VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN TRUNG KIÊN
VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN TRUNG KIÊN
VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 82 20 121
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
HÀ NỘI - 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI VÀ VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ ............... 12
1.1. Vấn đề đô thị trong văn học Việt Nam đương đại ................................... 12
1.2. Văn chương của Nguyễn Việt Hà ............................................................ 23
Chương 2: ĐÔ THỊ, THỊ DÂN VÀ VĂN HÓA ĐÔ THỊ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN VIỆT HÀ ....................................................... 30
2.1. Một số đặc trưng của đô thị Việt Nam đương đại và việc miêu tả đời
sống đô thị trong văn chương nghệ thuật ........................................................ 30
2.2. Thị dân trong truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà ...................................... 35
2.3. Văn hóa đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Việt Hà ................................. 46
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN VIỆT HÀ ....................................................... 53
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 53
3.2. Cốt truyện và kết cấu................................................................................ 59
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam trở thành thuộc địa của
Pháp, cùng với quá trình khai thác thuộc địa, người Pháp cũng đem đến nước
ta những quan niệm mới về văn hóa, chính trị, xã hội. Tiếp thu ảnh hưởng
phương Tây, Việt Nam dần bước vào quá trình hiện đại hóa. Từ sau 1986, với
chủ trương đổi mới, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào quá trình toàn
cầu hóa, nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và phức tạp
này đã dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã
hội. Như một hệ quả tất yếu, đô thị hình thành và phát triển, kéo theo đó là
các vấn đề mới nảy sinh bởi quá trình đô thị hóa, tạo nên diện mạo mới của
văn hóa đô thị, của thị dân.
Quá trình đô thị hình thành và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường
giàu tính cạnh tranh làm cho chất lượng cuộc sống con người được nâng cao
nhưng nó cũng gây ra một số hệ lụy cho xã hội.
Văn học Việt Nam thời đổi mới đã nhanh chóng nắm bắt và miêu tả
hiện thực đô thị mới được nảy sinh này. Ngày càng nhiều tác giả lựa chọn
vấn đề đô thị cho sáng tác của mình. Con người, đời sống đô thị được lột tả
với bao nỗi băn khoăn vấp ngã, xót xa, toan tính, những giá trị tốt đẹp của con
người và xã hội bị đảo lộn, những giá trị mới đang hình thành nhưng còn
chông chênh bất ổn. Trong số các nhà văn viết về đô thị, Nguyễn Việt Hà
được đánh giá là nhà văn tiêu biểu, với những cách thức tiếp cận và thể hiện
độc đáo đời sống đô thị ở Việt Nam đương đại. Truyện ngắn của Nguyễn Việt
Hà là những lát cắt tinh tế, ghi lại một số khía cạnh nổi bật của đô thị và thị
dân Việt Nam đương đại.
Nghiên cứu vấn đề đô thị trong văn học, qua trường hợp Nguyễn Việt
Hà, chúng ta được tiếp cận với những tiếp cận phong phú, đa dạng, và sâu sắc
1
những tác động của đô thị lên đời sống con người; đồng thời cũng hiểu được
cách thức mà người Việt Nam hiện nay tạo dựng nên đời sống đô thị.
Vấn đề đô thị trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà được thể hiện rõ qua
ba tập truyện Thiền giả (Nxb. Văn hóa – Thông tin, 1998), Của rơi (Nxb. Phụ
nữ, 2004), Buổi chiều ngồi hát (Nxb. Trẻ, 2016).
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những nghiên cứu về vấn đề đô thị trong văn học
Trong những năm gần đây, văn học đô thị thu hút được sự quan tâm
của đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình, học viên, sinh viên
và cả bạn đọc. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều luận văn thạc sĩ, đã lấy văn học đô
thị làm đối tượng nghiên cứu.
Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương (Đại học KHXH và nhân văn) đã
đi nghiên cứu về Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn có khẳng định:
“Nhìn chung, vấn đề đô thị được đề cập trong tiểu thuyết Đỗ Phấn trên nhiều
khía cạnh, với những hình thức thể hiện đặc sắc, với một tinh thần dân chủ,
nhìn thẳng vào sự thật, quan tâm đến nhiều mặt của đời sống thế sự, đời
thường. Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng các tác phẩm của ông đã
đóng góp cho nền văn học sau đổi mới một mảng đề tài quan trọng. Nó cũng
cho thấy những trăn trở và nỗ lực sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn “người thư kí trung thành của thời đại” [21, tr.101]
Trong buổi tọa đàm trên Tạp chí Người đô thị, tháng 3/2015 có bài “ Văn
học đô thị hôm nay”. PGS.TS. Đỗ Lai Thúy là diễn giả chính của buổi tọa đàm
cùng với một số các nhà phê bình, nghiên cứu văn học như : nhà văn Nguyễn
Việt Hà, nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn, TS. Văn học Đỗ Hải Ninh, TS.
Đô thị học Phó Đức Tùng , nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương, nhà nghiên
cứu văn học Nguyễn Mạnh Tiến, nhà văn Hà Thủy Nguyên và một số người
yêu văn học Việt Nam.
2
Nội dung buổi tọa đàm đề cập đến các vấn đề chủ yếu: Nội hàm của khái
niệm văn học đô thị, diễn tiến của văn học đô thị Việt Nam trong quá khứ,
những thành tựu của văn học Việt Nam đương đại. Theo PGS.TS. Đỗ Lai
Thúy “sau Đổi mới, văn chương Việt Nam chuyển sang thời hậu Đổi mới. Và
tiểu thuyết vẫn tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại chủ nghĩa, thậm chí
chạm tới hậu hiện đại”, song “tiểu thuyết đô thị Việt Nam còn ít về đề tài đô
thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được nhìn bằng sự hoài niệm nông thôn.
Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện ở phương diện thể loại”
Nhà văn Nguyễn Việt Hà chia sẻ rằng “khái niệm đô thị là rất rộng,
trong khi tôi chỉ sống quanh quanh Hà Nội” và “nhà văn chỉ viết những cái
gì nó rất gần mình, những thói tật trong đời sống mà hắn nhìn thấy. Với tôi
đô thị quanh quanh những chuyện phố phường”. Nguyễn Việt Hà nhận xét
“chưa thấy cuốn tiểu thuyết dài nào viết về chuyện đô thị của giới viết trẻ mà
thấy hay và đáng nể”
Nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn cho rằng “văn học đô thị VN xuất hiện
từ khi đô thị xuất hiện tầng lớp trung lưu đô thị và tầng lớp tư sản nội địa.
