Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

TÌM HIỂU THIẾT BỊ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP ĐỘNG CƠ SOE 3000 B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU THIẾT BỊ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP
ĐỘNG CƠ SOE 3000 B

Họ và tên sinh viên: TÔN THẤT TRUNG KIÊN
Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 6 năm 2012


 

TÌM HIỂU THIẾT BỊ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP ĐỘNG CƠ SOE 3000 B

Tác giả

TÔN THẤT TRUNG KIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
CÔNG NGỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

Giáo Viên Hướng Dẫn
Th.S Bùi Công Hạnh
Kỹ sư Phan Minh Hiếu

Tháng 6 – 2012



 


 

LỜI CẢM TẠ
Quá trình học đại học không phải thời gian dài, nhưng trong suốt thời gian này
em đã được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của tất cả bạn
bè.
Những điều đó sẽ là hành trang bổ ích cho em bước vào đời.Với lòng biết ơn
sâu sắc nhất, em xin cảm ơn chân thành đến:
 Bố mẹ người luôn quan tâm động viên khích lệ con trong quá trình học tập.
 Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo mọi điều kiện cho
em hoàn thành khóa học.
 Toàn thể thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong thời
gian học tập tại trường.
 Thầy Th.S Bùi Công Hạnh và thầy Phan Minh Hiếu những người đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
 Tất cả các bạn lớp DH08OT đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm đề
tài.
Trong quá trình làm đề tài em đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những
sai sót.Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè để đề tài của em có
thể hoàn thiện hơn.
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe dồi dào để tiếp tục dìu dắt thế hệ trẻ tương lai
của đất nước ngày càng tiến xa hơn.
Mến chúc các bạn có nhiều sức khỏe.
Ngày 01 tháng 06 năm 2012
Chân thành cảm ơn !.
Tôn Thất Trung Kiên


ii 
 


 

TÓM TẮT
1. Tên đề tài: TÌM HIỂU THIẾT BỊ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP ĐỘNG CƠ
SOE 3000 B.
2. Thời gian và địa điểm thực hiện.
 Thời gian thực hiện: Từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 15 tháng 06 năm
2012.
 Địa điểm thực hiện: Tại xưởng thực hành thí nghiệm bộ môn Công nghệ Ô
tô, khoa Cơ khí- Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
3. Mục đích đề tài.
 Tìm hiểu và khai thác các tính năng cuả thiết bị phân tích tổng hợp động cơ
SOE-3000B.
 Hướng dẫn phương pháp sử dụng thiết bị.
 Xây dựng và thực hiện các bài thí nghiệm kiểm tra chẩn đoán thực tế trên
một số động cơ, giúp cho người sử dụng sau này có cơ sở sử dụng và đánh
giá.
4. Phương pháp thực hiện.
 Phương pháp lý thuyết: Tra cứu các tài liệu liên quan, trên internet và sách
báo.
 Phương pháp thực nghiệm:
 Sử dụng thiết bị chẩn đoán tổng hợp động cơ SOE 3000B.
 Các mô hình động cơ sử dụng có tại xưởng Cơ Khí-Công Nghệ,
trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
 Xử lý các số liệu trong quá trình kiểm tra chẩn đoán, đánh giá các kết

quả.
5. Kết quả
 Tình trạng sử dụng của thiết bị vẫn còn tốt.
 Kết quả của việc kiểm tra chẩn đoán một số hệ thống cơ bản của động cơ.
 Nêu lên ý kiến và yêu cầu trong quá trình làm đề tài.

iii 
 


 

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... x
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1: Đặt vấn đề. ................................................................................................................1
1.2: Mục đích đề tài. ........................................................................................................1
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ................................................................................................................. 3
2.1 Phương pháp kiểm tra chẩn đoán động cơ. ...............................................................3
2.2 Các máy dùng trong kiểm tra chẩn đoán động cơ. ....................................................4
2.2.1 Thiết bị chẩn đoán đa năng X-431. ..................................................................4

2.2.2 Thiết bị chẩn đoán ô tô Carman Scan VG+. ....................................................8
2.2.3 Thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE-3000B ...........................................9
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 11
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ........................................................................ 11
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện. .............................................................................11
3.2 Phương tiện thực hiện. .............................................................................................11
3.3 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................11
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. ...............................................................11
3.3.2 Phương pháp thực hiện. .................................................................................11
ChƯƠNG 4 .................................................................................................................... 13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................... 13
iv 
 


 

