Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY SẤY LÁ CHÙM NGÂY THEO NGUYÊN LÝ SẤY BƠM NHIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
MÁY SẤY LÁ CHÙM NGÂY
THEO NGUYÊN LÝ SẤY BƠM NHIỆT

Họ và tên sinh viên: VŨ THANH HƯỚNG
Ngành: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
Niên khóa: 2008 -2012

Tháng 06/2012


TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
MÁY SẤY LÁ CHÙM NGÂY THEO NGUYÊN LÝ SẤY BƠM NHIỆT

Tác giả

VŨ THANH HƯỚNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Nhiệt Lạnh

Giảng viên hướng dẫn
TS. Lê Anh Đức

Tháng 6 năm 2012




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhờ nhận
được sự giúp đỡ và sự hướng dẫn của nhiều người.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Lê Anh Đức đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm công nghệ và thiết bị nhiệt lạnh trường
Đại học Nông lâm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập và mượn các
thiết bị để thực hiện chế tạo và khảo nghiệm máy sấy tại xưởng cơ khí của trung tâm.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cùng các anh công tác tại xưởng cơ khí của
Trung tâm công nghệ và thiết bị nhiệt lạnh Đại học Nông lâm TP.HCM đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thiết kế lắp đặt máy sấy lá Chùm ngây theo nguyên lý bơm
nhiệt.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô bộ môn Công Nghệ Nhiệt Lạnh trường
Đại học Nông lâm TP.HCM đã tích cực truyền đạt những kiến thức cơ sở trong suốt
quá trình tôi học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và những người bạn
đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Tính toán thiết kế và chế tạo máy sấy lá Chùm ngây theo
nguyên lý sấy bơm nhiệt” được tiến hành tại Trung tâm công nghệ và thiết bị nhiệt

lạnh trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
1. Mục tiêu của đề tài:
Tính toán thiết kế và chế tạo máy sấy Chùm ngây theo nguyên lý bơm
nhiệt năng suất 50 kg/mẻ.
-

Khảo nghiệm và đánh giá máy sấy Chùm ngây.

2. Nội dung của đề tài:
-

Giới thiệu về cây Chùm ngây.

Tổng quan về lá cây Chùm ngây các phương pháp phơi sấy lá Chùm
ngây hiện nay.
-

Tính toán thiết kế các bộ phận của máy sấy lá Chùm ngây.

-

Chế tạo máy sấy Chùm ngây theo nguyên lý bơm nhiệt.

-

Khảo nghiệm sự giảm độ ẩm của lá Chùm ngây theo nhiệt độ.

3. Kết quả đạt được của đề tài:
Kết quả nghiện cứu tổng quan cho thấy trong lá cây Chùm ngây có hàm
lượng dinh dưỡng cao với nhiều loại Vitamin, tuy nhiên các phương pháp sấy

hiện nay chưa bảo đảm được chất lượng dinh dưỡng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng quan, đề tài đã tiến hành tính toán
thiết kế và chế tạo máy sấy lá Chùm ngây theo nguyên lý bơm nhiệt hồi lưu tác
nhân sấy.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các kết quả tính toán thiết kế là tương đối
chính xác, máy sấy vận hành ổn định.
Chất lượng lá Chùm ngây về mặt cảm quan như về màu sắc và mùi vị
của sản phẩm sấy tốt hơn so với phơi nắng, đồng thời thời gian sấy cũng được
rút ngắn.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ ix
LỜI NÓI ĐẦU. ................................................................................................................x
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề. ............................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài. ..............................................................................................1
Chương 2 .........................................................................................................................2
TỔNG QUAN..................................................................................................................2
2.1. Giới thiệu về cây Chùm ngây. ..............................................................................2
2.1.1. Giới thiệu chung. ............................................................................................2