Tức là khi xuất hiện hai sự đối kháng cả về mặt địa chính trị và địa văn hóa
với tầng lớp nông dân”. Mai Anh Tuấn nhận định: “có lẽ cảm hứng phê
phán, trào phúng của Vũ Trọng Phụng (trong Số Đỏ) đối với tầng lớp trung
lưu đô thị, tầng lớp tư sản nội địa là do ông không nhận ra sự hấp dẫn của
cái mới. Mà cái hấp dẫn, quyến rũ của cái mới ấy là tất yếu. Cho nên phản
ứng đó của Vũ Trọng Phụng chậm so với sự phát triển của cái mới đã đến”.
Nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương đặt câu hỏi: “đường biên văn
học đô thị quá rộng, vậy những cuốn tiểu thuyết không viết về đô thị nhưng
vẫn mang tính hiện đại thì có phải là một tiểu thuyết đô thị hay không”?
Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Mạnh Tiến phát biểu: “ đồng ý việc
chọn Vũ Trọng Phụng làm người tiêu biểu mở màn cho văn học đô thị. Nhưng
3
chỉ đúng trong đô thị với tính chất phương tây. Còn sự ra đời văn học đô thị,
có thể sớm hơn rất nhiều, từ thời Lê - Trịnh. Vì khi đó đã có tầng lớp thị dân
rất phát triển (qua việc ông xử lý các tư liệu lịch sử, bối cảnh VN giai đoạn
này). Và ông chia văn học giai đoạn trước thế kỷ 19-20 là văn học trung đại văn học đô thị kiểu phương Đông. Và khi bắt đầu Âu hóa là văn học đô thị
hiện đại - văn học đô thị theo kiểu phương Tây”.
Nhà văn Hà Thủy Nguyên chia sẻ: “thế hệ những người được sinh ra ở đô
thị (8x, 9x) thì sự ám ảnh về đô thị hóa như là sự thoái hóa về nhân cách con
người không phải vấn đề lớn. Đề tài mà họ quan tâm là viết về bản thân mình,
những chiêm nghiệm, suy nghĩ, suy tưởng bản thân. Họ chui vào đó và câu
chuyện văn chương của họ, viết về chính thế giới ấy”. Nhà văn trẻ Hà Thủy
Nguyên tin tưởng rằng: “khi chúng ta hoàn toàn ở trong đô thị rồi, chúng ta thấm
nhuần tính đô thị, họ sẽ viết về những điều khác”. Tiến sĩ đô thị học Phó Đức
Tùng nhận định: “đô thị VN không có lõi, và khi không có lõi, tính hiện đại trong
văn học đô thị của VN chỉ là tính hiện đại bắt chước, chưa phải là tính đô thị”
TS. văn học Đỗ Hải Ninh nhấn mạnh đến cảm thức về đô thị: “khi nói
đến văn học đô thị người ta hình dung nó luôn tồn tại sự hấp dẫn từ phía đô
thị mang lại như một thứ bùa ngải, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa mối đe
dọa” [ 34, tr.2-6].
Những ý kiến đánh giá của buổi tọa đàm đã góp phần quan trọng trong việc
nhìn nhận xác đáng về thực trạng và tương lai của văn học đô thị Việt Nam. Đó
cũng chính là lý do tại sao khi các tác phẩm văn học viết về đô thị ra đời luôn
nhận được sự quan tâm của độc giả và những ý kiến đánh giá bàn luận.
Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh giới thiệu Văn hóa đô thị giản
yếu của tác giả Trần Ngọc Khánh, đây là tập sách chuyên khảo về đô thị khá
công phu và toàn diện. Sách dày 570 trang, với 16 chương và hơn 100 đề mục
tham khảo, chủ yếu là tài liệu tiếng nước ngoài. Tác giả đã vận dụng phương
4
pháp nghiên cứu văn hóa tổng quan để liên kết ba trục thời gian, không gian
và chủ đề đô thị; kết hợp cách nhìn động theo học thuyết tiến hóa để nêu bật
tính kế tục của các quá trình đô thị hóa, từ cổ đại, trung đại, cận đại đến hiện
đại, qua đó xác định vị trí, vai trò của văn hóa đô thị như là “sợi chỉ đỏ”
xuyên suốt lịch sử văn minh nhân loại.
Theo tác giả “đô thị là sản phẩm do con người tạo lập, vừa là môi
trường sống biểu hiện các hoạt động, phương thức, lối sống của xã hội loài
người đối với môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn, đồng thời đô thị vận
động theo quy luật tiến hóa giống như thế giới tự nhiên, do nhu cầu, tác nhân
và ước vọng của con người. Chính nhờ ba yếu tố này mà đô thị không chỉ là
thành tố, mẫu số chung về các hoạt động sáng tạo, biểu thị sự tăng trưởng,
tiến bộ xã hội, mà còn phụ thuộc phạm trù văn hóa, biểu trưng tính phức hợp,
toàn thể và tổng hòa các giá trị văn minh. Đó là cơ sở của thuật ngữ “văn
hóa đô thị” mà từ lâu một số học giả trên thế giới đã đề cập”.
Tác giả cho rằng: “đô thị trải qua nhiều thời kỳ từng là chốn kinh thành
phồn hoa đô hội, nơi dành riêng cho các tầng lớp thượng lưu danh vọng. Tuy
nhiên, hạt nhân của đô thị chính là nơi kẻ chợ, với các hoạt động mua bán
trao đổi, giao lưu, thương mại. Đô thị không đơn thuần là điểm dân cư tập
trung hoặc là không gian phi sản xuất, mà đó là nơi tập trung nhất các nguồn
lực phát triển, nơi biểu hiện rõ nhất các giá trị tăng trưởng, các tiến bộ kỹ
thuật và văn minh xã hội”.
Ngày nay, đô thị trên thực tế đã trở thành môi trường sống của toàn thể
xã hội loài người, với hơn một nửa dân số thế giới. Con người ở bất kỳ thời
đại nào đều mong muốn cải thiện điều kiện sống và khung cảnh sống của
mình. Đó là các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần; là sự tăng trưởng
về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường, tức là toàn thể các
phương diện của đời sống văn hóa.