4.1 Giới thiệu về thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE 3000B ..............................13
4.1.1 Hệ thống máy tính .........................................................................................13
4.1.2 Phần phân tích động cơ ..................................................................................13
4.1.3 Phương pháp kết nối thiết bị SOE 3000B......................................................16
4.2 Các chức năng chẩn đoán của chương trình phần mềm thiết bị SOE 3000B. ........22
4.2.1 Hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm SOE 3000B. ...........................22
4.2.2 Các hệ thống được chẩn đoán bởi SOE 3000B. ............................................28
4.2.2.1 Chọn chẩn đoán hệ thống đánh lửa. ........................................................28
4.2.2.2 Chọn chẩn đoán tín hiệu dạng sóng (Scope). ..........................................36
4.2.2.3 Chọn chẩn đoán cân bằng công suất. ......................................................38
4.2.2.4 Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu. ...............................................................43
4.2.2.5 Chẩn đoán hệ thống cung cấp điện..........................................................47
4.3 Khảo nghiệm trên các loại động cơ. ........................................................................52

4.3.1 An toàn lao động khi vận hành và kiểm tra. ..................................................52
4.3.2 Các bước chuẩn bị và tiến hành kiểm tra chẩn đoán. ....................................54
4.3.3 Chẩn đoán các hệ thống trên động cơ có tại xưởng thực hành thí nghiệm. ..54
Chương 5 ....................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 72
5.1 Kết luận....................................................................................................................72
5.2 Đề nghị. ...................................................................................................................72


 


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
OBD: On-Board Diagnostics.
ECU: Electronic Control Unit
CPU: Central Processing Unit.
PC: Personal Computer.
PDA: Personal Digital Assistant.
SOE 3000B: SOE3000B Engine Multiplex Analyzer.
ABS: Anti-lock Brake System

vi 
 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang 
Hình 2.1: Thiết bị chẩn đoán ôtô model X-431 ..............................................................4
Hình 2.2: Sơ đồ hình dáng bên ngoài của X-431............................................................7
Hình 2.3: Thiết bị chẩn đoán Carman Scan VG+ ...........................................................8
Hình 2.4: Thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE3000B............................................9
Hình 4.1: Mô-đun phân tích động cơ. ...........................................................................14
Hình 4.2 : Các cổng kết nối trên mô-đun chẩn đoán. ...................................................16
Hình 4.3: Minh họa kết nối cổng Nguồn Accu / Dữ liệu đánh lửa sơ cấp trên mô-đun.
.......................................................................................................................................17
Hình 4.4: Cáp Nguồn Accu / Dữ liệu đánh lửa sơ cấp gắn trên mô-đun chẩn đoán. ...17
Hình 4.5: Kết nối cáp chẩn đoán Dữ liệu đánh lửa thứ cấp với mô-đun chẩn đoán (hệ
thống đánh lửa thường)..................................................................................................17
Hình 4.6: Cáp chẩn đoán của hệ thống đánh lửa trực tiếp. ...........................................18
Hình 4.7: Cáp chẩn đoán dạng sóng kết nối trên mô-đun. ...........................................18
Hình 4.8: Cáp chẩn đoán Áp suất Diesel/ Cường độ dòng điện trên mô-đun. .............18
Hình 4.9: Cáp kết nối máy đo góc đánh lửa sớm trên mô-đun. ....................................19
Hình 4.10: Cáp kết nối Dây đánh lửa cao áp của xylanh số 1 trên mô-đun. ................19
Hình 4.11: Ống chân không trên mô-đun .....................................................................19
Hình 4.12: Các cổng chẩn đoán được kết nối trên mô-đun. .........................................20
Hình 4.13: Kẹp cấp nguồn cho mô-đun chẩn đoán từ cáp accu/dữ liệu đánh lửa sơ cấp.
.......................................................................................................................................21
Hình 4.14: Đầu đo chân không …………………………………………………….. .22
Hình 4.15: Đầu đo tín hiệu cường độ dòng điện...........................................................22
Hình 4.16: Kẹp nối mát cáp kênh sóng kép………………………………………… ..22             
Hình 4.17: Đầu đo giá trị kênh sóng kép ......................................................................22
Hình 4.18: Đầu kẹp kết nối của cáp dữ liệu đánh lửa thứ cấp đơn. ..............................22
Hình 4.19: Biểu tượng chương trình SOE 3000B. .......................................................23
Hình 4.20: Hướng dẫn lựa chọn các thông tin thông số của động cơ...........................24
Hình 4.21: Màng hình chính của SOE 3000B. .............................................................25
vii 