2.1.2. Lợi ích từ cây Chùm ngây. .............................................................................3
2.2. Tình hình sử dụng cây Chùm ngây. ......................................................................7
2.2.1. Trên thế giới. ..................................................................................................7
2.2.2. Tại Việt Nam. .................................................................................................9
2.3. Hiện trạng phơi, sấy lá Chùm ngây tại Việt Nam. ..............................................12
2.3.1. Phương pháp phơi khô. ................................................................................12
2.3.2. Phương pháp sấy nóng. ................................................................................13
2.3.3. Đánh giá chung. ...........................................................................................14
Chương 3 .......................................................................................................................15
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ........................................................................15
3.1. Phương pháp thực hiện. ......................................................................................15
3.1.1. Tài liệu tổng hợp. .........................................................................................15
3.1.2. Tính toán thiết kế. ........................................................................................15
3.1.3. Phương pháp chế tạo. ...................................................................................15
3.1.4. Khảo nghiệm thực tế. ...................................................................................15
3.2. Phương tiện thực hiện. ........................................................................................15
3.2.1. Dụng cụ. .......................................................................................................15
iv


3.2.2. Phần mềm. ....................................................................................................17
Chương 4 .......................................................................................................................18
KẾT QUẢ VÀ KHẢO NGHIỆM .................................................................................18
4.1. Các số liệu thiết kế ban đầu. ...............................................................................18
4.2. Sơ đồ thiết kế máy sấy. .......................................................................................18
4.3. Tính toán thiết kế buồng sấy. ..............................................................................19
4.4. Tính toán nhiệt ẩm quá trình sấy. .......................................................................23
4.4.1. Xác định lượng ẩm bốc hơi. .........................................................................23
4.4.2. Tính toán quá trình sấy lý thuyết. ................................................................23
4.4.3. Tính toán quá trình sấy thực tế.....................................................................27

4.5. Tính toán và chọn các thiết bị. ............................................................................34
4.5.1. Tính toán chọn các thiết bị lạnh. ..................................................................34
4.5.2. Tính toán khí động, chọn quạt gió. ..............................................................39
4.6. Máy sấy lá Chùm ngây hoàn chỉnh.....................................................................50
4.7. Khảo nghiệm máy sấy bơm nhiệt. ......................................................................50
4.6.1. Thời gian và địa điểm. .................................................................................50
4.6.2. Nội dung khảo nghiệm. ................................................................................50
4.6.3. Bố trí khảo nghiệm. ......................................................................................51
4.6.4. Số liệu khảo nghiệm. ....................................................................................52
4.6.5. Nhận xét chung. ...........................................................................................55
Chương 5 .......................................................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................57
5.1. Kết luận. ..............................................................................................................57
5.2. Đề nghị. ...............................................................................................................57
PHỤ LỤC. .....................................................................................................................58
Phụ lục 1. Một số thông số vật lý. .............................................................................58
Phụ lục 2. Một số hình ảnh thực tế. ...........................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................................63

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng của Moringa. ....................................4
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai và trẻ em. .................5
Bảng 2.3: So sánh hàm lượng dinh dưỡng trong lá Chùm ngây tươi và khô. .................6
Bảng 4.1: Bảng các thông số trạng thái. ........................................................................25
Bảng 4.2: Bảng thông số các điểm nút trên chu trình khô một cấp nén. .......................35
Bảng 4.3: Hệ số dự phòng a của các loại quạt...............................................................49

Bảng 4.4: Ẩm độ các mẫu sấy ứng với nhiệt độ sấy 350C. ...........................................52
Bảng 4.5: Ẩm độ các mẫu sấy ứng với nhiệt độ sấy tại 400C. ......................................53
Bảng 4.6: Ẩm độ các mẫu sấy ở nhiệt độ 450C theo thời gian......................................54
Bảng P1.1: Thông số vật lý của một số thực phẩm. ......................................................58
Bảng P1.2: Thông số vật lý của không khí khô (H= 760 mmHg)................................59