5
Đô thị hóa là quá trình tất yếu, là động lực để tăng trưởng. Do đó, trong
điều kiện nước ta hiện nay, có lẽ sẽ thiếu sót nếu chỉ chăm lo đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp hoặc công nghiệp đơn thuần về mặt kinh tế, mà cần quan
tâm nhiều hơn đến văn hóa đô thị và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, vì theo
chúng tôi đó là sự nối tiếp mang đậm tính nhân bản đối với công nghiệp của
tiền nhân, vừa là phương thức tối ưu để làm cho dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng và văn minh.[24, tr. 2-3]
Lê Thị Xuân Hương , Đại học Thái Nguyên trong luận văn Thạc sĩ: Chủ
đề đô thị hóa trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, bước đầu làm sáng tỏ vấn
đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua đó khẳng định đây là
một xu hướng nổi bật trong sáng tác của văn học đương đại. Khẳng định sự
độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư trong quá trình nghiền ngẫm và biểu đạt đô thị
hoá trong thế giới nghệ thuật của của nhà văn[22, tr.11].
Bùi Tiến Sĩ, Đại học Huế với luận án tiến sĩ Đặc điểm tùy bút ở đô thị
Miền nam ( 1954-1975). Luận án hướng đến việc tìm ra quy luật vận động
của tùy bút ở đô thị miền Nam thông qua nghiên cứu quá trình hình thành,
phát triển của thể loại này. Đánh giá một cách có hệ thống, đầy đủ và khách
quan về tùy bút ở đô thị miền Nam cả về thành tựu và hạn chế.Chỉ ra các đặc
điểm cơ bản nhất của tùy bút ở đô thị miền Nam thông qua các tác giả, tác
phẩm tiêu biểu; từ đó làm cơ sở khẳng định vị trí cũng như những đóng góp
vào thành tựu của văn xuôi Việt Nam nói chung.[30, tr.4]
Nguyễn Đình Doanh, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với luận văn thạc sỹ:
Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại( qua truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ). Qua việc nghiên cứu
tác giả đã khẳng định những đóng góp của những nhà văn này trong lĩnh vực
ngôn ngữ. Đồng thời khẳng định sự hình thành của một khuynh hướng văn
học viết về vấn đề đô thị [3, tr. 15]
6
Nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương có bài “ Vấn đề đô thị trong
văn chương hiện đại” trên báo Văn nghệ quân đội ngày 31/12/2016. Trong
bài viết của mình TS Đoàn Ánh Dương chỉ rõ “Để có nhận thức sát sao về
văn chương đô thị, ý thức về sự phân hóa trong quan niệm và sự tự định vị
của nhà văn trong không gian (xã hội và văn chương) đô thị ngõ hầu sẽ giúp
chúng ta hiểu được sự đa dạng và phức tạp trong diễn trình văn chương đô
thị ở Việt Nam thời kì hiện đại”.Không chỉ vậy, anh còn phân tích “Đô thị
hóa đã làm phân hóa sâu sắc cấu trúc xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế
kỉ XX. Và những biểu hiện mới của văn chương ngay từ đầu những năm đổi
mới” bằng một loạt các dẫn chứng từ những tác giả lớp nhà nho như Nguyễn
Khuyến cho đến các nhà văn trẻ thệ hệ 8X, 9X[5, tr. 2]
Nguyễn Thái Dũng, Đại học KHXH, luận văn Thạc sĩ Cảm quan đô thị
trong tiểu thuyết của Phong Điệp, đã nghiên cứu toàn diện, hệ thống về cách
quan niệm, thái độ, cái nhìn của nhà văn về xã hội, con người và lối sống đô
thị. Khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả về chiều sâu tư tưởng, quan
niệm và tài năng qua nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Góp
phần nghiên cứu những nét mới trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn
đương đại, qua tiểu thuyết của một cây bút đáng chú ý. Qua đó, góp phần tìm
hiểu, đánh giá những đóng góp của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.[2, tr.5].
Nguyễn Thị Hồng Vân, Chủ đề đô thị trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy, luận văn
Thạc sĩ Đại học KHXH, đã làm sáng tỏ những vấn đề đô thị trong sáng tác
của nhà văn, qua đó khẳng định đây là một xu hướng nổi bật trong văn học
đương đại Việt Nam và luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc học tâp,
giảng dạy văn học Việt Nam đương đại. [32, tr. 7].
2.2. Những nghiên cứu về Nguyễn Việt Hà
Nguyễn Việt Hà sinh năm 1962, tên thật là Trần Quốc Cường, là một
trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. Tập
7
truyện ngắnThiền giả( 1998),các tiểu thuyết Cơ hội của chúa (1999), Khải
huyền muộn (2003), Tập truyện Của rơi (2004), tạp văn Nhà văn thì chơi với
ai (2005), Mặt của đàn ông (2008) , Tập truyện Buổi chiều ngồi hát(
2016)...đều gây được sự chú ý của độc giả. Tác phẩm của anh được dịch in
trong một số tuyển tập giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài. Gần đây
nhất Cơ hội của Chúa được dịch ra tiếng Pháp và ra mắt vào tháng 3 - 2013.
Có thể xem giáo sư Hoàng Ngọc Hiến là người đánh giá Nguyễn Việt
Hà sớm nhất với lời giới thiệu cuốn Cơ hội của Chúa. Tác giả đã có những
hình dung tương đối đầy đủ và chân xác về tác phẩm đầu tay của Nguyễn Việt
Hà. Hoàng Ngọc Hiến nhận thấy trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa "những
khái quát xanh rờn", "những mẫu người lập thân, lập nghiệp" và cũng có cả
"chủ đề văn hóa tôn giáo". Những nhân vật chính trong Cơ hội của Chúa
không có gì là chống đối, phá phách nhưng gọi họ là mẫu người "phục vụ" thì
không chính danh, tốt hơn hết gọi họ là những mẫu người "lập thân", "lập
nghiệp"… [18, tr. 1- 2]
Năm 2003, tiểu thuyết Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà ra đời,
Nguyễn Chí Hoan, trong một bài viết của mình đã có thể khẳng định : "phải
nói rằng Nguyễn Việt Hà thuộc vào lớp các nhà văn mà sau một vài tác phẩm
của họ, ta thấy không cần bàn về văn chương nữa mà có thể bàn về các ý
tưởng, tư tưởng, dựa trên các cấu trúc và nhân vật của họ”.[18, tr. 5]
Đánh giá của tác giả cho chúng ta thấy, Nguyễn Việt Hà đã nhanh
chóng khẳng định vị trí của mình trên địa hạt văn chương. Bài viết của
Nguyễn Chí Hoan là những lời chân thành sâu sắc về một nhà văn tâm huyết
với nghề cầm bút, đam mê văn chương, nghệ thuật.