 


 

Hình 4.22 : Các hệ thống chẩn đoán của SOE 3000B. .................................................26
Hình 4.23: Các thông tin trong mục chức năng hệ thống. ............................................27
Hình 4.24: Các danh sách lựa chọn trong mục trợ giúp. ..............................................28
Hình 4.25: Các giá trị chẩn đoán mục dữ liệu đánh lửa sơ cấp. ...................................29
Hình 4.26: Các giá trị chẩn đoán mục dữ liệu đánh lửa thứ cấp. .................................30
Hình 4.27: Giá trị chẩn đoán mục sóng đánh lửa sơ cấp. .............................................32
Hình 4.28: Giá trị mục sóng đánh lửa mạch thứ cấp. ...................................................33
Hình 4.29: Giá trị sóng đánh lửa sơ cấp đơn của từng xylanh. ....................................34
Hình 4.30: Giá trị sóng đánh lửa thứ cấp đơn của từng xylanh. ...................................34
Hình 4.31: Giá trị chẩn đoán mục độ chân không/góc đánh lửa sớm...........................35
Hình 4.32: Các mục chẩn đoán tín hiệu dạng sóng. .....................................................36
Hình 4.33: Giá trị tín hiệu dạng sóng cảm biến lưu lượng không khí nạp. ..................37
Hình 4.34: Giá trị chẩn đoán công suất động cơ lúc bình thường. ...............................39
Hình 4.35: Giá trị mục Manual Cylinder Shorting khi ngắt xylanh 1-4. ......................39
Hình 4.36: Giá trị mục Manual Cylinder Shorting khi ngắt xylanh 1. .........................40
Hình 4.37: Giá trị mục Auto Cylinder Shorting. ..........................................................40
Hình 4.38: Giá trị chẩn đoán mục No Load Power Test. .............................................41
Hình 4.39: Giá trị mục phân tích khí thải. ....................................................................43
Hình 4.40: Giá trị mục chẩn đoán sóng phun nhiên liệu. .............................................45
Hình 4.41: Giá trị mục Áp suất diesel. .........................................................................46
Hình 4.42: Giá trị mục thời điểm phun dầu diesel........................................................47
Hình 4.43: Gía trị mục sóng phát điện. .........................................................................48
Hình 4.44: Giá trị mục cường độ dòng khởi động/ sơ đồ tải. .......................................49
Hình 4.45: Giá trị mục cường độ dòng điện/áp suất của xylanh. .................................50
Hình 4.46: Giá trị mục độ chân không của xylanh. ......................................................51

Hình 4.47: Mô hình động cơ deawoo lacetti 1.6...........................................................54
Hình 4.48: Mô hình hệ thống điện Santa Fe. ................................................................55
Hình 4.49:Giá trị dữ liệu đánh lửa thứ cấp thực tế. ......................................................56
Hình 4.50: Giá trị sóng đánh lửa thứ cấp thực tế. .........................................................57
Hình 4.51: Sóng đánh lửa đơn thực tế. .........................................................................58
Hình 4.52: Giá trị độ chân không khi đo đạc. ...............................................................59
viii 
 


 

Hình 4.53:Giá trị cảm biến áp suất tuyệt đối không khí nạp và cảm biến bướm ga.....60
Hình 4.54: Giá trị cảm biến lưu lượng không khí nạp và cảm biến trục cam ..............61
Hình 4.55: Giá trị cảm biến tốc độ xe và cảm biến trục khuỷa. ...................................62
Hình 4.56: Giá trị cảm biến nhiệt độ không khí nạp và cảm biến oxy. ........................63
Hình 4.57: Giá trị tín hiệu điều khiển thời gian đánh lửa và cảm biến kích nổ ...........64
Hình 4.58: Giá trị tín hiệu điều khiển đánh lửa. ...........................................................65
Hình 4.59: Giá trị biểu thị tốc độ động cơ khi chưa ngắt và khi ngắt xylanh số 1. ......66
Hình 4.60: Giá trị tốc độ động cơ khi ngắt hai xylanh số 1 và số 4. ............................66
Hình 4.61: Giá trị mục xác định công suất thực tế. ......................................................67
Hình 4.62: Giá trị mục ngắt xylanh tự động khi đo đạc ...............................................68
Hình 4.63: Giá trị sóng phun nhiên liệu thực tế............................................................68
Hình 4.64: Giá trị góc phun dầu diesel và giá trị sóng áp suất phun dầu diesel ..........69
Hình 4.65 :Giá trị sóng máy phát điện và cường độ dòng khởi động khi đo đạc .........70
Hình 4.66: Giá trị phần trăm áp suất của xylanh và độ chân không trong xylanh khi
đo đạc thực tế. ................................................................................................................71

ix 
 



 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang 
Bảng 4.1: Dây cáp và đầu đo thông dụng .....................................................................15
Bảng 4.2 : Bộ kiểm tra đánh lửa nhanh.........................................................................15
Bảng 4.3 : Phụ kiện tùy chọn. .......................................................................................15


