Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Di tích lưu cừ trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.42 KB, 7 trang )

Họ và tên: Lê Phạm Thúy Huyền Châu
MSSV: 1556040011
Lớp: Lịch sử Việt Nam K41
BÀI GIỮA KỲ
Môn: KHẢO CỔ HỌC VĂN HÓA ÓC EO – PHÙ NAM
Đề tài: Trình bày và phân tích một di tích trong nền văn hóa Óc Eo – Di tích Lưu
Cừ.
Bài làm
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất mới hình thành cách đây khoảng 2500
năm. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, trên vùng đất mới màu mỡ này đã có con người
đến cư trú. Cùng với sự mở mang bờ cõi dựng xây cuộc sống mới là sự hình thành và
phát triển của một nền văn hóa nổi tiếng độc đáo mang bản sắc riêng, đó là văn hóa Óc
Eo.
Đến nay, ngành khảo cổ học đã phát hiện và khai quật được hàng chục di chỉ của
nền văn hóa này. Địa bản trải dài từ tỉnh Đồng Nai đến tận Kiên Giang như: di chỉ Óc Eo
ở Cây Gáo, Đồng Nai, Gò Thành, Tiền Giang, Gò Tháp – Đồng Tháp, Lưu Cừ - Trà Vinh,
Nền Chùa – Kiên Giang… Trong đó có ba loại hình di chỉ lớn là: di chỉ cư trú, di chỉ kiến
trúc và di chỉ mộ táng. Khu văn hóa Lưu Cừ là một quần thể kiến trúc thuộc loại hình di
chỉ kiến trúc.
Theo tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Cửu Long xưa (hiện nay được lưu giữ tại phòng
Bảo tồn của sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) có ghi, phế tích đền cổ Lưu
Cừ II tồn tại xung quanh cuộc sống của người dân Trà Vinh nhưng không mấy ai biết. Di
tích kiến trúc cổ này là một công trình xây dựng lâu đời, một kiến trúc đồ sộ, tiêu biểu
cho bước phát triển ban đầu về văn hóa, xã hội của những người dân đầu tiên trên vùng
đất Nam Bộ vào những thế kỷ đầu công nguyên.


Di tích thuộc địa phận ấp Lưu Cừ, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh, cách huyện lỵ Trà Cú 8km về phía tây bắc; nằm trên giồng cát có tên Giồng Lưu
Nghiệp Anh, độ cao trung bình 3m60 – 4m00 (so với mực nước biển chuẩn Hà Tiên); cao
hơn mặt ruộng chung quanh 1m40 – 2m00, dài 11 km, rộng 200m – 400m, theo hướng


đông tây. Giồng này, về phía tây, giáp sông Hậu; phía bắc, đông và đông nam giáp các
cánh đồng hẹp bị ngắt quãng bởi những giải đất nổi cao và những vùng đất trũng.
Hiện nay, di tích không còn nguyên vẹn, đầy đủ như thuở ban đầu. Tuy nhiên, nó
vẫn nhiều vết tích về kiến trúc cho phép các nhà khảo cổ học có thể hình dung, khám phá
ý đồ xây dựng và mục đích sử dụng của các bậc tiền nhân. Di chỉ Lưu Cừ II được xây
theo bố cục hình chữ nhật và thiết kế theo luật cân đối rất rõ ràng và chặt chẽ. Chiều dài
của di tích theo hướng đông - tây. Mặt tiền phía đông có xây các bậc cấp lên xuống. Các
mặt nam, bắc, tây có vách tường xây cao và đường hành lang lát gạch bao quanh phía
trong. Từ hình hài, dáng vẻ kiến trúc trên, các nhà khảo cổ học liên tưởng đến kiến trúc
của một đền đài xưa.
Đặc biệt, trong quá trình khai quật, các nhà khoa học thu thập được một số hiện
vật có ý nghĩa như yoni, linga (biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam, nữ - PV), nhiều
bông cài mũ bằng vàng. Chính những hiện vật đã phản ánh cho lối kiến trúc cổ Lưu Cừ
II. Nhiều chuyên gia nhận định, nhiều khả năng, đây chính là ngôi đền thờ lâu đời của
đạo Bà La Môn. Bởi trong đó, trụ gạch tròn ở trung tâm biểu thị cho sự kết hợp của linh
vật yoni và linga.
Tuy nằm ở vị trí khá biệt lập trên gò cao nhưng di tích Lưu Cừ có những đặc trưng
cơ bản thể hiện kiến trúc và văn hóa Óc Eo. Cách di tích Lưu Cừ không xa, các nhà khảo
cổ học phát hiện nhiều mảnh gốm cổ Óc Eo điển hình. Có lẽ, ngôi đền này là trung tâm
hành hương của nhiều đạo sĩ Bà La Môn, của các nhà sư theo đạo Phật ở các miền đất xa
xôi. Hơn nữa, đền là nơi quy tụ người dân trong vùng đến lễ bái, cầu mong điều tốt lành
từ các đấng thần linh và đức Phật từ bi.