Người đọc yêu thích và có ấn tượng sâu đậm với Nguyễn Việt bởi
những trang viết của nhà văn có một nét riêng, khá ấn tượng. Tạp văn, tiểu
thuyết hay truyện ngắn của nhà văn luôn mang lại một mĩ cảm thật sự sống
8
động, không chỉ là ấn tượng của những độc giả bình thường mà còn là ấn
tượng của cả những độc giả khó tính.Trong bài viết có nhan đề Người tỉnh nói
giọng say, nhà báo Nguyễn Trương Quý đánh giá "Nguyễn Việt Hà viết tạp
văn giống như người đi chợ khéo, tung tẩy qua những chợ búa đáo để của đất
Kẻ Chợ, vẫn dọn ra cái nhìn không dễ chịu về một Hà Nội hư hao nền nếp
chứa đựng những tiếc nuối pha khinh bạc, khi cần thiết nó sẽ là sự đanh đá
hoặc nỗi lòng ưu thời mẫn thế đương đại. Nó là lời của người mượn chén
rượu nhưng lại đượm vẻ "hương đưa say lại tỉnh" như lời của thi nhân xưa
mà Nguyễn Việt Hà thường hướng vọng về" [ 28, tr. 5]
Cũng tác giả này trong Lời giới thiệu tạp văn Con giai phố cổ với nhan
đề " Hà Nội của những cao bồi già", một lần nữa nhấn mạnh "tạp văn hay tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà là một món ăn pha chế nêm nếm các mùi vị đặc
trưng, để đẻ ra những trang viết bảo là ê hề tái nạm gầu gân như phở bò cũng
được, mà bảo là kênh kiệu cam vắt không đường cũng xong…. Để rồi từ đó,
Nguyễn Việt Hà đánh võng từ vỉa hè này sang cột điện kia, khiến cho Hà Nội
trong văn của anh nhộn nhịp gấp bội…" [29, tr. 6]. Nguyễn Việt Hà được
đánh giá từ nhiều phía và ở góc nhìn nào cũng thấy những ưu thế của nhà văn
"níu chân người đọc lâu hơn, bắt họ suy nghĩ sâu hơn", một trong những
phẩm chất thường thấy ở những nhà văn sớm khẳng định bản lĩnh nghề
nghiệp của chính mình. [23, tr.3-4]
Đinh Thị Thanh Ngà (2015), Con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn
Việt Hà, luận văn Thạc sĩ trường Đại học Vinh. Là công trình nghiên cứu về
những đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện hình tượng con người đô thị trong
văn xuôi Nguyễn Việt Hà trên cơ sở đối chiếu với văn xuôi của các tác giả khác.
Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu tiếp
theo về văn xuôi hiện đại nói chung, văn xuôi Nguyễn Việt Hà nói riêng. Từ đó
hiểu hơn về giá trị thể loại đã góp phần làm nên tên tuổi nhà văn. [23, tr.6]
9
Nhìn chung công trình nghiên cứu trên đều khẳng định tài năng của
Nguyễn Việt Hà khi viết về đô thị. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu
trên chưa nghiên cứu về việc miêu tả không gian đô thị, văn hóa thị dân, cách
thức xây dựng nhân vật thị dân, ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả khi miêu
tả về thị dân và đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Việt Hà. Vì vậy, chúng tôi
chọn nghiên cứu về Vấn đề đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Việt Hà để làm
rõ những nội dung trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tìm hiểu những biểu hiện của đô thị, văn hóa đô thị, thị dân
và nghệ thuật thể hiện những vấn đề này trong truyện ngắn Nguyễn Việt Hà.
- Để tìm hiểu được những biểu hiện của đời sống đô thị Việt Nam
đương đại qua (và trong) truyện ngắn Nguyễn Việt Hà, luận văn đặt trọng tâm
vào các nghiên cứu về việc miêu tả không gian đô thị, văn hóa thị dân, cách
thức xây dựng nhân vật thị dân, ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả khi miêu
tả về thị dân và đô thị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Vấn đề đô thị trong truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà,
trong ba tập: Thiền giả (Nxb. Văn hóa – Thông tin, 1998), Của rơi (Nxb. Phụ
nữ, 2004), Buổi chiều ngồi hát (Nxb. Trẻ, 2016).
- Phạm vi: Những sáng tác của Nguyễn Việt Hà có nhiều biểu hiện
về đô thị. Trong một số trường hợp, mở rộng so sánh với truyện ngắn của
một số nhà văn Việt Nam khác.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1/ Phương pháp phân tích, tổng hợp
2/ Phương pháp hệ thống
3/ Phương pháp so sánh
10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần tìm hiểu những nét đặc sắc trong truyện ngắn
Nguyễn Việt Hà, qua đó thêm hiểu biết về nhà văn Việt Nam đương đại xuất
sắc này.
- Góp phần hiểu biết về đô thị Việt Nam đương đại.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3
chương:
Chương 1: Vấn đề đô thị trong văn học Việt nam đương đại và văn
chương của Nguyễn Việt Hà
Chương 2: Đô thị, thị dân và văn hóa đô thị trong truyện ngắn Nguyễn
Việt Hà
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện vấn đề đô thị trong truyện ngắn Nguyễn
Việt Hà
11
Chương 1
VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
VÀ VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
1.1. Vấn đề đô thị trong văn học Việt Nam đương đại
1.1.1. Văn học Việt Nam đương đại với đề tài đô thị và đô thị hóa
Tiếp cận đô thị như một đối tượng mới trong văn học Việt Nam từ
1986, có thể tính đến nhiều thế hệ nhà văn, với những cảm quan khá khác
biệt. Nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương nhận định: Ngay đầu những
năm Đổi mới, từ một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Ma
Văn Kháng, Nguyễn Khải đến Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Trần
Trung Chính, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải,... đô thị được hiện lên với
nhiều băn khoăn, trong sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn, sự đa dạng
phức tạp thời bình và tính một chiều thời chiến, cảm hứng thế sự đời tư và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng; rồi các phân vân, trăn trở trong những khác biệt về
giới và tính dục, về không gian sống, vấn đề cá nhân cá tính, tình yêu, hạnh
phúc...Nguyễn Minh Châu – “người mở đường” cho công cuộc đổi mới văn học
thuộc vào số các nhà văn đầu tiên trăn trở với vấn đề đô thị.”[ 5, tr, 3].