 


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1: Đặt vấn đề.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ô tô, những
chiếc ô tô không ngừng được cải tiến về mẫu mã, tiện ích, các hệ thống cuả một chiếc
xe ngày càng hiện đại hoàn thiện trong kết cấu chi tiết và tính năng sử dụng .Trong số
đó động cơ xe được quan tâm một cách đặc biệt nhằm nâng cao công suất động cơ và
giảm mức tiêu hao nhiên liệu, đảm bảo chỉ tiêu khí thải và bảo vệ môi trường.  Công
nghệ sửa chữa hiện nay đã có những thay đổi là chuyển từ việc sửa chữa chi tiết sang
sửa chữa thay thế, do đó việc kiểm tra chẩn đoán những hư hỏng của động cơ ngày nay
đòi hỏi sự chính xác và nhanh chóng nhất nhằm đem lại sự tiện lợi cho người sửa chữa
cũng như sự tin tưởng cho người sử dụng.Trước những đòi hỏi trên các thiết bị kiểm
tra chẩn đoán đã được ra đời và phục vụ đắc lực. Chính vì vậy trên thị trường có rất
nhiều loại thiết bị kiểm tra chẩn đoán mà có thể sử dụng cho nhiều loại xe.Kèm theo

đó các nhà sản xuất còn cung cấp các phần mềm tạo giao diện đẹp và dễ sử dụng.Hơn
thế nữa các thiết bị còn có thể kết nối với mạng internet đến nhà sản xuất, để tải các
chỉ tiêu kỹ thuật mới nhất phục vụ cho kiểm tra chẩn đoán.Tất cả những nguyên nhân
trên góp phần đưa ngành công nghệ ô tô là ngành công nghiệp hiện đại bậc nhất.
1.2: Mục đích đề tài.
Được sự cho phép của khoa Cơ khí- Công nghệ. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của Thạc sĩ Bùi Công Hạnh và KS. Phan Minh Hiếu, đề tài TÌM HIỂU THIẾT BỊ
PHÂN TÍCH TỔNG HỢP ĐỘNG CƠ SOE-3000B được thực hiện với những mục
đích sau.
 Tìm hiểu và khai thác các tính năng cuả thiết bị phân tích tổng hợp động cơ
SOE-3000B.
 Hướng dẫn phương pháp sử dụng thiết bị.
 Xây dựng và thực hiện các bài thí nghiệm kiểm tra chẩn đoán thực tế trên một
số động cơ giúp cho người sử dụng sau này có cơ sở sử dụng và đánh giá.


 


 

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên quyển luận văn này còn nhiều sai
sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn bè và độc
giả để tôi củng cố thêm kiến thức và những đề tài sau được hoàn thiện hơn.


 


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Phương pháp kiểm tra chẩn đoán động cơ.
 Các phương pháp chẩn đoán đơn giản:
Các phương pháp chẩn đoán đơn giản được thực hiện bởi các chuyên gia có
nhiều kinh nghiệm, thông qua các giác quan cảm nhận của con người hay thông qua
các dụng cụ đo đơn giản.
 Kiểm tra số động cơ
 Kiểm tra chẩn đoán động cơ theo tiếng ồn, màu khói, mùi khói.
 Kiểm tra chẩn đoán động cơ theo hàm lượng mạc kim loại có trong dầu bôi
trơn.
 Kiểm tra chẩn đoán theo nhóm bao kín buồng đốt.
 Kiểm tra chẩn đoán theo công suất có ích Ne.
 Kiểm tra chẩn đoán theo thành phần khí thải động cơ.
 Phương pháp chẩn đoán nâng cao theo các hệ thống của động cơ.
Sử dụng các máy phân tích động cơ đưa vào việc kiểm tra chẩn đoán chi tiết
từng hệ thống của động cơ nhằm đo được số liệu cụ thể và chính xác nhất cho từng hệ
thống.
 Kiểm tra hệ thống phân phối khí: kiểm tra dây đai, dấu cân cam, tình trạng
các supap.
 Kiểm tra hệ thống bôi trơn: kiểm tra áp suất nhớt, nhiệt độ nhớt làm mát,
mức nhớt, độ kín khít của hệ thống.
 Kiểm tra hệ thống làm mát: loại nước làm mát, mức nước, đường ống , quạt,
van hằng nhiệt.
 Kiểm tra hệ thống nhiên liệu: áp suất nhiên liệu, bơm ,lọc, bơm cao áp, ống
rail, vòi phun ,kim phun, áp suất phun nhiên liệu, van điều áp, tín hiệu điều
khiển phun nhiên liệu (điện trở, điện áp, kiểm tra dạng sóng phun nhiên liệu,
thời gian phun và độ rộng xung phun nhiên liệu).