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Lá cây Chùm ngây. ..........................................................................................2
Hình 2.2: So sánh hàm lượng dinh dưỡng của lá Chùm ngây với thực phẩm khác. .......6
Hình 2.3: Sử dụng các bộ phận của cây Chùm ngây. ......................................................7
Hình 2.4: Các sản phẩm làm đẹp của The Body Shop (U.S.A). .....................................8
Hình 2.5: Nước uống dinh dưỡng của Công ty Zija (U.S.A). .........................................8
Hình 2.6: Sản phẩm viên dinh dưỡng và bột Chùm ngây của Yelixir (India). ...............9
Hình 2.7: Sản phẩm tinh dầu, hạt và lá Chùm ngây tươi. ...............................................9
Hình 2.8: Rau Chùm ngây. ............................................................................................10
Hình 2.9: Lá Chùm ngây khô. .......................................................................................10
Hình 2.10: Trà Chùm ngây. ...........................................................................................11
Hình 2.11: Quy trình chế biến một số phần của cây Chùm ngây tại Việt Nam. ...........11
Hình 2.12: Phơi lá Chùm ngây. .....................................................................................12
Hình 2.13: Một kiểu thiết bị sấy thông thường. ............................................................13
Hình 4.1: Sơ đồ máy sấy lá Chùm ngây theo nguyên lý bơm nhiệt. .............................18
Hình 4.2: Bố trí các khay sấy trong buồng sấy. ............................................................20
Hình 4.3: Các kích thước cơ bản của khay sấy. ............................................................21
Hình 4.4: Các kích thước buồng sấy. ............................................................................22
Hình 4.5: Biểu diễn quá trình sấy trên đồ thị không khí ẩm. ........................................24
Hình 4.6: Sơ đồ truyền nhiệt qua các lớp vách. ............................................................29

Hình 4.7: Đồ thị lgp – h. ................................................................................................35
Hình 4.8: Các thành phần tổn áp của máy sấy. .............................................................39
vii


Hình 4.9: Các kích thước của hai đoạn ống L3 và L5. ..................................................41
Hình 4.10: Đoạn ống nối C1, C2. ..................................................................................44
Hình 4.11: Kết cấu của đoạn ống có tiết diện thay đổi C3, C4, C5. .............................45
Hình 4.12: Máy sấy lá Chùm ngây khi đã lắp đặt. ........................................................50
Hình P2.1: Lá Chùm ngây trong khay sấy. ...................................................................60
Hình P2.2: Vận hành máy sấy bơm nhiệt. .....................................................................60
Hình P2.3: Khay sấy và vỉ sấy.......................................................................................61
Hình P2.4: Nước ngưng tụ từ dàn lạnh được đưa ra ngoài. ..........................................61
Hình P2.5: Xếp khay sấy vào buồng sấy. ......................................................................62

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Sự thay đổi ẩm độ các mẫu sấy ở 350 theo thời gian. ...............................52
Biểu đồ 4.2: Sự thay đổi ẩm độ của các mẫu sấy ở 400C theo thời gian. ......................54
Biểu đồ 4.3: Sự thay đổi ẩm độ của các mẫu sấy ở 450 theo thời gian. ........................55

ix


LỜI NÓI ĐẦU.
Cây Chùm ngây là một giống cây có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và hữu ích
với các ngành công nghiệp mỹ phẩm, nước giải khát,...do trong các bộ phận của cây có

