Vì vậy, quận luôn khuyến
khích việc dậy nghề để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm việc. 1/1989
quận đã thành lập trung tâm dậy nghề. Hàng năm, quận cố gắng tạo ra chỗ làm việc
mới cho 6000 người lao động

1.3 Kinh tế- văn hóa- xã hội
Quận Đống Đa là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh với mật độ dân cư
cao nhất thành phố. Yếu tố tạo nên nhiều lợi thế tương đối như một thị trường tiêu
thụ lớn: lại là đầu mối giao lưu kinh doanh hàng hóa giữa các địa bàn lân cận và cả
nước nên đã thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế cũng
như các trung tâm thương mại lớn của Thủ đô. Đây là điều kiện thuận lợi cho quận
phối hợp khai thác các nguồn lực trên địa bàn vào quá trình phát triển kinh tế xã
hội cho quận. Một lợi thế nữa là do địa phận của quận bao gồm mạng lưới các
tuyến phố chủ yếu của Thành phố và gần các trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật
nên quận cũng có nhiều thuận lợi để đặt các văn phòng đại diện, trụ sở công ty,
trung tâm tư vấn và trung tâm thương mại. Các yếu tố trên đã tạo cho quận nhu cầu
to lớn về hàng hóa và dịch vụ không chỉ cho tiêu dùng hàng ngày mà còn nhu cầu
về các nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào cho sản xuất với tốc độ tăng khá cao hàng
năm.
Quận có một hệ thống trung tâm thương mại và chợ phụ vục cho hoạt động
kinh doanh như: trung tâm thương mại Ngã Tư Sở và một loạt các siêu thị lớn đã
được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp của người dân như siêu
thị : Thái hà, Uni mark,…và gần đây một trung tâm thương mại lớn mới được khai
trương và đưa vào sử dụng, đó là trung tâm thương mại Parkson. Hướng phát triển
kinh doanh tập trung theo dẫy phố cũng đã đựơc hình thành và phát triển
Với những điều kiện thuận lợi như trên, giá trị sản xuất trên địa bàn Quận
tăng lên đáng kể, năm 2000 so với năm 1997 ( là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế- xã hội sau khi chia tách quận ) tổng giá trị sản xuất trên địa bàn
Quận tăng gần 1,3 lần ( từ 4496,5 tỷ đồng lên 5753 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất theo lãnh thổ cũng được duy trì ở mức tương đối cao, đặc biệt là
năm 1999 so với năm 2000 ( năm 1999 tăng 15,21% so với năm 1998 và năm 2000
tăng 9,49% so với năm 1999
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giá trị sản xuất các ngành quận Đống Đa
Năm 1998 1999 2000
Theo lãnh thổ

Tốc độ tăng chung 1,43 15,21 9,49
Nông nghiệp -29,82 10 2,27
Công nghiệp 1,02 7,4 13,98
Thương mại- dịch vụ -3,71 22,69 11,5
Xây dựng 10,34 14,66 1,22
Theo quận quản lý
Tốc độ tăng chung 38,19 2,84 14,22
Nông nghiệp -18,18 -22,22 -7,14
Công nghiệp 10,16 10,06 12,31
Thương mại- dịch vụ 47,41 3,71 13,76
Xây dựng 14,71 -34,57 18,6
Nguồn: Định hướng phát triển quận Đống Đa giai đoạn 2000-2010
Trong giai đoạn 2000-2010,quận Đống Đa tiếp tục khai thác triệt để các
tiềm năng kinh tế trên địa bàn, liên kết với các địa phương khác, huy động tối đa
mọi tiềm lực nhằm tập trung ổn định kinh tế trên địa bàn, liên kết với các địa
phương khác, huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm tập trung ổn định kinh tế, nâng
dần các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, làm tiền đề phát triển vững chắc kinh tế quận
ở giai đoạn sau.
Chỉ tiêu Giai đoạn 2001-2005 Dự báo giai đoạn 2006-2010
Tốc độ tăng giá trị sản xuất theo
lãnh thổ
12%-12,5% 12,5%-13%
Tốc độ tăng giá trị sản xuất do Quận
quản lý
13%-13,5% 13%-13,5%
Giá trị sản xuất công nghiệp mở
rộng theo lãnh thổ
13%-15% 12%-13%
Giá trị sản xuất công nghiệp mở
rộng theo Quận quản lý