 


 

 Kiểm tra hệ thống đánh lửa: điện áp dòng sơ cấp, điện áp dòng thứ cấp,
dạng xung tín hiệu đánh lửa, tín hiệu điều khiển đánh lửa IGT từ ECU động
cơ và tín hiệu hồi về IGF.
 Kiểm tra hệ thống điện: kiểm tra hệ thống nạp, máy khởi động, accu, bugi,
đo điện trở, điện áp, tín hiệu điều khiển dạng sóng của các cảm biến, kiểm
tra ECU động cơ.
 Xử lý số liệu trong quá trình kiểm tra chẩn đoán, so sánh vơí các thông số kỹ
thuật tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
 Đánh giá tình trạng của động cơ, đưa ra các phương án sửa chữa và thay thế.
2.2 Các máy dùng trong kiểm tra chẩn đoán động cơ.
Hầu hết các máy chẩn đoán động cơ trên thế giới đều sử dụng hệ thống chẩn
đoán OBD-II (ON-  Board Diagnostics).Theo quy chuẩn, hệ thống OBD-II có khả năng
chẩn đoán và xác định hư hỏng giữa các loại động cơ do các hãng khác nhau chế tạo
và có khả năng cung cấp hầu hết các thông tin như: Động cơ, khung gầm, thân xe, hệ
thống an toàn và các thiết bị phụ trợ cũng như hệ thống mạng thông tin điều khiển trên
ô tô.
2.2.1 Thiết bị chẩn đoán đa năng X-431.

Hình 2.1: Thiết bị chẩn đoán ôtô model X-431
 X-431 là một máy tính chẩn đoán ô tô được phát triển gần đây. Nó được dựa
trên công nghệ “nền chẩn đoán mở” (open diagnose platform).
 “Nền chẩn đoán mở” đại diện cho công nghệ chẩn đoán ôtô ở mức độ cao và là
lĩnh vực đang được phát triển trong tương lai.



 


 

 Khả năng chẩn đoán của X-431 rất đa dạng và được đưa ra bởi Launch, China.
Chức năng của phần mềm chẩn đoán được cập nhật hóa bằng internet tạo nên
sự dễ dàng cho người sử dụng có được chương trình chẩn đoán gần đây nhất và
theo sát được sự phát triển của công nghệ ô tô hiện đại.
 Vì là một công cụ đa năng nên X-431 có thể giao tiếp với người sử dụng bằng
nhiều ngôn ngữ khác nhau, nên nó được sử dụng ở nhiều nước và khu vực.
 X-431 là thiết bị chẩn đoán hầu hết các loại ôtô trên thế giới. Nó được thiết kế
nhỏ gọn với màn hình cảm ứng LCD rộng và máy in tạo nên sự dễ dàng khi sử
dụng. Sản phẩm này là sự kết hợp giữa nền công nghiệp ôtô và công nghệ thông
tin, mà nó mở ra xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực chẩn đoán ôtô.
 X-431 có các chức năng và ngôn ngữ đa dạng, làm việc trên hệ điều hành
Linux.
 X-431 có tất cả các chức năng của PDA (Personal Digital Assistant): Đầu vào
bằng chữ viết tay, dữ liệu cá nhân, tự điển Anh – Hoa với số lượng từ khổng lồ.
 Phần chính (main unit) và hộp chẩn đoán có thể được sử dụng độc lập.
 Bản thân phần chính được coi như một PDA với chức năng chứa dữ liệu cá
nhân...
 Smartbox có thể kết nối với PC (Personal Computer) để chẩn đoán ô tô khi nó
được tách rời ra khỏi phần chính. Phần mềm chẩn đoán được sử dụng bởi PC
được tải về từ website của Launch. Smartbox có thể được bán lẻ, đó là đặc điểm
quan trọng của X-431.
 Một giao diện tiêu chuẩn RS232 được sử dụng để kết nối Smartbox và các thiết
bị cao hơn của nó. Nhiều Box có thể được thiết kế để tăng chức năng chẳng hạn
như: Sensorbox, Remotebox,... Đặc điểm đó gia tăng giá trị của X-431.
 Tính năng sản phẩm:

 Màn hình dễ nhìn, hình dáng nhỏ gọn, thuận tiện sử dụng.
 Màn hình cảm ứng, dễ dàng sử dụng.
 Phần mềm chẩn đoán được thiết kế theo tiêu chẩn quốc tế, nên máy có khả năng
tương thích với hầu hết các giao diện chẩn đoán của các xe trên thế giới.


 


 

 Cập nhật đầy đủ các phần mềm chẩn đoán nên có khả năng kiểm tra được hầu
hết các xe.Việc nâng cấp có thể được thực hiện liên tục để có được phần mềm
chẩn đoán mới nhất.
 Việc cập nhật nâng cấp phần mềm rất dễ dàng và nhanh chóng, việc nâng cấp
có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi giúp bạn luôn có phần mềm chẩn đoán
mới nhất.
 Thông số kỹ thuật:
 Hệ điều hành : Linux.
 RAM : 16M.
 CF card : 128M.
 Điện áp nguồn : DC 12V.
 Công suất : Khoảng 9W.
 Màn hình : 240x320 cảm ứng LCD.
 Trình tự sắp xếp : Main unit, Smartbox và miniprinter.
 Chức năng của X-431:


Đọc và xóa lỗi hư hỏng lưu trên bộ nhớ của xe.




Hiển thị các dữ liệu cảm biến hiện hành và thông tin trên xe bao gồm:





Tốc độ động cơ (Engine speed) (Rpm).



Giá trị tải động cơ ( Calculated load) (%).



Nhiệt độ nước làm mát ( Coolant Temp) (oC).



Tình trạng hệ thống nhiên liệu (Fuel System Status).



Tốc độ xe (Vehicle Speed) (km/h).



Nhiệt độ khí nạp (Intake Air Temp) (oC).




Góc đánh lửa sớm (Ignition Timing).



Lưu lượng khí nạp (Mass Air Flow) (g/s).



Vị trí góc mở cánh bướm ga (Throttle Pos.) (%).



Điện thế cảm biến Oxy (O2) (V).



Áp suất nhiên liệu.



Và nhiều thông số khác tùy thuộc vào loại xe.
Phân tích trên cơ sở biểu đồ các dữ liệu.

 


 




In và lấy mẫu dữ liệu hiện hành.



Kết nối chẩn đoán các hệ thống điều khiển khác trên ô tô:


Hệ thống phanh ABS (Anti-lock Brake System).



Hệ thống điện – điện tử, điều hòa không khí.



Kiểm tra cơ cấu chấp hành.

 Các bộ phận chính:

Hình 2.2: Sơ đồ hình dáng bên ngoài của X-431
TT

Tên bộ phận

Mã số

1


X431 Bảng điều khiển chính

301020178

2

Máy in mini

301020084

3

Thẻ nhớ CF

204010204

4

Dây cáp USB

105020372

5

Bộ đọc thẻ nhớ CF bằng cổng USB

108040006

7



 

6/7

Bộ phận kết nối chuẩn đoán

108040020

8

Dây nối nguồn 220V

102210031

9

Cáp nguồn từ mồi thuốc trên xe để bổ sung cho X-431

Y203010242

10

Dây cáp nguồn ắc quy

Y203010270

11

Bộ đổi nguồn điện 220v


102210031

12

Cáp chuyền dữ liệu

Y203010229

13

Hộp xử lý dữ liệu (Smart Box)

301020144

2.2.2 Thiết bị chẩn đoán ô tô Carman Scan VG+.



Hình 2.3: Thiết bị chẩn đoán Carman Scan VG+
Thiết bị chẩn đoán ô tô Carman Scan VG+ là một trong số những sản phẩm

tân tiến và hiện đại nhất mà hãng Nextech, Hàn Quốc cho ra đời.Ngoài những
chức năng chẩn đoán như một máy chẩn đoán thông thường như lỗi động cơ,
ABS, hộp số tự động, Carman Scan VG+ còn có thêm chức năng nổi trội đó là
máy dao động ký Oscilloscope 4 kênh cho phép đo đạc và so sánh với đồ thị
chuẩn của các cảm biến, tín hiệu từ đó tìm ra được sự cố và cách khắc phục.