chứa nhiều thành phần khoáng chất, Vitamin, nhiều chất hóa học khó tìm trên các loại
cây khác. Ngoài ra giống cây này còn có ý nghĩa về mặt dược học do trong thành phần
của cây có nhiều chất trị được nhiều bệnh nhưng nổi bật nhất là thành phần chất
Flavonoids trong cây, đây là một chất chống oxy hóa cao có tác dụng ngăn ngừa quá
trình lão hóa góp phần nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Hiện nay dạng lá Chùm ngây tươi được dùng làm rau trong khi dạng lá Chùm
ngây khô được sử dụng làm trà túi lọc hay xay làm bột dinh dưỡng. Trong phương
pháp làm khô gồm hai kiểu làm khô điển hình là làm khô lá nhờ phơi nắng và làm khô
bằng cách sấy. Tuy thế cách làm khô nhờ phơi nắng thì phụ thuộc rất nhiều vào thời
tiết mà hiện nay khí hậu các vùng trên thế giới đang diễn biến rất thất thường thì chỉ
còn cách sấy là tỏ ra hiệu quả hơn cả.
Nói tóm lược về kỹ thuật sấy đó là một phương pháp làm bay hơi ẩm chứa
trong nguyên liệu sấy để mục đích bảo quản lâu hơn. Có nhiều phương pháp sấy khác
nhau để sấy các sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy hải sản,...như sấy nóng để sấy thóc,
gỗ,... hay sấy lạnh để sấy xoài, sấy chuối,... Tại Việt Nam ta cũng như tại nhiều nước
trên thế giới thì nhu cầu của xã hội về các sản phẩm từ cây Chùm ngây đang tăng cao
như: lá tươi, trà, thuốc, tinh dầu,... nhưng với các loại máy sấy thông thường vẫn chưa
đáp ứng được tốt các yêu cầu về phẩm chất sản phẩm.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, qua thông tin tìm hiểu và được sự
hướng dẫn của thầy TS.Lê Anh Đức, bản thân tôi đã chọn thực hiện đề tài: “TÍNH
TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY SẤY LÁ CHÙM NGÂY THEO NGUYÊN
LÝ SẤY BƠM NHIỆT”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh nghiệm còn chưa nhiều, thời gian hạn
chế và bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên kết quả nghiên cứu không

x


tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý các thầy cô và các
bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.


TP.Hồ Chí Minh, tháng 6, năm 2012.
SVTH: Vũ Thanh Hướng.

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề.
Hai phương án sấy lá cây Chùm ngây hiện nay đang được sử dụng là phương
pháp sấy nóng và phương pháp sấy lạnh theo nguyên lý bơm nhiệt.
Nếu chúng sấy với nhiệt độ sấy từ 500 trở lên thì không giữ được những hàm
lượng dinh dưỡng cao nhất do có sự phân hủy của các Vitamin như Vitamin A,
Vitamin C,...; ngoài ra yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm đó là màu sắc sau khi sấy không
được đẹp. Với phương pháp sấy thông thường hiện nay thì sau khi sấy thường thải bỏ
hơi ẩm trực tiếp ra môi trường nên gây lãng phí nhiệt lớn.
Vì thế với phương pháp sấy lạnh theo nguyên lý bơm nhiệt cho nguyên liệu lá
cây Chùm ngây là một chọn lựa lý tưởng do phương pháp này bảo toàn được hàm
lượng dinh dưỡng trong sản phẩm ở mức cao nhất, đồng thời màu sắc sản phẩm sau
sấy giống như màu sắc của sản phẩm tươi nên có khả năng cạnh tranh tốt về mặt
thương mại. Mặt khác với cách hồi lưu nhiệt thải ra sau khi sấy sẽ tiết kiệm được năng
lượng nên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.
1.2. Mục đích của đề tài.
-

Tính toán thiết kế và chế tạo máy sấy theo nguyên lý sấy bơm nhiệt dùng

cho sấy lá cây Chùm ngây năng suất 50 kg/mẻ.

-

Khảo nghiệm và đánh giá máy sấy lá cây Chùm ngây.

1


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về cây Chùm ngây.
2.1.1. Giới thiệu chung.
Cây Chùm ngây có tên khoa học là Moringa Oleifera hay M.Pterygosperma,
thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae), có nguồn gốc ở bang Utar-Pradesh, phía Tây Bắc
Ấn Độ.

Hình 2.1: Lá cây Chùm ngây.
(Nguồn: />
Cây Chùm ngây thuộc loại cây gỗ nhỏ, có thể cao từ 5 đến 10m. Lá kép, có thể
dài đến 3 lần lông chim, dài từ 30 – 60cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài
từ 12 – 20mm, hình trứng, mọc đối có 6 – 9 đôi. Hoa trắng, có cuống, hình dạng giống
hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ. Quả dạng nang treo, dài từ 25 – 30cm,