12,5%-13% 11%-12%
Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành
thương mại - dịch vụ theo lãnh thổ
10,5%-11,5% 12,5%-13,5%
Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành
thương mại- dịch vụ theo Quận quản

12,5%-13,5% 13%-14%
Tăng giá trị xuất khẩu bình quân 13%-14% 15%-16%

Hệ thống giao thông quận không những tác động đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế quận mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố.
Quận Đống Đa tiếp cận với ba luồng giao thông chính ở phía hữu ngạn của sông
Hồng liên hệ và Thành phố ( Đường 32 từ Sơn Tây vào Cầu Giấy, đường số 6 từ
Hà Đông vào Ngã Tư Sở, đường số 1 từ phía Nam ra Ngã Tư Vọng).Trong đó
đường Nguyễn Trãi được coi như của ngõ phía Tây Nam của Hà Nội và được coi
như trục giao thông chính của Quận. Hơn thế nữa, quận Đống Đa có tuyến giao
thông vành đai 2 của Thành phố chạy dọc theo biên giới phía Tây Nam( tuyến
đường Trường Chinh và Láng ) và tuyến đường Láng Trung -Hòa Lạc chạy qua.
Đặc biệt, trong năm 2006, trên địa bàn Quận đã hoàn thành cầu vượt Ngã Tư Sở và
năm 2007là tuyến đường vành đai 1 Kim Liên- Ô chợ dừa đi vào họat động đã cải
thiện đáng kể tình trạng ắc tắc ở nút giao thông Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, đồng thời
tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông ra vào trung tâm Thành phố thực hiện dễ
dàng hơn.
Về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái: Môi trường là vấn đề luôn được
Quận quan tâm. Tính đến năm 2005, thu gom được 90% tổng số rác thải trong
ngày của Quận, và sẽ phấn đấu đến năm 2010 sẽ thu gom được 100% tổng số rác
thải phát sinh.Đồng thời, Quận cũng luôn chú ý tới việc xử lý rác thải xây dựng ,
rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện. Việc hoàn thành cải tạo Sông Tô Lịch
có ý nghĩa lớn trong việc xử lý và tiêu thóat nước trên địa bàn Quận.Các cơ quan

đóng trên địa bàn Quận đã cơ bản xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, xóa sổ
hệ thống nước thải lộ thiên tồn tại nhiều ở ở nhiều phường Trung Phụng, Ô Chợ
Dừa, Khương Thượng.Vấn đề công viên cây xanh cũng được Quận chú trọng với
việc phấn đấu đến năm 2010 tăng gấp đôi diện tích cây xanh, duy trì diện tích hồ
chứa nước.
Về văn hóa - giáo dục- y tế: Trong mấy năm gần đây vấn đề này ngày càng
được chú trọng. Giữ vững phổ cập THCS, phổ cập PTTH và tương đương cho 70%
đối tượng vào năm 2005 và quận đã và đang phấn đấu đến năm 2010 là 100%; hệ
thống trường học ngày càng được nâng cấp trở nên khang trang hiện đại . Trên địa
bàn toàn Quận có nhiều trạm y tế, bệnh viện , phòng khám với những thiết bị hiện
đại để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.Tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng giảm từ 17% vào năm 2000 xuống còn 13% vào năm 2005, và
quận đang phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ này dưới 6%. Công tác tuyên truyền nhân
dân thực hiện tập thể dục thể thao đã được triển khai và thu được những kết quả
đáng khích lệ. Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu nâng cao mức sống của nhân dân,
Quận đã hoàn thành việc lắp đặt đồng bộ hệ thống đèn chiếu sáng cho toàn bộ các
tuyến đường, ngõ, phố trong quận.
2. UBND quận Đống Đa và phòng ban chuyên môn thực hiện công tác
cấp phép
2.1 Tổng quan về UBND quận Đống Đa
UBND quận Đống Đa có trụ sở nằm ở 279 Tôn Đức Thắng
Để thực hiện tốt công tác của mình trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế văn
hoác xã hội, UBND quận Đống Đa được chia thành các phòng ban nhỏ, mỗi phòng
ban phụ trách từng mảng công việc cụ thể đồng thời phối hợp với nhau, với cấp
trên cũng như cấp dưới giải quyết tốt nhất những vấn đề mà xã hội đặt ra.Các
phòng ban bao gồm:
Phòng Giáo dục
Phòng Kinh tế- Kế hoạch
Phòng Nội vụ
Phòng Tài chính