Carman Scan VG+ là một kho cơ sở dữ liệu về các lỗi, nguyên nhân và


cách khắc phục… của hầu hết các dòng xe đời cũ cũng như đời mới nhất được sắp
xếp theo nhiều loại danh mục giúp cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin
xe, học hỏi nguyên lý và tìm ra giải pháp sửa chữa sự cố một cách nhanh nhất và
hiệu quả nhất.


 


 



Carman Scan VG+ với hệ điều hành Windows khá thân thuộc, chức năng

bàn phím và có thể kết nối với chuột thông qua cổng USB giúp người dùng khi sử
dụng giống như đang thao tác trên máy tính cá nhân.


Dung lượng ổ cứng 80 GB là một kho chứa dữ liệu lí tưởng. Trong khi làm

việc với Carman Scan VG+, chúng ta có thể lưu thông tin như các file hoặc hình
ảnh… trực tiếp trên máy và xuất ra ngoài qua cổng USB.


Chức năng chụp ảnh màn hình cho phép chúng ta chụp lại các thao tác

trong khi làm việc với máy, cũng như chụp lại các dữ liệu, hình ảnh cần thiết.
 Với những ưu điểm trên máy chẩn đoán Carman Scan VG+ trở thành một thiết

bị chẩn đoán lỗi ô tô không thể thiếu đối với tất cả những ai tiếp xúc với ô tô thường
xuyên.
2.2.3 Thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE-3000B
Đây là thiết bị được nghiên cứu chính trong đề tài.

Hình 2.4: Thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE 3000B.
 Thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE-3000B Engine Multiplex Analyzer
(viết gọn là SOE3000B), là một trong số những thiết bị quan trọng của dự án
xây dựng khoa học và công nghệ của bộ truyền thông Tây Trung Quốc đưa ra (
hợp đồng số 2001 398 365 76), được sản xuất bởi công ty độc quyền Sysokean.
 SOE3000B bao gồm phần cứng và phần mềm: phần cứng SOE3000B bao gồm
một máy tính, bộ cáp và đầu đo chẩn đoán có bộ tiếp hợp đa dạng, cơ sở phần

 


 

mềm chạy trên hệ điều hành MS Windows, việc cài đặt và cập nhật có thể hoàn
thành thông qua đĩa hoặc cập nhật trực tiếp qua Internet.
 SOE 3000B nhận biết các tín hiệu tốc độ cao, các xung điện tử từ hệ thống điện tử trên
xe thông qua các đầu đo và cáp kết nối với từng hệ thống của động cơ, sau đó hiển thị
dưới dạng sóng, vectơ và đồ thị cột đặc trưng, các dữ liệu có thể được in ra ngoài.Vì
vậy theo các kết quả có liên quan , người sửa chữa có thể đánh giá một cách nhanh
chóng, chính xác và trực quan các điều kiện của hệ thống đánh lửa, hệ thống nạp, kim
phun và các cảm biến, phân tích hiệu suất toàn diện của động cơ để phát hiện lý do hư
hỏng , trục trặc của các hệ thống ở các vị trí khó khăn mà không cần tháo động cơ.

 SOE3000B kết hợp kênh sóng kép, kiểm tra cảm biến để chẩn đoán hệ thống
xe. Chức năng của kênh sóng kép là có thể hiển thị, phân tích và chẩn đoán các

dạng sóng khác nhau của hai kênh cùng một lúc.
 Chức năng cơ bản của SOE-3000B bao gồm:


Kiểm tra hệ thống đánh lửa



Đo xung dạng sóng



Cân bằng công suất



Kiểm tra hệ thống nhiên liệu



Kiểm tra dạng sóng đánh lửa



Kiểm tra sóng phun Diesel



Phân tích khí xả




Lưu giữ và in dữ liệu
 SOE 3000B là một thiết bị không thể thiếu trong các xưởng sửa chữa và bảo dưỡng ô
tô, nó cũng thích hợp trong việc đào tạo và nghiên cứu.

10 
 


 

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện.


Thời gian: Từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 15 tháng 06 năm 2012.



Địa điểm: Tại xưởng thực hành thí nghiệm bộ môn Công nghệ Ô tô, khoa

Cơ khí- Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
3.2 Phương tiện thực hiện.


Thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE 3000B và các phụ kiện đi kèm.