2


bề ngang quả 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt
màu đen, tròn, có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hòa Lan. Cây trổ hoa vào các tháng 1 – 2.
Thân cây Chùm ngây có vỏ màu trắng xám, dày, mềm, sần sùi nứt nẻ, gỗ mềm
và nhẹ. Khi bị thương tổn, thân rỉ ra nhựa màu trắng, sau chuyển dần thành nâu. Hệ

thống rễ phát triển mạnh nếu được trồng từ hạt, phình to như củ màu trắng với những
rễ bên thưa. Nếu trồng bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không được như vậy.
Cây Chùm ngây được trồng phổ biến ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ Latinh do đặc tính đa dạng của nó:
-

Lá xanh và trái non dùng làm rau xanh.

-

Hạt chiết suất lấy dầu ăn, làm nhiên liệu sinh học, lọc nước và làm trong nước

đục.
-

Vỏ cây làm gia vị, làm thuốc.

-

Cành nhánh làm củi đốt, thân cây làm nọc tiêu trồng trầu.

-

Toàn thân có chứa các dược tính chữa bệnh nhất là bệnh đường ruột.

2.1.2. Lợi ích từ cây Chùm ngây.
Cây Chùm ngây Moringa Oleifera hiện được nhiều quốc gia trên thế giới bao
gồm cả những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược
phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng.
Các bộ phận của cây Chùm ngây có chứa nhiều khoáng chất quan trọng cần

thiết để gìn giữ sức khỏe của con người với các chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid
amin và nhiều hợp chất phelonics. Ngoài ra cây Chùm ngây cung cấp một hỗn hợp pha
trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, beta-sitosterol caffeoylquinic acid và
kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
Sau đây là bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng của một số bộ phận của cây
Chùm ngây theo báo cáo ngày 17/7/1998 của Campden and Chorleywood Food
Research Association in Conjunction.

3


Bảng 2.1: Bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng của Moringa.

Water ( nước ) %

TRÁI
TƯƠI
86,9 %


TƯƠI
75,0 %

BỘT
LÁ KHÔ
7,5 %

02

calories


26

92

205

03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26
27
28
29
30
31
32

Protein ( g )
Fat ( g ) ( chất béo )
Carbohydrate ( g )
Fiber ( g ) ( chất xơ )
Minerals ( g ) ( chất khoáng )
Ca ( mg )
Mg ( mg )
P ( mg )
K ( mg )
Cu ( mg )
Fe ( mg )
S(g)
Oxalic acid ( mg )
Vitamin A - Beta Carotene ( mg )
Vitamin B - choline ( mg )
Vitamin B1 - thiamin ( mg )
Vitamin B2 - Riboflavin ( mg )
Vitamin B3 - nicotinic acid ( mg )
Vitamin C - ascorbic acid ( mg )
Vitamin E - tocopherol acetate
Arginine ( g/16gN )
Histidine ( g/16gN )

Lysine ( g/16gN )
Tryptophan ( g/16gN )
Phenylanaline ( g/16gN )
Methionine ( g/16gN )
Threonine ( g/16gN )
Leucine ( g/16gN )
Isoleucine ( g/16gN )
Valine ( g/16gN )

2,5
0,1
3,7
4,8
2,0
30
24
110
259
3,1
5,3
137
10
0,11
423
0,05
0,07
0,2
120
3,66
1,1

1,5
0,8
4,3
1,4
3,9
6,5
4,4
5,4

6,7
1,7
13,4
0,9
2,3
440
25
70
259
1,1
7,0
137
101
6,8
423
0,21
0,05
0,8
220
6,0
2,1

4,3
1,9
6,4
2,0
4,9
9,3
6,3
7,1

27,1
2,3
38,2
19,2
2003
368
204
1324
0,054
28,2
870
1,6
1,6
2,64
20,5
8,2
17,3
113
1,33 %
0,61%
1,32%

0,43%
1,39 %
0,35%
1,19 %
1,95%
0,83%
1,06%

STT

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG/100gr

01

(Nguồn: )

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức nông lương Thế giới (FAO) thì
cây Chùm ngây được xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em
suy dinh dưỡng, đồng thời còn là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.