Theo Đặng Thị Thái Hà, vấn đề sinh thái - đô thị xuất hiện trên những
trang văn của ông ngay từ những năm 80 - 90 của thế kỉ trước với các truyện
ngắn như: Sống mãi với cây xanh (1983), Khách ở quê ra (1984),... Có thể
nói, bằng dự cảm nhạy bén và sự nghiền ngẫm sâu sắc của một con người biết
gắn mình vào thời đại, Nguyễn Minh Châu - trong các tác phẩm của mình - đã
đặt ra được nhiều câu hỏi mang tính chất vấn đối với những bất ổn trong bước
chuyển mình của xã hội Việt Nam thời hậu chiến [6, tr.1]; sự thao thức của
ông, cùng với những nỗ lực đổi mới nghệ thuật, đã mở đường cho đổi mới
văn học ở “đêm trước” của Đổi mới
12
Sau chiến tranh, trở về từ chiến trường, các nhà văn nữ lại cho thấy một
sự mẫn cảm đáng kể với các vấn đề giới, giới tính và thân thể, một chủ đề có
lẽ chỉ trở nên nổi bật khi quá trình đô thị hóa được trở lại ở Việt Nam hậu
chiến. Chẳng hạn, Lê Minh Khuê đã có cảm nhận khác biệt về hình ảnh người
đàn ông, nhất là đàn ông thành thị, trong truyện ngắn của mình (Một ngày
trên đường). Các nữ nhà văn khác như Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Thư, Dạ
Ngân,… lại dành nhiều sự chú ý tới đời sống của người phụ nữ sau chiến
tranh, đời sống riêng tư của người phụ nữ trong gieo neo cuộc sống cơm áo
hằng ngày (Có một đêm như thế; Trên mái nhà người phụ nữ;…).
Các nam nhà văn thường chú tâm tới đời sống xã hội rộng mở hơn. Ma
Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn đã báo động lối sống của xã hội buổi
giao thời, vụ lợi, đầy dục vọng rồi những rạn nứt trong đời sống gia đình
trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Qua đó tác giả cũng nhấn mạnh
vai trò của gia đình truyền thống trong cuộc sống mới, dù nó đang bị rạn nứt.
Còn trong Đám cưới không có giấy giá thú đã phản ánh được cái bi kịch của
một nhà giáo, một tri thức, anh ta lúc thì đóng vai một nhà hiền triết, một
nhân cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào một môi trường mà các
giá trị tinh thần đang bị đảo lộn: một môi trường bị ô nhiễm, bị băng hoại về
đạo đức và nhân phẩm: lúc thì hiện ra như một con người mơ mộng và lãng
mạn, hay đỏ mặt vì mặc cảm và sĩ diện nhưng lại bị nhúng chìm trong cái
biển đời thường dung tục, ở đó hàng ngày diễn ra cái cảnh chen lấn, cướp
đoạt một cách trâng tráo, vô sỉ, lúc là một người say mê nghề nghiệp, nhiều
hoài bão và khát vọng, muốn chiếm lĩnh các đỉnh cao khoa học nhưng lại bị
vây bủa bởi một xã hội thực dụng và cơ hội, một xã hội tiêu thụ đang lên cơn
sốt với những đam mê và khoái lạc, với khát vọng làm giàu, khát vọng chiếm
đoạt quyền lực bằng bất cứ giá nào. Bên cạnh Ma Văn Kháng phải kể đến
Nguyễn Khải. Với cốt truyện nhẹ nhàng nhân văn đậm chất đời thực, trong
13
Hà Nội trong mắt tôi, mỗi nhân vật trong mỗi câu chuyện đều ít nhiều có
quan hệ trực tiếp với tác giả. Mỗi người mỗi mảnh đời mỗi hoàn cảnh khiến
khiến độc giả lúc thì ngưỡng mộ, cảm phục, bồi hồi xúc động và cả cảm giác
khinh thường chán ghét "xã hội". Những người luôn tự lập, ngay thẳng sống
vì người khác luôn được tác giả đề cao ngay cả khi số phận họ lận đận long
đong bươn trải kiếm sống vì gia đình, vì chồng con, vì chính bản thân mình.
Mỗi câu chuyện tác giả đều gửi gắm một thứ gì đó nhỏ bé, nhưng ẩn chứa tâm
nguyện to lớn mà suốt cuộc đời tác giả luôn trăn trở. Một người Hà Nội là sự
trải lòng mình với mảnh đát từng gắn bó, nhiều duyên nợ và phản ánh vùng
đất kinh đô chứa đựng nhiều điều hấp dẫn bí ẩn thông qua nhân vật bà Hiền –
một “hạt bụi vàng” cặm cụi lưu giữ những nét văn hóa của thủ đô ngàn năm
văn hiến.[ 23, tr. 24]. Nắng chiều cũng là một truyện ngắn xuất sắc khác miêu
tả lại đời sống Hà Nội ngàn năm thanh lịch như thế.
Lứa các nhà văn hậu chiến đem đến một cảm nghiệm khác về đời sống
đô thị. Nguyễn Huy Thiệp một trong những nhà văn có cái nhìn đa sắc và
nhiều chiều về đề tài đô thị. Ông nhìn cuộc sống, con người đô thị bằng cái
nhìn sắc lẹm để thấy rõ con người biến dạng với những giành giật, toan tính,
vụ lợi, ích kỷ trong các truyện ngắn như Tướng về hưu; Huyền thoại phố
phường hay Chuyện tình kể trong đêm mưa. Trong đó, Chuyện tình kể trong
đêm mưa kể về cuộc tình tan vỡ giữa Bạc Kỳ Sinh và Muôn, thực chất là sự
chia rẽ vì họ bất đồng trong quan điểm sống. Muôn tin vào sự hứa hẹn mới
của con đường đô thị hoá. Ngược lại, Bạc Kỳ Sinh lại hoài nghi điều này. Với
Phạm Thị Hoài, do trải nghiệm đô thị một cách sâu sắc, đã tiếp cận đô thị một
cách khác hẳn. Có thể nói, Phạm Thị Hoài, với tiểu thuyết Thiên sứ và các tập
truyện ngắn Mê lộ, Man nương, đã đem đến cho người đọc một hình dung đa
dạng về đời sống đô thị Việt Nam đương đại.
14
Không gian đô thị và những nhọc nhằn sinh kế cũng là chủ đề trong
sáng tác của Hồ Anh Thái, Trần Trung Chính, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị
Hảo, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Xuân Hà, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Tạ Duy Anh,... Các nhà văn viết về đô thị chính là viết về một mảng
đời của họ, bằng sự trải nghiệm sâu sắc và những day dứt, ám ảnh khôn nguôi
về thân phận con người trước sự xô bồ của thành phố và đất nước đang phân
hóa mạnh mẽ bởi sự đổi thay về đời sống kinh tế, luân lí và đạo đức.