Các động cơ và mô hình tổng thành ô tô, có tại xưởng thực hành thí nghiệm

ô tô, bộ môn Công Nghệ Ô tô, khoa Cơ khí- Công nghệ, trường Đại học Nông
Lâm Tp.HCM.


Máy vi tính cá nhân.



Máy ảnh kĩ thuật số.



Đồng hồ đo VOM.



Dụng cụ tháo lắp thiết bị.

3.3 Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Để đề tài được hoàn thành tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong
đó đặc biệt là phương pháp tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài qua mạng
internet, thu thập các thông tin liên quan, học hỏi kinh nghiệm của thầy cô, bạn bè, tra
cứu tài liệu sách báo. Từ đó tìm ra ý tưởng mới cần thiết để hình thành đề cương của
đề tài. Đi đôi với việc làm trên tôi còn kết hợp cả phương pháp quan sát và thực
nghiệm để có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất.
3.3.2 Phương pháp thực hiện.

Các bước thực hiện :
 Tra cứu tài liệu vận hành thiết bị SOE 3000B.
 Kiểm tra sơ bộ lọai động cơ sử dụng, tình trạng động cơ, các hệ thống của động
cơ có thể kiểm tra với thiết bị chẩn đoán.
11 
 


 

 Chọn loại giắc, cáp chẩn đoán phù hợp với các hệ thống cuả động cơ và loại
động cơ cần kiểm tra.
 Kết nối giắc, các cáp chẩn đoán của thiết bị SOE 3000B vào hệ thống tương
thích của động cơ cần chẩn đoán.
 Tiến hành thực hiện theo đúng quy trình của thiết bị chẩn đoán.

12 
 


 

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Giới thiệu về thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE 3000B.
Thiết bị phân tích tổng hợp động cơ SOE 3000B được chia làm hai phần chính:
 Hệ thống máy tính: đây là phần kết thúc quá trình kiểm tra để hiển thị trực tiếp
thông số đo đạc.Nó bao gồm máy tính chủ, màn hình hiển thị, chương trình
phần mềm SOE 3000B, bàn phím, chuột, máy in.
 Phần phân tích động cơ: đây là phần quan trọng nhất để nhận được các thông

tin từ các hệ thống của động cơ đến máy tính, nó bao gồm mô-đun phân tích
động cơ, các loại cáp, đầu đo và các loại cảm biến khác nhau.
4.1.1 Hệ thống máy tính
Những yêu cầu đối với máy tính:
 Thế hệ máy Celeron 700 hoặc Pentium II tốc độ trên 450 MHz
 RAM ít nhất là 128M
 Độ phân giải 1024 x 768 , màu sắc 24bit hoặc 32bit chân thực
 Cổng USB tốc độ 2.0
 Ổ cứng ít nhất 500MB
 Chuột hoặc các thiết bị tương thích.
 Hệ điều hành Windows 2000 hoặc Windows XP OS
 Chương trình phầm mềm SOE 3000B
4.1.2 Phần phân tích động cơ
Những bộ phận chính của hệ thống phân tích:
 Mô-đun điều khiển
Mô-đun là cốt lõi của thiết bị phân tích tổng hợp SOE 3000B, trong đó có các
thiết bị điện tử và phần mềm để giao tiếp với máy tính cá nhân của bạn thông qua cổng
USB, đầu USB nhận dữ liệu thông tin trực tiếp từ các dây kết nối chẩn đoán với các hệ
thống động cơ hoặc các loại cáp chẩn đoán khác. Các thông tin dữ liệu chẩn đoán được
hiển thị trên màn hình máy tính sau khi được xử lý bởi mô-đun. Mô-đun này cũng là

13 
 


 

một thiết bị có tốc độ xử lý cao, phần mềm cấu hình cao và có nhiều cấp độ của các
mạch tích hợp phức tạp.


Hình 4.1: Mô-đun phân tích động cơ.
 Các loại cáp chẩn đoán và phụ kiện đi kèm.
 Cáp và đầu đo thông dụng

Dây cáp có đầu đo kênh sóng kép

Đĩa CD để cài đặt phần mềm

Dây cáp đo đánh lửa trực tiếp(DIS)

Dây cáp cấp điện cho mô-đun và đo
tín hiệu đánh lửa sơ cấp

Dây cáp đo cường độ dòng điện

Dây cáp kẹp vào dây cao áp của
xylanh 1

Dây cáp đo tín hiệu đánh lửa thứ Dây cáp USB
cấp đơn(hệ thống đánh lửa thường)
14 
 


×