4


Đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi Moringa là cung ứng 90%
Calcium, 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chất sắt, 10% chất đạm cần thiết và hàm
lượng Potassium, Đồng, ... và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ. Còn đối với các bà
mẹ đang mang thai và cho con bú thì chỉ cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày là đủ bổ
sung Calcium, Vitamin C, Vitamin A, Sắt, Đồng, Magnesium, Sulfur, các Vitamin B
cần thiết trong ngày.
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai và trẻ em.

Đối tượng
Protein
Calcium
Magnesium
Potassium
Iron
Vitamin A
Vitamin C

Phụ nữ mang thai
21
84
54
22
94
143
9

Trẻ em
42
125
61
41
71
272
22

(Nguồn: )

Lá cây Chùm ngây có thể ăn tươi, nấu chín hay bảo quản dưới dạng bột trong

suốt nhiều tháng mà không cần sử dụng đến tủ lạnh mà cũng không hề mất đi giá trị
dinh dưỡng khi để lâu. Theo tư liệu tổng hợp mới nhất về cây Chùm ngây của
ZijaMoringaHealth.Com, từ các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khi so sánh
trên cùng trọng lượng thì hàm lượng dinh dưỡng của lá cây Chùm ngây vượt trội hơn
hẳn những thực phẩm, những trái cây tiêu biểu thường dùng như: Cam, Cà-rốt, Sữa,
Cải bó xôi, Yaourt và Chuối.

5


Hình 2.2: So sánh hàm lượng dinh dưỡng của lá Chùm ngây với thực phẩm khác.
(Nguồn: )

Và sau đây là bảng so sánh chất dinh dưỡng trong mỗi 100 g lá Chùm ngây tươi
và khô với hàm lượng dinh dưỡng của các loại thực phẩm, trái cây.
Bảng 2.3: So sánh hàm lượng dinh dưỡng trong lá Chùm ngây tươi và khô.
Thành phần
Vitamin A
Calcium
Potassium
Protein
Vitamin C

Loại thực phẩm
1,8 mg/100 g
Cà rốt
120 mg/100 g
Sữa
88 mg/100 g
Chuối

3,1 mg/100 g
Sữa chua
30 mg/100 g
Cam

Lá Chùm ngây tươi

Lá Chùm ngây khô

6,8 mg

18,9 mg

440 mg

2003 mg

259 mg

1324 mg

6,7 mg

27,1 mg

220 mg

17,3 mg

(Nguồn: )


6


Cây Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia
nghèo thuộc “Thế giới thứ ba” nên đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt tính
dược dụng, giá trị dinh dưỡng và công nghiệp. Đa số các nghiên cứu được thực hiện
tại Ấn Độ, Philippines và Phi châu,... mà nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của
Moringa Oleifera được thực hiện tại Đại học Nông nghiệp Falsalabad, Pakistan.

Hình 2.3: Sử dụng các bộ phận của cây Chùm ngây.
(Nguồn: Foild N - Makkar H.P.S và Becker K, 2001. What development potential for Moringa
products. Dar Es Salaam, Nicaragua.)

Theo những nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia
Sinica, Đài Bắc, Đài Loan ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt Chùm ngây bằng ethanol có
các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton
mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis.
Còn nghiên cứu tại Đại học Baroda, Kalabhavan, Gujarat, Ấn Độ cho thấy quả
Chùm ngây có tác dụng hạ cholesterol, phospholipid,...và ngoài ra còn nhiều nghiên
cứu khác về công dụng của cây Chùm ngây.
2.2. Tình hình sử dụng cây Chùm ngây.
2.2.1. Trên thế giới.
-

Tại Mỹ: Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất,

sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trọng hơn cả là
chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghệ dược phẩm, hóa chất.
7



-

Tại Ấn Độ: vỏ thân cây Chùm ngây được dùng trị nóng sốt, đau bao tử,

đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau cổ họng (dùng
chung với hoa cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh
phong (dùng chung với thuốc phiện); trị tiểu ra máu; ...