Di tích Lưu Cừ II được phát hiện vào cuối năm 1985. Đến tháng 12/1986, các nhà
khảo cổ học tiến hành khai quật và kết thúc vào tháng 2/1987. Ngày 9/1/1990, di tích Lưu
Cừ II được bộ Văn hóa - Thể thao (cũ) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Nhiều di chỉ kiến trúc, di chỉ cư trú được phát hiện.
-


Di chỉ gò Lưu Cừ (kí hiệu Lưu Cừ II): có dạng gần hình bầu dục, diện tích rộng 2000m 2,
cao hơn mặt ruộng chung quanh khoảng 2,00m. Trên mặt gò, nguyên trước có mọc rậm
rạp gồm các loại cây dầu, cây sao, mù u, trâm, da, điệp, mây, tre,… Về phía nam, gần
giữa gò có gốc cây đa cổ thụ, dưới gốc có nhiều tảng đá lớn là dấu tích của ngôi miếu thờ
Ông Tà (Néak Ta). Miếu này vốn lợp mái ngói, về sau đã bị đổ nát.
Đến năm 1985, những người tìm vàng bắt đầu đào phá gò này trên quy mô lớn.
Miếu ông Tà bị dở, cây đa cây cổ thụ bị lật gốc. Mặt gò bị đào thành nhiều hố sâu 0m50 –
2m00, gạch bị bóc lên nằm ngỗn ngang trên đất. có bốn bệ đá (1 yoni, 3 bộ phận của một
bệ thờ) bị hất xuống dưới và nằm cách chân gò 5m về phía đông.
Tình trạng di chỉ có nguy cơ tiếp tục bị đào phá, một cuộc khai quật đã được triển
khai cấp thời bấy giờ đã làm lộ ra toàn bộ di chỉ nền móng của một kiến trúc đồ sộ, xây
bằng gạch, có chiều dài 31m20 theo hướng đông tây, rộng 17m20 theo hướng bắc nam,
chiều cao hiện còn khoảng 1m50 (18 hàng gạch). Kiến trúc được xây nổi trên mặt đất
phẳng của giồng, không có móng chìm, bình diện hình chữ nhật; có 2 móng nổi song
hành, có đường gờ ngang ở dưới, có cột giả ở phần trên, bao quanh 3 mặt đông và bắc,
nam.
Về mạn đông, hai móng được xây song hành, có những cạnh bẻ góc vuông vắn,
cân đối theo đường trục chính đông tây, ở khoảng giữa xây thành hai bậc thềm và hai tam
cấp làm đường đi lên nền kiến trúc; thềm được bó vỉa thành hình dấu ngoặc; có văn phù
điêu hình kỷ hà và hình bông hoa trang trí trên vài nền gạch xây vách móng ngoài,
Mặt nền kiến trúc cao khoảng 1m50 (tính từ chân móng đến nền gạch), có dạng
hình chủ nhật, được phân biệt thành 3 phần. Bên ngoài có hành lang bao quanh ba mặt


tây, nam, bắc, phía đông là sàn gạch (tiền sảnh), nối liền với bậc thềm lên xuống; phần
bên trong hành lang có 14 ô vuông, nằm cách quãng nhau, bao quanh các mạn tây, nam,
bắc của phần kiến trúc trung tâm. Các ô vuông được xây bằng 1 hàng gạch, bên trong
được đổ đầy gạch vỡ hoặc lát gạch. Phần lớn các ô vuông đã bị phá hủy trên bề mặt; có
vài ô đã bị đào sâu đến tận chân móng.
Kiến trúc trung tâm có bố cục hình chữ nhật (11m30 x 3m60), chia thành 2 phần:

phía đông là nền lát gạch (đã bị phá hủy) 7m60 x 3m10, tiếp nối với “tiền sảnh”, nhiều di
vật đá, đồng đã được tìm ở đây, phía tây (3m70 x 3m10) có kiến trúc hình trụ tròn xếp
bằng gạch (2R = 1m65, sâu 2m) vỡ và một số viên gạch nguyên (hình chữ nhật, hình
thang, hình tam giác). Bên ngoài trụ gạch được lấp đất cát trắng mịn.
Phía ngoài kiến trúc lớn, dọc theo mạn tây, bắc, nam có dấu vết năm kiến trúc hình
khối trụ vuông.
Trong quá trình khai quật di chỉ kiến trúc này đã tìm thấy và thu thập được một số
di vật, gồm có bệ thờ (4 cái), linga nhỏ (1 cái), linga-yoni bằng tinh thể thạch anh (1 cái),
yoni (1 cái), ly nhỏ bằng đồng (4 cái), tay của 2 pho tượng bằng đồng (2 cánh tay), mảnh
vai của 1 pho tượng bằng đồng, 3 đồ trang sức bằng lá vàng dập hình mặt trời và những
ngọn lửa, nhiều mảnh vàng, mảnh đồng và mảnh đồ gốm mịn.
Có 2 mẫu than lấy ở hai độ sâu khác nhau, dưới nền kiến trúc đã được phân tích
bằng phương pháp C14, cho niên đại cụ thể 1870 ± 45 BP = 85 năm sau công nguyên
(mẫu lấy ở độ sâu 3m60, dưới trụ tròn thuộc kiến trúc trung tâm) và 1460 ± 45 BP = 490
năm sau công nguyên (mẫu lấy ở độ sâu 1m60, trong lòng kiến trúc), chỉ số niên đại 85 ±
45 năm sau công nguyên hầu như không phù hợp với niên đại được xác định dựa theo
phong cách của kiến trúc hiện hữu.
-

Di chỉ Lưu Cừ II A


Di chỉ nằm cách gò Lưu Cừ II khoảng 150 m về phía nam. Tại đây, đã tìm thấy
dấu vết của một vỉa đá kiến trúc chạy dài khoảng 10m theo hướng đông tây, sâu cách mặt
đất 0m50. Cách vỉa đá nói trên về phía nam khoảng 50m, có một gò đất cao khoảng 1m20
(so với mặt đất chung quanh). Mặt gò đã bị đào phá nhiều chỗ, nhưng không có chỗ nào
sâu quá 0,50m. Gạch ở phía dưới được gia cố rất chắc, ngay cả rễ của những cây lớn cũng
không thể ăn sâu vào nền gạch (Đào Linh Côn, 1987).
-


Di chỉ Nền Bót

Di chỉ nằm tại mạn tây-tây nam và cách di chỉ kiến trúc Lưu Cừ II khoảng 350m
về phía tây; diện tích di chỉ rộng khoảng 4000 m 2. Trên bề mặt bằng phẳng của di chỉ đã
lộ nhiều mảnh gốm mịn, nhiều loại bình vòi, mảnh miệng những “chai” gốm thô, vài tảng
đá…
Di chỉ nảy thuộc loại hình di chỉ cư trú văn hóa Óc Eo nằm trên giồng cát.
-

Di chỉ “Trường Học”

Di chỉ là một gò thấp nằm về hướng đông di chỉ Lưu Cừ II khoảng 200m. Trên
mặt gò hiện na là địa điểm của Trường phổ thông cơ sở xã Lưu Nghiệp Anh. Mặt gò đã bị
san bằng, lộ lên một nền gạch có diện tích rộng khoảng 30m, dài 50m. Có thể đây là một
di chỉ có quy mô lớn.
-

Di chỉ gò Mả Lạng

Di chỉ thuộc ấp Xà Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh (Trà Cú), nằm cuối Giồng Lưu Nghiệp
Anh cách di chỉ Lưu Cừ II khoảng 5km về phía tây – tây bắc. Di chỉ là một gò nhỏ nằm
giữa ruộng lúa, diện tích rộng 1200 m2, cao khoảng 1m (so với mặt ruộng chung quanh).
Mặt gò đã bị những người tìm vàng đào bới tại đôi nơi, đến độ sâu 0m30. Nhưng vì gặp
phải lớp đất nung gồm những thỏi hình trụ tròn ken nhau dày đặc ở dưới nên không thể