Phòng Tài nguyên - Môi trường
Phòng Thanh tra nhà nước
Phòng Thống kê
Phòng Tư pháp
Phòng Văn hóa
Phòng Xây dựng- Đô thị
Phòng Y tế
UB Dân số-Gia đình và Trẻ em quận
Ngoài ra còn có đội thanh tra xây dựng Quận, công an Quận và quân đội
Quận
Cơ cấu tổ chức lãnh đạo của Quận như sau: 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch, 05
ủy viên

Dưới phó chủ tịch là các trưởng phòng, phó phòng, cán bộ các ban ngành
phụ trách từng mang công việc riêng được giao.
2.2 Phòng chuyên ban môn thực hiện công tác quản lý và cấp phép xây
dựng
Trong cơ cấu tổ chức của UBND quận Đống Đa, có hai phòng ban chuyên
môn trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý và cấp phép xây dựng trên địa bàn đó là
phòng Xây dựng- Đô thị và Thanh tra xây dựng quận
2.2.1 Phòng Xây dựng- Đô thị
Chủ tịch UBND
Phụ trách chung
Phó chủ tịch UBND
Phụ trách : Xây dựng đô thị
Phó chủ tịch UBND
Phụ trách: Kinh tế
Phó chủ tịch UBND
Phụ trách : Văn- Xã
Phòng quản lý Xây dựng- Đô thị được thành lập vào tháng 3 năm 2005 trên

cơ sở tách Phòng địa chính- Nhà đất và đô thị các quận huyện tại quyết định số
201/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội.
Phòng Xây dựng - Đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận,
huyên; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Ngành thành phố.
Phòng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà
nước
Phòng Xây dựng- Đô thị trực thuộc UBND quận Đống Đa, phòng có
tổng số 15 cán bộ trong đó có 14 cán bộ biên chế và 01 cán bộ hợp đồng đều có
trình độ đại học và sau đại học được đào tạo đúng chuyên môn công việc. Đội ngũ
lãnh đạo phòng bao gồm: Trưởng phòng phụ trách chung; phó phòng phụ trách quy
hoạch và cấp phép xây dựng và một phó phòng phụ trách giải phóng mặt bằng.
Phòng có chức năng tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công sở, giao thông, bưu
chính viễn thông.
Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quản lý quy hạch kiến trúc
Trình UBND quận phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị theo phân
cấp của Thành phố; lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch
xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô
thị của địa phương.
Quản lý các mốc lộ giới, chỉ giới, cốt xây dựng theo quy hoạch đã được xác
định trên địa bàn; công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt tại địa
phương tại trụ sở của UBND quận và trên phương tiện thông tin đại chúng.
Hướng dẫn việc kiểm tra các công trình xây dựng theo quy hoạch xây dựng
đã được phê duyệt và các quy định và các quy định về các quản lý kiến trúc; phối
hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn xác định và xây dựng những quy định
cụ thể quản lý các công trình có giá trị kiến trúc được bảo tồn.
Thứ hai: Quản lý xây dựng giao thông đô thị
Thụ lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường, hè,
ngõ,trình UBND quận quyết định theo phân cấp của UBND Thành phố.

Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng
thuộc quận quản lý. Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn
thành công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND quận.
Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây
dựng, cải tạo sử chữa kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình được Thành phố
phân cấp.
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công trình
hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với
những công trình bị hư hỏng cần sửa chữa với UBND quận, Sở chuyên ngành.
Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản;
giúp UBND quận tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các công trình thuộc
nguồn vốn phân cấp cho quận quản lý; tham gia Hội đồng đền bù giải phóng mặt
bằng xây dựng của quận.
Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra chuyên ngành xây dựng và Công an quận,
UBND phường kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các
công trình công cộng ở địa phương, giữ gìn trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây
dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công cộng và giao thông.
Thứ ba: Quản lý kinh doanh xây dựng
Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng dịch vụ tư vấn xây dựng,
thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của Thành phố và Nhà nước
Phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường quản lý và kiểm tra các đối
tượng khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng
quy định của Nhà nước và Thành phố.
Thứ tư: Hướng dẫn UBND phường và các tổ chức cá nhân trên địa bàn quận
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của
các cơ quan chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ thuật xây
dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, các công tác giữ gìn vệ sinh công cộng và trật tự
an toàn giao thông , tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung, hoàn thiện cơ chế
chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Thứ năm: Báo cáo UBND quận hoặc cấp có thẩm quyền cảu lý các vi phạm
pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị trên địa bàn quận.
Thứ sáu: Tổ chức hướng dẫn kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng dẫn
của sở Bưu chính viễn, Viễn thông Thành phố
Thứ bẩy: tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất cơi UBND quận, Sở Xây
dựng, Sở Giao thông- Công chính, Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Sở Bưu chính- Viễn
thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2.2 Thanh tra xây dựng
Thanh tra xây dựng được thành lập theo Quyết định 89/2007/TTg của Thủ
tướng chính phủ bước đầu thí điểm trên hai địa bàn là Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh.Thanh tra xây dựng được thành lập hai cấp quận và phường với các chức
năng nhiệm vụ khác nhau như sau:
Thanh tra xây dựng cấp quận
Thanh tra xây dựng cấp quận là tổ chức Thanh tra trực thuộc Ủy ban nhân
dân cấp quận; có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện
công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Thanh tra xây dựng cấp quận chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của Ủy ban nhân dân cấp quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Thanh tra Sở Xây dựng. Thanh tra xây dựng cấp quận có trụ sở làm
việc, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được trang bị
phương tiện làm việc cần thiết theo quy định của pháp luật
Thanh tra xây dựng cấp quận có chín vụ chính những như sau:
1. Lập chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và về
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xây dựng trên địa bàn để
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình
trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng; xử lý
các hành vi phạm theo thẩm quyền; quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với
các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

phường nhưng không xử lý kịp thời hoặc do buông lỏng quản lý; kiến nghị Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp quận xử lý những vụ vi phạm vượt quá thẩm của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp phường.
3. Được yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các tài liệu như: hồ
sơ đồ án quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan khác
phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy
phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình.
4. Lập hồ sơ vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng của chủ đầu tư
và nhà thầu xây dựng có dấu hiệu cấu thành tội phạm để kiến nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp quận chuyển sang cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận xử lý cán bộ, công chức
thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng hoặc thiếu
tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
6. Tổng hợp và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
quận, Thanh tra Sở Xây dựng về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
7. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
quận giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hoạt động xây dựng trên địa bàn.
8. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp quận và pháp luật về quản lý trật
tự xây dựng trên địa bàn.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp quận giao.
Thanh tra xây dựng cấp phường
Thanh tra xây dựng cấp phường là tổ chức Thanh tra trực thuộc Ủy ban
nhân dân cấp phường; có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường
thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Thanh tra xây dựng cấp phường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và công
tác của Ủy ban nhân dân cấp phường; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng cấp quận. Thanh tra xây dựng cấp phường có
địa điểm làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường bố trí, được trang bị

các phương tiện làm việc cần thiết theo quy định của pháp luật, được sử dụng con
dấu và tài khoản của Ủy ban nhân dân cấp phường để hoạt động.
Thanh tra xây dựng cấp phường có những nhiệm vụ chủ yếu sau
1Chủ trì, phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp phường
trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân chấp hành
các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ
môi trường trên địa bàn cấp phường.
2. Tiếp nhận và xác nhận việc chủ đầu tư xây dựng công trình nộp hồ sơ, tài
liệu liên quan đến việc xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định tại các điểm
a, b khoản 2 Điều 7 Quyết định này.

×