Hình 2.4: Các sản phẩm làm đẹp của The Body Shop (U.S.A).
(Nguồn: )

Hình 2.5: Nước uống dinh dưỡng của Công ty Zija (U.S.A).
(Nguồn: )

8


Hình 2.6: Sản phẩm viên dinh dưỡng và bột Chùm ngây của Yelixir (India).
(Nguồn: )

Hình 2.7: Sản phẩm tinh dầu, hạt và lá Chùm ngây tươi.
(Nguồn: )

-

Tại Trung Mỹ: hạt Chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun

sán.

-

Tại Saudi Arabia: hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt,

sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.
-

Tại Senegal: người ta dùng cành lá sắc uống trị còi xương, viêm cuống

phổi, phù nề, thấp khớp,...
2.2.2. Tại Việt Nam.
Lá tươi và quả non được dùng để làm rau xanh dùng hàng ngày có tác dụng
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trị còi xương. Lá khô được dùng làm trà có tác dụng
9


chống lão hóa do thành phần Flavonoids trong lá. Vỏ thân và rễ cây được dùng làm
thuốc theo y học cổ truyền. Còn hạt cây Chùm ngây được dùng để lọc nước. Và ngoài
ra còn nhiều công dụng khác.

Hình 2.8: Rau Chùm ngây.
(Nguồn: )

Hình 2.9: Lá Chùm ngây khô.
(Nguồn: />
10


Hình 2.10: Trà Chùm ngây.
(Nguồn: />

Hiện nay tại Việt Nam có quy trình chế biến cây Chùm ngây thường được sử
dụng theo sơ đồ sau đây.

Hình 2.11: Quy trình chế biến một số phần của cây Chùm ngây tại Việt Nam.

11


2.3. Hiện trạng phơi, sấy lá Chùm ngây tại Việt Nam.
Ở Việt Nam ta thì khu vực trồng nhiều cây Chùm ngây nhất là tại tỉnh An
Giang, tuy nhiên công nghệ chế biến các phần của cây này vẫn còn chưa hiệu quả và
chưa bảo đảm tốt về chất lượng sản phẩm.
Cụ thể có hai phương thức chế biến lá cây Chùm ngây là phơi và sấy. Ta có
những phân tích cụ thể dưới đây.
2.3.1. Phương pháp phơi khô.

Hình 2.12: Phơi lá Chùm ngây.
(Nguồn: />
a) Ưu điểm:
-

Đây là phương pháp đơn giản và tiết kiệm năng lượng do tận dụng nhiệt

từ ánh nắng mặt trời.
-

Không tốn nhiều chi phí đầu tư do không sử dụng các thiết bị tiêu thụ

điện.
b) Nhược điểm:

-

Thời gian làm khô vật liệu kéo dài, thường khoảng từ một đến ba ngày.

-

Không chủ động sản xuất do phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thời tiết.

-

Tốn mặt bằng để phơi vật liệu.
12


-

Hao hụt nhiều dinh dưỡng do sự phân hủy của các Vitamin khi gặp nhiệt

độ cao do nhiệt độ bức xạ từ mặt trời có thể lên tới trên 500C.
-

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm kém do tiếp xúc với môi trường

nhiều bụi bẩn.
-

Tốn công sức lao động do phải thường xuyên cào đảo vật liệu sấy.

2.3.2. Phương pháp sấy nóng.


Hình 2.13: Một kiểu thiết bị sấy thông thường.
(Nguồn: />
a) Ưu điểm:
-

Thời gian làm khô vật liệu ngắn hơn so với phơi nắng.

-

Tốn ít mặt bằng do không phải dàn trải vật liệu.

-

Chủ động được sản xuất do không phụ thuộc vào thời tiết.

-

Chất lượng vệ sinh thực phẩm tốt hơn phơi do không bị ảnh hưởng bởi

điều kiện môi trường bên ngoài.
-

Tốn ít công sức lao động do không tốn công cào đảo vật liệu.

b) Nhược điểm:
-

Tiêu tốn năng lượng lớn do phải gia nhiệt không khí sấy.
13



×