Là thế hệ đến sau, khi đô thị không còn là đối tượng mới mẻ của hiện
thực đời sống cũng như văn chương nữa, đô thị trong sáng tác của thế hệ nhà
văn 7X không còn bó hẹp trong phạm vi Hà Nội hay Sài Gòn nữa mà mở
rộng đến các đô thị địa phương, các đô thị ở nước ngoài. Có thể coi đô thị hóa
là một cảm hứng chủ đạo trong một số tác phẩm của những tác giả này, như
Phong Điệp với Lạc chốn thị thành - bốn nhân vật chính bị lạc chốn thị thành
là “tứ cô nương” Kiều, Oanh, Nhung, Phương. Mỗi cô một tính, cùng về thủ
đô học đại học. Trong khi đi học, mỗi cô phải tự tìm cách kiếm sống để đỡ chi
phí cho gia đình. Tốt nghiệp đại học, không thân thế, hộ khẩu, các cô lao đao
đi tìm việc làm để mong trụ lại được ở vùng đất hứa. Nhiều truyện ngắn trong
các tập Blogger, Nhật ký nhân viên văn phòng,... cũng khai thác chung chủ đề
“thành thị” ấy. Đây cũng là cảm hứng trong sáng tác của Dương Thụy. Oxford
thương yêu - truyện dài được Dương Thụy lấy bối cảnh tại trường đại học
Oxford - Anh xoay quanh mối tình của cô sinh viên Việt Nam và người trợ
giảng Bồ Đào Nha, với một kết thúc có hậu, là tác phẩm thu hút được sự quan
tâm của đông đảo bạn đọc. “Oxford thương yêu” lôi cuốn người dọc bằng
những đoạn tả cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những quan niệm sống cởi mở và
hướng thiện của một lớp thanh niên trưởng thành trong giai đoạn đất nước
được đổi mới.
15
Trần Nhã Thụy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Danh
Lam,… cũng sáng tạo nên những tác phẩm day dứt khi khai thác chủ đề đô
thị, đô thị hóa. Sự trở lại của vết xước (Trần Nhã Thụy), miêu tả một đô thị
với những thị dân không có tên riêng, họ chỉ hiện lên qua các miêu tả công
việc của mình như nhà văn, người bảo vệ, người câu cá hay bác sĩ thú y... Tác
phẩm hiện lên như những quan sát, trăn trở, tâm sự về cuộc sống giữa một
thành phố sôi động cùng đủ những mặt hỉ nộ ái ố của nó, những thành công
và mất mát mà đô thị đem lại cho con người. Màu rừng ruộng, Vết thương
thành thị (Đỗ Tiến Thụy), Giữa dòng chảy lạc, Mưa tháng Mười một
(Nguyễn Danh Lam), Động vật trong thành phố, Ở lưng chừng nhìn xuống
đám đông (Nguyễn Vĩnh Nguyên), Song song (Vũ Đình Giang), Đường yêu,
Mây vàng (Kiều Bích Hậu), Nháp, Kín (Nguyễn Đình Tú), Cửa hiệu giặt là,
Mèo đen (Đỗ Bích Thúy), Sát thủ online, Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân
Thủy) đem đến những góc nhìn và trải nghiệm mới mẻ về đô thị. Người đọc
có thể chứng kiến đồng thời sự đổ vỡ, cảm giác xa lạ, ý muốn chinh phục và
khẳng định... của một lớp thị dân mới, thường xuất thân từ các vùng quê hay
đô thị tỉnh lẻ, thâm nhập vào lõi các đô thị lớn và hiện đại, trong sáng tác của
các nhà văn này.
Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương nhận định: “Các nhà văn thế hệ 8x, 9x,
những người hầu như trưởng thành hoàn toàn trong bầu khí quyển của đô thị,
và đô thị trở thành một phần của con người nhà văn trong họ, chứ không đơn
thuần xuất hiện như là đề tài mà họ quan tâm, lại đem thêm những trải
nghiệm mới về đô thị vào trong trang văn của họ. Điều này có tác động rất
lớn đến việc thể hiện (tính) đô thị trong văn chương. Có thể nhắc đến Hà
Thủy Nguyên với Bên kia cánh cửa. Tập truyện hiện lên như là một cuộc hành
trình của nỗi buồn, của “lạc lõng”, khi con người tồn tại trong một thế giới
16
mà bản thân chẳng thể tìm thấy mình trong đó. Nhật Phi với Người ngủ thuê,
Đinh Phương với Nhụy khúc, Đợi đến lượt, Hạnh Nguyên với Những thiếu
thời lơ lửng, Say,… - tất cả đều là tự sự của một thế hệ khác hẳn, về một thế
giới khác hẳn của những con người trẻ tuổi trong những đô thị hiện đại.
Nhưng thế giới của họ dường như không nằm ở mặt đất, không ở đâu đó
ngoài xã hội xô bồ, đó dường như là một không gian trong suốt và vô hình,
vừa đan cài, vừa len lỏi trong những khoảng trống vắng của linh hồn thành
phố đồ sộ, nơi có “xa lộ cô đơn”. Đô thị hình như đã thân thiết hơn, trở trành
trú xứ an toàn hơn cho cá nhân cô đơn và cô độc, bởi sự vây bọc của văn hóa
đại chúng, vốn rất dễ ăn mòn ý thức tập thể và nhu cầu khẳng định bản sắc
cái tôi cá nhân trong phổ biến thị dân. Chính điều này, ngược lại, che chở
cho nỗ lực khẳng định bản lĩnh và cá tính nhà văn, các ý thức nghệ thuật tiền
phong, bạo động, như một bộ phận thiểu số của đô thị hiện đại.[5, tr. 5]
Văn chương có thể coi là một dữ kiện văn hóa, thông qua đó để tìm biết
các dấu chỉ về quan niệm, tâm tư, tình cảm, thái độ, ý hướng của nhà văn và
xã hội ở một khúc đoạn nào đó. Và rõ ràng, những trải nghiệm mới mẻ đang
kiến tạo kinh nghiệm thẩm mĩ mới cho văn chương Việt Nam đương đại,
trong không gian mà đô thị và đô thị hóa mang lại.
1.1.2. Các chủ đề đô thị nổi bật được miêu tả trong văn học Việt Nam
đương đại
Văn học những năm Đổi mới đã bước sang một quỹ đạo mới, không chỉ
có thế hệ cầm bút đã đi qua chiến tranh mà còn có cả một đội ngũ cây bút trẻ.
Sự thay đổi trong đời sống đô thị đã góp phần tạo nên những thay đổi trong
đời sống văn học Việt Nam đương đại.