đào tiếp. Những thỏi đất nung như vậy đã thấy trong di tích Cần Giờ (huyện Duyên Hải,
TP. Hồ Chí Minh), di tích Óc Eo (An Giang) và di tích Cạnh Đền (Kiên Giang).
-


Di chỉ Suối Sâu

Di chỉ thuộc địa phận ấp Xà Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh (Trà Cú), cách di chỉ kiến
trúc Lưu Cừ II 2,5km về phía tây, cách sông Hậu về phía đông 700m. Di chỉ nằm trên con
đường xuống một lung nước nhỏ khá sâu nên có tên Suối Sâu. Tại đây, trên bề mặt di chỉ,
xuất hiện nhiều gạch vỡ và có dấu vết vỉa gạch chạy dài theo hướng đông tây. Gạch ở đây
hoàn toàn giống với gạch xây kiến trúc Lưu Cừ II.
-

Di chỉ Gò Xẻo Da

Di chỉ nằm trong một khu rừng nhỏ có tên Xẻo Da, cách di chỉ Lưu Cừ II khoảng
3 km về phía đông. Di chỉ là một gò nhỏ, cao khoảng 1m20 (so với mặt đất chung
quanh). Mặt gò bằng phẳng có mọc nhiều cây lớn, có nhiều gạch vỡ và mảnh gốm cổ.
Một số hố đào trên gò đã làm lộ ra một kiến trúc khá lớn, lan rộng toàn bộ gò, bên trong
lát gạch, bên ngoài kè đá. Về phía tây dưới chân gò có 2 phiến đá; phiến nhỏ gần tam giác
(0m70 x 0m50), phiến lớn có kích thước 1m30 x 0m70 x 0m20. Quanh hai phiến đá có
gạch vỡ và mảnh gốm cổ Óc Eo.
Di chỉ này là loại hình kiến trúc gạch đá hỗn hợp, là loại kiến trúc được thông
dụng trong văn hóa Óc Eo đồng bằng sông Cửu Long.
Các di chỉ nói trên đều nằm trên (nằm cạnh) Giồng Lưu Nghiệp Anh, trong khu di
tích Lưu Cừ, có chiều dài khoảng 8 km. Trong các di chỉ này, có di chỉ Nền Bót thuộc
loại hình di chỉ cư trú, di chỉ Xẻo Da thuộc loại di chỉ kiến trúc gạch đá, di chỉ Mả Lạng
có những thỏi đất nung. Những di chỉ khác là Suối Sâu, Trường Học là những kiến trúc
bằng gạch giống như di chỉ kiến trúc Lưu Cừ II. Di chỉ Lưu Cừ II có quy mô lớn, xây
dựng kiên cố, bố cục phức tạp, nằm tại vị trí trung tâm của quần thể di chỉ ở đây, có thể là
di chỉ quan trọng nhất của khu di tích Lưu Cừ.


Qua xác định của Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, di chỉ kiến trúc

này được xây dựng trong thời gian 4 thế kỷ từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ V sau công
nguyên. Khoảng thời gian này là thời kỳ hình thành và phát triển của một nền văn hóa nổi
tiếng. Nền văn minh Óc Eo, trên vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.
Từ những hiện vật được khai quật và lối kiến trúc đó, ta có thể kết luận: Đây là
một ngôi đền to lớn, nguy nga và có thể ngôi đền này là trung tâm hành hương của nhiều
đạo sĩ Bà la môn. Và đây cũng là nơi quy tụ người dân trong vùng đến để dự lễ bái cầu
mong được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải, 1995, Những khám phá mới, NXB

Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
2. Theo trang />
song-lai-vi-nhung-ke-khat-vang-a63852.html , truy cập ngày 5/6/2018.
3. Theo trang />
ia-m-tham-quan/di-tich-kien-truc-luu-cu-ii , truy cập ngày 5/6/2018.
4. Theo

trang

/>
vat-quoc-gia-dau-tien.46986.detail.aspx , truy cập ngày 5/6/2018.
5. Theo trang />
o-tra-vinh/ , truy cập ngày 5/6/2018.
6. Theo trang , truy cập ngày

5/6/2018.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×