Đề tài đô thị là đề tài mới và cũng được nhiều thế hệ cầm bút lựa chọ
cho sáng tác của mình, đa phần trong số họ đều có thời gian sinh sống, học
tập và làm việc ở các đô thị. Cuộc sống đô thị - trong đó có cuộc sống của
17
chính họ đã ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của các cây bút trẻ thường đi vào
những vấn đề của đời sống đương đại, về cuộc sống của những người trẻ ở
các đô thị hiện đại. Bên cạnh đó là những người sáng tác ở tuổi đời không còn
trẻ, từng sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, nhưng lại là người chứng kiến
những đổi thay của xã hội. Sự xung đột giữa cái cũ và cái mới cũng là đề tài
được những cây bút này hướng tới.
Chính vì lẽ đó mà chủ đề đô thị là một trong những chủ đề nổi bật được
miêu tả trong văn học Việt Nam đương đại.
Với lăng kính đa chiều, dưới nhiều góc độ quan sát khác nhau, văn học
thời kì này tạo nên những mảng màu chân thực, sống động và đa dạng của đời
sống thường nhật. Con người hiện lên rất phức tạp, là sự đan cài nhiều tính
cách khác nhau, như trong Mùa lá rụng trong vườn (1984) của Ma Văn
Kháng; Cuốn gia phả để lại (1988) của Đoàn Lê. Các tác phẩm ở giai đoạn
chuyển giao từ hậu chiến sang đổi mới này miêu tả những rạn vỡ trong đời
sống gia đình trước sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường và những vấn đề
gia tộc và dòng họ với những lủng củng, xung đột, bất an, dưới sự sự chi phối
của đồng tiền. Phố (1993) của Chu Lai lấy đề tài từ “phố nhà binh”. Chỉ
riêng tên truyện cũng đã gợi nên những góc nhìn mới, những gam màu lạ
trong thời buổi đất nước mở cửa,... Đến “phố nhà binh” - những pháo đài kiên
cố nhất nhưng cũng không tránh được những rạn vỡ, lung lay để có một hình
hài mới. Trong thế giới dân chủ hóa mà đô thị đem lại, con người hiện lên
chân thực như nó vốn có, không lí tưởng hoá, thần thánh hoá. Con người
được đặt trong bầu không khí ngổn ngang của hiện thực, trước sự bon chen,
xô bồ của thời buổi kinh tế thị trường tranh quyền đạt lợi. Cũng chính vì thế
mà khi tiếp cận tác phẩm văn chương chúng ta như nhận ra bóng dáng của
bản thân mình và mọi người xung quanh mình, xã hội mình đang sống.
18
Chính sách mở cửa đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh
mẽ và thu được nhiều thắng lợi. Đất nước bước sang một trang sử mới với
nhiều cơ hội và thách thức. Tốc độ đô thị và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng
làm cho bộ mặt nước ta có sự chuyển mình rõ rệt. Tuy nhiên nó cũng gây ra
một số những hệ lụy, tác động đến đạo đức văn hóa truyền thống và nguy hại
hơn nó làm thay đổi lối sống của con người. Trước thực trạng ấy, con người
chông chênh, vô định. Có người không định hướng được cho những hành
động, việc làm của mình, dẫn họ đến với những cú sốc nặng nề về tâm lý, tinh
thần. Có người lạc vào vòng quay của nền kinh tế thị trường, sống theo lối
thực dụng, bất chấp luân lý, nền tảng đạo đức truyền thống bị suy đồi. Ảnh
hưởng rất lớn tới thuần phong mỹ tục có từ ngàn đời.
Trong Thời xa vắng, Hai nhà, hiện thực đời sống đô thị thời hậu chiến
đã được Lê Lựu quan tâm khai thác phần nào mặt trái của cơ chế quan liêu
bao cấp, sự phức tạp xô bồ nơi phố phường. Những khó khăn thiếu thốn một
thời được tái hiện. Lê Lựu nhìn thấy những bất cập trong cơ thị trường. Tác
giả khái quát hóa lối sống thực dụng, ích kỷ đang dần xâm chiếm. Đó còn là
nguyên nhân gây ra rạn nứt hạnh phúc gia đình, làm tan rã mô hình gia đình
truyền thống. Bằng cái nhìn tinh tế, Lê Lựu phân tích, lý giải những biến đổi
trong đời sống xã hội, sự tác động đến số phận con người.
Văn học đổi mới sau 1986 được phản ánh không chỉ là hiện thực cách
mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn là hiện thực của đời
sống hàng ngày với các quan hệ đa diện, phức tạp tạo nên những mảng nổi,
mảng ngầm của cuộc sống. Đời sống đô thị là một hiện thực phong phú lôi
cuốn sự chú ý của nhiều nhà văn. Ở đó có vô vàn mối quan hệ chằng chịt của
con người dệt lên như những mảnh lưới bao trùm lên mỗi số phận trong cuộc
sống. Con người vừa có cuộc sống chung, vừa có những góc khuất riêng. Văn
học đã nhanh nhạy, nắm bắt được những vấn đề nóng bỏng của xã hội, đề cập
19
đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào đời sống thực tế, đời sống nội tâm
của con người, để thấy được khuôn hình hài rõ nét muôn mặt của đời sống
hiện đại. Đề tài đô thị trong tiểu thuyết được thể hiện rất phong phú, đó là bức
tranh đa dạng của sự pha tạp nhiều mảng màu khác nhau trong xã hội. Với
nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ca ngợi cái đẹp, đồng thời phản ánh những
mặt trái của xã hội, chỉ ra những tiêu cực, những hạn chế đang dần dần xâm
chiếm vào đời sống con người.
Trước đây chủ đề văn học thường viết về nông thôn, nông dân, rồi
chiến tranh, người lính thì từ 1986 văn học lại hướng nhiều đến việc thể hiện
đời sống thị dân, đời sống cá nhân trong môi trường của những đô thị hiện
đại. Trong nhiều tác phẩm, chủ đề đô thị đã phần nào được biểu lộ qua nhan
đề truyện như: Thành phố đi vắng, Thành phố không mùa đông (Nguyễn Thị
Thu Huệ), Lạc chốn thị thành (Phong Điệp), Một chiều xa thành phố (Lê
Minh Khuê), Huyền thoại phố phường (Nguyễn Huy Thiệp), Vết thương
thành thị (Đỗ Tiến Thụy), Giai điệu thành thị (Lý Biên Cương), Mênh mang
lối phố (Đỗ Phấn); tên tác phẩm gắn với những địa danh cụ thể của các đô thị:
Hà Nội trong mắt tôi (Nguyễn Khải), Hà Nội những ngày trước Tết (Thái Bá
Tân), Phố nhà binh (Chu Lai),…
Nhà nghiên cứu Lê Hương Thủy đã khảo sát “truyện ngắn đương đại về
đề tài đô thị” trên các bình diện: Đời sống đô thị và sự lựa chọn đề tài sáng
tác; Đời sống đô thị và sự thay đổi hình tượng văn học; Hiện thực đời sống thị
dân trong xã hội đương đại; Con người cô đơn, con người cá nhân – một dạng
thức và tâm thái của con người đô thị [31, tr.3].
Theo khảo sát của Lê Hương Thủy, trong nhiều truyện ngắn đương đại
không gian đô thị được phản ánh qua những hình thái khác nhau. Điều đó
được thể hiện rõ qua tác phẩm của Đỗ Phấn, Lý Lan, Phạm Thị Hoài, Trần
Trung Chính, Phan Thị Vàng Anh,… Người đọc có thể bắt gặp những trang
20
viết về vẻ đẹp của đô thị, về không gian và cảnh quan đô thị: “Hà Nội cuối
đông. Đêm xuống mù sương. Tất cả như lấp ló sau một tấm voan mỏng che
khuôn mặt xinh đẹp đã hóa trang kỹ của cô dâu chuẩn bị về nhà chồng”
(Rượu cúc – Nguyễn Thị Thu Huệ). Hoặc như: “Tháng năm. Những chùm
phượng đỏ vít cong cành trên các ngõ phố. Không gian inh inh tiếng ve gợi
cảm giác hồi hộp và sôi động. Nàng đứng dưới góc phố chờ chàng” (Tình yêu
ơi, ở đâu? - Nguyễn Thị Thu Huệ). Nhưng dường như đằng sau những hình
ảnh, cảnh quan đó là một cuộc sống đang từng ngày biến đổi. Nhiều nhà văn
đã hướng ngòi bút vào việc chuyển tải những trạng thái biến đổi của đời sống
thường nhật nơi đô thị. Từ những góc độ khác nhau, trong mỗi truyện ngắn,
người viết đã bộc lộ những cách tiếp cận đời sống đô thị, qua đó có thể thấy
được quá trình thay đổi đô thị không chỉ ở phương diện cảnh quan mà còn ở
đời sống vật chất và tinh thần của con người. Với Phong Điệp, nhân vật của
chị thường là những người trẻ, tạm cư trong những căn phòng chật hẹp, với
nhiều băn khoăn khi gia nhập đời sống đô thị. Họ ý thức được giá trị và
những mặt trái của đời sống họ đang tham dự, một cuộc sống mà ở đó công
việc luôn chiếm phần lớn quỹ thời gian của họ: “Thường thường tám giờ tối
mới rũ rượi về nhà. Ăn qua quýt một cái gì đó rồi đổ vật ra giường, ngủ một
mạch đến bảy giờ sáng hôm sau. Những ham muốn, đam mê dần bị tước bỏ.
Quay quắt mấy chốc đã cảm thấy mình hết đời rồi. Chồng con bây giờ không
còn là một cái gì quá cấp thiết” (Ngôi nhà ngập tràn ánh nắng). Đó thường là
cuộc sống của những người nhập cư từ các tỉnh lẻ về đô thị với nỗi lo mưu
sinh, nhà cửa (Trở về). Nhiều truyện ngắn trong tập truyện Giày đỏ của
Dương Bình Nguyên, Mười sáu mét vuông của Vũ Đình Giang tái hiện những
góc nhìn của người trẻ về đời sống đô thị. Tập truyện ngắn Vết thương thành
thị của Đỗ Tiến Thụy có đề cập đến sự mở rộng đô thị và những “vết thương”
ở các làng quê bị đô thị hoá, những thân phận từ tỉnh lẻ tìm cách thích nghi
với cuộc sống đô thị, những nhân vật gốc gác nông thôn phải bôn ba kiếm
21
sống ở thành phố lớn. Trong nhiều truyện ngắn của mình, Nguyễn Việt Hà đã
dành sự quan tâm tới đời sống và con người Hà Nội, trong đó có những con
người thị dân, trí thức sinh tồn. Sáng tác của Đỗ Phấn luôn có sự hiện diện
của cuộc sống đô thị, đặt ra nhiều vấn đề của đời sống thị dân hôm nay. Ở
truyện ngắn Quán rượu, Đỗ Phấn cho thấy một góc nhìn về nhịp sống đô thị một nhịp sống hối hả kéo con người vào guồng quay gấp gáp: “Phố đã lên
đèn. Ánh sáng yếu ớt hắt trên những gương mặt người thiểu não sau một ngày
vật lộn mưu sinh. Những gương mặt giống nhau đến kỳ lạ. Chỉ hở ra một
khuôn hình vô cảm trong những chiếc mũ bảo hiểm”.
Cảnh quan đô thị cũng hiện lên đa dạng. Hình ảnh đô thị trong truyện
ngắn đương đại không chỉ là hình ảnh hào nhoáng, sang trọng, lịch lãm mà
còn là những góc khuất, những sự xáo trộn trong đời sống và tâm hồn con
người. Không ít truyện ngắn mang đến thông điệp về sự biến đổi của đô thị và
những mặt trái của nó. Một nhân vật trong Huyền thoại phố phường của
Nguyễn Huy Thiệp được mô tả: “Hạnh sống cô đơn. Cuộc sống thành phố với
bao lạc thú gây nên nhiều mơ ước. Nhưng Hạnh biết rất rõ những lạc thú ấy
chứa đầy cạm bẫy”. Một hiện thực đáng quan ngại trong đời sống là việc
người nông dân bất đắc dĩ phải trở thành thị dân bởi quá trình đô thị hóa cũng
đã được các cây bút đưa lên trang viết (Cô gái tính nhảy cầu Rạch Miễu Nguyễn Quốc Trung); rồi sự xâm lấn, mở rộng đô thị làm biến đổi môi
trường, cảnh quan (Cả một dây neo theo nhau đi – Hồ Anh Thái, Hoa nở trên
trời – Nguyễn Thị Thu Huệ). Những trạng thái nhân tình thế thái của con
người trong các đô thị hiện đại cũng được nhiều cây bút truyện ngắn đề cập,
chẳng hạn Lê Minh Khuê với truyện ngắn Đồng tiền có màu xanh huyền ảo,
hay Nguyễn Thị Thu Huệ với những câu chuyện đời thường của con người ở
đô thị, với thực trạng bi hài của đời sống gia đình trong thời kinh tế thị trường
(Mi Nu xinh đẹp), sự nghiệt ngã của quy luật cạnh tranh, sự bàng quan với
cuộc sống gia đình khi đã quá dư thừa về vật chất, sự xung đột giữa nhu cầu
22